[Funland] An Dân- Bài học cốt tủy!

deeplearning

Xe điện
Biển số
OF-417775
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
2,634
Động cơ
236,390 Mã lực
Nói cho đơn giản như xem tướng số. Nếu lãnh đạo nào mà lên chức trong khi con cái người thân vẫn ở đó trong nhiệm kỳ hoặc không có chuyện nắm tóc kéo lên thì người đó ít nhiều còn đủ tư cách lo cho dân. Còn lại cứ con cái vây cánh kéo lên ầm ầm thì quên cmn luôn cho đỡ tốn bộ nhớ. Cụ Tổng mà không có tí tư cách CM còn lại thì có mà 3X nó cho đi trong một nốt nhạc !
 

bojfmxojfm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481470
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
3,096
Động cơ
216,520 Mã lực
Tuổi
106
Nơi ở
Số 2 phố Lò Gạch, Làng Vũ Đại
Em trả lời Cụ bằng danh mục các tính cách đặc trưng của người Việt dưới đây.
Tức là đặt người Việt Trung đại - Hiện đại vào vị trí lãnh đạo Chú Phỉnh nào thì các tật xấu cố hữu nó vẫn nổi lên đùng đùng.
Khắc phục được điều đó phải có Idol, mà Idol thời trước mà sống ở thời đại này người ta gọi là thằng dở người.
Các giá trị đạo đức đảo lộn không phải là tự nhiên, hẳn là các bản chất tốt đẹp của dân tộc mai một trong hơn 70 năm là do đâu vì đâu Cụ tự suy luận được.
Củi - Lò hay Lò - Củi chỉ là hiện tượng, không miêu tả quá trình, tựu chung là có thứ hấp hối gần 20 năm nay nhưng bạo lực của nó vẫn còn là nỗi ám ảnh cho cả dân tộc khiến tê liệt ý chí.
Khi nhà đã nát chỉ còn cố kéo dài để nó không sụp chứ không thể xây nhà trong nhà được.

1 Tính vừa phải (chiết trung, trung dung), không thái quá, không cực đoan.
2. Tính linh động, mềm dẻo (không quá cứng nhắc).
3. Tính độc lập cao, tinh thần bất khuất.
4. Chuộng thực tế hơn viển vông (không thích chuyện xa vời).
5. Thích sự thoải mái, tự nhiên (đặc biệt ở Nam Bộ).
6. Giàu nghi lực (sức chịu đựng).
7. Can đảm, mưu trí.
8. Hiền hòa, nhân hậu, độ lượng, giàu lòng tha thứ, coi trọng tình nghĩa.
9. Thông minh, hiếu học.
10 Không quá khích, không hiếu thắng...
11. Tính lạc quan vui vẻ (hay cười).
12 Tính bất ốn đinh do thiếu nội lực.
13. Tự ái cá nhân lớn hơn tự ái dân tộc. Tự ái nhiêu hơn tự trọng (hay tự ái vặt)
14. Tính ăn xổi ở thì, không nghĩ đến cái lợi lâu dài, thường nghĩ đến cái lợi trước mắt.

15. Tính nghệ sĩ (nên hay bốc đồng).
16. Kém tưởng tưởng tượng và sáng tạo ít sáng kiến, giỏi bắt chước.
17. Kém tổ chức.
18. Kém óc phân tích.
19. Thiếu đoàn kết.
20. Trọng hư danh, ưa ninh hót.
21. ít tôn trọng kỷ luật, thiếu nghiêm túc trong công việc.
22. Thiếu tinh thần trách nhiệm (hay sợ trách nhiệm).
23. Giàu cảm tính, cảm xúc (nhạy cảm). Sống và làm việc bằng tình cảm hơn là lý trí (hay sợ mất lòng người khác) .
24. Thiếu tính chân thật, ngay thẳng.
25. Tư đức lớn hơn công đức, óc cá nhân lớn hơn óc xã hội.
26. Thiếu tính nhẫn nhục (vì thiếu tiểu nhẫn nên thường làm hư đại sự).
27. Thiếu tự tin, nhút nhát.
28. Vọng ngoại (Bụt nhà không thiêng).
29. Hay có óc cục bộ địa phương.
30. Óc chiến thuật hơn óc chiến lược
31. Tính tùy tiện, cẩu thả.
32. Lãng phí thời giờ và tiền bạc.
33. Tính coi trời bằng Vung (không coi việc gì trên đời là quan trọng cả).
34. Tính hay đố kỵ, ích kỷ, ưa dèm pha, nói xấu kẻ khác.
35. Tính bảo thủ, hay cố chấp, thành kiến.
36. Tính thích nhàn tản. Ham chơi hơn ham làm việc.
37. Tính thích danh hơn thích làm giàu (không quá coi trọng đồng tiền).
38. Tính hay bao biện, ôm đồm không coi trọng chuyên môn.
39. Tính không rõ ràng, thích nói' chung chung.
40. Tính hay tò mò, tọc mạch, ngồi lê đôi mách.
41. Tính láu cá, khôn vặt, ranh ma.
42. Tính hay thù vặt, hay gây gổ, đánh nhau vì chuyện không đâu.
43. Thích nói (viết) hơn làm. Thích chỉ huy (làm đầu gà hơn làm đuôi voi) nhưng lại kém về quản lý.
44. Hay để ý đến tiểu tiết hơn là đại thể.
45. Thường thấy gần, ít thấy xa.
46. Tính hay ăn uống (thích ăn nhậu). Trong những điểm tâm lý nói trên cá thể có một số nét tìm thấy ở các dân tộc khác như người Hoa, người Phi, người Mã Lai... Nói chung là không hẳn chỉ có ở dân tộc Việt Nam.

Củi- Lò rồi lại Lò- Củi, ấy cũng là lẽ xuôi hay nói cách khác là trong Âm có Dương, trong Dương có Âm và cũng là hai mặt đối lập khống chế lẫn nhau.

Nhưng tại sao phải có Lò, tại sao phải là Củi? Nhân chuyện bác Nhạc sĩ xộ khám, ăn cơm khay mặc áo số, em có vài suy nghĩ cảm thán vì tính liêm chính và cũng vì khẩu hiệu " Chính phủ kiến tạo" .

Để là một chính phủ kiến tạo, ngoài vấn đề Thượng tôn pháp luật thì việc An Dân cũng là hệ trọng cho một xã hội phát triển bền vững. Trong mối tương quan hai phía, Chính phủ sẽ hành động theo trách nhiệm, còn người dân chỉ có tấm lòng. Tuy nhiên, mọi sự thành bại của các quyết sách do Chính phủ đưa ra lại phụ thuộc vào tấm lòng ấy, như một chân lý ngàn năm của người Việt đã được tuyên ngôn bởi nhà tư tưởng lớn của dân tộc Nguyễn Trãi: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.

