Về quê em sợ nhất quả ăn uống mời rượu
Quê bác vậy k có nghĩa quê người khác cũg vậy. Nhà e có 2 quê, quê thành phố với quê quê. Về đâu e cũng thấy thích. Các dì các bà lắm chuyện nhưng e chẳng thấy ai hả hê khi mình gặp chuyện. Các bác cũng chẳng ai nhờ cậy gì nhà em. Có công có việc ra HN thì ghé nhà chơi, đi viện cần thì nhà e vẫn dẫn đi. Việc kêu nghèo đói mà bị miệt thị chắc e nghĩ cụ tưởng tượng quá đà. Hàng xóm e ở quê e thấy họ cũng ở mức khá, khá hơn bọn e ở HN. E về quê than nghèo kể khổ suốt còn được cho cả đồ ăn mang đi . Tóm lại là do ăn ở thôi ạ!Ở quê vẫn theo xu hướng "giàu thì ghét, nghèo thì khinh".
- Ông nào kêu nghèo đói y như rằng bị nhìn bằng ánh mắt miệt thị, khinh thường và hả hê khi được buôn dưa lê nói xấu. Mà thực tế nghèo của chúng nó còn sung túc gấp mấy lần các ông bà.
- Ông nào chém gió làm ông này bà nọ, thu nhập khủng thì y như rằng có chuyện liên quan đến tiền bạc phải tự động chi phần nhiều, đi ăn uống tự giác thanh toán không thì đừng hỏi vì sao bị bêu tên khắp nơi. Rồi nhiều trường hợp được gửi gắm xin việc cho con em trong xóm, không xin được cũng xác định tên tuổi lưu danh khắp làng.
>>> Ở quê thường rảnh nên hay buôn dưa lê, đồn thổi kiểu 1 đồn 10 rồi thành trăm dựa trên những thông tin ban đầu có được thông qua phỏng vấn các cụ/mợ.
Vì vậy nên về quê ai nói j cũng cười và không cung cấp chút thông tin, manh mối nào nên họ sẽ không biết phải bắt đầu từ đâu là hay nhất.
Về quê em cứ đóng vai con tép, 1 đến 2 đến 3 lần là *** ai thèm hỏi đến, thế là nhàn, về quê là chơi với trẻ con, việc quái gì phải lên gân, cho rau củ quả em xin hết, như nghèo đói ấy, việc gì phải bận tâm, khoe mẽ ở quê phức tạp lắm, hậu quả lại phong phú đến khôn lường.Đã bao giờ cccm thấy chán về quê chưa? .
Em thì đợt này do ảnh hưởng của covid nên cũng đóng cửa về quê được gần tháng rồi .
Về quê , câu hỏi mà em phải trả lời nhiều nhất đó là :
- “ cô dạo này trên ý làm gì rồi ? Không làm nhà nước nữa à ( quê em cứ làm công ty hay văn phòng , các bà các thím đều cho là làm nhà nước) .
-“ sao nghỉ tết sớm thế ? , giờ hàng tháng kiếm được bao nhiêu tiền ? Chồng ở trên ý mỗi tháng kiếm được bao nhiêu ? .
Và rồi chỉ trong ngày hôm sau thôi câu trả lời của em đã thành chủ đề bàn tán của cả làng cả xóm .
nào thì “ cô ý trên Hà Nội có làm cái *** gì , bây giờ đi bán hàng chứ làm cái *** gì .
Hoặc là “ cho ăn học bao nhiêu năm , giờ ra đi bán hàng , bán thì *** ai chả bán được.
Chả ngon bằng con nhà nọ con nhà kia giờ công việc ổn định , ngồi đút chân gầm bàn .
Ôi . Em nghe họ chửi em mà em tăng xông lên đến óc . Nhưng phận con cháu , cãi thì chả dám cãi , mà phủi đít đứng dậy thì gọi là hỗn hào . Giải thích thì họ cố tình không hiểu . Đối với họ thì cứ đi làm lương 7-8 củ hàng tháng , làm văn phòng đoàng hoàng thì được gọi là công việc ổn định ( hay đúng hơn gọi là làm nhà nước ).
Thực ra ,dăm ba câu chuyện hàng xóm nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến em lắm . Cái em nói ở đây là tự nhiên nó tác động đến tâm lí của bố mẹ em .Chẳng bố mẹ nào vui vẻ được khi nghe hàng xóm nói như vậy về con mình .
Đôi khi vì sợ mấy lời của mấy bà hàng xóm họ hàng mà e muốn về quê thăm bố mẹ mình cũng sợ bị nói ra nói vào tác động đến tâm lí của các cụ .
Mặc dù đã giải thích với các cụ là “ miệng thiên hạ họ nói gì kệ họ , bố mẹ không cần bận tâm , nhà nào họ chả móc chuyện ra nói được “
Nói thì nói vậy chứ ở quê tâm lí của các cụ khó thông lắm . Cứ ai nói con mình là về nằm vắt tay lên trán có khi suy nghĩ cả đêm .
Mệt mỏi thật sự .
có lần em đi xe giường nằm về đến sg lúc 4h sáng, trên xe có 1 mụ vô sg thăm con gái cứ đòi xuống cây xăng dọc đường dù trên xe khách còn ngủ. mụ ấy đòi xuống ko được quay qua giở giọng khoe con gái có chồng có nhà sg ...Giống ở quê em quá. Bố em thì hay đi bộ với hàng xóm, mẹ thì đi nhảy dân vũ, toàn các thánh khoe con, đến khổ
Ai thích chơi thì mình chơi, còn ai thích chê thì kệ cái con gì nhà nó ý, ko cần phải nghĩ nhiều cho mệt cccm nhỉ^^
Vẫn còn lăn tăn với ba cái thứ đó thì mợ cũng chưa thoát khỏi cái ao làng đâu. Sống cho mình và gia đình chứ ko phải sống cho miệng lưỡi thế gian, miễn mợ thấy sống tốt là được.
