[Funland] Anh hùng, nữ kiệt là đây! Có ai làm được như vậy không?

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Anh Phước bùi ngùi kể về những ngày anh đau lòng làm nghề bốc mộ thuê, rồi làm phước đi lượm các tử thi bị tai nạn bất toàn thây và giúp gia đình họ mai táng. Thế rồi có những ngày đêm, vườn nhà anh liên tục vang lên những tiếng văng vẳng kỳ lạ, lúc như tiếng gà con kêu thảm, lúc lại như chim hót trong ngần.

Lắng nghe mãi không lý giải nổi, anh chị bèn chia nhau đi theo hai hướng để lần tìm. Họ phát hiện một túi đen chứa thai nhi tội nghiệp. Anh chị khóc, báo công an, chờ mãi không có ai đến nhận, anh chị bèn mai táng cho cháu bé tại vườn nhà mình, bia mộ ghi rõ: “Hà Thị Vô Danh”. Cháu bé mang họ “bố” Phước.

Từ bấy, những ám ảnh, cả những ảo ảnh khiến anh nỗ lực hơn để làm những công việc mà thiên hạ coi là khùng. Cũng có người đoán già đoán non, đứa bé sinh ra từ việc một nữ bệnh nhân tâm thần lang thang bị lạm dụng tình dục, mẹ cháu chết, cháu cũng chết, ai đó thả cháu vào vườn nhà anh Phước. Tiếng chim lanh lảnh, tiếng gà con chiêm chiếp, là tiếng của linh hồn cháu bé (?).
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Nuôi mấy chục người bệnh trong nhà mình, xây nhà ngang nhà dọc cho họ ở, còn gia đình anh Phước ở nếp nhà thưng ván giản dị thế này
Đường xá trơn truội, đất đỏ bazan tràn ra từ núi Hàm Rồng mấy triệu năm trước, màu đỏ ấy trải khắp các tỉnh Tây Nguyên mênh mông. Quá nghèo, không có tiền lát sân, lát đường. Tiếng chó sủa râm ran. Vườn rộng, chó thả rông rồi yêu đương sinh nở cả đàn, bữa đến lũ chó về ăn trực của các toán người tâm thần, chính anh Phước cũng không biết nhà mình đang có bao nhiêu con chó. Khách sợ chó cứ chạy dúi dụi. Anh Phước đuổi không xuể, bèn xuống nhà dưới mở cửa, gọi một toán người bệnh tâm thần lên canh chó.

Có gã đen thui, có gã đầu trọc to lừng lững, có gã cười khành khạch suốt, có gã im lìm như tượng gỗ nhưng con chó nhìn thấy thì sợ cúp đuôi chạy thẳng. Có gã túm đuôi con chó, cứ giữ trân trối một cách rất ngộ nghĩnh. Chúng tôi đi giữa hai hàng vệ sỹ… tâm thần. Dáng họ khuất trong các lùm cà phê tối nhễ nhại dưới trăng non của cao nguyên Gia Lai Kon Tum (cao hơn 1.200m so với mực nước biển).

Anh Phước thét ầm ĩ khi có gã bị bệnh tâm thần phân liệt ở trần lao ra xin tôi điếu thuốc lá. Không hiểu sao tất cả mấy chục đàn ông tâm thần đều chỉ xin một thứ từ khách, ấy là thuốc lá, cho dù tôi không có thuốc, không mang mùi thuốc, chưa bao giờ hút một điếu thuốc nào trong đời.

Anh bảo: “Vào nhà đi ngủ, tao xích lại bây giờ, mà thằng kia mặc quần vào, có khách cứ nồng nỗng thế hả. Chúng bay đái ở cửa nhà khai mù thế này được à?”. Như ông bố già nghiêm khắc mắng các con, như người đàn bà nội trợ đi xa về thấy cái bếp xủm lên lanh tanh bành, anh Phước xông pha dẹp loạn.

1589606763217.png




Qua con dốc dài, vượt rẫy cà phê có căn nhà thưng ván lụp xụp mà vợ chồng anh Phước cùng con cái sinh sống, chúng tôi đến khu nuôi nhốt người tâm thần. Sân lầy thụt, nhưng nhà thì kiên cố, cửa sắt to đùng, vài người vẫn bị nhốt riêng một phòng, chân có xích sắt. Mặt mũi họ nhìn khách vô hồn, có cu cậu ngoài ba chục tuổi vẫn nồng nỗng trần truồng, lỏn lẻn cắn móng tay, lê một sợi dây xích sắt ra chào chúng tôi.

Họ gặp anh Phước, cứ xắm nắm kể đủ thứ chuyện ngây ngô. Có gã mơ cưới hoa hậu Mỹ làm vợ, rồi chê nàng già lại ly hôn. Có nàng nửa đêm cứ ra vườn tìm người để xin 2 nghìn đồng, xin bằng được, họ đưa tờ 5 nghìn thì nhất định nàng tìm bằng được 3 nghìn để hoàn trả. Có cậu bé bi bô tự hào kể về bố mình là thần Mặt Trời rất chói lóa.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Trói, xích, nhốt, quật ngã và cả rỉ rỉ tâm sự rồi cho nghe kinh Phật

Anh Phước dịu dàng nhưng cũng vâm váp có tiếng, cần ngăn chặn sự hung hãn của bệnh nhân, anh công khai trói, xích, quật ngã rồi khống chế họ, để họ răm rắp nghe lời và dần “hấp thụ” thuốc thang.

Có nhiều người con tranh luận, băn khoăn lên án anh Phước: “Anh nhân danh cái gì mà xích, mà đánh, mà chửi bới người ta như thế. Thế là vi phạm!”. Anh Phước bảo: “Tôi gom họ về là để giúp họ, gia đình họ tự nguyện gửi đến đây, tôi tình nguyện nuôi và chữa trị mà không lấy tiền công tiền thuốc. Tôi làm vì muốn chữa trị tốt nhất cho người tâm thần.