Yên dân trong dài hạn là bảo đảm sự ổn định của hệ thống luật pháp trong một môi trường chính sách năng động. Điều này là một điều kiện cần thiết của một xã hội và nền kinh tế định hướng phát triển, và bản thân nó đang là thực tiễn chung ở nhiều quốc gia.

Trong hệ thống pháp luật, có ba trụ cột quan trọng bảo đảm cho sự yên dân. Đó là Bộ luật Dân sự (bảo đảm cho người dân quyền sở hữu), Bộ luật Hình sự (bảo đảm cho người dân biết tình huống nào mình bị tước quyền tự do hay tính mạng) và hệ thống tòa án (bảo đảm cho người dân niềm tin vào thực thi công lý).

Hiện tại, Bộ luật Dân sự chưa bảo đảm quyền sở hữu thật sự cho mỗi người dân chừng nào đất đai vẫn chưa thuộc sở hữu của họ. Bộ luật Hình sự nhiều năm qua đã từng quy định tội “Cố ý làm trái các quy định quản lý kinh tế của Nhà nước” ( như cách mà CQDT khởi tố và bắt anh # chiều nay), một cách áp đặt đầy cảm tính và duy ý chí đối với người bị coi phạm tội dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo ngành nghề và rất may là từ 1/1/2018 thì điều luật này sẽ bị loại bỏ hoặc như việc chủ nhà không biết/ không thể hiểu rõ thế nào là phòng vệ chính đáng nếu bị người lạ đột nhập, xâm phạm quyền riêng tư/ nơi cư trú!

Còn đối với các tòa án, qua nhiều vụ án oan sai mà Nhà nước đang phải bỏ hàng tỉ đồng ngân sách ra bồi thường, cho thấy thực trạng của nhiều tình huống “tòa xử thế nào cũng được” vẫn tiếp tục tồn tại.

Ngoài ra, nhìn nhận khái quát cho thấy có sự chi phối của các chính sách ngắn hạn quá nhiều trong các đạo luật, khiến cho chúng cứ trung bình khoảng chục năm phải sửa đổi một lần, đồng nghĩa với sự xáo trộn không thể dự tính trong đời sống của người dân với chu kỳ tương tự. Thực tế này đòi hỏi đã đến lúc các cơ quan hữu trách phải động não và ngâm kíu để phân định rành mạch và khoa học giữa hai phạm trù pháp luật và chính sách thay cho nguyên lý “pháp luật thể chế hóa chính sách” vẫn được quan niệm bấy nay.

Đôi dòng chém gió sau cuộc nhậu gọi là " mua vui cũng được một vài trống canh". :D
 

cuongtelecoms

Xe buýt
Biển số
OF-328062
Ngày cấp bằng
22/7/14
Số km
823
Động cơ
299,998 Mã lực
Nói cho đơn giản như xem tướng số. Nếu lãnh đạo nào mà lên chức trong khi con cái người thân vẫn ở đó trong nhiệm kỳ hoặc không có chuyện nắm tóc kéo lên thì người đó ít nhiều còn đủ tư cách lo cho dân. Còn lại cứ con cái vây cánh kéo lên ầm ầm thì quên cmn luôn cho đỡ tốn bộ nhớ. Cụ Tổng mà không có tí tư cách CM còn lại thì có mà 3X nó cho đi trong một nốt nhạc !
Đối với người đã làm (đánh giá quá khứ) thì cách của cụ hoàn toàn đúng. Nhưng cách của cụ có hai điểm chưa thể khắc phục:
1. Cách này phải thử mới biết. Mà lỡ, đưa một người không có đủ tư cách lo cho dân lên rồi, kéo xuống đâu có dễ. Chưa kể, người đó, trong nhiệm kỳ của mình (khi các cụ chưa kịp phát hiện ra) đã đưa một loạt vây cánh lên rồi. Giờ phải tìm cách nào biết trước khi đưa lên cụ ơi.
2. Cách này mới chỉ đảm bảo về mặt đạo đức (tư cách). Lo cho dân còn phải cần trình độ (tài và tầm). Cụ cho em cách nào đo đếm chỉ tiêu này đi?

Đấy còn là chưa kể trường hợp, có những cái quyết sách bây giờ tưởng sai hoặc cho là bình thường nhưng 50 năm nữa mọi người lại cho là đúng ấy cụ. Tầm của người lãnh đạo nhiều khi là như vậy.
 

deeplearning

Xe điện
Biển số
OF-417775
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
2,634
Động cơ
236,390 Mã lực
Đối với người đã làm (đánh giá quá khứ) thì cách của cụ hoàn toàn đúng. Nhưng cách của cụ có hai điểm chưa thể khắc phục:
1. Cách này phải thử mới biết. Mà lỡ, đưa một người không có đủ tư cách lo cho dân lên rồi, kéo xuống đâu có dễ. Chưa kể, người đó, trong nhiệm kỳ của mình (khi các cụ chưa kịp phát hiện ra) đã đưa một loạt vây cánh lên rồi. Giờ phải tìm cách nào biết trước khi đưa lên cụ ơi.
2. Cách này mới chỉ đảm bảo về mặt đạo đức (tư cách). Lo cho dân còn phải cần trình độ (tài và tầm). Cụ cho em cách nào đo đếm chỉ tiêu này đi?

Đấy còn là chưa kể trường hợp, có những cái quyết sách bây giờ tưởng sai hoặc cho là bình thường nhưng 50 năm nữa mọi người lại cho là đúng ấy cụ. Tầm của người lãnh đạo nhiều khi là như vậy.
Mọi thứ đều có thượng trung hạ. Thượng thì tam quyền phân lập, nhiều hơn 1 Đảng để giám sát nhau. Trung thì phải có cơ chế chịu trách nhiệm, trừng phạt nặng khi sai sót. Còn cái em nói ở trên có lẽ là hạ sách (xem tướng mà). Dù sao vẫn còn hơn "vô phương cứu sách" như bây giờ, đưa thằng nào lên cũng đớp hít nhiệt tình.
 

cuongtelecoms

Xe buýt
Biển số
OF-328062
Ngày cấp bằng
22/7/14
Số km
823
Động cơ
299,998 Mã lực
Mọi thứ đều có thượng trung hạ. Thượng thì tam quyền phân lập, nhiều hơn 1 Đảng để giám sát nhau. Trung thì phải có cơ chế chịu trách nhiệm, trừng phạt nặng khi sai sót. Còn cái em nói ở trên có lẽ là hạ sách (xem tướng mà). Dù sao vẫn còn hơn "vô phương cứu sách" như bây giờ, đưa thằng nào lên cũng đớp hít nhiệt tình.
Haha. Cụ lại "động chạm" như post trước em viết rồi. Nhưng, viết rõ thế này liệu có bị bem thớt không cụ :)
 

