Mâu thuẫn giữa người vk và gia đình ck trong việc phân bổ nguồn lực như suy tư của cụ chủ bắt nguồn từ cái thực tế là nguồn lực là có hạn, cần phải đc phân bổ một cách hợp lý giữa gia đình vk và gia đình ck và gia đình nhỏ của 2 vk ck. Đa phần các cụ đều bỏ mất vế nhà vk (bên trọng bên khinh), nên vk cũng khó khăn việc nhà ck. Nếu bản thân người ck có đặt gia đình vk vào bàn tính phân bổ công bằng thì chắc sẽ ít trường hợp gây tâm tư cho cụ chủ. Em ví dụ thế này cho dễ. Giả sử 2 vk ck trong 10 năm đầu làm đc 3 tỷ (nguồn lực giới hạn), 2 vk ck với đứa con tiêu hết 1 tỷ, đầu tư hết 1,5 tỷ cho tương lai. Còn dư 500tr mà đứa em ck chuẩn bị làm nhà, thì các ông ck sẽ muốn cho mượn hết 500, hoặc ít cũng 400, vì để cũng k làm gì. Trong khi ko đả động gì đến nhà vk (kể cả lúc đó gia đình vk chưa ai cần). Thì vk sẽ muốn cho mượn 300 thôi, còn 200 đi du lịch cho sướng thân. Thì ck và gia đình ck lại cho là vk ích kỷ, ko quan tâm nhà ck. Nếu anh ck nói thế này thì khác: "10 năm nay mình có dư 400 thì cho em ck mượn vì nó đang cần, 10 năm sau lại dư 400 thì dành cho em vk nhé" thì sẽ lọt tai vk hơn. Đặt nhà vk vào bàn cân, ck buộc phải giảm khoản phân bổ cho nhà ck, vì nguồn lực giới hạn. Đọc mấy post các cụ đàn ông cho là anh em phải giúp đỡ nhau, nhưng chưa một ai nhắc đến anh em nhà vk
đó là nguyên nhân sâu xa đấy ạ
P/s: như bác ở trên chia sẻ, sau khi vk chứng kiến ck đối tốt với nhà mình thì mình cũng k lăn tăn gì nữa. Cái nông cạn của mấy ông đàn ông là cứ lấy về là yêu cầu vk đương nhiên phải hết lòng với gia đình ck, ko đc thì suy nghĩ đầu tiên là trách vk ích kỷ
trong khi cái gì cũng cần thời gian vun đắp. Thiếu lòng tin ở bạn đời của mình thì sớm muộn gia đình cũng không hạnh phúc.