Có 7 gã từng giết người, có gã giết chết 2 người đang sống trong nhà tôi, nhiều cậu điên loạn đến mức kể ra chẳng ai tin, họ mất hoàn toàn lý trí như vậy, nếu tôi không chữa trị, không nghiêm khắc, không trói nhốt thì làm sao quản lý và giúp đỡ được họ? Nếu họ lỗng xích hành tẩu ra ngoài và tiếp tục công việc đáng sợ của sát thủ thì sao?

Người điên, nhiều vị đã giết người man rợ, nhưng chúng ta cũng không bắt tù hay xử tử họ được, vì họ đã điên rồi có biết gì đâu. Nếu không mạnh tay thì làm sao giúp đỡ họ, giúp đỡ cuộc đời được?!”.

Dù gây thảm án, dù hủy hoại thân thể mình một cách kinh dị, dù tàn lụi bởi sương gió, bệnh tật và sự lạm dụng của kẻ xấu, nhưng hễ về đến “nhà thương điên ngoài rẫy cà phê” của anh Phước, là tất cả đều ổn dần.

Với bệnh nhân bị nặng, lúc đầu là xích, là nghe anh Phước tâm sự chuyện đời, bảo không nghe ăn mấy cái bạt tai, tiến tới cho nghe tiếng tụng niệm kinh Phật trầm lắng đều đều suốt đêm, tiến tới uống các loại thuốc Nam kết hợp thuốc Tây… Thế là bệnh của ai cũng thuyên giảm
Ra khỏi phòng biệt giam, nhiều người giúp chị Hà nấu cơm, quét tước nhà cửa, đá bóng, tập văn nghệ, đặc biệt là có cả một biệt đội đi hái và làm rẫy cà phê. Tất nhiên, họ làm là để lao động chữa bệnh thôi, chứ họ vặt hết cả cà phê xanh vào gùi, hoặc bốc hạt cà phê ném nhau tán loạn, nhiều khi khiến chị Hà méo mặt bao phen.

1589606974087.png


Bữa trưa của các thành viên “ngôi nhà cổ tích”.
 

obi

Xe tăng
Biển số
OF-185934
Ngày cấp bằng
18/3/13
Số km
1,861
Động cơ
-71,797 Mã lực
Nhiều người được trả công để nuôi trẻ, nuôi người bệnh mà ăn bớt từng tí, cần cho họ thấy những tấm lòng như thế này để họ thức tỉnh lương tâm.
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
11,718
Động cơ
663,988 Mã lực
Cháu thì thấy những người chưa bao giờ móc hầu bao ra nổi một đồng để giúp đỡ cộng đồng thì thường hay nghi ngờ, thậm chí là chửi.
Còn những người làm từ thiện mà khi họ biết đồng tiền chi sai mục đích họ cũng buồn nhưng ít khi chửi vu vơ, và lần sau nếu có dịp họ vẫn lại làm từ thiện
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Đội “sơn ca” tâm thần phân liệt ôm ghi ta hát nhiều giờ mỗi ngày

Mấy người phụ nữ già nằm trên giường tầng, bệnh tật trong những ngày tháng phiêu bạt làm họ gầy hom hem, còn có một dúm. Anh Phước rém màn cho các chị, các bà. Có bà làm trưởng khoa sản ở nhiều bệnh viện, nghe đồn làm thủ thuật nạo phá thai nhiều quá, đến nỗi ám ảnh gào thét sợ ma tà quỷ ám suốt bao năm!

Đám thanh niên không ngủ được thì quay ra hò hét. Anh Phước gọi tất cả ra chào khách. Anh to tiếng, quát nạt mãi thì những người bệnh lầm lỳ, ngơ ngẩn, nói cười, khóc lóc gần như mất kiểm soát kia mới chịu vào nề nếp. Anh gọi tên từng “thằng” một cách bỗ bã. Tất cả các ông “em” dạ vâng xếp hàng. Đội âm nhạc kê ghế ra chào khách.


Anh Phạm Chí Nghĩa, một bệnh nhân kỳ lạ, năm nay đã 44 tuổi, từng tốt nghiệp Trường Sư phạm Quy Nhơn, có năng khiếu nói tiếng Anh và sáng tác âm nhạc, phát bệnh từ khi học năm thứ hai một trường cao đẳng tại TP.HCM . Nghĩa được anh Phước phát hiện khi đi lang thang ra đến TP.Pleiku, đói lịm đi ở một góc đường. Giờ Anh bắt đầu cầm đàn ghi ta gảy bập bùng. Bài hát tự sáng tác, ca ngợi công cha nghĩa mẹ, tri ân anh Phước, ơn mưa móc với đất Pleiku chữa lành bệnh điên cho bao người… vang lên. Sau gần 5 năm điều trị, Nghĩa đã nhớ khá rõ về quá khứ của mình. Anh Phước nói để Nghĩa bớt bệnh hơn nữa sẽ tìm giúp gia đình đưa cậu ta về.
1589610451925.png

“Nhạc sĩ điên” Phạm Chí Nghĩa

7 sát thủ mỉm cười cất giọng ồm ồm.
“Thằng này ở Kon Tum, từng giết 2 người, thằng kia ở ngoài Bắc vào, bên công an đến tận đây làm việc và cho tôi xem hồ sơ vụ giết người mà nó là thủ phạm. 7 thằng này ương bướng và tâm thần nặng cả.

Thằng này, lật áo lên cho anh ấy xem. Nó tên là Je, người Jalai ở Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Lấy vợ xong, đi đua xe bị tai nạn, từ bấy “tay nhặt lá chân đá ống bơ”, hung hãn và luôn tự hành hạ mình một cách kinh khủng. Đấy, cơ thể nó có hàng ngàn vết sẹo nối liền nhau chi chít.

Nó cứ hàng ngày hút thuốc và dùng lửa đốt cháy da nó với những cái lỗ tròn kia. Không còn chỗ da lành nào để đốt nữa. Điên đến thế là cùng, thương lắm. Bây giờ thì dứt bệnh cả rồi. Trước đó, nhà chúng nó cho đi chạy chữa khắp nơi, ra cả nước ngoài mà có khỏi đâu”, anh Phước không giấu vẻ tự hào.

