[Funland] Ams có thể dừng tuyển sinh cấp 2

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,880
Động cơ
180,789 Mã lực
Thế con mợ dễ tính đó. Con e tuyên bố luôn là bố mẹ đi con ở nhà:)). Các bạn khác cũng vậy. PH khóc ròng luôn.
Cô giáo năm đầu họp PH bảo luôn là PH muốn đc tham gia cùng con thì phải đàn áp chúng nó ngay từ ngày đầu, làm cho chúng nó quen với việc đó, ko thì ko tham gia 1 lần là từ đó về sau đừng có mơ.
PH nghe lời cô nên trấn áp thành công cụ ạ 😂
 

draqv

Xe máy
Biển số
OF-416455
Ngày cấp bằng
13/4/16
Số km
68
Động cơ
221,785 Mã lực
Tuổi
40
Ngày trước tôi cũng học Ams2 (khoá 2 thì phải, lúc vào trường chỉ có đến lớp 7), bây giờ con tôi học grammar school, có cháu học Gymnasium ở Đức. Tôi thấy hệ thống trường chuyên/ trường trọng điểm gần như là đặc quyền của tầng lớp trung lưu (người giàu hẳn thường cho con vào trường tư/ trường quốc tế). Chưa nói đến chuyện bỏ tiền cho con học thêm, chỉ viêc dành thời gian học cùng con nhiều khi đã là thứ xa xỉ với các gia đình bm đơn thân, hay bm phải làm vài jobs để nuôi cả nhà. Cho nên bây giờ ở châu Âu cũng có nhiều ý kiến phản đối trường chuyên, vì gom thày/trò giỏi vào 1 chỗ rồi ít quan tâm đến các hs bình thường, như thế ko tốt cho social mobility và bất công với hs có gia cảnh khó khăn.

Đấy là chuyện ở tầm vĩ mô chứ cá nhân tôi trước hết phải nghĩ đến con mình đã, cháu có khả năng thì nên đưọc học với các bạn cùng trình độ. Chứ học trường thường trong lớp 30 hs chỉ cần 1-2 bạn cá biệt là thầy cô suốt ngày chỉ đi sau dọn xxxx cho chúng nó, thời gian đâu mà quan tâm đến 28-29 hs còn lại.
Ở tầm vĩ mô, giáo dục tốt nhất là đặt đúng trình độ của học sinh vào mức độ học tập phù hợp mà không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình. Có nghĩa là việc phân cấp học sinh và điều chỉnh chương trình học phù hợp từng nhóm đối tượng mới là hiệu quả nhất. Trong tương lai có thế AI sẽ góp phần vào hỗ trợ quá trình này.

Rõ ràng có những nhóm học sinh, chương trình học cùng tuổi đối với chúng quá đơn giản và khả năng tiếp thu cũng như tự phát triển vượt trội với bạn đồng lứa. Nhóm này cần có trường lớp chuyên biệt để nuôi dưỡng và phát triển tài năng của chúng. Vừa đem lại lợi ích cho học sinh có tố chất lại vừa tăng tốc phát triển cho những tài năng tương lai gián tiếp tăng đóng góp cho xã hội. Với môn văn hóa đó là trường chuyên, với môn khác là trường năng khiếu.
Xét mặt ngược lại cũng nên xây dựng các trường chuyên biệt cho các cháu có mức phát triển chậm hơn bình thường.
Việc bỏ phân trường chuyên nghe thì có vẻ công bằng hơn nhưng thực tế không làm học sinh bình thường giỏi lên, nó chỉ kéo lùi những cháu phát triển trí tuệ mạnh hơn và gây áp lực hoặc ỷ lại cho học sinh bình thường khi học cùng các bạn giỏi hơn quá nhiều.
Chúng ta nên hiểu rõ là sự trênh lệch giữa học sinh giỏi không chỉ do giáo viên dạy khác nhau mà còn do những học sinh giỏi có sự yêu thích, tò mò và tự tìm hiểu hoàn toàn khác nhau. Bạn đã bao giờ thấy 1 học sinh giỏi vượt trội mà chỉ đọc sách thầy cô bảo, chỉ làm bài tập thầy cô cho chưa?

