[TT Hữu ích] Ảnh cuộc chiến biên giới Việt-Trung

tazan_90

Xe điện
Biển số
OF-423578
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
2,084
Động cơ
238,993 Mã lực
Tuổi
42
Đúng chuẩn quân ta, vượt sông vẫn sẵn sàng chiến đấu. Hồi đó môn huấn luyện này bọn em mệt đứt hơi, đói và rét kinh khủng.
Tụi e đi lính luôn phát cho 1 cái túi nilong tân binh tập món này mệt lắm,trước e tập 6 tháng dưới nước luôn.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Họ Đặng cố tình lùa lính trang bị kém lên để giảm bớt gánh nặng nhân khẩu? Còn về kế hoạch tác chiến, chuẩn bị thì họ Đặng hơn các lãnh đạo chúng ta vài cái đầu. Biết là sẽ bị tấn công mà ta bị động toàn phần , hoàn toàn bất ngờ trước các hướng tấn công. Giai đoạn đầu phòng thủ hoàn toàn mất sự kiểm soát, phó mặc cho các đơn vị địa phương tự chống trả.

Thời gian này Đặng Tiểu Bình nhận thấy quân TQ trang bị và khả năng chiến đấu kém nên muốn sau cuộc chiến này để thực hiện hiện đại hóa quân đội.
 

lairai

Xe lăn
Biển số
OF-302219
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
11,757
Động cơ
1,097,211 Mã lực
Nơi ở
Lào Cai
Website
www.facebook.com
Trên LC vẫn ghét người Nhắng (còn gọi là người Dáy) vì những hành động tương tự như thế này.
Những người Việt Nam làm tay- sai cho giặc, ảnh chụp người đàn bà dân tộc Nhắng mời lính TQ uống nước

 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Xem thường TQ thực sự là ngu ngốc. TQ chưa từng lên kế hoạch đánh thọc sâu xuống miền Bắc. Chỉ dựa vào câu chém gió hù doạ "ăn trưa HN" mà vỗ ngực cầm chân này nọ...Thực chất TQ chỉ giới hạn cuộc chiến ở các tỉnh biên giới Lạng Sơn, Lao Cai, Cao Bằng...
Với lực lượng trang bị nghèo nàn mà TQ vẫn đạt được mục tiêu như kế hoạch thì coi là thành công hay thất bại? Nên nhớ TQ trang bị cho ta đánh Mỹ dư sức.
Lính TQ hèn nhát? ko biết chiến đấu? Vâng hèn thì chắc ko khi 3 người 1 súng vẫn theo lệnh xông lên. Với người lính như vậy TQ đuổi quân Mỹ và quân LHQ chạy từ sông Áp Lục đến cảng Inchon. Chúng ta có đuổi được Mỹ chạy khỏi căn cứ trận nào ko? Ko nhầm duy nhất có 1 trận Làng Vây khi ta có lực lượng đông gấp nhiều lần, có thiết giáp còn Mỹ chỉ có khoảng đại đội tạp phí lù :(.
Vậy đấy.

Ơ cái thớt sáng nay mất rồi- em post lại. Thằng tướng Tàu chỉ huy trận chiến biên giới là Hứa Thế Hữu, là cháu ruột của Hưa Thế Hanh, tướng của Tôn Sĩ Nghị bị quân Quang Trung giết chết ở Thăng Long. Vậy là mấy đời nhà nó đều là bại tướng với quân ta.
Chiến thuật của Hứa Thế Hữu là biển người, e tự hỏi sao lại biển người, có lẽ bọn Tàu bản chất hèn nhát, đi đông như đám côn trùng để tư tưởng đỡ hoang mang và luôn nghĩ rằng chắc chỉ chết thằng bên cạnh.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Hứa_Thế_Hữu

Còn đây là thằng ông- tướng bị quân Quang Trung giết hơn 200 năm trước đó.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hứa_Thế_Hanh


1789, Hứa Thế Hanh theo Tôn Sĩ Nghị xâm lược Việt Nam, giao chiến với quân Tây Sơn. Thấy quân Tây Sơn sớm bỏ chạy còn Tôn Sĩ Nghị thì đắc thắng, Hứa Thế Hanh đã khuyên cấp trên cẩn thận kẻo mắc mưu địch song không được nghe lời. Khi quân Tây Sơn phản công, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy; Hứa Thế Hanh và một số chỉ huy khác liều chết phản kích quân Tây Sơn ở bờ Nam sông Hồng để chủ tướng và đại quân có điều kiện thoát thân. Tại đây, ông đã bị quân Tây Sơn giết chết. Vua Càn Long nhà Thanh sau đó truy phong Hứa Thế Hanh là Tam đẳng Tráng Liệt Bá, đưa vào thờ trong Chiêu Trung Từ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,983
Động cơ
473,945 Mã lực
Cảm ơn cụ. Khi đọc e cũng thấy nghi nghi giọng văn tuyên truyền bố láo. Lục lại trí nhớ nhưng k dám chắc nên hỏi cụ. Trước giờ chỉ thấy chuyên gia LX chứ tuyệt nhiên chưa bắt gặp bọn khựa chỉ huy đơn vị sam.
Khựa tuổi tôm được sờ vào chứ đòi ở đấy mà chỉ huy :))
 

bocun

Xe buýt
Biển số
OF-46111
Ngày cấp bằng
10/9/09
Số km
912
Động cơ
470,382 Mã lực
Thời đầu năm 80 của thế kỉ trước, trong kí ức của nhà cháu chỉ còn nhớ những quyển tranh đả kích TQ bé bằng lòng bàn tay. Ấn tượng nhất là bức tranh vẽ thằng Đặng tiểu Bình đang cầm cái dĩa đứng trước quả địa cầu. Với cái mặt bánh bao, cái cổ thì nhỏ và cái bụng rất to. Bức tranh với chú thích là “ con ơi, chớ có ham. Cái bụng thì chứa được, nhưng cái cổ khó nuốt trôi “
 

Phuclongchau

Xe điện
Biển số
OF-595217
Ngày cấp bằng
19/10/18
Số km
2,229
Động cơ
311,783 Mã lực
Hóa
Cảm ơn cụ. Khi đọc e cũng thấy nghi nghi giọng văn tuyên truyền bố láo. Lục lại trí nhớ nhưng k dám chắc nên hỏi cụ. Trước giờ chỉ thấy chuyên gia LX chứ tuyệt nhiên chưa bắt gặp bọn khựa chỉ huy đơn vị sam.
Hóa ra cũng có bọn AK 48 Khựa cũng chui vào OF hả cụ
 

TrumpVietnam

Xe điện
Biển số
OF-485337
Ngày cấp bằng
22/1/17
Số km
2,141
Động cơ
209,203 Mã lực
Tuổi
78
Nơi ở
White House
Em theo dõi nhiều thông tin mấy ngày nay. K có phần nào nói về Không quân VN trong cuộc chiến này nhỉ ?
Thu được bao máy bay, bom đạn Mỹ năm 75 - sao VN không mang đi dội xuống vùng biên và chỗ tụi Khựa nó chiếm
 

JAL

Xe tăng
Biển số
OF-352836
Ngày cấp bằng
29/1/15
Số km
1,422
Động cơ
278,145 Mã lực
Nơi ở
СССР




Vai trò Đặng Tiểu Bình trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1979


Trong chuyến công du các quốc gia Á Châu để chuẩn bị hậu thuẫn dư luận trước khi đánh Việt Nam, Đặng Tiểu Bình tuyên bố “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”. Câu “Việt Nam là côn đồ” được các đài truyền hình Trung Quốc phát đi và chính Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam tại Quảng Châu, đã xem đoạn phóng sự truyền hình đó “Tôi không bao giờ có thể quên vẻ mặt lỗ mãng và lời nói “bạo đồ” đầy giọng tức tối của ông ta qua truyền hình trực tiếp và tiếng người phiên dịch sang tiếng Anh là “hooligan” – tức du côn, côn đồ.”

Tại sao Đặng Tiểu Bình nói câu “lỗ mãng” đó?

Đảng CS Trung Quốc hy sinh quá nhiều cho đảng CSVN. Không nước nào viện trợ cho CSVN nhiều hơn Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ). Trong cuộc chiến Việt Nam, Trung Quốc không chỉ viện trợ tiền của mà còn bằng xương máu. Trong tác phẩm Trung Quốc lâm chiến: Một bộ bách khoa (China at War: An Encyclopedia) tác giả Xiaobing Li liệt kê các đóng góp cụ thể của 320 ngàn quân Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam: “Trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn năm 1964 đến năm 1973, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã lần nữa can thiệp. Tháng Bảy năm 1965, Trung Quốc bắt đầu đưa quân vào Bắc Việt, bao gồm các đơn vị hỏa tiển địa-không (SAM), phòng không, làm đường rầy xe lửa, công binh, vét mìn, hậu cần. Quân đội Trung Quốc điều khiển các giàn hỏa tiển phòng không, chỉ huy các đơn vị SAM, xây dựng và sửa chữa đường sá, cầu cống, đường xe lửa, nhà máy. Sự tham gia của Trung Quốc giúp cho Việt Nam có điều kiện gởi thêm gởi nhiều đơn vị Bắc Việt vào Nam đánh Mỹ. Giữa năm 1965 và năm 1968, Trung Quốc gởi sang Bắc Việt 23 sư đoàn, gồm 95 trung đoàn, tổng số lên đến 320 ngàn quân. Vào cao điểm năm 1967, có 170,000 quân Trung Quốc hiện diện”.

Trong số năm nhân vật hàng đầu lãnh đạo Trung Quốc giai đoạn 1977 đến 1980 gồm Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm, Uông Đông Hưng và Đặng Tiểu Bình thì Đặng Tiểu Bình là người có hoạt động gần gũi nhất với phong trào CSVN. Hơn ai hết, họ Đặng đã tiếp xúc, làm việc với các lãnh đạo CSVN, biết cá tính từng người và cũng biết một cách tường tận và chính xác những hy sinh của Trung Quốc dành cho đảng CSVN. Trong thập niên 1960, CSVN sống bằng gạo trắng của Trung Quốc nhưng cũng ngay thời gian đó quê hương Tứ Xuyên của Đặng Tiểu Bình chết đói trên 10 triệu người. Trong thời gian hai đảng CS cơm không lành canh không ngọt, bộ máy tuyên truyền CSVN ca ngợi Lê Duẩn như một nhân vật kiên quyết chống bành trướng Bắc Kinh nhưng đừng quên tháng 4, 1965, chính Lê Duẩn đã sang tận Bắc Kinh cầu khẩn Đặng Tiểu Bình để gởi quân trực tiếp tham chiến.

