Vâng, thi thoảng cụ cũng ăn chay, vậy cụ ăn chay để làm gì? Tại sao phải ăn chay? ăn chay có tác dung gì không? ăn chay ở đâu? ăn chay bao nhiêu thì đủ? Ăn chay vào những ngày nào? ăn thế nào thì được gọi là ăn chay?
Vâng, các cụ đã dạy uốn lưỡi 7 lần trước khi nói là thế.
1.Tôi có thể thích thì ăn chay thôi, chán đồ mặn thì ăn chay, hoặc ăn chay vì đạo...
2. Tôi ăn chay thấy ngon miệng, vì bệnh nên tôi phải ăn chay, vì đạo của tôi bảo tôi phải ăn chay...
3. Tôi ăn chay để bữa đấy tôi không bị đói, để bệnh của tôi đỡ hơn, để tôi giữ giới theo đạo của tôi.
4. Tôi có thể ăn chay ở nhà, ở quán, ở Chùa, ở chợ... ở đâu cũng được, ở đâu cũng có.
5. Ăn chay có thể ăn cho no bụng, đủ dinh dưỡng, nhưng theo đạo thì có thể tôi lại phải ăn ít thôi vì ăn đủ cũng vô tình ăn hết phần của chúng sinh khác, làm cho chúng sinh khác cũng phải chết.
6. Ăn theo thực dưỡng thì có thể ngày nào cũng phải ăn, năn theo đạo thì có thể có ngày phải ăn, có ngày ko phải ăn, mỗi đạo có quy định riêng.
7. ăn chay theo thực dưỡng thì cứ rau củ quả là bụp thôi nhưng ăn theo đạo thì chưa chắc đã vậy, vãn có thể ăn trứng mà không có trống (nuôi vài con gà, vịt rồi chẳng có con trống nào trong đàn thì có thôi).
Vâng, nhu cầu ăn chay là vậy, còn hình thức ư, bầy đẹp được thì quá tốt. Ngay tại gia đình, đến đĩa hoa quả bổ ra cũng còn muốn bầy đẹp, hay đĩa nem công, chả phượng: đấy chẳng phải bầy cho đẹp mắt hay sao. Đấy là trong các ngày lễ thôi chứ ngày thường cũng phiên phiến thôi, không quá cầu kỳ. trong Chùa cũng vậy, chẳng phải ngày nào các thầy cũng làm giả gà, giả lợn để ăn đâu, mất nhiều thời gian lắm.
Còn là người kinh doanh thì cụ sẽ phải nghĩ ra nhiều hơn thế để thu hút nhiều đối tượng đến quán để ăn: có người thích đẹp thì có giá đẹp, có người thích đơn giản thì cứ rau củ luộc mà bưng lên.
Nói đến đây mà cụ còn hỏi chuyện ở HN ăn chay thực sự ở đâu thì cụ hỏi quá ngây thơ: ở nhà đấy: luộc lên mà chén, cả nhà cụ vẫn ăn mặn mà cụ vẫn ăn chay được thì trình mới cao. Ra quán vỉa hè hay Nhà hàng bảo họ lấy 1 cái nồi nhỏ mà bỏ rau củ vào luộc riêng theo ý cụ.
Thế nên các cụ bảo rằng: THỨ NHẤT LÀ TU TẠI GIA, THỨ NHÌ TẠI CHỢ, THỨ BA TẠI CHÙA. có mỗi việc ăn thôi mà