Tương quan lực lượng về vũ khí bỏ qua, vì nếu so sánh sẽ rất buồn cưới khi so Bắc VN với Mỹ, nhưng về số lượng lính thì cả Giải phóng+bộ đội chính quy lúc đông nhất cũng chỉ bằng 1/3 khi so riêng với VNCH, ngoài ra còn Mỹ (lúc đông nhất số lượng lính Mỹ cũng đông gấp rưỡi so với VC) và các loại lính chư hầu khác!
Lính VC di chuyển bằng chân+hậu cần mang vác bằng vai, mất cả ngày, tuần, có khi cả tháng mới đến được điểm chiến dịch, khi tình thế không thuận lợi hầu như không có khả năng rút ra, còn đối phương tồi nhất có ô tô, còn không là số lượng trực thăng khổng lồ. Mất có khi chỉ vài chục phút, cùng lắm chỉ vài giờ để di chuyển, tiếp tế,...!
Cho nên có những trận VC chịu thiệt hại lớn là điều chẳng ai nghi ngờ!
Nhưng xét chung thì trận An Lộc này cũng gần giống như trận B52 đánh Hải Phòng tháng 4/1972.
B52 vào đánh Hải Phòng, hàng trăm quả SAM2 được bắn lên mà không một cái B52 nào xây sát.
Và sau đó là trận quyết chiến chiến lược 12 ngày đêm, B52 rụng như sung, Hiệp định Paris được ký kết với các điều khoản có lợi cho phía VC để chỉ hơn 2 năm sau giải phóng MN, thống nhất đất nước (dù đến bây giờ Mỹ vẫn nói là chiến thắng).
Sau An Lộc có Phước Long!
Từ sau Hiệp định Paris (1/1973) phía VNDCCH hầu như không còn nhận được viện trợ lớn nào về vũ khí, nhất là đạn pháo lớn, nên đạn pháo thiếu trầm trọng cho cả những trận đánh cỡ vừa, chưa nói đến chiến dịch lớn.
Ngay khi chuẩn bị đánh Phước Long cơ số đạn dự định cho chiến dịch cũng được dự định rất hạn chế. Nhưng toàn bộ số đạn pháo sử dụng trong chiến dịch Hồ Chí Minh cũng chưa hết số thu được từ Phước Long. Nhờ có trận này mà phía VC xây dựng lại chiến lược giải phóng MN VN chỉ trong 2 năm (thực tế còn ngắn hơn rất nhiều).
Phước Long thành công, cũng nhờ những kinh nghiệm thu được từ An Lộc (chuẩn bị lực lượng, cách chặn viện, phòng không, không húc vào chỗ cứng nhất,...).
Ý nghĩa của Phước Long có thể nói ngang với Buôn Mê Thuật (nếu không nói còn hơn), không chỉ về số lượng đạn pháo thu được cho ý đồ chiến lược những năm tiếp theo, mà còn về vị trí chiến lược cho phép VC di chuyển tự do suốt chiều dài MN VN để tùy ý chọn điểm mở các chiến dịch lớn. Trận này còn nắn gân, thăm dò phản ứng can thiệp của Mỹ khi VNCH bị đe doạ bằng quân sự,...!
Xem lại, người ta có khi phải nghĩ là VC đã hắc được đầu TT Ng: Văn Thiệu ở trận Phước Long (đến gần lúc mất mà vẫn gửi đạn pháo đến)!