Xung đột biên giới và xô đuổi Hoa Kiều

Theo báo cáo Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, các đụng độ quân sự trong khu vực biên giới giữa các lực lượng biên phòng hai nước đã gia tăng đáng kể sau 1975, gồm 752 vụ trong 1977 đến 1,100 vụ trong 1978. Không chỉ về số lượng mà cả tầm vóc của các vụ đụng độ cũng gia tăng. Dù không phải là lý do chính, những đụng độ quân sự cũng là cách gợi ý cho Bắc Kinh thấy giải pháp có thể phải chọn là giải pháp quân sự. Tháng 11, 1978 Phó Chủ Tịch Nhà nước Uông Đông Hưng và Tướng Su Zhenghua, Chính Ủy Hải Quân, đề nghị đưa quân sang Cambodia và Tướng Xu Shiyou, Tư lịnh Quân Khu Quảng Châu đề nghị đánh Việt Nam từ ngã Quảng Tây. Chính sách xô đuổi Hoa Kiều vào sáu tháng đầu 1978 cũng làm Trung Quốc khó chịu về bang giao và khó khăn về kinh tế.


Đánh Việt Nam để củng cố quyền lực

Đặng Tiểu Bình được phục hồi lần chót vào tháng 7, 1977 với chức vụ Phó Chủ Tịch BCH Trung Ương Đảng, Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương, Phó *********, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc. Tuy nhiên, tất cả chức vụ này không đồng nghĩa với việc tóm thu quyền lực. Hoa Quốc Phong vẫn là ************* và Chủ Tịch Đảng. Các ủy viên Bộ Chính Trị khác như Uông Đông Hưng, người ủng hộ Hoa Quốc Phong, Lý Tiên Niệm, Phó ************* và Phó Chủ Tịch Đảng CSTQ đều còn nhiều quyền hành. Sự đấu tranh quyền lực trong nội bộ đảng CSTQ ngày càng căng thẳng. Ảnh hưởng của họ Đặng chỉ gia tăng sau chuyến viếng thăm Đông Nam Á và đặc biệt sau Hội Nghị Công Tác Trung Ương từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12, 1978 cũng như Hội Nghị Trung Ương Đảng kỳ III, trong đó các kế hoạch hiện đại hóa kinh tế được đề xuất như chiến lược của Trung Quốc trong thời kỳ mới. Trong nội dung chiến lược này, Mỹ được đánh giá như nguồn cung cấp khoa học kỹ thuật tiên tiến để phục vụ các hiện đại hóa.

Nỗi sợ bị bao vây

Tuy nhiên, câu nói của họ Đặng không phải phát ra từ cá lý do trên mà chính từ nỗi sợ bị bao vây. Học từ những bài học cay đắng của mấy ngàn năm lịch sử Trung Hoa, nỗi sợ lớn nhất ám ảnh thường xuyên trong đầu các thế hệ lãnh đạo CSTQ là nỗi sợ bị bao vây. Tất cả chính sách đối ngoại của đảng CSTQ từ 1949 đến nay đều bị chi phối bởi nỗi lo sợ đó.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, trong tác phẩm Về Trung Quốc (On China) vừa xuất bản, đã trích lại một đoạn đối thoại giữa Phạm Văn Đồng và Chu Ân Lai trong cuộc viếng thăm Trung Quốc của họ Phạm vào năm 1968. Chu Ân Lai: “Trong một thời gian dài, Trung Quốc bị Mỹ bao vây. Bây giờ Liên Xô bao vây Trung Quốc, ngoại trừ phần Việt Nam”. Phạm Văn Đồng nhiệt tình đáp lại: “Chúng tôi càng quyết tâm để đánh bại đế quốc Mỹ bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam”. Chu Ân Lai: “Đó chính là lý do chúng tôi ủng hộ các đồng chí”. Phạm Văn Đồng phấn khởi: “Chiến thắng của chúng tôi sẽ có ảnh hưởng tích cực tại châu Á, sẽ đem lại những thành quả chưa từng thấy”. Chu Ân Lai đồng ý: “Các đồng chí nghĩ thế là đúng ”.

Chính sách của Đặng Tiểu Bình đối với Liên Xô kế thừa từ quan điểm của Mao, qua đó, sự bành trướng của Liên Xô được xem như “một đe dọa đối với hòa bình”. Khi Việt Nam rơi vào quỹ đạo Liên Xô sau Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác Việt-Xô được ký ngày 3 tháng 11, 1978, nỗi sợ hãi bị bao vây như Chu Ân Lai chia sẻ với Phạm Văn Đồng không còn là một ám ảnh đầy đe dọa mà là một thực tế đầy nguy hiểm.

