Em du lịch Trung Quốc 4-5 lần gì đó, tính lại đi thì đã ít nơi lại còn ba ngơ nên toàn nhờ guide đưa đi ăn "chỗ nào hợp khẩu vị người Việt", thành ra dốt đặc về ẩm thực Trung Hoa. Em mở thớt này hóng các cụ sành mồm khoe thức ngon vật lạ, và cùng nhau hướng tới tương lai hết dịch được đi du lịch để ăn chơi thỏa thích. Em sẽ st trên mạng các thông tin để hầu chuyện các cụ/mợ, ai đã từng thẩm thì vui lòng cho tất cả cùng biết biết ngon lành đến đâu so với trên báo nhé
Trung Quốc tự hào về cái gọi là "Bát đại trường phái ẩm thực" của họ gồm Sơn Đông, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô và An Huy
Trường phái Phúc Kiến
Trường phái ẩm thực Phúc Kiến (福建菜系) hay gọi là Mân Thái (闽菜) rất đặc biệt bởi sự tinh tế về thực đơn và sự chuẩn bị công phu. Một số thành phần được chế biến theo cách đặc biệt, như: củ cải ở Phúc Kiến thường được thái lát rất mỏng như tờ giấy để dễ dàng trộn với nước xốt.
Nguyên liệu chủ yếu trong trường phái ẩm thực Phúc Kiến là hải sản, khi chế biến chú trọng vị ngọt, chua, mặn, thơm, màu đẹp vị tươi. Phong cách Mân Thái tươi, thanh dịu, nhiều thịt, không dầu mỡ. Trường phái này gồm các món ăn Phúc Châu, Tuyền Châu và Hạ Môn. Nhưng chủ yếu là món ăn Phúc Châu. Một số món đại diện như sau:
Phật nhảy tường (佛跳墙 - Fútiàoqiáng)
"Phật nhảy tường" là món ăn ngon và rất nổi tiếng của người Phúc Kiến - Trung Quốc với lịch sử tồn tại hơn 200 năm dài. Và từ khi ra đời đến nay, "Phật nhảy tường" luôn nằm trong danh sách đầu về các món cao lương mỹ vị của ẩm thực Trung Hoa.
Phật nhảy tường hay Phật khiêu tường là một loại súp vi cá mập cực kỳ bổ dưỡng. Món ăn do vị bếp trưởng nổi tiếng đồng thời là chủ của nhà hàng Tụ Xuân Viên (聚春园) ở tỉnh Phúc Kiến là ông Trịnh Thuần Phát sáng chế.
Trịnh Thuần Phát vốn là một đầu bếp trong phủ của một quan cấp cao ở địa phương. Kể từ khi món ăn ra đời vào thời Nhà Thanh (1644–1912) nó đã trở thành một cao lương mỹ vị của ẩm thực Trung Hoa bởi mùi vị đa dạng, sử dụng nhiều nguyên liệu cao cấp và đặc biệt là cách thức chế biến vô cùng cầu kì.
Trong Phật Nhảy Tường gồm có 8 loại thực phẩm tuyệt hảo ( Bát Bửu Mỹ Vị ) mà khi xưa chỉ có vua chúa mới được ăn đó là : vi cá mập, bào ngư, hải sâm, nhân sâm, bong bóng cá, sò điệp, nấm đông cô và giăm bông Kim Hoa. Ngoài ra còn có măng, thịt gà, khoai môn và 12 loại gia vị khác.
Ngoài các nguyên liệu cao cấp thì để làm nên hương vị độc đáo cho món ăn này, người đầu bếp còn sử dụng đến 12 loại gia vị khác nhau bởi nếu thiếu bất kỳ một hương vị nào thì món ăn sẽ mất ngon và mùi thơm kém đi hẳn.
Sau đó, tất cả các nguyên liệu sẽ được cho vào một thố đất hầm nhừ cẩn thận với lửa nhỏ trong khoảng 5 - 6 giờ. Trong quá trình hầm, mùi thơm của món "Phật nhảy tường" bay ra vô cùng quyến rũ và cái tên "Phật nhảy tường" cũng xuất phát từ mùi thơm khó cưỡng này của món ăn.