deeplearning

Xe điện
Biển số
OF-417775
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
2,634
Động cơ
236,390 Mã lực
Haha. Cụ lại "động chạm" như post trước em viết rồi. Nhưng, viết rõ thế này liệu có bị bem thớt không cụ :)
Bem cũng chẳng sao, em nghĩ sao nói vậy, nếu nói thật mà còn phải rụt rè thì thôi đập bàn phím cho xong. Em là fan hâm mộ cụ Tổng mà !
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,379
Động cơ
624,119 Mã lực
Em trả lời Cụ bằng danh mục các tính cách đặc trưng của người Việt dưới đây.
Tức là đặt người Việt Trung đại - Hiện đại vào vị trí lãnh đạo Chú Phỉnh nào thì các tật xấu cố hữu nó vẫn nổi lên đùng đùng.
Khắc phục được điều đó phải có Idol, mà Idol thời trước mà sống ở thời đại này người ta gọi là thằng dở người.
Các giá trị đạo đức đảo lộn không phải là tự nhiên, hẳn là các bản chất tốt đẹp của dân tộc mai một trong hơn 70 năm là do đâu vì đâu Cụ tự suy luận được.
Củi - Lò hay Lò - Củi chỉ là hiện tượng, không miêu tả quá trình, tựu chung là có thứ hấp hối gần 20 năm nay nhưng bạo lực của nó vẫn còn là nỗi ám ảnh cho cả dân tộc khiến tê liệt ý chí.
Khi nhà đã nát chỉ còn cố kéo dài để nó không sụp chứ không thể xây nhà trong nhà được.

1 Tính vừa phải (chiết trung, trung dung), không thái quá, không cực đoan.
2. Tính linh động, mềm dẻo (không quá cứng nhắc).
3. Tính độc lập cao, tinh thần bất khuất.
4. Chuộng thực tế hơn viển vông (không thích chuyện xa vời).
5. Thích sự thoải mái, tự nhiên (đặc biệt ở Nam Bộ).
6. Giàu nghi lực (sức chịu đựng).
7. Can đảm, mưu trí.
8. Hiền hòa, nhân hậu, độ lượng, giàu lòng tha thứ, coi trọng tình nghĩa.
9. Thông minh, hiếu học.
10 Không quá khích, không hiếu thắng...
11. Tính lạc quan vui vẻ (hay cười).
12 Tính bất ốn đinh do thiếu nội lực.
13. Tự ái cá nhân lớn hơn tự ái dân tộc. Tự ái nhiêu hơn tự trọng (hay tự ái vặt)
14. Tính ăn xổi ở thì, không nghĩ đến cái lợi lâu dài, thường nghĩ đến cái lợi trước mắt.

15. Tính nghệ sĩ (nên hay bốc đồng).
16. Kém tưởng tưởng tượng và sáng tạo ít sáng kiến, giỏi bắt chước.
17. Kém tổ chức.
18. Kém óc phân tích.
19. Thiếu đoàn kết.
20. Trọng hư danh, ưa ninh hót.
21. ít tôn trọng kỷ luật, thiếu nghiêm túc trong công việc.
22. Thiếu tinh thần trách nhiệm (hay sợ trách nhiệm).
23. Giàu cảm tính, cảm xúc (nhạy cảm). Sống và làm việc bằng tình cảm hơn là lý trí (hay sợ mất lòng người khác) .
24. Thiếu tính chân thật, ngay thẳng.
25. Tư đức lớn hơn công đức, óc cá nhân lớn hơn óc xã hội.
26. Thiếu tính nhẫn nhục (vì thiếu tiểu nhẫn nên thường làm hư đại sự).
27. Thiếu tự tin, nhút nhát.
28. Vọng ngoại (Bụt nhà không thiêng).
29. Hay có óc cục bộ địa phương.
30. Óc chiến thuật hơn óc chiến lược
31. Tính tùy tiện, cẩu thả.
32. Lãng phí thời giờ và tiền bạc.
33. Tính coi trời bằng Vung (không coi việc gì trên đời là quan trọng cả).
34. Tính hay đố kỵ, ích kỷ, ưa dèm pha, nói xấu kẻ khác.
35. Tính bảo thủ, hay cố chấp, thành kiến.
36. Tính thích nhàn tản. Ham chơi hơn ham làm việc.
37. Tính thích danh hơn thích làm giàu (không quá coi trọng đồng tiền).
38. Tính hay bao biện, ôm đồm không coi trọng chuyên môn.
39. Tính không rõ ràng, thích nói' chung chung.
40. Tính hay tò mò, tọc mạch, ngồi lê đôi mách.
41. Tính láu cá, khôn vặt, ranh ma.
42. Tính hay thù vặt, hay gây gổ, đánh nhau vì chuyện không đâu.
43. Thích nói (viết) hơn làm. Thích chỉ huy (làm đầu gà hơn làm đuôi voi) nhưng lại kém về quản lý.
44. Hay để ý đến tiểu tiết hơn là đại thể.
45. Thường thấy gần, ít thấy xa.
46. Tính hay ăn uống (thích ăn nhậu). Trong những điểm tâm lý nói trên cá thể có một số nét tìm thấy ở các dân tộc khác như người Hoa, người Phi, người Mã Lai... Nói chung là không hẳn chỉ có ở dân tộc Việt Nam.
Thay đổi cả hệ tư tưởng như thế là cũng khó lắm đấy. Mấy nước như Mã, Phi, Thái. Hàn... thay đổi được hệ tư tưởng có lẽ là nhờ thực dân Anh, Mỹ. Riêng Pháp không ăn thua, các nước do Pháp đô hộ trước đây giờ toàn đì đẹt.
 

bojfmxojfm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481470
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
3,096
Động cơ
216,520 Mã lực
Tuổi
106
Nơi ở
Số 2 phố Lò Gạch, Làng Vũ Đại
Thay đổi cả hệ tư tưởng như thế là cũng khó lắm đấy. Mấy nước như Mã, Phi, Thái. Hàn... thay đổi được hệ tư tưởng có lẽ là nhờ thực dân Anh, Mỹ. Riêng Pháp không ăn thua, các nước do Pháp đô hộ trước đây giờ toàn đì đẹt.
Trong các hệ tư tưởng hiện đại phù hợp với đặc tính người Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng cá nhân em nghĩ Chủ nghĩa Tam Dân mới chính là kim chỉ nam.
Không có xương sống thì chỉ là động vật thân mềm. Sẽ chẳng đi đến đâu cả.
Em trích nguồn lề phải cho đỡ ảnh hưởng thớt.
http://hocvienchinhtribqp.edu.vn/index.php/tu-tuong-tam-guong-dao-duc-ho-chi-minh/chu-nghia-tam-dan-cua-ton-trung-son-mot-trong-nhung-nguon-goc-hinh-thanh-tu-tuong-ho-chi-minh.html

Chủ nghĩa Tam dân bao gồm chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh. Nội dung của Chủ nghĩa Tam dân được trình bày qua 16 bài giảng của ông từ tháng Giêng đến tháng 8 năm 1924 ( Năm Dân quốc thứ 13).

Bài giảng mở đầu để tuyên truyền cho Chủ nghĩa Tam dân được ông thực hiện vào ngày 27/1/1924. Ông đặt câu hỏi: Chủ nghĩa Tam dân là gì ? “ Định nghĩa theo cách đơn giản nhất, Chủ nghĩa Tam dân là chủ nghĩa cứu nước “ ( tr.49) vì “ Chủ nghĩa Tam dân đưa Trung Quốc tới một địa vị quốc tế bình dẳng, địa vị chính trị bình đẳng , địa vị kinh tế bình đẳng, làm cho Trung Quốc mãi mãi tồn tại trên thế giới “( tr. 50)

Trước hết, ông nói về Chủ nghĩa Dân tộc. Ông cho rằng người Trung Quốc chỉ có chủ nghĩa gia tộc, tông tộc, không có chủ nghĩa dân tộc. Sức đoàn kết của người Trung Quốc chỉ mới đạt tới tông tộc chứ chưa đạt tới dân tộc. Để bảo vệ tông tộc, người Trung Quốc sẵn sàng hy tinh cả tính mạng. Ở Trung Quốc chủ nghía dân tộc chính làchủ nghĩa quốc tộc .(tr. 53).

Vậy vì sao Trung Quốc phải đề xướng Chủ nghĩa Dân tộc? Trung Quốc lúc bấy giờ có hơn 400 triệu người, có lịch sử văn minh hơn 4000 năm nhưng Trung Quốc chỉ có những gia tộc và tông tộc, không có tinh thần dân tộc, do đó, tuy là nước lớn dân đông nhưng là một mảng cát rời rạc, là một nước ngèo nhất, yếu nhất trên thế giới hiện nay, có địa vị thấp nhất trên trường quốc tế . “ Nếu chúng ta không lưu tâm đề xướng chủ nghĩa dân tộc, kết hợp 400 triệu người thành một dân tộc kiên cố, Trung Quốc sẽ có nguy cơ mất nước, diệt chủng. Muốn cứu nguy, chúng ta phải đề xướng Chủ nghĩa Dân tộc, dùng tinh thần dân tộc để cứu nước.“( tr. 124). “ Chủ nghĩa Dân tộc như một bảo bối giúp một quốc gia phát triển và một dân tộc sinh tồn “( tr. 89)

Vậy Trung quốc phải làm gì để khôi phục Chủ nghĩa Dân tộc? Ông đưa ra hai giải pháp. Thứ nhất, phải làm cho 400 triệu người dân Trung Quốc biết mình dang đứng ở đâu. Ông cho rằng vị thế của Trung quốc lúc bấy giờ không bằng một nước thuộc địa nên gọi là “thứ thuộc địa”. Từ một nước Trung Quốc có địa vị cao mà bây giờ lại rơi xuống vực thẳm như vậy là do chúng ta đã đánh mất tinh thần dân tộc ( tr. 142). Thứ hai, người Trung quốc phải biết tu thân, biết học tập cái hay, cái tốt của người nước ngoài. Vì người Trung Quốc không chịu tu thân nên không tề gia, trị quốc được. Do đó người nước ngoài liền đòi tới chia nhau cai trị chung ta ( tr. 151). Có tu thân mới có thể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ được .

Bài giảng đầu tiên về Chủ nghĩa Dân quyền vào ngày 9/3/1924. Theo ông , dân quyền là sức mạnh chính trị của nhân dân. Vậy chính trị là gì? Chính là việc của dân chúng, trị là quản lý. Suy ra, quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính trị. Lực lượng quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính quyền . Nay nhân dân quản lý công việc chính trị nên gọi là dân quyền (tr. 162-163). Lịch sử thế giới từng có thần quyền, quân quyền và dân quyền. Ông đã đưa Trung Quốc thực hiện theo dân quyền. Nếu thực hiện theo quân quyền , tức là một người đứng lên làm vua thì chiến tranh giành địa vị làm vua sẽ xảy ra liên miên, thiên hạ sẽ đại loạn. ông quyết tâm xây dựng một nước cộng hào. Thực hiện được điều đó, 400 Triệu nhân sẽ đứng lên làm vua, tức là làm chủ đất nước.

Để thực hiện dân quyền, phải thực hiện các quyền của dân và của chính phủ. Ông cho rằng dân có 4 quyền ; quyền tuyển cử, quyền bãi miễ . quyền sáng chế, quyền phúc quyết. Chính phủ có 5 quyền: quyền hành chính, quyền lập pháp, quyền tư pháp, quyền khảo thí, quyền giám sát. Dùng 4 chính quyền của nhân dân để để quản lý 5 trị quyền của chính phủ, như vậy mới được xem là một cơ quan chính trị dân quyền hoàn hảo. ( tr. 309).

Vậy nhân dân phải quản lý chính phủ như thế nào? Là thực hành quyền tuyển cử, quyền bãi miễn , quyền sáng chế và quyền phúc quyết . Chính phủ phải làm việc như thế nào với nhân dân? Là thực thi quyền hành chính, quyền lập pháp, quyền tư pháp, quyền khảo thí , quyền giám sát. Chín quyền này cân bằng với nhau thì dân quyền mới thực hiện được . Như vậy, ông nói tới dân quyền với nội dung cốt lõi là dân chủ .

Tôn Trung Sơn không đề cao tự do cá nhân như cách mạng tư sản ở các nước phương Tây mà ông chủ trương quốc gia tự do. Tại sao chúng ta cần quốc gia tự do? Vì Trung Quốc bị các cường quốc áp bức, đã mất địa vị quốc gia, không chỉ là nửa thuộc địa mà là thuộc địa bậc hai. Hiện nay Trung Quốc làm nô lệ cho hơn mười nước nên quốc gia rất không tự do. Đương nhiên quốc gia Trung Quốc được tự do thì dân tộcTrung Quốc mới thực sự tự do (tr.206)

Vì sao ông không đề cao tự do cá nhân ? Xưa kia vì châu Âu rất không tự do nên cách mạng đấu tranh giành tự do. Chúng ta vì quá tự do , không có đoàn thể nên không có lực đề kháng mà thành một bãi cát rời . . . Vì là một bãi cát rời nên bị chủ nghĩa đế quốc nước ngoài xâm lược. Muốn xoá bỏ áp bức của nước ngoài thì phải xoá bỏ tự do cá nhân để kết thành đoàn thể thật vững chắc như đưa xi măng vào trộn cát rời để kết lại thành một khối đá vững chắc (tr. 204 ). Ông chủ trương muốn có tự do quốc gia thì phải đấu tranh .

