Mục đích và mục tiêu của Trung Quốc
Theo hồi ký của tướng Châu Đức Lễ, Tham mưu trưởng Quân khu
Quảng Châu, tháng 9 năm
1978, tại văn phòng Tổng Tham mưu trưởng
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc diễn ra một cuộc họp về "cách giải quyết vấn đề lãnh thổ bị quân
Việt Nam chiếm đóng". Mối quan tâm ban đầu là nhắm vào cuộc xung đột biên giới. Đề xuất đầu tiên tại cuộc họp muốn có một cuộc tấn công nhỏ vào một trung đoàn
Việt Nam tại Trùng Khánh,
Cao Bằng, Việt Nam giáp với
Quảng Tây,
Trung Quốc. Sau khi nhận được tin tình báo cho biết
Việt Nam sẽ tấn công
Campuchia, đa số người dự họp cho rằng cần có một cuộc tấn công tác động lớn đến
Hà Nội và tình hình
Đông Nam Á. Họ đề nghị tấn công vào một đơn vị quân chính quy
Việt Nam ở một khu vực địa lý rộng hơn. Cuộc họp kết thúc mà không đưa ra quyết định nào.
[48]
Tháng 11 năm
1978,
Đặng Tiểu Bình công du
Thái Lan,
Malaysia và
Singapore. Trong chuyến đi này, Đặng Tiểu Bình nói với lãnh đạo các nước này rằng
Trung Quốc sẽ dùng vũ lực nếu
Việt Nam tấn công
Campuchia.
[48]
Ngày
7 tháng 12 năm
1978,
Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa họp và ra quyết định mở một cuộc chiến hạn chế ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Cuộc chiến này sẽ được tiến hành một cách hạn chế, trong phạm vi 50 cây số từ biên giới và kéo dài hai tuần. Ngày
8 tháng 12 năm
1978, Quân ủy Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra chỉ thị cho các Quân khu
Quảng Châu và
Côn Minh chuẩn bị đầy đủ lực lượng trước ngày
10 tháng 1 năm
1979 để thực hiện chiến dịch tấn công
Việt Nam.
[48]
Tuyên bố chiến tranh của
Bắc Kinh nói rằng đây là cuộc chiến để quân
Trung Quốc "phản công" chống lại các khiêu khích của
Việt Nam. Phát ngôn viên của
Tân Hoa xã nói:
"Các lực lượng biên phòng Trung Quốc đã hành động khi tình hình trở nên không thể chấp nhận được và không còn lựa chọn nào khác. Chúng tôi không muốn một tấc đất nào của Việt Nam. Cái chúng tôi muốn là một đường biên giới ổn định và hòa bình. Sau khi đánh trả các thế lực hiếu chiến đủ mức cần thiết, các lực lượng biên phòng của chúng tôi sẽ quay lại bảo vệ chặt chẽ biên giới của tổ quốc".[47]
Nhiều nhà sử học phương Tây cho rằng cuộc chiến có những mục đích không rõ ràng, trong đó dễ thấy nhất là mục đích trừng phạt
Việt Nam vì đã lật đổ chế độ
Khmer Đỏ tại
Campuchia – một đồng minh của
Trung Quốc và là một trong những chế độ tàn bạo nhất của thế kỷ XX. Về sau, một số nhà sử học suy đoán rằng cuộc chiến có vẻ là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội của
Đặng Tiểu Bình khi nó thể hiện rõ các khiếm khuyết của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Những người khác cho rằng Đặng Tiểu Bình gây ra chiến tranh để giữ cho quân đội bận rộn trong khi ông củng cố quyền lực và loại bỏ các đối thủ cánh tả từ thời
Mao Trạch Đông.