Có rất nhiều giai thoại về tên gọi của món “Phật nhảy tường”, nhưng phổ biến nhất vẫn là giai thoại được lưu truyền như sau. Vào thời nhà Thanh, có một môn sinh đi du hành khắp nơi và ông thường dùng bình rượu chứa đựng các nguyên liệu dành cho mỗi bữa ăn. Mỗi khi đói bụng, ông thường đun tất cả các nguyên liệu trong bình rượu và thưởng thức ngay tại chỗ.
Một lần nọ đến Phúc Châu, Phúc Kiến – Trung Quốc, cảm thấy đói bụng nên theo thói quen thì môn sinh này cũng mang bình nguyên liệu ra đun. Vô tình thế nào mà nơi ông ngồi đun món ăn lại gần sát ngôi chùa và khi mùi thơm quyến rũ của món ăn này bay ra khiến các vị sư trong chùa không kiềm lòng được nên đành phải trèo tường nhìn ra bên ngoài xem mùi thơm này xuất phát từ đâu. Từ đó, cái tên “Phật nhảy tường” cũng xuất hiện kèm với món ăn này cho đến ngày nay.
Như vậy, không chỉ nhờ nguyên liệu thượng hạng và hương vị món ăn quyến rũ mà chính cái tên gọi lạ tai đã làm nên món “Phật nhảy tường”.
Nữ hoàng Elizabeth II và tỷ phú Bill Gates từng dùng thử món Phật nhảy tường khi đến thăm Trung Quốc và dành cho món ăn nhiều lời ca ngợi
Món ăn này xưa kia chỉ được phục vụ trong các gia đình quý tộc vào dịp đông vì mang tính nhiệt. Món này khi ăn vào mùa hè có thể gây chảy máu cam. Phật nhảy tường được người Trung Quốc ăn nhiều từ sau Trung thu đến giữa tháng 3. Hiện nay, món ăn được bán ở các nhà hàng cao cấp với nhiều phiên bản, dao động từ 2,5-11 triệu đồng
Clip công thức chế biến cầu kỳ và tốn thời gian
Em gg Hà Nội có nhà hàng bán đấy
Hoặc cụ/mợ đặt mua loại đóng hộp
Trung Quốc tự hào về cái gọi là "Bát đại trường phái ẩm thực" của họ gồm Sơn Đông, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô và An Huy
Trường phái Phúc Kiến
Trường phái ẩm thực Phúc Kiến (福建菜系) hay gọi là Mân Thái (闽菜) rất đặc biệt bởi sự tinh tế về thực đơn và sự chuẩn bị công phu. Một số thành phần được chế biến theo cách đặc biệt, như: củ cải ở Phúc Kiến thường được thái lát rất mỏng như tờ giấy để dễ dàng trộn với nước xốt.
Nguyên liệu chủ yếu trong trường phái ẩm thực Phúc Kiến là hải sản, khi chế biến chú trọng vị ngọt, chua, mặn, thơm, màu đẹp vị tươi. Phong cách Mân Thái tươi, thanh dịu, nhiều thịt, không dầu mỡ. Trường phái này gồm các món ăn Phúc Châu, Tuyền Châu và Hạ Môn. Nhưng chủ yếu là món ăn Phúc Châu. Một số món đại diện như sau:
Phật nhảy tường (佛跳墙 - Fútiàoqiáng)
"Phật nhảy tường" là món ăn ngon và rất nổi tiếng của người Phúc Kiến - Trung Quốc với lịch sử tồn tại hơn 200 năm dài. Và từ khi ra đời đến nay, "Phật nhảy tường" luôn nằm trong danh sách đầu về các món cao lương mỹ vị của ẩm thực Trung Hoa.
Phật nhảy tường hay Phật khiêu tường là một loại súp vi cá mập cực kỳ bổ dưỡng. Món ăn do vị bếp trưởng nổi tiếng đồng thời là chủ của nhà hàng Tụ Xuân Viên (聚春园) ở tỉnh Phúc Kiến là ông Trịnh Thuần Phát sáng chế.