Vợ chồng anh Phước ngồi giở hồ sơ kể chi tiết. Nhà anh giờ có 7 người tâm thần giết chết 8 người. Võ Quan N. ở ngoài Bắc lên cơn điên giết chết một ông cựu chiến binh. Có cậu người Phú Thọ, chém đứt đầu bố đẻ mình. Có đứa giết một ông hàng xóm, công an còn vào tận nhà tôi điều tra và cảnh báo tôi là gã người điên tôi đang cưu mang từng là sát thủ đáng sợ.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
… Đêm dần khuya, tiếng chó eo óc sủa ngoài cao nguyên lộng gió. Dưới ánh điện lom dom, trong căn nhà ấm cúng giữa bạt ngàn nương cà phê, bệnh nhân Phạm Chí Nghĩa “ca sỹ” của “trại điên ngoài nương rẫy” bèn so dây, tiếng ghi ta bập bùng để bắt nhịp cho đội “Sơn ca” tâm thần cùng hát một bài hát ca ngợi tình người và công ơn cha mẹ do chính anh Nghĩa sáng tác.

Anh này từng phạm nhiều tội, trong đó có cả những cơn hoang tưởng dị mọ dẫn đến hiếp dâm trẻ em, từng vào các trại điên nhiều lần cho đến khi được chữa dứt bệnh nhờ anh Phước. Nghĩa nói tiếng Anh như gió, từng đi phiên dịch cho du khách ở Sài Gòn, Nha Trang. Tiếng hát lan dài ra ngoài các thung lũng của cao nguyên Pleiku.

Trong mắt anh Nghĩa, một sinh viên Cao đẳng sư phạm Quy Nhơn bỗng mắc bệnh tâm thần, hình ảnh Phước “khùng” đã hiện với những ca từ rất đẹp: “Anh Hà Hữu Phước trứ danh/ thông minh chánh trực, hiền lành, truân chuyên”, “Lái xe đến khắp mọi miền/ thấy người tâm bệnh, thương yêu đem về/ cho cơm cho thuốc đuề huề/ dẫu nhiều vất vả không hề oán than/ những người chết có đám tang…”, “Việc làm không quản ngày đêm/ gia đình no ấm, xóm giềng sống vui”.



Trong mắt hàng trăm người tâm thần nơi ấy, quả là anh Phước như một ông Bụt, một vị thánh sống. Dàn đồng ca ở “nhà thương điên tại gia” hát râm ran suốt ngày. Hát mỗi chầu cả tiếng. Anh Phước bảo, hát là một bí quyết chữa bệnh của anh!

“Tôi viết những dòng này khi mà chỉ còn ít ngày nữa tôi phải rời xa mái ấm của anh Phước chị Hạt, mái ấm của những người tâm thần. Và tôi là một bệnh nhân trong số đó. Anh chị đã giúp đỡ chúng tôi như ruột thịt, tôi gọi họ là cặp vợ chồng mắc nợ với cả thế giới người điên”, (trích bức thư anh Phạm Chí Nghĩa, người sáng tác bài hát trên; tôi gặp anh nắn nót nằm xoài ra viết trong cơn xúc động run rẩy, đúng vào đúng ngày chúng tôi đến thăm).

1589610597237.png

Vợ chồng chị Hạc đang cưu mang gần 100 người tâm thần.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Người bệnh tâm thần bị “giải tỏa” khỏi khu vực “nhà thương điên Tư Phước”

Họ làm “đúng quy trình”, nhưng quy trình của lòng người tử tế nó khác với quy trình của người cán bộ vô cảm, những kẻ mà họ làm gì đó hoặc không làm gì đó chỉ vì muốn giữ cái vị trí đang mang lại nguồn lợi nào đó cho họ. Anh Phước bảo, sau những dâu bể của việc làm phúc phải tội, bây giờ anh mặc kệ mọi điều tiếng kiểu trên.

“Nếu ai chăm sóc tốt những người tâm thần tội nghiệp này, thì tôi xin đóng tiền hái cà phê và chạy xe tải chở đá của tôi vào để ủng hộ thêm. Tôi làm vì thương anh chị em mắc cái bệnh kỳ lạ, vô thức giết người, vô thức bị lạm dụng và sinh nở, vô thức tự hủy hoại bản thân mình bằng những hành động của quỷ sứ.

Người ta gom người tâm thần mà tôi coi như anh em kia vào, thả lên thùng xe, xích sắt loảng xoảng chở đi. Lúc không chữa trị được, họ lại đánh xe về trả, xích vẫn hoàn xích, người bệnh thì thân tàn ma dại, lấm lem bùn đất. Tội quá, tôi lại phải tiếp nhận và nuôi dưỡng”.

Anh Phước xốc vác, bốc mộ, đào đá, vác gạch, lái xe tải, việc gì cũng làm tất. Về đến nhà, lại mắng thằng Tuấn đi lung tung, thằng Tùng vượt rào ra ngoài đi chơi làm cô Hạt lo đứng lo ngồi. Anh chửi thằng cu nào đái bậy, ở truồng hát cả đêm, ăn cơm thì xúc thức ăn vào mũi. Anh hò hét họ xếp hàng, hát, đàn, chào các vị khách lạ.

Những “sát thủ” từng gây án, giết chết người gây kinh động xã hội, giờ đây răm rắp xếp hàng, cầm bát đũa, mỉm cười chờ chị Hạt đơm cơm, tưới canh và gắp từng miếng thịt cho ăn. Anh Phước bật kinh Phật ê a rì rầm. Những cái loa nhỏ, rẻ tiền được nối vào các đầu giường, vào các phòng “biệt giam” và phòng tập thể, phòng “cắt cơn điên”, phòng bán hòa nhập với những người bệnh đã thuyên giảm.

1589610662462.png

Những người được vợ chồng chị Hạc cưu mang đều có chốn ở ngăn nắp.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Năm 1966, Hà Tư Phước sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ven TP.Pleiku. Nhà có 7 anh chị em, đói khát khổ sở ăn học. Cũng chỉ đến lớp 5 là Phước phải bỏ học, con chữ bây giờ chỉ lờ mờ nhớ trong đầu.