Tiến sĩ Xiaoming Zhang, từ trường Air War College, Hoa Kỳ cho rằng
Đặng Tiểu Bình quyết định tấn công
Việt Nam vì
"Nguyên do trước tiên và quan trọng nhất là cách Đặng phản ứng trước đe dọa của Liên Xô với Trung Quốc khi đó. Liên minh của Hà Nội với Moskva khiến Đặng tin rằng đe dọa của Liên Xô không chỉ từ phía bắc mà cả từ phía nam... Các lãnh đạo Trung Quốc tin rằng tấn công trừng phạt Việt Nam sẽ là cú đòn đánh vào chiến lược bành trướng toàn cầu của Liên Xô. Rốt cuộc có lẽ Trung Quốc đã phản ứng thái quá trước đe dọa của Liên Xô. Nhưng vào lúc đó, Đặng Tiểu Bình thực sự tin vào nó. Còn có những yếu tố khác tác động quyết định gây chiến của Đặng, gồm chính trị trong nước và quan hệ với Mỹ. "Hành vi sai trái" của Việt Nam, đặc biệt là liên minh với Liên Xô, làm người Trung Quốc giận dữ. Họ muốn trừng phạt đồng minh phản bội sau nhiều năm Trung Quốc phải hy sinh giúp đánh Mỹ. Các va chạm biên giới cũng khích động tình cảm người Trung Quốc. Yếu tố tình cảm đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự đồng thuận trong giới lãnh đạo chính trị và quân sự ủng hộ Đặng gây chiến... Đặng tin rằng liên minh với phương Tây sẽ chứng tỏ Trung Quốc có giá trị trong cuộc đấu tranh chống Liên Xô bành trướng và rằng để đổi lại, phương Tây sẽ giúp Trung Quốc cải tổ kinh tế. Ngoài ra, đấu tranh quyền lực trong đảng, cộng thêm phe nhóm trong quân đội, cũng khiến Đặng càng sẵn sàng có hành động quân sự chống Việt Nam. Theo ông ta, làm thế sẽ khuấy động ủng hộ trong nước và nước ngoài, tạo nên môi trường an toàn và ổn định để Trung Quốc hiện đại hóa".[49]
Theo Carl Thayer, trong mắt
Trung Quốc,
Hà Nội đã vô ơn với
Bắc Kinh: sau khi được giúp đỡ trong cuộc chiến chống Mỹ thì quay sang bạc đãi cộng đồng
người Hoa, quan hệ nồng ấm với
Liên Xô mà khi đó
Trung Quốc coi là kẻ thù, rồi lại tấn công quân sự lật đổ đồng minh
Khmer Đỏ của
Bắc Kinh.
Trung Quốc muốn "
dạy cho Việt Nam một bài học" vì đã thách thức uy quyền và ảnh hưởng của Trung Quốc tại vùng
Đông Dương. Bên cạnh việc xâm lấn Việt Nam để "bình định vùng biên giới" sau nhiều năm căng thẳng với các xung đột ngày càng nhiều, Trung Quốc phải hành động để chứng tỏ uy tín của mình trong việc bảo vệ đồng minh
Khmer Đỏ.
[50]
Đối với
Việt Nam, cuộc chiến là một phần trong kế hoạch
bành trướng về phía nam của
Trung Quốc.
[51][52] Trước khi có xung đột,
Việt Nam đã đề phòng những kế hoạch tiến xuống
Đông Dương (bao gồm biển Đông).
Trung Quốc đã viện trợ vũ khí, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác cho
Campuchia và xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng, đồng thời xúi giục
Khmer Đỏ tấn công
Việt Nam. Sau khi khống chế
Campuchia rồi sẽ dùng bàn đạp để phối hợp với quân
Trung Quốc ở phía bắc làm thế gọng kìm bao vây, nếu cần sẽ tấn công để buộc
Việt Nam khuất phục. Theo phân tích của phía Việt Nam, mục tiêu chính của
Trung Quốc trong hành động quân sự lần này gồm:
[53]
- Nhanh chóng chiếm đóng vùng biên giới Việt-Trung, đặc biệt là các thị xã trọng yếu gồm Lạng Sơn (chốt chặn nối Quốc lộ 1A của Việt Nam với Trung Quốc), Cao Bằng và Lào Cai. Vùng chiếm đóng dự kiến với bề sâu chừng vài chục km sẽ được Trung Quốc sử dụng làm bàn đạp cho các cuộc tấn công vào sâu nội địa Việt Nam.
- Tiêu hao lực lượng chủ lực và làm suy yếu khả năng phòng ngự phía Việt Nam bằng việc quét sạch các đồn biên phòng, tiêu diệt một phần lực lượng quân địa phương và các đơn vị quân độc lập khác của Việt Nam.
- Hủy diệt cơ sở hạ tầng và nền kinh tế ở các vùng chiếm đóng để đưa nền kinh tế Việt Nam tới chỗ sụp đổ.
Nguồn:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_biên_giới_Việt–Trung_1979