Bàn về chủ nghĩa dân sinh, ông đưa ra định nghĩa; Có thể nói chủ nghĩa dân sinh là đời sống của nhân dân , sinh tồn của xã hội, sinh kế của quốc dân, sinh mệnh của quần chúng (tr. 317 ). Ông quan niệm chủ nghĩa dân sinh là chủ nghĩa xã hội, còn gọi là chủ nghĩa cộng sản, tức là chủ nghĩa đại đồng (tr. 313). Ông đặt vấn đề : Chủ nghĩa dân sinh suy cho cùng có gì khác biệt với chủ nghĩa xã hội? Vấn đề lớn nhất của chủ nghĩa dân sinh là vẫn đề kinh tế- xã hội. Vấn đề này là vấn đề đời sống dân thường . . . Có thể nói chủ nghĩa dân sinh là vấn đề bản chất của chủ nghĩa xã hội (tr. 320) . Nhưng điều này chứng tỏ hiểu biết của ông về chủ nghĩa xã hội oòn mang tính chủ quan vì ông cho rằng xây dựng chủ nghĩa tư bản cũng là xây dựng chủ nghĩa xã hội .Ông khẳng định, hiện nay người nghiên cứu vấn đề xã hội không ai không sùng bái Mác là thánh nhân của chủ nghĩa xã hội. Trước khi học thuyết Mác được truyền bá trên thế giới, chủ nghĩa xã hội được nói đến đều là lý luận cao siêu, thoát ly thực tế quá xa. Riêng Mác chuyên đi sâu vào thực tế và lịch sử, mổ xẻ phân tích đầy đủ chi tiết tình hình diễn biến kinh tế của vấn đề xã hội, vì thế chủ nghĩa xã hội của Mác là chủ nghĩa xã hội khoa học.(tr 321).Ông đánh gía rất cao phát minh của Mác về chủ nghĩa duy vật lịch sử: phát minh quan trọng nhất của Mác là về phương diện lịch sử là tất cả lịch sử thế giới suy cho cùng đêu do vvật chất quy định , vật chất thay đổi thì thế giới thay đổi theo (tr. 325). Nhưng khi nói về đấu tranh giai cấp , ông lại phê phán quan điểm của Mác .

Để thực hiện chủ nghĩa dân sinh, ông chủ trương thực hiện hai biện pháp là bình quân địa quyền và tiết chế tư bản ( tr. 345 ). Hai vấn đề quan trọng nhất mà ông lưu ý khi thực hiện chủ nghĩa dân sinh là ăn và mặc. Nói đến chủ nghĩa dân sinh tức là phải chú trọng nâng cao đời sống nhân dân, phải làm cho 400 triệu người dân Trung Quốc có cơm ăn với giá rẻ. Vì chủ nghĩa dân sinh của ông mưu cầu cho 400 triệu người đều hạnh phúc.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,379
Động cơ
624,119 Mã lực
Trong các hệ tư tưởng hiện đại phù hợp với đặc tính người Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng cá nhân em nghĩ Chủ nghĩa Tam Dân mới chính là kim chỉ nam.
Không có xương sống thì chỉ là động vật thân mềm. Sẽ chẳng đi đến đâu cả.
Em trích nguồn lề phải cho đỡ ảnh hưởng thớt.
http://hocvienchinhtribqp.edu.vn/index.php/tu-tuong-tam-guong-dao-duc-ho-chi-minh/chu-nghia-tam-dan-cua-ton-trung-son-mot-trong-nhung-nguon-goc-hinh-thanh-tu-tuong-ho-chi-minh.html

Chủ nghĩa Tam dân bao gồm chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh. Nội dung của Chủ nghĩa Tam dân được trình bày qua 16 bài giảng của ông từ tháng Giêng đến tháng 8 năm 1924 ( Năm Dân quốc thứ 13).

Bài giảng mở đầu để tuyên truyền cho Chủ nghĩa Tam dân được ông thực hiện vào ngày 27/1/1924. Ông đặt câu hỏi: Chủ nghĩa Tam dân là gì ? “ Định nghĩa theo cách đơn giản nhất, Chủ nghĩa Tam dân là chủ nghĩa cứu nước “ ( tr.49) vì “ Chủ nghĩa Tam dân đưa Trung Quốc tới một địa vị quốc tế bình dẳng, địa vị chính trị bình đẳng , địa vị kinh tế bình đẳng, làm cho Trung Quốc mãi mãi tồn tại trên thế giới “( tr. 50)

Trước hết, ông nói về Chủ nghĩa Dân tộc. Ông cho rằng người Trung Quốc chỉ có chủ nghĩa gia tộc, tông tộc, không có chủ nghĩa dân tộc. Sức đoàn kết của người Trung Quốc chỉ mới đạt tới tông tộc chứ chưa đạt tới dân tộc. Để bảo vệ tông tộc, người Trung Quốc sẵn sàng hy tinh cả tính mạng. Ở Trung Quốc chủ nghía dân tộc chính làchủ nghĩa quốc tộc .(tr. 53).

Vậy vì sao Trung Quốc phải đề xướng Chủ nghĩa Dân tộc? Trung Quốc lúc bấy giờ có hơn 400 triệu người, có lịch sử văn minh hơn 4000 năm nhưng Trung Quốc chỉ có những gia tộc và tông tộc, không có tinh thần dân tộc, do đó, tuy là nước lớn dân đông nhưng là một mảng cát rời rạc, là một nước ngèo nhất, yếu nhất trên thế giới hiện nay, có địa vị thấp nhất trên trường quốc tế . “ Nếu chúng ta không lưu tâm đề xướng chủ nghĩa dân tộc, kết hợp 400 triệu người thành một dân tộc kiên cố, Trung Quốc sẽ có nguy cơ mất nước, diệt chủng. Muốn cứu nguy, chúng ta phải đề xướng Chủ nghĩa Dân tộc, dùng tinh thần dân tộc để cứu nước.“( tr. 124). “ Chủ nghĩa Dân tộc như một bảo bối giúp một quốc gia phát triển và một dân tộc sinh tồn “( tr. 89)

Vậy Trung quốc phải làm gì để khôi phục Chủ nghĩa Dân tộc? Ông đưa ra hai giải pháp. Thứ nhất, phải làm cho 400 triệu người dân Trung Quốc biết mình dang đứng ở đâu. Ông cho rằng vị thế của Trung quốc lúc bấy giờ không bằng một nước thuộc địa nên gọi là “thứ thuộc địa”. Từ một nước Trung Quốc có địa vị cao mà bây giờ lại rơi xuống vực thẳm như vậy là do chúng ta đã đánh mất tinh thần dân tộc ( tr. 142). Thứ hai, người Trung quốc phải biết tu thân, biết học tập cái hay, cái tốt của người nước ngoài. Vì người Trung Quốc không chịu tu thân nên không tề gia, trị quốc được. Do đó người nước ngoài liền đòi tới chia nhau cai trị chung ta ( tr. 151). Có tu thân mới có thể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ được .

Bài giảng đầu tiên về Chủ nghĩa Dân quyền vào ngày 9/3/1924. Theo ông , dân quyền là sức mạnh chính trị của nhân dân. Vậy chính trị là gì? Chính là việc của dân chúng, trị là quản lý. Suy ra, quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính trị. Lực lượng quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính quyền . Nay nhân dân quản lý công việc chính trị nên gọi là dân quyền (tr. 162-163). Lịch sử thế giới từng có thần quyền, quân quyền và dân quyền. Ông đã đưa Trung Quốc thực hiện theo dân quyền. Nếu thực hiện theo quân quyền , tức là một người đứng lên làm vua thì chiến tranh giành địa vị làm vua sẽ xảy ra liên miên, thiên hạ sẽ đại loạn. ông quyết tâm xây dựng một nước cộng hào. Thực hiện được điều đó, 400 Triệu nhân sẽ đứng lên làm vua, tức là làm chủ đất nước.