18 tuổi, mẹ dặn dò các bài học về ân phước cuộc đời và lẽ sống Có Phước, Làm Phước của Đức Phật, Phước hiểu rằng mẹ muốn điều phước đức cho nên lấy đó đặt làm tên cậu con trai yêu quý. Phước đi học lái xe tải, lái thuê cho người ta khắp ra Bắc vào Nam. Hơi thấp, nhưng vâm váp, gương mặt bộc trực, chân thành.

Ít ai ngờ, cuộc đời anh Phước lại có bước ngoặt “khùng” như bây giờ. Chính anh Phước cũng không hiểu sao mình lại bị giời đày thế.
Một lần đi qua tỉnh Bình Định, thấy một xác người bẹp dúm do tai nạn giao thông mà vô thừa nhận. Xót quá, Phước báo với chủ hàng, xin ở lại 3 ngày để lo thủ tục, mai táng mồ yên mả đẹp cho người ấy. Đây không phải lần đầu tiên anh Phước làm phúc cho người tử nạn vô thừa nhận trên đường, riêng tiền mua quan tài trong những lần “giữa đường thấy chuyện”, anh còn nợ người ta tới 9 triệu tiền “hòm”.

“Sao lòng tốt bây giờ lại khiến người ta cảm thấy khó tin đến thế nhỉ?”, câu hỏi đau đớn của anh đã được một cô gái trẻ Huỳnh Thị Hạt, người Đất Võ Trời Văn trả lời. Cô theo dõi sự hào hiệp, tử tế của anh, rồi cảm mến và chẳng bao lâu đã xin hai gia đình để theo anh về Gia Lai nên vợ chồng.

Hai đứa trẻ một trai một gái ra đời trong căn nhà thưng gỗ lụp xụp dưới chân núi Hàm Rồng. “Nghèo nhân nghèo nghĩa thì lo, nghèo tiền nghèo bạc chẳng cho là nghèo”.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Cứu người tự cắt tai, đút các ngón tay của mình vào miệng nhai rau ráu

Cho đến một ngày anh Phước mang về thêm một người “bạn trai” nói cười mất kiểm soát, lột hết quần áo lúc hứng chí rồi đi lang thang. Đó là một người điên. Anh chàng này tên là Sơn, từng chém bố, đập vỡ đầu mẹ, tự cắt tai mình làm nộm ăn, rồi nhá cả mấy ngón tay út của mình rau ráu, trong khi hai mép phè máu đỏ.

Phản ứng đầu tiên của một người đàn bà chăm chút chồng con trong nghèo khó ấy… là nổi điên lên. “Lúc không có tiền cho họ ăn, không có nhà cho họ ở, đi vay tiền chăm sóc, nuôi nấng và làm nhà cho họ, thậm chí đi vay tiền mua quan tài mai táng người ở đẩu đâu chết đường chết chợ, ủng hộ thì ủng hộ, nhưng tôi tuyệt vọng quá, mới bảo, nếu anh cứ ở mãi với những người điên thì tôi sẽ về nhà tôi ở Bình Định. Đường ai nấy đi!”, chị Hạc nhớ lại.

“Nghe nói vậy, tôi bảo, đành chịu, rồi tôi xuống khu ruộng rẫy này tự tay đào một cái giếng, xây thêm dãy nhà, nhốt người bệnh ở đó, coi như tôi và bà Hạt ở riêng. Để tôi chăm sóc người điên. Nhà chật quá, ban ngày tôi xích họ ở ngoài vườn để điều trị, vỗ về, đêm mới cho vào nhà ngủ”, anh Phước kể.

“Có khác gì ông ấy rước quỷ sứ về nhà”, chị kể.
Anh Sơn nhà ở Gia Lai, một lần Anh Phước đi chở vật liệu thuê trong xóm, thấy gia đình Anh Sơn nhốt một “sinh vật” gào thét, cắn xé, bữa đến ném cơm vào cũi, ngày xịt nước vào rửa chuồng trại khi “sinh vật điên loạn” phóng uế bừa bãi, anh Phước đau đớn tự hỏi: “Nếu nó là con mình, là em trai mình thì sao? không thể để như vậy!”.

Thế là Anh Phước tự mở cửa cũi rồi túm cổ con người gào xé hung hãn kia lại. Anh bảo Sơn ngồi im nghe anh nói. Anh dùng tấm chân tình của mình đối xử với người bị coi là “điên hết cỡ”, hết thuốc chữa đó.

1589610706453.png

Sợ ảnh hưởng làng xóm nên vợ chồng chị Hạc rời nhà vào trong rẫy để sống.

Lúc Sơn lên cơn thì anh dùng cơ bắp trấn áp, bắt ngồi im nghe… tâm sự. Anh nói, phải thương bố mẹ già, thương còn chưa đủ sao em là con đẻ của họ mà lại đánh chém họ như vậy? Anh tắm táp, rửa ráy, rắc thuốc lên vết thương cho Sơn rồi chia nhau điếu thuốc lá. Về nhà anh ở, nhà nghèo nhưng yên tĩnh, cơm anh nấu cho ăn, dứt bệnh thì ngao du lái xe tải chở hàng thuê với anh, đói no giúp đỡ nhau. Khi nhìn thấy ánh mắt Sơn biểu lộ tình cảm được, anh Phước mạnh dạn hứa với bố mẹ Sơn: “4 tháng sau tôi sẽ trả nó về, khỏe khoắn khôn ngoan như ai!”.

Nhiều người nghe nói vậy thì bảo gã Phước đúng là khùng. Kể cả Phước có bùa ngải gì để chữa cho người điên cũng chẳng được như thế. Bởi gia đình đã đem Sơn đi chạy chữa khắp các trung tâm điều trị người tâm thần danh tiếng, áp dụng nhiều kiến thức y học hiện đại nhất mà còn chẳng ích gì. Cứ sau mỗi toa thuốc là Sơn lại chém một người.