Cambodia, giọt nước tràn ly

Không những Trung Quốc sợ bao vây từ phía nam, vùng biên giới Lào mà còn lo sợ bị cả khối Việt Miên Lào bao vây. Để cô lập Việt Nam và ngăn chận khối Việt Miên Lào liên minh nhau, ngay từ tháng 8 năm 1975, Đặng Tiểu Bình cũng đã chia sẻ với Khieu Samphan, nhân vật số ba trong Khmer Đỏ “Khi một siêu cường [Mỹ] rút đi, một siêu cường khác [Liên Xô] sẽ chụp lấy cơ hội mở rộng nanh vuốt tội ác của chúng đến Đông Nam Á”.

Họ Đặng kêu gọi đảng CS Campuchia đoàn kết với Trung Quốc trong việc ngăn chận Việt Nam bành trướng. Hoa Quốc Phong cũng lập lại những lời tương tự khi tiếp đón phái đoàn của *********** đảng CS Lào Kaysone Phomvihane nhân chuyến viếng thăm Trung Quốc của y vào tháng Ba, 1976. Tháng Sáu, 1978, Việt Nam chính thức tham gia COMECON và tháng 11 cùng năm Việt Nam ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác có bao gồm các điều khoản về quân sự với Liên Xô. Tháng 12 năm 1978, Việt Nam xâm lăng Campuchia đánh bật tập đoàn Pol Pot vào rừng và thiết lập chế độ Heng Samrin thân CSVN. Đặng Tiểu Bình xem đó như giọt nước tràn ly và quyết định chặt đứt vòng xích bằng cách dạy cho đàn em phản trắc CSVN “một bài học”. Đặng Tiểu Bình chọn phương pháp quân sự để chọc thủng vòng vây.

Quyết định của Đặng Tiểu Bình

Hầu hết tài liệu đều cho thấy, mặc dầu có sự chia rẻ trong nội bộ Bộ Chính Trị, quyết định tối hậu trong việc đánh Việt Nam là quyết định của Đặng Tiểu Bình.

Tại phiên họp mở rộng ngày 31 tháng 12, 1978 Đặng Tiểu Bình chính thức đề nghị thông qua kế hoạch tấn công “trừng phạt” Việt Nam. Các thành viên tham dự chẳng những đồng ý với kế hoạch đầu tiên tấn công vào Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai mà cả kế hoạch được sửa đổi trong đó có việc phối trí hai binh đoàn có thể tấn công vào Điện Biên Phủ từ ngã Mengla và Vân Nam qua đường Lào để đe dọa trực tiếp đến Hà Nội. Cũng trong phiên họp này Đặng Tiểu Bình cử Tướng Hứa Thế Hữu, Tư lịnh cánh quân từ hướng Quảng Tây, Tướng Dương Đắc Chí, đương kiêm Tư Lịnh Quân Khu Vũ Hán, chỉ huy cánh quân từ hướng Vân Nam.

Soạn kế hoạch trên giấy tờ thì dễ nhưng với một người có đầu óc thực tiễn như Đặng Tiểu Bình, y biết phải đối phó với nhiều khó khăn. Trong điều kiện kinh tế và quân sự còn rất yếu của Trung Quốc vào năm 1979, đánh Việt Nam là một quyết định vô cùng quan trọng. Đặng Tiểu Bình nắm được Bộ Chính Trị CSTQ nhưng về mặt đối ngoại, Đặng Tiểu Bình phải thuyết phục các quốc gia Đông Nam Á, Á Châu và nhất là Mỹ.

Lên đường thuyết khách tìm đồng minh

Cuối năm 1978, Đặng Tiểu Bình, 74 tuổi, thực hiện một chuyến công du chính thức và lịch sử với tư cách lãnh đạo tối cao của Trung Quốc để vừa thúc đẩy Bốn Hiện Đại Hóa và vừa dọn đường đánh Việt Nam.

Họ Đặng viếng thăm hàng loạt quốc gia châu Á như Nhật, Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Miến Điện, Nepal. Tại mỗi quốc gia thăm viếng, họ Đặng luôn đem thỏa ước Việt-Xô ra hù dọa các nước láng giềng như là mối đe dọa cho hòa bình và ổn định Đông Nam Á. Đặng Tiểu Bình phát biểu tại Bangkok ngày 8 tháng 11 năm 1978: “Hiệp ước [Việt Xô] này không chỉ nhắm đến riêng Trung Quốc… mà là một âm mưu Sô Viết tầm thế giới. Các bạn có thể nghĩ hiệp ước chỉ nhằm bao vây Trung Quốc. Tôi đã trao đổi một cách thân hữu với nhiều nước rằng Trung Quốc không sợ bị bao vây. Thỏa hiệp có ý nghĩa quan trọng hơn đối với Á Châu và Thái Bình Dương. An ninh và hòa bình châu Á, Thái Bình Dương và toàn thế giới bị đe dọa.”

Ngoại trừ Singapore, họ Đặng nhận sự ủng hộ của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. ASEAN lên án Việt Nam xâm lăng Kampuchea. Nhật Bản cũng lên án Việt Nam.

