1. Theo Luật: ... điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường quy định
2. Theo cụ:
- Làn đường quy định là làn đường xe đang xét có quy định đi trên đó mà không có quy định đi trên làn khác
- Mỗi làn đường được giới hạn bởi vạch kẻ phân chia làn đường
- Cụ cũng đã công nhận việc:
+ đỗ nửa xe truớc, nửa xe sau biển cấm đỗ là Sai luật ( không cần phải đỗ hết xe sau biển )
+ xây lấn sang đất nhà hàng xóm dù chỉ 5cm cũng là Sai luật ( không cần phải lấn hết đất nhà người ta )
+ bản chất của hành vi ngồi tựa lưng vào tường và hành vi trèo lên tường rồi đu nửa người vào nhà người ta là khác nhau
+ ngồi ghế 49 và gác chân lên ghế 47 là sai 2 quy định
Vậy tại sao cụ cho rằng hành vi đi dạng háng trên đường ( lấn sang làn của người khác ) chỉ là lỗi: Không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh của vạch kẻ đường? Lý do: vì xe chưa nằm hoàn toàn ở làn bên kia?
- nếu cụ khẳng định chỉ phạm lỗi: "Không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh của vạch kẻ đường", đồng nghĩa với việc cụ thừa nhận xe đó đang đi đúng làn đường quy định? Phải chăng cái làn đường quy định mà cụ nêu nó cho phép đi như vậy?
Thanks
A.
Quy định xử phạt vi phạm hành chính
"đi không đúng làn đường quy định" là để áp dụng với hành vi vi phạm quy định "đi đúng làn đường, phần đường quy định " của điều 9 Luật GTĐB 2008 !
"làn đường, phần đường quy định" là làn đường, phần đường được quy định cho một loại xe hoặc một số loại xe đi trên đó !
Để hiểu rõ hơn khái niệm "làn đường, phần đường quy định" có thể thông qua lịch sử xây dựng và phát triển của Luật GTĐB
- LUẬT ĐI ĐƯỜNG BỘ (1955)
Trên các đường giao thông cũng như các đường phố, tất cả các loại xe cộ trừ xe lửa và xe điện có đường riêng, chạy bằng động cơ hay do sức người, súc vật kéo đẩy, người đi ngựa, người đi bộ đều phải đi về phía tay phải mình.
Khi một đường hay một phần đường đã dành riêng cho người đi bộ hay cho một loại xe nào thì chỉ người đi bộ hoặc loại xe ấy được đi mà thôi.
- ĐIỀU LỆ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ (1989)
Các loại xe có động cơ hay không có động cơ chạy trên đường giao thông đều phải đi về phía bên phải chiều đi của phần đường loại xe mình.
Nếu trên đường có chia thành nhiều làn xe thì các loại xe phải chấp hành nghiêm chỉnh việc đi trên từng làn xe đã quy định cho từng loại xe đó
- ĐIỀU LỆ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ (1995 & 2001)
Các loại xe (có động cơ hay không có động cơ) chạy trên đường giao thông đều phải đi về phía bên phải chiều đi của phần đường quy định cho loại xe mình đang điều khiển.
Nếu trên đường có chia thành nhiều làn xe thì các loại xe phải chấp hành nghiêm chỉnh việc đi trên từng làn xe đã quy định cho loại xe đó.
B.
Điều 13 Luật GTĐB quy định :
Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
- Quy định này không áp dụng với 2 làn đường cho xe đi ngược chiều !
C.
Với 2 làn đường ngược chiều nhau hành vi không đi trong 1 làn đường được gọi là
đè lên vạch hay
lấn làn
Hành vi này có vi phạm hay không vi phạm được căn cứ theo quy định của vạch đường tim chứ không phải theo quy định của làn đường
1. Vạch đường tim trên mặt đường có hai luồng xe đi ngược chiều bằng mầu vàng đứt khúc. Dùng để phân hai luồng xe đi ngược chiều, vạch này được vẽ ở tim đường, tuy nhiên tuỳ tổ chức giao thông không nhất thiết phải vẽ đúng tim đường. Trường hợp dùng vạch này thì xe được phép chạy đè lên vạch để vượt xe khác hoặc rẽ về bên trái;
- Trường hợp này "không đi trong 1 làn đường" hay "đè lên vạch" hay "lấn làn" (để vượt xe hoặc rẽ trái) là
không vi phạm quy định
2. Vạch liền vàng: Khi theo chiều dọc đường có tác dụng phân cách làn xe chạy ngược chiều và không được lấn làn (đè lên vạch).
- Trường hợp này "không đi trong 1 làn đường" hay "đè lên vạch" hay "lấn làn" (để vượt xe hoặc rẽ trái) là
vi phạm quy định
3. Vạch màu vàng gồm hai đường kẻ liền ở tim đường biểu thị nghiêm cấm xe vượt xe hoặc chạy đè lên vạch.
- Trường hợp này "không đi trong 1 làn đường" hay "đè lên vạch" hay "lấn làn" (để vượt xe hoặc rẽ trái) là
vi phạm quy định
4. Vạch gồm một đường liền và một đường đứt khúc màu chạy song song với nhau ở tim đường:
* Để biểu thị bên có đường liền là cấm các xe vượt qua vạch để vượt xe hoặc rẽ về bên trái
- Trường hợp này "không đi trong 1 làn đường" hay "đè lên vạch" hay "lấn làn" (để vượt xe hoặc rẽ trái) là vi phạm quy định
* Để biểu thị bên có đường đứt khúc thì cho phép các xe chạy đè lên vạch để vượt xe và được rẽ về bên trái.
- Trường hợp này "không đi trong 1 làn đường" hay "đè lên vạch" hay "lấn làn" (để vượt xe hoặc rẽ trái) là không vi phạm quy định
Kết luận:
- Hành vi "không đi trong 1 làn đường" hay "đè lên vạch" hay "lấn làn" đối với 2 làn đường ngược chiều nhau là hành vi có chấp hành hoặc không chấp hành quy định của vạch kẻ đường (cụ thể là vạch đường tim) !
- Áp dụng quy định xử lý hành vi vi phạm quy định của làn đường đối với loại phương tiện cho hành vi vi phạm quy định của vạch kẻ đường là sai luật !