Trịnh Thuần Phát vốn là một đầu bếp trong phủ của một quan cấp cao ở địa phương. Kể từ khi món ăn ra đời vào thời Nhà Thanh (1644–1912) nó đã trở thành một cao lương mỹ vị của ẩm thực Trung Hoa bởi mùi vị đa dạng, sử dụng nhiều nguyên liệu cao cấp và đặc biệt là cách thức chế biến vô cùng cầu kì.
Trong Phật Nhảy Tường gồm có 8 loại thực phẩm tuyệt hảo ( Bát Bửu Mỹ Vị ) mà khi xưa chỉ có vua chúa mới được ăn đó là : vi cá mập, bào ngư, hải sâm, nhân sâm, bong bóng cá, sò điệp, nấm đông cô và giăm bông Kim Hoa. Ngoài ra còn có măng, thịt gà, khoai môn và 12 loại gia vị khác.
Ngoài các nguyên liệu cao cấp thì để làm nên hương vị độc đáo cho món ăn này, người đầu bếp còn sử dụng đến 12 loại gia vị khác nhau bởi nếu thiếu bất kỳ một hương vị nào thì món ăn sẽ mất ngon và mùi thơm kém đi hẳn.
Sau đó, tất cả các nguyên liệu sẽ được cho vào một thố đất hầm nhừ cẩn thận với lửa nhỏ trong khoảng 5 - 6 giờ. Trong quá trình hầm, mùi thơm của món "Phật nhảy tường" bay ra vô cùng quyến rũ và cái tên "Phật nhảy tường" cũng xuất phát từ mùi thơm khó cưỡng này của món ăn.
Có rất nhiều giai thoại về tên gọi của món “Phật nhảy tường”, nhưng phổ biến nhất vẫn là giai thoại được lưu truyền như sau. Vào thời nhà Thanh, có một môn sinh đi du hành khắp nơi và ông thường dùng bình rượu chứa đựng các nguyên liệu dành cho mỗi bữa ăn. Mỗi khi đói bụng, ông thường đun tất cả các nguyên liệu trong bình rượu và thưởng thức ngay tại chỗ.
Một lần nọ đến Phúc Châu, Phúc Kiến – Trung Quốc, cảm thấy đói bụng nên theo thói quen thì môn sinh này cũng mang bình nguyên liệu ra đun. Vô tình thế nào mà nơi ông ngồi đun món ăn lại gần sát ngôi chùa và khi mùi thơm quyến rũ của món ăn này bay ra khiến các vị sư trong chùa không kiềm lòng được nên đành phải trèo tường nhìn ra bên ngoài xem mùi thơm này xuất phát từ đâu. Từ đó, cái tên “Phật nhảy tường” cũng xuất hiện kèm với món ăn này cho đến ngày nay.
Như vậy, không chỉ nhờ nguyên liệu thượng hạng và hương vị món ăn quyến rũ mà chính cái tên gọi lạ tai đã làm nên món “Phật nhảy tường”.
Nữ hoàng Elizabeth II và tỷ phú Bill Gates từng dùng thử món Phật nhảy tường khi đến thăm Trung Quốc và dành cho món ăn nhiều lời ca ngợi
Món ăn này xưa kia chỉ được phục vụ trong các gia đình quý tộc vào dịp đông vì mang tính nhiệt. Món này khi ăn vào mùa hè có thể gây chảy máu cam. Phật nhảy tường được người Trung Quốc ăn nhiều từ sau Trung thu đến giữa tháng 3. Hiện nay, món ăn được bán ở các nhà hàng cao cấp với nhiều phiên bản, dao động từ 2,5-11 triệu đồng
Clip công thức chế biến cầu kỳ và tốn thời gian
Em gg Hà Nội có nhà hàng bán đấy
Hoặc cụ/mợ đặt mua loại đóng hộp
Chỉnh sửa cuối: