Em có 2 thắc mắc khi đọc truyện này:
- Từ đầu đến cuối mẹ Lý Thông ko liên đới gì. Nhưng khi được tha và 2 mẹ con bỏ đi thì truyện rất hả hê bảo "bọn chúng đã bị sét đánh chết". Khổ thân bà cụ già.
- Thạch Sanh được Vua Thuỷ Tề tặng mỗi đàn thần. Nhưng khi chiến thắng Thạnh Sanh tự nhiên lại lấy đâu ra cái nồi cơm thần xới mãi ko hết để khao quân. Thạch Sanh 1 đời nghèo khổ, vật thần chỉ có ở chỗ như Vua Thuỷ Tề chẳng hạn. Vậy cái nồi cơm này do đâu mà có?
Có một góc nhìn rất hay về truyện này. Bác đọc ở đây nhé
"
https://trithucvn.co/van-hoa/co-tich-thach-sanh-la-mot-truyen-co-tu-luyen.html"
Thạch Sanh là một người tu Đạo
Hầu hết chúng ta chỉ tiếp cận với tác phẩm Thạch Sanh dưới thể loại văn xuôi hoặc truyện tranh mà ít biết rằng trong dân gian lưu truyền đến 3 dị bản thơ nôm đều ở thể lục bát của truyện này. Dị bản thơ nôm truyện cổ tích Thạch Sanh có lời văn chải chuốt nhất và được lưu hành rộng rãi nhất, gồm 1.812 câu lục bát, ra đời vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.
Theo bài thơ, Thạch Sanh vốn là một người con của Ngọc Hoàng thượng đế được sai xuống đầu thai vào nhà Thạch Gia để đền đáp những nỗ lực làm việc thiện, giúp người của Thạch gia.
Thái tử xuống trần đầu thai thành Thạch Sanh, sinh ra vốn mồ côi cha, đến năm 7 tuổi tiếp tục mồ côi mẹ. Ngọc Hoàng Thượng Đế đã sai Thác Tháp Thiên Vương Lý Tĩnh xuống dạy chàng võ nghệ.
Nguồn: Trí Thức VN trithucvn.co