Người Pháp nói "thủ hạ chặt đầu cụ" để sĩ diện thôi và hợp thức hoá cái "thủ cấp" cho là của Cụ. Nhiều người quanh vùng cho biết một ông sư giống cụ đã "mất tích" cùng thời gian đó và cho rằng đó là thủ cấp của ông sư này
Theo một câu chuyện mà người cháu nội viên quan ở Yên Thế được người Pháp cho phép tiếp xúc mật với cụ, thì Cụ sang Tàu. Cụ và viên quan này gặp nhau, và tặng viên quan này đoản kiếm, và nói ý định ra đi. Sau khi ra đi xong, cho con nuối sang thông báo. Người Pháp biết việc cụ ra đi và chấp nhận đề nghị của Cụ chăm nuôi cô con út Hoàng Thị Thế. Bà Thế được viên quan Thống sứ Bắc Kỳ (em nhớ không chính xác, phải tra lại tài liêu) đỡ đầu cho học hành... Năm 1984, bà Thế nói với ông Nguyễn Phúc Giác Hải rằng cuối đời sẽ hé mở sự thật, nhưng em chờ mãi chẳng thấy.. Chuyện phức tạp và tế nhị lắm. Không phải Lương Tam Kỳ giết đâu.
Để tránh loãng thớt và tránh vạ miệng, cụ nào cần em gửi bài tham khảo, dưới dạng Word
Nên nhớ là đọc để tham khảo thôi nhé
Hay quá. Cụ đã gợi mở cho em một chủ đề rất thú vị để tìm hiều.
Câu chuyện này nếu có một đạo diễn giỏi em nghĩ có thể xây dựng thành 1 bộ phim hay ấy cụ nhỉ? Về lịch sử có quá nhiều đề tài hay để xây dựng thành các tác phẩm nghệ thuật có thể thu hút được nhiều người đương thời quan tâm.
Hiềm một nỗi chúng ta thiếu những người có trình và tâm huyết quá.
Tiện rảnh em cóp nhặt biên 1 chút hầu các cụ về cuộc đời bà Hoàng Thị Thế.
Bà Hoàng Thị Thế sinh ngày 31/1/1901 (có tài lieu nói 31/3), là người con gái của cụ Đề
Thám với bà Ba Cẩn (bà
Đặng Thị Nhu (Nho???), là vợ 3 của cụ Đề nên gọi là bà Ba Cẩn).
Trong ảnh dưới, Bà Thế đứng bên trái được Cụ Đề ôm.
Cụ bà Ba Cẩn thì quá nổi tiếng trong lịch sử, văn học rồi. Trong phim về cụ Đề em nhớ hình ảnh của cụ Ba Cẩn cũng được khắc họa rất rõ nét.
Bà Thế cùng cha với 1 tay sĩ quan Pháp tên là Bouchet trong thời gian cụ Đề hòa hoãn với Pháp
Bà Thế có nhiều ảnh với cha, chứng tỏ cụ Đề rất yêu con gái nhỏ với vợ 3.
Năm 1909, Bà Thế và mẹ (Cụ Nhu) bị Pháp bắt tại chợ Gồ-Yên Thế. (Ảnh lúc 2 mẹ con bị bắt)
Sau đó mẹ bà bị Pháp đưa đi đày ở Guyan. Còn bà Thế được giao cho tay sĩ quan mật thám Alfred Bouchet (Ảnh trên). Một người lính già của cụ Đề thấy thương bà Thế liền xin ra hàng Pháp để được chăm sóc bà Thế do mẹ đã bị bắt đi đày.
Sau đó bà Thế được giao cho 1 nhà tư sản ở Hải Phòng nuôi. Ảnh chụp bà năm 13 tuổi ở Hải Phòng