Anh Phước đi tìm mua thuốc Nam, cả thuốc Tây điều trị đúng liều, đúng thuốc hiệu quả chứ không kê đơn theo hoa hồng của trình dược viên. Đặc biệt hiệu quả là sự tỉ tê, chăm sóc, gợi lại cái “tính hiền lành” vốn có ở anh chàng “hung thần phá phách” vẫn thường bị trói nhốt kia.

Gia đình không để ý là dù điên, Sơn vẫn có cảm xúc và vẫn biết thấy cô độc và phẫn uất, khi mỗi lúc tỉnh dậy, thấy mình nằm giữa xú uế và người nhà lại khinh miệt, dùng vòi xịt nước vào như tắm lợn.

Gia đình dù thương Sơn cũng không nghĩ rằng Sơn buồn bực và phẫn uất, chứ không phải do bệnh tình nên hành vi ngày càng hung hãn. Tiến tới, nhờ những bài kinh Phật đêm đêm đã nuôi dưỡng tâm hồn mình, anh Phước mạnh dạn cho Sơn nghe thêm.
Sơn chìm vào giấc ngủ và “giác ngộ” từng ngày. Anh tin vào sức cảm hóa của sự tử tế, yêu thương mà anh dành cho Sơn.

Đúng 4 tháng sau, Sơn về nhà, kính cẩn chào bố mẹ, nhu mì làm ăn bằng tinh thần yêu thương tất cả mọi người.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ỉn V

Xe buýt
Biển số
OF-318905
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
698
Động cơ
301,905 Mã lực
Nơi ở
Tâm hồn - gần mà xa, xa mà gần
Nếu coi việc làm từ thiện là nghề thì vợ chồng anh này đã không chọn người thương điên. Đúng là như cái duyên cái nợ, ko dứt ra được.
 

MaLai_M

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705663
Ngày cấp bằng
27/10/19
Số km
2,164
Động cơ
117,437 Mã lực
Họ không trưng bảng hiệu, không xin thành lập pháp nhân, Chỉ là quy mô gia đình, lại ở tít vùng sâu.
Mầm mống nguy hiểm là đây. Bọn Tây lông rành 6 câu vọng cổ, chúng nó bắt buộc làm từ thiện phải pháp nhân.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Suốt mười mấy năm qua, biết bao cảnh đời phiêu bạt, bị cuộc sống đầu đường xó chợ, mưa dập gió vùi, bệnh tật hành hoành điên loạn đã được anh Phước và các nhà từ thiện cũng như gia đình bệnh nhân đưa vào “tư gia giữa vườn cà phê” của vợ chồng anh Phước.

Lúc đầu chị Hạt phát điên vì nhà mình thành cái “ổ người điên”, cơm chưa đủ ăn, giờ phải chăm sóc họ, hầu hạ thuốc men cho mấy chục người, lại phải nghe họ chửi bới hò hét suốt ngày đêm, lại thường xuyên phải gạt nước mắt mặc quần áo cho những người đàn ông nục nạc nần nẫn ngơ ngẩn. Nhưng rồi thấy chồng làm quần quật 12 tiếng mỗi ngày để có tiền chăm “đồng bào bệnh tật”, vì thương chồng mà chị cũng chấp nhận.

Lý do nữa là chị cứ nghĩ đến cảnh những người trần truồng lang thang, ăn cả lợn chết chó chết, ăn sống sít bẩn thỉu, họ không còn cả trí nhớ để biết được đường về nhà. Nếu anh chị không cứu thì họ sẽ chết. Nếu họ là người thân của mình thì mình có cứu không? Có chứ. Thế họ không là ruột rà của mình, thì dĩ nhiên là thân nhân máu mủ của những người khác, mình có thể cứu họ để họ sống và trở về nhà đoàn tụ, việc tốt đẹp thế sao lại không làm nhỉ?

Cứ nghĩ đến nỗi đau của người bệnh và thân nhân họ, đặt mình trong hoàn cảnh của họ, thế là chị Hạt và anh Phước lại bảo nhau “ráng làm” . “Sống cầu an vui cho riêng mình thì dễ lắm. Cứ nhìn cảnh các ông bố bà mẹ tháo cũi, buộc xích vào chân con trao cho chúng tôi, thương lắm.
Nhiều người điên đã khỏi bệnh chia tay gia đình anh nhưng anh Phước vẫn giữ lại những tấm ảnh của họ làm kỉ niệm

“Các em phải biết noi gương cái thằng học hết lớp 5 và chỉ có mỗi bằng lái xe tải như ta đây”

Bữa đến, mấy chục người xếp hàng bưng bát đũa nhận cơm, trứng chiên, rau cỏ từ nồi cơm to như cái nong của chị Hạt. Họ ăn một bữa bằng chồng con chị ăn cả tháng! Rồi lại còn xây nhà ngang dãy dọc, hàn bờ tường ô mắt cáo tránh cho các “sát thủ” trốn ra ngoài gây án. Nợ nần chồng chất.
Quả là, tấm lòng thơm thảo của anh chị cũng không thể “tồn tại” mãi được, nếu không có tiền, quà, gạo nước, mì tôm, quần áo tài trợ từ các nhà hảo tâm mọi miền.

Hóa ra người tốt không đơn độc. Mỗi lúc cơ quan chức năng tính giải tỏa “trung tâm” trong vườn nhà mình, thấy người tâm thần tản mát khắp các trung tâm ở nhiều địa phương, thương họ, anh Phước bắt xe khách đi thăm. Nhìn bệnh tình của họ không thuyên giảm, anh đau lòng vào ngồi tâm sự nỉ non với họ.
Có người bị hoang tưởng suốt ngày nghĩ con bò quý mến đang “hun” (hôn) mình, thì anh trêu “đến bò còn quý mày thì mày đủ biết anh thương mày ra sao”. Có người suốt ngày kể mình đánh cờ với Putin, bắt tay Obama ở Nghị viện Mỹ, chơi bóng thần tình ở Anh, anh Phước khuyên họ ôm đàn hát và nhớ về những “kỷ niệm đáng tự hào” trên.