Ý chủ thớt là chuyện hàng xóm ngồi lê đôi mách ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống của ba mẹ cụ ấy chứ có phải cụ ấy care đâu mà các cụ khuyên thế.Em thấy bình thường mà mợ,họ nói họ nghe chứ mình việc gì phải nghe
Cứ vui với gia đình thôi
Giờ TP cũng thế mà, văn hóa zô zô ép rượu từ thôn quê lan ra khắp tp, công sở, trường học rồi.Về quê em sợ nhất quả ăn uống mời rượu
Thế hx sẽ nói, tưởng gì, học hành bn ra làm chân nv phát lương quèn- Cháu lấy đâu ra lương. Toàn phải phát lương cho người khác.
bao ngầu
Cháu dứt khoát từ chối, sau dần họ chán không ép nữa. Sau đó họ tự hiểu và mọi thứ lại bình thường . Thực ra họ quí nhau họ mới mờiVề quê em sợ nhất quả ăn uống mời rượu
Cứ ngồi cùng mâm là auto mời, auto ép, nhiều khi còn chả biết nhau là ai, xong mâm ai đi đường nấy thì quý vs ko quý cái gì.Cháu dứt khoát từ chối, sau dần họ chán không ép nữa. Sau đó họ tự hiểu và mọi thứ lại bình thường . Thực ra họ quí nhau họ mới mời
Thật ra một số người luôn có suy nghĩ tiêu cực khi bị ai đấy hỏi chuyện cá nhân, cứ nghĩ đối phương đang hỏi đểu mình.Mà nói thật với các cụ, người thân, hàng xóm láng giềng năm gặp nhau đôi lần. Không hỏi về làm ăn, sinh sống, sức khỏe, con cái, học hành của người đi xa thì đem chuyện gì ra hỏi các cụ nhỉ?
Hay đem chuyện anh Quyết lùa gà, anh Tân hoàng minh chém gió, anh Ủn phóng tên lửa ra để nói chuyện với người ở xa về.
Đành rằng cách hỏi nó thiếu tế nhị, rồi đem chuyện đi kể lể bôi nhọ thì k chấp nhận được. Nhưng em thấy giờ có phong trào làm quá lên về vấn đề chê bai các cụ ở quê, rồi người lớn tuổi chuyện hỏi làm được lương bao nhiêu, đã lấy vợ chưa, sao chưa dẫn bạn gái về ra mắt???
Nhiều đám trẻ xúm vào, mỉa mai, chê bai, rồi chế ra những cách phản ứng thái quá với những người hỏi như vậy. Em thấy chính chúng đang nhân danh văn minh nhưng cũng chẳng mấy văn minh.
Hay phải coi tiêu chuẩn phương Tây, là khi gặp k hỏi tuổi, ko hỏi về vấn đề lương, ko hỏi đã lấy vợ chưa thì mới là văn minh.
Em dám chắc đa phần người lớn tuổi, hoặc người ở quê khi hỏi bông đùa 1 câu "Năm nào cho bác ăn cỗ?" hay là "Làm thêm đứa nữa cho chị nó trông em" hoặc "Mày dạo này làm đâu, có thu nhập khá ko?" đều là những câu hỏi k hề ác ý, và họ cũng chẳng để bụng đến câu trả lời của các bạn, việc bạn trả lời thế nào họ cũng chẳng để tâm, quan trọng lựa cách mà trả lời cho nhẹ nhàng đôi bên.
Và em cũng dám chắc nếu bác đã ế vợ quá lâu năm, bác đang trục trặc về sức khỏe mà k đẻ được thì cũng chả ai ngu đi đi hỏi xoáy về cái đó cả. Người ta cũng biết tế nhị cả, thậm chí người quê còn rào trước đón sau, uốn lưỡi 7 lần mới nói ấy.
Nên theo em là do cách nhìn của từng người thôi.
Cụ tự suy ra họ chửi thầm thôi. Mà ăn ở quê cháu luôn hỏi trước mâm này uống không, nếu uống cháu xin chuyển . Khi nào đến lượt nước chè cháu qua. Rõ ràng thế cho đơn giảnCứ ngồi cùng mâm là auto mời, auto ép, nhiều khi còn chả biết nhau là ai, xong mâm ai đi đường nấy thì quý vs ko quý cái gì.
Dứt khoát không uống dc 1 mâm, xong đến đoạn các mâm lần lượt đi chuốc rượu nhau, riêng từ chối đã mỏi mồm, chả kịp gắp miếng nào nữa, mà ko uống chỉ gắp đồ ăn thì mn sẽ chửi thầm bảo thằng này xấu tính, ăn tham
Chửi thầm là e còn nói nhẹ đấy, có lần e từ chối thẳng thừng ko uống từ đầu vs lý do lái xe, ăn gắp vs nhịp độ dưới trung bình chậm, mà còn bị đứa cùng mâm nó nói (e biết là ko ác ý) ông a ăn ít thôi, để còn mời rượu mn chứ nhỉCụ tự suy ra họ chửi thầm thôi. Mà ăn ở quê cháu luôn hỏi trước mâm này uống không, nếu uống cháu xin chuyển . Khi nào đến lượt nước chè cháu qua. Rõ ràng thế cho đơn giản