Trong các chuyến công du nước ngoài, việc viếng thăm Mỹ đương nhiên là quan trọng nhất. Trong phiên họp của Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng CSTQ ngày 2 tháng 11, 1978, Đặng Tiểu Bình chỉ thị cho Bộ Ngoại Giao Trung Quốc thông báo cho Mỹ biết ý định bình thường hóa ngoại giao. Đầu tháng 12, Đặng báo cho các bí thư đảng ủy một số tỉnh và tư lịnh các quân khu rằng Mỹ có thể thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào đầu năm Dương Lịch 1979. Chính bản thân Đặng đàm phán trực tiếp bốn lần với Leonard Woodcock, Giám Đốc Văn Phòng Đại Diện Mỹ tại Bắc Kinh trong hai ngày 13 và 15 tháng 11, 1978. Trong các buổi đàm phán, Đặng đã nhượng bộ Mỹ bằng cách không đưa vấn đề Mỹ bán võ khí cho Đài Loan như một điều kiện tiên quyết để tiến tới bình thường hóa vì Đặng nóng lòng giải quyết quan hệ với Mỹ trước khi xăm lăng Việt Nam.

Chính thức viếng thăm Hoa Kỳ

Ngày 28 tháng Giêng 1979, Đặng Tiểu Bình lên đường chính thức viếng thăm Mỹ. Y nghĩ rằng Mỹ và Trung Quốc đang tiến tới một đồng minh chiến lược chống Sô Viết trên phạm vi toàn cầu nhưng không có gì chắc chắn Mỹ sẽ ủng hộ ra mặt trong cuộc chiến chống Việt Nam sắp tới. Trong thời gian ở Mỹ, Đặng Tiểu Bình gặp Tổng Thống Jimmy Carter ba lần. Chỉ vài giờ sau khi hạ cánh xuống Washington DC, Đặng yêu cầu được gặp riêng với Tổng thống Carter để thảo luận về vấn đề Việt Nam. Đề nghị của họ Đặng làm phía Mỹ ngạc nhiên. Chiều ngày 29 tháng Giêng, Đặng và phái đoàn gồm Ngoại Trưởng Hoàng Hoa, ********** Ngoại Giao Zhang Wenjin đến gặp TT Carter tại Tòa Bạch Ốc. Phía Mỹ, ngoài TT Carter còn có Phó Tổng Thống Walter Mondale, Ngoại Trưởng Cyrus Vance và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Brzezinski. Trong buổi họp, Đặng Tiểu Bình thông báo cho TT Mỹ biết Trung Quốc đã quyết định chống lại sự bành trướng của Liên Xô bằng cách tấn công Việt Nam và cần sự ủng hộ của Mỹ. Trái với mong muốn của Đặng Tiểu Bình, TT Carter không trả lời ngay, ngoài trừ việc yêu cầu họ Đặng nên “tự chế khi đương đầu với tình trạng khó khăn”.

Ngày hôm sau, Đặng Tiểu Bình nhận lá thư viết tay của TT Carter, trong đó ông có ý cản ngăn họ Đặng vì theo TT Carter dù Trung Quốc có đánh Việt Nam, Việt Nam cũng không rút quân khỏi Cambodia mà còn làm Trung Quốc sa lầy. TT Carter cũng nhắc việc xâm lăng Việt Nam có thể làm cản trở nỗ lực của Trung Quốc cổ võ cho một viễn ảnh hòa bình trên thế giới.

TT Carter viết lại trong nhật ký Jimmy Carter, Keeping Faith, Memoirs Of A President, Ngô Bắc dịch: “Sáng sớm hôm sau, họ Đặng và tôi một lần nữa hội kiến tại Văn Phòng Bàu Dục, chỉ có một thông dịch viên hiện diện. Tôi đã đọc to và trao cho ông ta một bức thư viết tay tóm tắt các lý luận của tôi nhằm ngăn cản một cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào Việt Nam. Ông ta đã nhấn mạnh rằng nếu họ quyết định chuyển động, họ sẽ triệt thoái các bộ đội Trung Quốc sau một thời gian ngắn – và các kết quả của một cuộc hành quân như thế nhiều phần có lợi và có hiệu quả lâu dài. Hoàn toàn khác biệt với tối hôm trước, giờ đây ông ta là một lãnh tụ cộng sản cứng rắn, quả quyết rằng dân tộc ông không xuất hiện với vẻ yếu mềm. Ông ta tuyên bố vẫn còn đang cứu xét vấn đề, nhưng ấn tượng của tôi là quyết định đã sẵn được lấy. Việt Nam sẽ bị trừng phạt.”

Ngày 30 tháng Giêng, trong một buổi họp khác với TT Carter, Đặng Tiểu Bình cho biết việc đánh Việt Nam đã được quyết định và sẽ không có gì làm thay đổi. Tuy nhiên, họ Đặng cũng nhấn mạnh chiến tranh sẽ xảy ra trong vòng giới hạn.

Đặng Tiểu Bình không mua chuộc được sự ủng hộ công khai của Mỹ để đánh Việt Nam nhưng ít ra không phải về tay trắng. Tổng thống Carter để lấy lòng “khách hàng khổng lồ” và “đồng minh chiến lược chống Liên Xô” đã đồng ý cung cấp tin tức tình báo các hoạt động của 50 sư đoàn Liên Xô trong vùng biên giới phía bắc Trung Hoa. Mỹ cũng dùng vệ tinh để theo dõi trận đánh biên giới và cũng nhờ những tấm ảnh chụp từ vệ tinh mà các cơ quan truyền thông biết ai đã dạy ai bài học trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1979. Trong buổi họp riêng với Tổng thống Carter trước khi lên máy bay, Đặng khẳng định “Trung Quốc vẫn phải trừng phạt Việt Nam”. Chuyến viếng thăm Mỹ là một thành công. Dù Mỹ không ủng hộ nhưng chắc chắc Đặng biết cũng sẽ không lên án Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Trên đường về nước, Đặng ghé Tokyo lần nữa để vận động sự ủng hộ của Nhật.