Có người ngày nào cũng lên đỉnh đồi ôm hôn ngọn gió. Có người làm ăn thất bát, phát điên vì tiếc tiền bạc tan thành mây khói. Có người giết người xong vẫn uất hận muốn đi gây án tiếp để trả thù cho ai đó mà anh ta tưởng tượng ra. Đó là Joan, Dô, Nam, Nghĩa.

Anh khuyên họ về lý lẽ cuộc đời, tài sản chết có mang theo được đâu, sống mà đánh chém hay ăn hiếp người khác thì cũng chẳng đáng làm cái kiếp con người. Anh bảo: “Tui chỉ học hết lớp 5, có mỗi cái bằng lái xe tải, vậy mà tui cưu mang các người. Đây, vác đá tứa máu ở vai, đây, hôm nay tôi lái xe tải vào buôn bị ba-ti-nê là các người bị đói ở nhà gào khóc."

" Cô Xuân vẫn ở truồng đi ngoài đường kia, rồi bị hãm hiếp, cô ấy đã chết vì bệnh tật khi tôi bận chưa đến cứu được, ảnh cô ấy ở trần truồng khi tuổi vừa đôi tám mà mắc bệnh điên dại lang thang vẫn còn đây”. Nói xong, giữa khuya khoắt, Hà Tư Phước bật khóc, tay cầm bức ảnh khỏa thân của cô bé tụi nghiệp run lẩy bẩy.

Bức ảnh rơi xuống, một cuộc đời tội nghiệp mắc bệnh và bị lạm dụng tình dục đã mồ yên mả đẹp. “Đáng tiếc là tôi biết cháu nó ở đó, nhưng ngày làm 12 tiếng phục vụ ngần này con người, nên tôi chưa đến kịp để cứu!”.
"Cô Xuân vẫn ở truồng đi ngoài đường kia, rồi bị hãm hiếp, cô ấy đã chết vì bệnh tật khi tôi bận chưa đến cứu được, ảnh cô ấy ở trần truồng khi tuổi vừa đôi tám mà mắc bệnh điên dại lang thang vẫn còn đây”.

Anh Phước cứ ân hận mãi vì trường hợp cô gái tên Xuân người phụ nữ tâm thần bị hãm hiếp rồi chết vì bệnh tật trước khi mình kịp đến cứu vì phải chăm lo cho quá nhiều bệnh nhân
Anh Phước đem bức ảnh buồn cho các bệnh nhân xem rồi nói tiếp: “Ta sống đâu chỉ cho mình mà phải sống khỏe, đừng hút thuốc lá đốt da mình xèo xèo, dừng cắt tai mình ăn như thế, dừng giết người, ta phải sống tử tế để còn cứu người khác nữa. Tôi nhỏ bé và dốt nát, nhưng nếu các người noi gương tôi để thoát cảnh điên rồ thì cũng đáng!”.
.....
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Điều lạ nữa là chưa bao giờ anh Phước thất bại trước sự quấy phá bất chấp mọi thứ của người tâm thần phân liệt, kể cả các sát thủ từng gây án mạng kinh hoàng. Anh nói là họ nghe răm rắp. Anh không bao giờ nổi nóng, nhưng anh cũng dùng cơ bắp khống chế bệnh nhân để đưa vào khuôn khổ khiến nhiều người tâm thần chắp tay tủm tỉm gọi anh là “đại ca đáng kính”.

Võ Tấn Duy, 31 tuổi, chẳng biết điên khùng phá phách ở đâu, chứ về nhà anh Phước ít ngày trở nên hiền khô luôn. Bây giờ, khỏi bệnh hẳn, anh Phước tìm địa chỉ cho hồi hương, Duy cũng không về. Cu cậu bảo: “Anh Phước vất vả nuôi em, giờ nuôi mấy chục người nữa, em cũng phải có trách nhiệm cùng anh chứ”.

Duy ở lại làm ruộng, nấu cơm, đi bốc đá cùng anh Phước, chẳng ai nghĩ đó từng là một người điên loạn đáng sợ đến mức “vứt đi” chứ không còn hy vọng gì. Tương tự, cậu bé Luận ở Bình Định cũng rất khổ. Tương lai đang phơi phới, tự dưng yêu đơn phương một cô gái trong làng, thế là buồn bã phát bệnh đi lang thang ngơ ngẩn.
Sau nhiều lần thập tử nhất sinh, đời xô dạt em về cơ sở của anh Phước chị Hạt. Luận nhanh chóng khỏi bệnh, từ đó gọi anh chị là cha mẹ, ở lại nấu nướng cơm nước phục vụ các bệnh nhân khác một cách hết lòng nhất.

Sợ nhất là trường hợp của Siu Sơ, làng Lúc Riêng, xã Al Bá, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Bị tâm thần mê lú đi, Siu Sơ thường lang thang các buôn làng của người J’rai để ăn trộm gà, lợn rồi xé ra… ăn sống.
Bà con bất bình, tiếc của, ghê sợ đuổi khỏi làng. Siu Sơ vào trong rừng lẩn trốn, lúc đói quá đi ra thì bị bắt. Gia đình nhốt Siu Sơ trong cũi suốt 5 năm. Lúc trao cho anh Phước chữa bệnh, Sơ vẫn bị buộc 4 sợi xích sắt, lại còn cắn xé, tấn công anh dữ dội.

Và sau 3 năm hoặc bị khống chế hoặc được rủ rỉ tâm sự khuyên răn, hoặc chìm trong đêm vắng rẫy cà phê dìu dặt tiếng cầu kinh nhà Phật, bây giờ Sơ đã hiền lành, gọi dạ bảo vâng, giúp anh chị làm phước được nhiều điều.

Bà Nguyễn Thị Si và chồng là ông Trương Văn Sơn ở làng Pleiku Dó, tỉnh Gia Lai nhà 7 người con thì 2 người con trai đổ bệnh, cùng xé quần áo cất bước đi lang thang điên rồ. Sợ chúng mất mạng ngoài đường ngoài chợ, ông bà lừa các con về rồi “úp”, trói mỗi đứa một đầu nhà, cơm bưng nước rót, đổ bô thay quần áo cho chúng như… bệnh nhân cấp cứu.