Để thực hiện dân quyền, phải thực hiện các quyền của dân và của chính phủ. Ông cho rằng dân có 4 quyền ; quyền tuyển cử, quyền bãi miễ . quyền sáng chế, quyền phúc quyết. Chính phủ có 5 quyền: quyền hành chính, quyền lập pháp, quyền tư pháp, quyền khảo thí, quyền giám sát. Dùng 4 chính quyền của nhân dân để để quản lý 5 trị quyền của chính phủ, như vậy mới được xem là một cơ quan chính trị dân quyền hoàn hảo. ( tr. 309).

Vậy nhân dân phải quản lý chính phủ như thế nào? Là thực hành quyền tuyển cử, quyền bãi miễn , quyền sáng chế và quyền phúc quyết . Chính phủ phải làm việc như thế nào với nhân dân? Là thực thi quyền hành chính, quyền lập pháp, quyền tư pháp, quyền khảo thí , quyền giám sát. Chín quyền này cân bằng với nhau thì dân quyền mới thực hiện được . Như vậy, ông nói tới dân quyền với nội dung cốt lõi là dân chủ .

Tôn Trung Sơn không đề cao tự do cá nhân như cách mạng tư sản ở các nước phương Tây mà ông chủ trương quốc gia tự do. Tại sao chúng ta cần quốc gia tự do? Vì Trung Quốc bị các cường quốc áp bức, đã mất địa vị quốc gia, không chỉ là nửa thuộc địa mà là thuộc địa bậc hai. Hiện nay Trung Quốc làm nô lệ cho hơn mười nước nên quốc gia rất không tự do. Đương nhiên quốc gia Trung Quốc được tự do thì dân tộcTrung Quốc mới thực sự tự do (tr.206)

Vì sao ông không đề cao tự do cá nhân ? Xưa kia vì châu Âu rất không tự do nên cách mạng đấu tranh giành tự do. Chúng ta vì quá tự do , không có đoàn thể nên không có lực đề kháng mà thành một bãi cát rời . . . Vì là một bãi cát rời nên bị chủ nghĩa đế quốc nước ngoài xâm lược. Muốn xoá bỏ áp bức của nước ngoài thì phải xoá bỏ tự do cá nhân để kết thành đoàn thể thật vững chắc như đưa xi măng vào trộn cát rời để kết lại thành một khối đá vững chắc (tr. 204 ). Ông chủ trương muốn có tự do quốc gia thì phải đấu tranh .

Bàn về chủ nghĩa dân sinh, ông đưa ra định nghĩa; Có thể nói chủ nghĩa dân sinh là đời sống của nhân dân , sinh tồn của xã hội, sinh kế của quốc dân, sinh mệnh của quần chúng (tr. 317 ). Ông quan niệm chủ nghĩa dân sinh là chủ nghĩa xã hội, còn gọi là chủ nghĩa cộng sản, tức là chủ nghĩa đại đồng (tr. 313). Ông đặt vấn đề : Chủ nghĩa dân sinh suy cho cùng có gì khác biệt với chủ nghĩa xã hội? Vấn đề lớn nhất của chủ nghĩa dân sinh là vẫn đề kinh tế- xã hội. Vấn đề này là vấn đề đời sống dân thường . . . Có thể nói chủ nghĩa dân sinh là vấn đề bản chất của chủ nghĩa xã hội (tr. 320) . Nhưng điều này chứng tỏ hiểu biết của ông về chủ nghĩa xã hội oòn mang tính chủ quan vì ông cho rằng xây dựng chủ nghĩa tư bản cũng là xây dựng chủ nghĩa xã hội .Ông khẳng định, hiện nay người nghiên cứu vấn đề xã hội không ai không sùng bái Mác là thánh nhân của chủ nghĩa xã hội. Trước khi học thuyết Mác được truyền bá trên thế giới, chủ nghĩa xã hội được nói đến đều là lý luận cao siêu, thoát ly thực tế quá xa. Riêng Mác chuyên đi sâu vào thực tế và lịch sử, mổ xẻ phân tích đầy đủ chi tiết tình hình diễn biến kinh tế của vấn đề xã hội, vì thế chủ nghĩa xã hội của Mác là chủ nghĩa xã hội khoa học.(tr 321).Ông đánh gía rất cao phát minh của Mác về chủ nghĩa duy vật lịch sử: phát minh quan trọng nhất của Mác là về phương diện lịch sử là tất cả lịch sử thế giới suy cho cùng đêu do vvật chất quy định , vật chất thay đổi thì thế giới thay đổi theo (tr. 325). Nhưng khi nói về đấu tranh giai cấp , ông lại phê phán quan điểm của Mác .

Để thực hiện chủ nghĩa dân sinh, ông chủ trương thực hiện hai biện pháp là bình quân địa quyền và tiết chế tư bản ( tr. 345 ). Hai vấn đề quan trọng nhất mà ông lưu ý khi thực hiện chủ nghĩa dân sinh là ăn và mặc. Nói đến chủ nghĩa dân sinh tức là phải chú trọng nâng cao đời sống nhân dân, phải làm cho 400 triệu người dân Trung Quốc có cơm ăn với giá rẻ. Vì chủ nghĩa dân sinh của ông mưu cầu cho 400 triệu người đều hạnh phúc.
Em thì lại nghĩ, từ nghìn năm nay, VN luôn bắt chước TQ về Chính trị, từ các kiểu vua quan, hành chính, tôn giáo, gia tộc... có lẽ vì thế mà chưa bao giờ ngóc đầu lên được. Nay phải "thoát Trung" thì mới có cơ hội chăng?
 

bojfmxojfm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481470
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
3,096
Động cơ
216,520 Mã lực
Tuổi
106
Nơi ở
Số 2 phố Lò Gạch, Làng Vũ Đại
Em thì lại nghĩ, từ nghìn năm nay, VN luôn bắt chước TQ về Chính trị, từ các kiểu vua quan, hành chính, tôn giáo, gia tộc... có lẽ vì thế mà chưa bao giờ ngóc đầu lên được. Nay phải "thoát Trung" thì mới có cơ hội chăng?
Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một, tuy một mà hai.
Nói người Việt và người Hoa là anh em là hoàn toàn đúng cả trên nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Điều rõ ràng nhận thấy sự tương đồng (cả điểm tốt đẹp lẫn thói hư tật xấu) kể từ ngõ ngách nhỏ nhất của cuộc sống con người (ngôn ngữ, văn hoá, dòng máu cho tới suy nghĩ nhận thức) cho đến các vấn đề vĩ mô như học thuật trị quốc, các nhà cầm quyền Việt đều sử dụng mô hình của người Phương Bắc.
Thoát Tầu Thoát Hán hay phủ định cả hàng nghìn năm chia sẻ nền văn minh, phủ định tất cả giá trị truyền thống như một phát đạn bắn vào quá khứ, sẽ là phát đại bác bắn vào tương lai.
Thay vì chúng ta cứ khư khư tư tưởng “ta là một là riêng là thứ nhất” hay “ta chả anh em bạn bè họ tộc với ai” thì sao không đẩy cao tư tưởng Trung Hoa nằm trọn vẹn trong dải đất hình chữ S, nơi tinh hoa Trường Giang - Hoàng Hà vì chiến loạn chạy nạn về đây, giữ những đức tính cao đẹp của dân tộc mà định hướng lại cách thức phát triển có phải hơn không?
 

bojfmxojfm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481470
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
3,096
Động cơ
216,520 Mã lực
Tuổi
106
Nơi ở
Số 2 phố Lò Gạch, Làng Vũ Đại
Tổ lái một tí:
Trong tâm tưởng bất kỳ người dân Việt Nam nào, ngay từ khi trong nôi đã nhớ mối hận thù hàng nghìn năm Bắc Thuộc, hay những sự kiện quân bành trướng xâm lược nhưng khi đến một cái tuổi nào đó, đọc nhiều hơn, suy ngẫm nhiều hơn thì ta thấy mối hận thù ẩn dấu đó không khác “Bách Niên Hận” của người Trung Quốc với 100 năm Nhật Bản xâm lược, hay với hàng đàn hàng lũ những đám người Mongoloit thuần chủng từ Mạc Bắc xâm lấn hàng nghìn năm.
Tất cả như một nhân cách khác của chúng ta, bình thường chúng ta vẫn chăm chỉ làm ăn, mưu cầu công danh lợi lộc nhưng khi có bất kỳ sự kích động hữu ý hay vô ý của 2 nhà cầm quyền hai nước thì Cừu biến thành Sói đàn.
Những dân tộc luôn chìm trong uất hận như vậy chẳng bao giờ vượt qua được quá khứ mà tiến tới tương lai.
Và những con Cừu thì luôn được dùng làm vật tế thần Chiến tranh.
Nói bậy một tí, ta chẳng bao giờ chịu nhìn chân mình nhưng cứ tìm chân thằng nào vừa đạp cứ.t.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,599
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một, tuy một mà hai.
Nói người Việt và người Hoa là anh em là hoàn toàn đúng cả trên nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Điều rõ ràng nhận thấy sự tương đồng (cả điểm tốt đẹp lẫn thói hư tật xấu) kể từ ngõ ngách nhỏ nhất của cuộc sống con người (ngôn ngữ, văn hoá, dòng máu cho tới suy nghĩ nhận thức) cho đến các vấn đề vĩ mô như học thuật trị quốc, các nhà cầm quyền Việt đều sử dụng mô hình của người Phương Bắc.
Thoát Tầu Thoát Hán hay phủ định cả hàng nghìn năm chia sẻ nền văn minh, phủ định tất cả giá trị truyền thống như một phát đạn bắn vào quá khứ, sẽ là phát đại bác bắn vào tương lai.
Thay vì chúng ta cứ khư khư tư tưởng “ta là một là riêng là thứ nhất” hay “ta chả anh em bạn bè họ tộc với ai” thì sao không đẩy cao tư tưởng Trung Hoa nằm trọn vẹn trong dải đất hình chữ S, nơi tinh hoa Trường Giang - Hoàng Hà vì chiến loạn chạy nạn về đây, giữ những đức tính cao đẹp của dân tộc mà định hướng lại cách thức phát triển có phải hơn không?
Ý tại ngôn ngoại, cụ viết thế này tuy Ý thì em hiểu nhưng cách cụ dẫn vấn đề chưa chính xác hay nói cách khác là mâu thuẫn.

Khoan nói việc gây hiểu lầm là thân Trung hay bài Tàu, đầu tiên xét việc lấy bối cảnh địa chính trị làm tâm trong hoạch định. Liệu VN ta có đủ mạnh, đủ thế để có thể ngả hẳn về bất kỳ đường hướng nào cho việc phát triển? Chính cụ cũng vừa đưa liệt kê các phẩm chất của người Việt ta và thực ra có một phẩm chất nổi trội nhất mà chưa thấy cụ nhắc. Đó là, " manh mún và láu cá trong cả tư tưởng".

Chính phẩm chất này đã góp phần không nhỏ gây nên sự hư hao của các phẩm chất tốt đẹp khác. Đặc biệt trong những giai đoạn " khủng hoảng về lý luận" thì phẩm chất này càng có đất phát huy theo nguyên lý " cái xấu thường tìm tới nhau và phát triển nhanh gấp bội khi phù hợp với nhau". Phẩm chất này khiến dân Việt ta tuy không phải Tàu nhưng " Khổng Nho hơn Tàu", chưa phải Tây nhưng " thoáng và chạy nhanh hơn Tây". Và như vậy, nếu giả sử thực hiện theo ý như cụ viết há chẳng cực khó và dễ bị sập lắm ru?!
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,379
Động cơ
624,119 Mã lực
Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một, tuy một mà hai.
Nói người Việt và người Hoa là anh em là hoàn toàn đúng cả trên nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Điều rõ ràng nhận thấy sự tương đồng (cả điểm tốt đẹp lẫn thói hư tật xấu) kể từ ngõ ngách nhỏ nhất của cuộc sống con người (ngôn ngữ, văn hoá, dòng máu cho tới suy nghĩ nhận thức) cho đến các vấn đề vĩ mô như học thuật trị quốc, các nhà cầm quyền Việt đều sử dụng mô hình của người Phương Bắc.
Thoát Tầu Thoát Hán hay phủ định cả hàng nghìn năm chia sẻ nền văn minh, phủ định tất cả giá trị truyền thống như một phát đạn bắn vào quá khứ, sẽ là phát đại bác bắn vào tương lai.
Thay vì chúng ta cứ khư khư tư tưởng “ta là một là riêng là thứ nhất” hay “ta chả anh em bạn bè họ tộc với ai” thì sao không đẩy cao tư tưởng Trung Hoa nằm trọn vẹn trong dải đất hình chữ S, nơi tinh hoa Trường Giang - Hoàng Hà vì chiến loạn chạy nạn về đây, giữ những đức tính cao đẹp của dân tộc mà định hướng lại cách thức phát triển có phải hơn không?
Thì các triều đại phong kiến cũng đã đẩy cao rồi đấy chứ, từ Khổng tử thờ ngay tại Văn Miếu, đến cả chữ Hán đem ra thi cử đấy, cũng gần như TQ rồi mà có thấy khá khẩm gì đâu? Cho nên em đề xuất 1 lần thay đổi mạnh mẽ xem sao, chứ cứ thế này thì cũng được thôi, mãi mãi là phiên bang của TQ, bình bình mà sống.
 

bojfmxojfm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481470
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
3,096
Động cơ
216,520 Mã lực
Tuổi
106
Nơi ở
Số 2 phố Lò Gạch, Làng Vũ Đại
Về bản chất câu hỏi của thớt Cụ lập là về vấn đề cách An Dân và em giả nhời bằng Tam Dân.
Tiếp theo về vấn đề địa lý và văn hoá của “chúng ta” sẽ không bao giờ trở thành hòn đảo cách biệt với “chúng nó”.
Điểm chết người của “chúng ta” so với “chúng nó” đúng như Cụ phân tích là ta thích “đi tắt đón đầu” nhưng gốc rễ cơ bản ta không có hoặc không chú tâm xây dựng.
Cốt lõi của vấn đề là trong cái mớ bát nháo của xã hội vàng vẩu đào múc xúc hút hiện tại lấy đâu ra đường lối, lấy đâu ra lãnh tụ đủ tâm và đủ tầm để vạch ra đường lối cho dân tộc này bước đi.
Hoá ra đây mới là đêm trường...

Ý tại ngôn ngoại, cụ viết thế này tuy Ý thì em hiểu nhưng cách cụ dẫn vấn đề chưa chính xác hay nói cách khác là mâu thuẫn.

Khoan nói việc gây hiểu lầm là thân Trung hay bài Tàu, đầu tiên xét việc lấy bối cảnh địa chính trị làm tâm trong hoạch định. Liệu VN ta có đủ mạnh, đủ thế để có thể ngả hẳn về bất kỳ đường hướng nào cho việc phát triển? Chính cụ cũng vừa đưa liệt kê các phẩm chất của người Việt ta và thực ra có một phẩm chất nổi trội nhất mà chưa thấy cụ nhắc. Đó là, " manh mún và láu cá trong cả tư tưởng".

Chính phẩm chất này đã góp phần không nhỏ gây nên sự hư hao của các phẩm chất tốt đẹp khác. Đặc biệt trong những giai đoạn " khủng hoảng về lý luận" thì phẩm chất này càng có đất phát huy theo nguyên lý " cái xấu thường tìm tới nhau và phát triển nhanh gấp bội khi phù hợp với nhau". Phẩm chất này khiến dân Việt ta tuy không phải Tàu nhưng " Khổng Nho hơn Tàu", chưa phải Tây nhưng " thoáng và chạy nhanh hơn Tây". Và như vậy, nếu giả sử thực hiện theo ý như cụ viết há chẳng cực khó và dễ bị sập lắm ru?!
 

tunggiang185

Xe tăng
Biển số
OF-12441
Ngày cấp bằng
4/1/08
Số km
1,934
Động cơ
539,140 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó ở Lào...
Đúng là chị pên trăn trở! Nhưng như em thôi, lực bất tòng tâm.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,743
Động cơ
434,773 Mã lực
Trăn với cả trở, đây này:
Calvera. in seven Magnificient: If G,o.d didn't want them sheared, he would not have made them sheep
Lếu muốn không bị vặt, thì sinh ra đã không phải con dân.
Cứ rứa thôi, hì
 

cuongtelecoms

Xe buýt
Biển số
OF-328062
Ngày cấp bằng
22/7/14
Số km
823
Động cơ
299,998 Mã lực
Bem cũng chẳng sao, em nghĩ sao nói vậy, nếu nói thật mà còn phải rụt rè thì thôi đập bàn phím cho xong. Em là fan hâm mộ cụ Tổng mà !
Vậy cái đáng phải làm nhất của cụ Tổng phải là cái thượng sách mà cụ đang bàn đúng không cụ? Vì không phải cụ Tổng thì ai ở đất VN này làm được nữa? Em cũng thích cụ Tổng xử lý phần trung sách (với một số đối tượng thôi nhưng chưa phải tất cả) nhưng phần thượng sách của cụ thì em chưa thấy đâu. Hay là cụ Tổng đang lựa chọn thời cơ để làm cái thượng sách đó cụ nhỉ? Nếu cụ Tổng làm được cái thương sách trong 3 năm còn lại của nhiệm kỳ thì có thể cụ sẽ mãi lưu danh sử sách dân tộc Việt ấy cụ nhỉ?
 

cuongtelecoms

Xe buýt
Biển số
OF-328062
Ngày cấp bằng
22/7/14
Số km
823
Động cơ
299,998 Mã lực
Em thì lại nghĩ, từ nghìn năm nay, VN luôn bắt chước TQ về Chính trị, từ các kiểu vua quan, hành chính, tôn giáo, gia tộc... có lẽ vì thế mà chưa bao giờ ngóc đầu lên được. Nay phải "thoát Trung" thì mới có cơ hội chăng?
Chủ nghĩa tam dân mà cụ trên post chưa bao giờ được áp dụng đủ dài trên đất TQ cụ nhé. Cái mà VN mình đang bắt chước TQ thì không phải là chủ nghĩa tam dân mà cụ ấy nói. Em không bàn về ý kiến của cụ là liệu mình phải thoát Trung hay không? Bây giờ, nếu mình áp theo chủ nghĩa tam dân có khi cũng là thoát Trung đấy cụ
 

Đào Tử Thi

Xe container
Biển số
OF-413600
Ngày cấp bằng
30/3/16
Số km
9,769
Động cơ
354,216 Mã lực
Nơi ở
Văn Điển
Ba cái trụ cột kia thì như luật lâm nghiệp liên tục bổ sung sửa đổi, đến hiến pháp còn bị sửa nữa kia thì thôi thì mình cứ tin vào thần thánh thôi.

“Thà ăn hại còn hơn phá hoại” còn tử tế chán vạn lần bọn “thà tham nhũng còn hơn lãng phí” kia.
 

culi.SG

Xe tải
Biển số
OF-467693
Ngày cấp bằng
3/11/16
Số km
264
Động cơ
11,895 Mã lực
Tuổi
24
Về bản chất câu hỏi của thớt Cụ lập là về vấn đề cách An Dân và em giả nhời bằng Tam Dân.
Tiếp theo về vấn đề địa lý và văn hoá của “chúng ta” sẽ không bao giờ trở thành hòn đảo cách biệt với “chúng nó”.
Điểm chết người của “chúng ta” so với “chúng nó” đúng như Cụ phân tích là ta thích “đi tắt đón đầu” nhưng gốc rễ cơ bản ta không có hoặc không chú tâm xây dựng.
Cốt lõi của vấn đề là trong cái mớ bát nháo của xã hội vàng vẩu đào múc xúc hút hiện tại lấy đâu ra đường lối, lấy đâu ra lãnh tụ đủ tâm và đủ tầm để vạch ra đường lối cho dân tộc này bước đi.
Hoá ra đây mới là đêm trường...
Đầu bếp có tài giỏi mấy đi nữa thì cũng không thể chế biến món vịt quay khi chỉ có mỗi một loại thịt sườn heo
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top