Hai ngày sau khi trở lại Bắc Kinh, ngày 11 tháng 2, 1979 Đặng triệu tập phiên họp mở rộng của Bộ Chính Trị và giải thích đặc điểm và mục tiêu của cuộc tâ;n công Việt Nam. Ngày 17 tháng 2, 1979, Đặng Tiểu Bình xua khoảng từ 300 ngàn đến 500 ngàn quân, tùy theo nguồn ghi nhận, tấn công Việt Nam.

Lãnh đạo CSVN ở đâu trong ngày quân Trung Quốc tràn qua biên giới?

Trong khi Đặng Tiểu Bình chuẩn bị một cách chi tiết từ đối nội đến đối ngoại cho cuộc tấn công vào Việt Nam, các lãnh đạo CSVN đã bị CSTQ tẩy não sạch đến mức nghĩ rằng người Cộng Sản đàn anh dù có giận cỡ nào cũng không nỡ lòng đem quân đánh đàn em CSVN. Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh Sự tại Quảng Châu nhắc lại “Trong tận đáy lòng chúng tôi vẫn hy vọng, có thể một cách ngây thơ rằng, Việt Nam và Trung Quốc từng quá gần gũi và hữu nghị, họ [Trung Quốc] chẳng lẽ thay đổi hoàn toàn với Việt Nam quá nhanh và quá mạnh như thế.”
Khi hàng trăm ngàn quân Trung Quốc tràn sang biên giới, ********* CS Phạm Văn Đồng và Đại Tướng Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng vẫn còn đang viếng thăm Campuchia. Tình báo Việt Nam không theo dõi sát việc động binh ồ ạt của Trung Quốc và cũng không xác định được hướng nào là trục tiến quân chính của quân Trung Quốc. Tác giả Xiaoming Zhang viết trong Tái đánh giá cuộc chiến Trung Việt 1979 “Rõ ràng tình báo Việt Nam thất bại để chuẩn bị cho việc Trung Quốc xâm lăng” và “Mặc dù Trung Quốc nhiều tháng trước đó đã có nhiều dấu hiệu chiến tranh, các lãnh đạo Việt Nam không thể nào tin “nước xã hội chủ nghĩa anh em” có thể đánh họ.

Dù bị bất ngờ, hầu hết các nhà phân tích quân sự, kể cả nhiều tác giả người Hoa, cũng thừa nhận khả năng tác chiến của phía Việt Nam vượt xa khả năng của quân đội Trung Quốc. Tạp chí Time tổng kết dựa theo các nguồn tin tình báo Mỹ, chỉ riêng trong hai ngày đầu thôi và khi các quân đoàn chính quy Việt Nam chưa được điều động đến, dân quân Việt Nam vùng biên giới đã hạ bốn ngàn quân chủ lực Trung Quốc. Tác giả Xiaobing Li, trong bài viết Quân đội Trung Quốc học bài học gì dựa theo khảo cứu A History of the Modern Chinese Army đã mô tả quân Trung Quốc chiến đấu tệ hại hơn cả trong chiến tranh Triều Tiên mấy chục năm trước.

Nếu ngày đó giới lãnh đạo CSVN không tin tưởng một cách mù quáng vào ý thức hệ CS và “tình hữu nghị Việt Trung”, nhiều ngàn thanh niên Việt Nam đã không chết, Lạng Sơn đã không bị san bằng, hai tiểu đoàn bảo vệ thị trấn Đồng Đăng chống cự lại hai sư đoàn Trung Quốc đã không phải hy sinh đến người lính cuối cùng.


Bài học lịch sử từ chiến tranh biên giới 1979

Từ đó đến nay, khi đánh khi đàm, khi vuốt ve khi đe dọa nhưng các mục tiêu của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc đối với Việt Nam từ chiến tranh biên giới 1979 đến Hội Nghị Thành Đô 1990 vẫn không thay đổi. Trung Quốc bằng mọi phương tiện sẽ buộc Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc về chế độ chính trị, là một phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Quốc và độc chiếm toàn bộ các quyền lợi kinh tế vùng biển Đông bao gồm cả các vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang tranh chấp.

Đặng Tiểu Bình trước đây và các lãnh đạo CSTQ hiện nay sẳn sàng dùng bất cứ phương tiện gì để thực hiện các chủ trương đó kể cả việc xóa bỏ nước Việt Nam trong bản đồ thế giới bằng một chính sách đánh phủ đầu (preemptive policy).