Năm 2011, nghe đồn có anh Phước “thần y” chữa tâm thần, họ bèn đem con đến gửi. Sau 7 tháng gửi, cả hai đã cơ bản đẩy lui được bệnh tật, có thể chăm bò, thu hái cà phê cho chị Hạt được rồi. Cháu Trương Xuân Đông của ông bà Si – Sơn giờ đã là niềm hy vọng của gia đình. Điều các không thể lý giải nổi, ấy là “dù điên cỡ nào, dù không ai nói được, không thuốc nào chữa trị nổi, nhưng vào đây là răm rắp nghe lời, là lành bệnh!”.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Thâm cung bí sử của “nhà thương điên” dưới chân núi Hàm Rồng

Thương người tâm thần, anh Hà Tư Phước đã cặm cụi đi khắp các nhà thương điên ở Đà Lạt, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành để học hỏi thêm cách chữa bệnh bằng Tây y. Sở LĐ-TBXH tỉnh rồi Phòng LĐ-TBXH thành phố Pleiku đã động viên, hứa sẽ hướng dẫn thủ tục cần thiết để tạo điều kiện cho anh Phước thành lập một trung tâm điều trị với tư cách pháp nhân đàng hoàng nhằm làm việc phúc đức.

Chủ tịch UBND xã Chư H’Drong, nơi vợ chồng anh Phước sinh sống nói: “Bà con và chính quyền cơ sở rất nể phục, kính trọng tấm lòng và năng lực giúp đỡ chữa trị mà vợ chồng anh Phước đã làm cho người tâm thần. Mỗi lúc anh chị cầu chữa trị, cần giúp đỡ y tế, xã đều cử cán bộ của trạm vào hỗ trợ chu đáo”.

Có nhiều bí quyết chữa bệnh “điên”, nhưng anh Phước tâm đắc hơn cả là những bài học tâm lý: “Những người có địa vị trong xã hội, có khi làm ăn suy sụp, thì tôi đợi chiều muộn, đưa họ ra nghĩa địa trong khu vực. Nhang thắp lên, khói tỏa buồn bã.

Tôi bảo: “Các em ạ, rồi đời chúng ta cũng ra ngoài đồng, ngoài núi nằm dưới những nấm mồ này. Đem đi được gì đâu. Cái còn lại là sự tử tế và ơn đức với đời. Tại sao các em lại vì vài miếng mồi, vài danh lợi nhỏ thế kia mà đau buồn, tranh giành đến mức tàn hại cả cơ thể, hủy hoại nhân cách của mình, gây đau khổ cho gia đình và xã hội.

" Nói rồi, vài người tỉnh ngộ, từ bấy tôi nói gì họ cũng nghe, và bệnh tình giảm rất nhanh. Tôi nói thật, chúng tôi yêu thương, giúp đỡ, hát hò, bồng bế nhau rất thân thiết. Chứ tôi không thấy người nào tâm thần ở đây cả, kể cả mấy ông từng điên loạn giết người ở bên ngoài cũng vậy mà thôi."

1589609752678.png

“Anh hùng xa lộ” Rơ Mah Re “khoe” những vết thương trước đây mình từng châm thuốc lá lên người.

"Lúc họ đòi giải thể khu điều trị người điên này, tôi vẫn đi theo để tắm rửa cho họ, họ bỏ trốn, tôi đi gọi về cho trung tâm của nhà nước. Nhưng điều tôi không chấp nhận được là họ bắt người tâm thần đi, đi mấy trăm cây số đem người về trả cho tôi, bệnh vẫn hoàn bệnh. Mà suốt hành trình dài đó, người tâm thần vẫn trần truồng mà đất bám bẩn thỉu từ đầu đến chân người bệnh."

"Đó là điều tôi không chấp nhận được, phải tôi, đi một đoạn tôi sẽ dừng lại mặc cho họ cái quần cái áo”, anh Phước kể. “Vợ chồng tôi nuôi gà, nuôi bò mà không hề làm thịt chúng. Lũ gà mấy trăm con chúng tôi nuôi mà chúng sống mãi đến lúc già thì ngủ gục gù ngoài cây rồi lăn ra chết. "

Chúng tôi ăn chay, vợ tôi ăn chay trường, không sát sinh, không ăn gà cũng không bán gà cho người ra giết thịt. Cơm người bệnh ăn thừa, lẽ ra chúng tôi có thể gom lại nuôi lợn, nhưng không. Vì nuôi mà không dám giết thịt cũng mắc cười lắm”, anh Phước tâm sự.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Cũng có những chuyện đau lòng đã ám ảnh anh Phước suốt đời. Cán bộ bảo, nếu người tâm thần bỏ trốn tiếp tục gây thảm án hoặc họ chết vì tai nạn đau ốm, thì anh Phước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Anh Phước rào giậu nhà cửa, rồi lái chiếc xe tải cũ mèm chạy đã 10 năm đi chở đá thuê.

“Mỗi viên đá nặng 20kg, anh vác hàng trăm viên đá lên và xuống xe. Có hôm xe bị lầy lội, “tôi về muộn, thì có một lũ pê đê của gánh hát nọ đi qua, chúng vào khu vườn của tôi cho các người tâm thần nam giới hút thuốc lá, bánh kẹo, rồi tỉ tê gạ… quan hệ tình dục. Lũ bệnh hoạn nó thích cảm giác lạ với người điên. Quan hệ bằng miệng, rồi bằng hậu môn.

Một tuần sau tôi thấy nhiều bệnh nhân của mình có dương vật sưng to, mủ trắng toát, họ rên la đau đớn. Hỏi ra mới biết họ bị lây bệnh lậu từ lũ người ái nam ái nữ. Tôi phải mua thuốc, tiêm cho họ theo từng nhóm. Từ đó tôi cứ nhắc đến những kẻ mắt xanh mỏ đỏ dở nam dở nữ là anh em ở đây sợ xanh mắt mèo. Để anh em bị lạm dụng tình dục thê thảm thế, tôi đau đớn lắm.

Từ bấy tăng cường canh gác cẩn mật để bảo vệ… thân xác anh em! Tôi bấm huyệt, xoa đầu, chơi với họ, coi họ như người thân, vuốt mủ trắng cho từng cái dương vật, bỏ tiền mua thuốc rồi tự tay tôi tiêm cho từng người kèm theo những lời răn dạy…”.
 

redflame

Xe tăng
Biển số
OF-195719
Ngày cấp bằng
26/5/13
Số km
1,808
Động cơ
343,211 Mã lực
Nhiều cụ nói có vẻ uyên bác lắm, nhưng kể cả cấp đủ tiền để chịu trách nhiệm trông nom 9 người tâm thần có khi không chịu nổi quá 1 tuần, đằng này những 90 người trong cả chục năm đấy
 

Chĩm111

Xe điện
Biển số
OF-554272
Ngày cấp bằng
13/2/18
Số km
2,987
Động cơ
1,032,171 Mã lực
và các cụ cũng đừng quên 1 điều là...có rất nhiều nhà hảo tâm và nhiều cơ quan đơn vị sẽ hộ trợ gđ anh chị này đó..và chỉ cần anh chị ấy đến xin tài trợ là sẽ được đáp ứng ngay
Nếu cụ nhìn đời bằng cái nhìn tích cực, bằng sự thiện tâm, bằng sự bao dung và chia sẻ thì em tin cụ sẽ còm không như thế này đâu.
Với một mảnh đất, nếu là người nông dân, họ sẽ cày xới đêm ngày, bỏ công chăm sóc để có có một vườn hoa trái ngọt xanh.
Nhưng nếu là con sâu, nó sẽ nhìn thấy trên mảnh đất đó là những chồi xanh, trái ngọt mà nó có thể giành lấy, cắn xé cho riêng mình.
Vấn đề ở đây, hãy nhìn họ bằng chính họ, đừng nhìn họ qua lăng kính của mình. Và, nếu cụ tin những điều tiêu cực luôn quanh mình như vậy, khả năng hiện thực sẽ như vậy.
 

em ok

Đi bộ
Biển số
OF-725956
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
0
Động cơ
74,800 Mã lực
Tuổi
56
Nếu cụ nhìn đời bằng cái nhìn tích cực, bằng sự thiện tâm, bằng sự bao dung và chia sẻ thì em tin cụ sẽ còm không như thế này đâu.
Với một mảnh đất, nếu là người nông dân, họ sẽ cày xới đêm ngày, bỏ công chăm sóc để có có một vườn hoa trái ngọt xanh.
Nhưng nếu là con sâu, nó sẽ nhìn thấy trên mảnh đất đó là những chồi xanh, trái ngọt mà nó có thể giành lấy, cắn xé cho riêng mình.
Vấn đề ở đây, hãy nhìn họ bằng chính họ, đừng nhìn họ qua lăng kính của mình. Và, nếu cụ tin những điều tiêu cực luôn quanh mình như vậy, khả năng hiện thực sẽ như vậy.
nếu cụ nhận nuôi 1 hoặc 2 người thì ok ..về mặt chính quyền sẽ ok ..vì sẽ kg ảnh hưởng gì ( tôi kg nói về lòng hảo tâm ..đang nói về nguyên tắc đã) còn khi đã nhận từ 3 người trở lên thì chính quyền họ sẽ để ý và xem xét ..đây kg phải chuyện đùa hay hảo tâm / còn nếu thực sự làm việc thiện chính quyền sẽ hướng dẫn gđ xin phép và làm mọi thủ tục pháp lý
khi đã có thủ tục pháp lý thì gđ có thể nhận bao người là tùy ..đó là lòng tốt đáng nghi nhận về phía gđ . lúc này gd đủ tư cách pháp nhân kêu gọi thêm các nhà hảo tâm khác chung tay
còn về kinh tế..nuôi 1 người thì dễ chứ cả nhiều người
xin hỏi quý vị nguồn kinh phí ở đâu mà ra vậy ............. nếu kg có nhiều mạnh thường quân khác xúm vào thì ... và điều này thường họ kg công bố hay phía báo chí nói ra ..vì lòng hảo tâm kg lên nói ra ( phía chung tay với gđ họ thường yêu cầu là thế )
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Tình thương xoa dịu bệnh tật

Điều kiện kinh tế khó khăn nên vợ chồng chị Hạc vẫn phải chạy vạy kiếm tiền để trang trải cuộc sống. Cứ hễ ở đâu có người kêu chạy xe thuê là ngay lập tức anh Phước có mặt. Những chuyến xe không còn đơn thuần mang ý nghĩa công việc, mà nó còn là cả mồ hôi, công sức, tấm chân tình anh Phước gửi đến gần 100 người bạn đặc biệt của mình. Có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo, các thành viên trong nhà dường như thấu hiểu sự vất vả của vợ chồng chị nên sống vui vẻ, ít đi lang thang, không còn gây gổ đánh nhau.

Từ Bắc vào Nam, chỉ cần có gia đình nào gửi người nhà bị tâm thần, ông Phước và bà Hạt đều dang rộng vòng tay đón về. Hiện tại với 120 người, mỗi ngày ông bà chi khoảng gần 2 triệu đồng để mua thức ăn, gạo, áo quần, thuốc thang… Cứ như vậy, suốt 15 năm qua họ dùng sức khỏe để đổi lấy gạo, thức ăn nuôi sống hơn 100 người tâm thần và dùng tình yêu chân thành của mình cảm hóa những người điên ấy.



Họ sống vui vẻ, ít đi lang thang.

Những mảnh đời bất hạnh trước khi đến với “ngôi nhà cổ tích” của vợ chồng chị Hạc đều đã trải qua biết bao sóng gió, bao chuyện buồn trước đó. Trong số gần 100 người bạn, có những người vẫn nhớ, vẫn biết tên tuổi, quê quán, gốc gác quá khứ của mình, nhưng cũng có những người không biết hoặc đã cố quên đi quá khứ đau buồn ấy. Thậm chí, có những người đã gây ra án mạng khiến bản thân điên loạn, để đến giờ họ vẫn luôn mang trong mình những mặc cảm về tội lỗi mình đã gây ra.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top