Đừng quên họ Đặng đã từng chia sẻ ý định này với Tổng thống Jimmy Carter “Bất cứ nơi nào, Liên Xô thò ngón tay tới, chúng ta phải chặt đứt ngón tay đó đi”. Đặng Tiểu Bình muốn liên minh quân sự với Mỹ như kiểu NATO ở châu Âu để triệt tiêu Liên Xô tại châu Á. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger giải thích quan điểm này của họ Đặng trong tác phẩm Về Trung Quốc (On China) của ông: “Những gì Đặng Tiểu Bình đề nghị về căn bản là chính sách đánh phủ đầu, đó là một lãnh vực trong chủ thuyết quân sự ngăn chận tấn công của Trung Quốc… Nếu cần thiết, Trung Quốc sẽ chuẩn bị phát động các chiến dịch quân sự để phá vỡ kế hoạch của Liên Xô, đặc biệt tại vùng Đông Nam Á”. “Đông Nam Á” và “ngón tay” theo ý Đặng Tiểu Bình tức là Việt Nam và liên kết quân sự theo dạng NATO không phải là để dời vài cột mốc, dở một đoạn đường rầy xe lửa, đụng độ biên giới lẻ tẻ mà là cuộc tấn công phủ đầu, triệt tiêu có tính quyết định trước khi Việt Nam có khả năng chống trả.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ bà Madeline Albright có câu nói rất hay “Lịch sử chưa bao giờ lập lại một cách chính xác nhưng chúng ta phải gánh lấy tai họa nếu không học từ lịch sử.” Với Chiến Tranh Lạnh đang diễn ra tại Châu Á hiện nay và với nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhưng không lối thoát cho bộ máy chính trị độc tài toàn trị đang được chạy bằng nhiên liệu Đại Hán cực đoan, chiến tranh sẽ khó tránh khỏi dù các bên có muốn hay không.

Việt Nam, quốc gia vùng trái độn giữa hai quyền lực thế giới, chưa bao giờ đứng trước một chọn lựa sinh tử như hôm nay. Một người có trách nhiệm với tương lai đất nước, dù cá nhân có mang một thiên kiến chính trị nào, cũng phải biết thức tỉnh, biết đặt quyền lợi dân tộc lên trên, biết chọn hướng đi thích hợp với đà tiến văn minh dân chủ của thời đại, chấm dứt việc cấy vào nhận thức của tuổi trẻ một tinh thần bạc nhược, đầu hàng. Lịch sử đã chứng minh, Trung Quốc giàu mạnh nhưng không phải là một quốc gia đáng sợ. Nỗi sợ hãi lớn nhất của người Việt Nam là sợ chính mình không đủ can đảm vượt qua quá khứ bản thân, không đủ can đảm thừa nhận sự thật và sống vì tương lai của các thế hệ con cháu mai sau.

Trần Trung Đạo


Tham khảo:

- Deng Xiaoping and China’s Decision to go to War with Vietnam, Xiaoming Zhang, MIT Press 2010
- China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment, Xiaoming Zhang
- Henry Kissinger, On China, The Penguin Press, New York 2011
- Graham Hutchings, Modern China, Harvard University Press, 2001
- A Reassessment, China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment, The China Quarterly, 2005
- Todd West, Failed Deterrence, University of Georgia
- Reuter, China admits 320,000 troops fought in Vietnam, May 16 1989
- Russell D. Howard, The Chinese People’s Liberation Army: “Short Arms and Slow Legs”, USAF Institute for National Security Studies 1999
- Wikipedia Đặng Tiểu Bình
- Wikipedia Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
- Vietnam tense as China war is marked, BBC, 16 February 2009
- A History of the Modern Chinese Armypp. P 255-256, 258-259 , Xiaobing Li (U. Press of Kentucky, 2007)
- Jimmy Carter, cựu Tổng Thống Hoa Kỳ, Ghi nhớ về chiến tranh Trung Quốc – Việt Nam năm 1979, Ngô Bắc dịch
- “Côn đồ” Đặng Tiểu Bình trong quan hệ Việt-Trung-Miên, Trần Trung Đạo
- Chu kỳ thù hận Việt-Trung-Miên, Trần Trung Đạo

https://www.facebook.com/lsvnqa/photos/a.134654876580026/718769278168580/?type=3&theater
Này cụ
Cuộc chiến biên giới 1979 là vấn đề quốc gia dân tộc
Cụ đừng có đem mấy bài lập lờ, năm cha ba mẹ kiểu như này post vào đây, bẩn thớt.
Đừng mượn cớ để lấn sang chính trị, làm sai lệch chính trị
Cụ nên sang các diễn đàn khác mà tìm gà để chăn

Cụ còn tiếp tục tôi vang cụ đấy
 

JAL

Xe tăng
Biển số
OF-352836
Ngày cấp bằng
29/1/15
Số km
1,422
Động cơ
278,145 Mã lực
Nơi ở
СССР
Tôi có coi cả bài này của ai đó trích, mang lên OF đây.
Có mấy nhận xét:
- giọng văn và cách dùng từ, hành văn quá nhiều từ cổ/cũ, là của bên VNCH (hỏa tiễn, phối trí...), nên họ không có nguồn chính xác và hiểu biết rõ ràng về TLPK.
- Các đơn vị quân GPND TQ có hiện diện ở MBVN thời kỳ trước 1968, chủ yếu là linh công binh làm cầu đường, sân bay... số lượng thì không rõ. Hồi bé sơ tán về quê, có thấy lính TQ, tuyên truyền và phân phát Mao tuyển và huy hiệu Mao trong làng.
- Đọc lịch sử quân chủng Phòng không - Không quân, có nói TQ trang bị cho VN 1 trung đoàn tên lửa phòng không loại nhái của Dvina, tuy nhiên chỉ là đời đầu, không có cải tiến chống nhiễu như các loại mà LX liên tục cải tiến và trang bị cho VN... nên khi đơn vị này (trang bị đạn và khi tài TQ) bắn không hạ mục tiêu nào. Không ghi nhận có đơn vị TLPK nào của TQ (chỉ huy và điều khiển tham chiến) trong thời kỳ KCCM.
Nó mới đăng ký nick, tôi đọc cái phát hiện ngay thằng mất dại, nó trộn lẫn các tư liệu với mục đích chính trị.
Nhưng vấn đề là, lịch sử ko như thế, tức là nó xuyên tạc lịch sử.
Đây chỉ có thể là mấy thằng dâm chủ mất dại hoặc thằng ba que già nào đó, noa nghĩ trong này ko ai biết gì
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,493
Động cơ
231,786 Mã lực
Tuổi
49
Một bài viết rất hay và chất lượng, và ngày càng rõ ràng rằng lãnh đạo chóp bu của ta đã đánh giá sai tình hình và tình báo chiến lược của ta ko tốt. Trước đây cụ Hồ khi còn sống đã dự đoán Mỹ chỉ chịu thua trên bầu trời Hà Nội, nhưng lãnh đạo chóp bu sau ko ai đủ tầm như cụ hoặc có đủ tầm nhưng ko được dùng
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,493
Động cơ
231,786 Mã lực
Tuổi
49
Nó mới đăng ký nick, tôi đọc cái phát hiện ngay thằng mất dại, nó trộn lẫn các tư liệu với mục đích chính trị.
Nhưng vấn đề là, lịch sử ko như thế, tức là nó xuyên tạc lịch sử.
Đây chỉ có thể là mấy thằng dâm chủ mất dại hoặc thằng ba que già nào đó, noa nghĩ trong này ko ai biết gì
Người Trung Quốc trong này khá đông đó cụ
 

JAL

Xe tăng
Biển số
OF-352836
Ngày cấp bằng
29/1/15
Số km
1,422
Động cơ
278,145 Mã lực
Nơi ở
СССР
Xem thường TQ thực sự là ngu ngốc. TQ chưa từng lên kế hoạch đánh thọc sâu xuống miền Bắc. Chỉ dựa vào câu chém gió hù doạ "ăn trưa HN" mà vỗ ngực cầm chân này nọ...Thực chất TQ chỉ giới hạn cuộc chiến ở các tỉnh biên giới Lạng Sơn, Lao Cai, Cao Bằng...
Với lực lượng trang bị nghèo nàn mà TQ vẫn đạt được mục tiêu như kế hoạch thì coi là thành công hay thất bại? Nên nhớ TQ trang bị cho ta đánh Mỹ dư sức.
Lính TQ hèn nhát? ko biết chiến đấu? Vâng hèn thì chắc ko khi 3 người 1 súng vẫn theo lệnh xông lên. Với người lính như vậy TQ đuổi quân Mỹ và quân LHQ chạy từ sông Áp Lục đến cảng Inchon. Chúng ta có đuổi được Mỹ chạy khỏi căn cứ trận nào ko? Ko nhầm duy nhất có 1 trận Làng Vây khi ta có lực lượng đông gấp nhiều lần, có thiết giáp còn Mỹ chỉ có khoảng đại đội tạp phí lù :(.
Vậy đấy.
Lại 1 cụ nữa ngây thơ đến vô cùng
Cha ông ngày đó của chúng ta dại cụ nhỉ, ngày đó cha ông ta bị khựa tấn công thế thì rút chạy béng về HN ăn phở để cho khựa thoải mái vào mấy tỉnh biên giới. Sau đó khựa đạt được mục đích thì nó rút quân và ta lại lên lại?
Cụ ngây thơ lắm cụ biết ko?
Còn những điều cụ nói về CT với Mỹ thì cụ chả biết tí gì ngoài việc ngồi phòng lạnh cào phím.
Giọng điệu này khả năng Khựa rồi
Con dân Việt ai thế này trừ đám bán nước thôi.
 

tomtomchát

Xe container
Biển số
OF-394561
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
6,406
Động cơ
255,735 Mã lực
Tuổi
48
Nơi ở
Phủ Khai Thông
2 tên lính TQ bên khẩu cối

thằng đi Đôn chề tay cầm quả cối nom tác phong chán nhở :(
cái đạo quân ăn cướp láo nháo này, nếu ta thả sức truy kích nhẽ thương vong nó gấp 3 - 4 lần nữa, về khỏi sủa bậy.
 

JAL

Xe tăng
Biển số
OF-352836
Ngày cấp bằng
29/1/15
Số km
1,422
Động cơ
278,145 Mã lực
Nơi ở
СССР
Người Trung Quốc trong này khá đông đó cụ
Vâng, em nhận ra rồi, qua lối hành văn rất đặc trưng của 1 thằng Khựa, mang tư tưởng thiên triều, Đại Hán, đó là "hãy biết sợ Trung Quốc"
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top