Cái chúng ta cần nhận định rõ ràng là Học giỏi không phải thước đo thành công lâu dài mà thành quả lao động và nghiên cứu mới là sự thành công đích thực. Việc cho con vào học một trường chuyên không phải là thành công mà có khi là áp lực mà bạn đè nặng lên con nếu con không yêu thích, làm thui chột đi những tài năng và ước mơ khác của con.
 
Chỉnh sửa cuối:

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,880
Động cơ
180,789 Mã lực
Ở tầm vĩ mô, giáo dục tốt nhất là đặt đúng trình độ của học sinh vào mức độ học tập phù hợp mà không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình. Có nghĩa là việc phân cấp học sinh và điều chỉnh chương trình học phù hợp từng nhóm đối tượng mới là hiệu quả nhất. Trong tương lai có thế AI sẽ góp phần vào hỗ trợ quá trình này.

Rõ ràng có những nhóm học sinh, chương trình học cùng tuổi đối với chúng quá đơn giản và khả năng tiếp thu cũng như tự phát triển vượt trội với bạn đồng lứa. Nhóm này cần có trường lớp chuyên biệt để nuôi dưỡng và phát triển tài năng của chúng. Vừa đem lại lợi ích cho học sinh có tố chất lại vừa tăng tốc phát triển cho những tài năng tương lai gián tiếp tăng đóng góp cho xã hội. Với môn văn hóa đó là trường chuyên, với môn khác là trường năng khiếu.
Xét mặt ngược lại cũng nên xây dựng các trường chuyên biệt cho các cháu có mức phát triển chậm hơn bình thường.
Việc bỏ phân trường chuyên nghe thì có vẻ công bằng hơn nhưng thực tế không làm học sinh bình thường giỏi lên, nó chỉ kéo lùi những cháu phát triển trí tuệ mạnh hơn và gây áp lực hoặc ỷ lại cho học sinh bình thường khi học cùng các bạn giỏi hơn quá nhiều.
Chúng ta nên hiểu rõ là sự trênh lệch giữa học sinh giỏi không chỉ do giáo viên dạy khác nhau mà còn do những học sinh giỏi có sự yêu thích, tò mò và tự tìm hiểu hoàn toàn khác nhau. Bạn đã bao giờ thấy 1 học sinh giỏi vượt trội mà chỉ đọc sách thầy cô bảo, chỉ làm bài tập thầy cô cho chưa?

Cái chúng ta cần nhận định rõ ràng là Học giỏi không phải thước đo thành công lâu dài mà thành quả lao động và nghiên cứu mới là sự thành công đích thực. Việc cho con vào học một trường chuyên không phải là thành công mà có khi là áp lực mà bạn đè nặng lên con nếu con không yêu thích, làm thui chột đi những tài năng và ước mơ khác của con.
Em đồng ý với ý kiến của cụ. Dịch vụ giáo dục cũng nên theo trào lưu "cá thể hóa". Trong đó học sinh đc phân thành cái phân khúc khác nhau theo năng lực, và mong muốn sở thích, khả năng chi trả (ví dụ giàu thì có thêm lựa chọn tư quốc tế)... và đc đào tạo phù hợp.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,992
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ở tầm vĩ mô, giáo dục tốt nhất là đặt đúng trình độ của học sinh vào mức độ học tập phù hợp mà không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình. Có nghĩa là việc phân cấp học sinh và điều chỉnh chương trình học phù hợp từng nhóm đối tượng mới là hiệu quả nhất. Trong tương lai có thế AI sẽ góp phần vào hỗ trợ quá trình này.

Rõ ràng có những nhóm học sinh, chương trình học cùng tuổi đối với chúng quá đơn giản và khả năng tiếp thu cũng như tự phát triển vượt trội với bạn đồng lứa. Nhóm này cần có trường lớp chuyên biệt để nuôi dưỡng và phát triển tài năng của chúng. Vừa đem lại lợi ích cho học sinh có tố chất lại vừa tăng tốc phát triển cho những tài năng tương lai. Với môn văn hóa đó là trường chuyên, với môn khác là trường năng khiếu.
Xét mặt ngược lại cũng nên xây dựng các trường chuyên biệt cho các cháu có mức phát triển chậm hơn bình thường.
Việc bỏ phân trường chuyên nghe thì có vẻ công bằng hơn nhưng thực tế không làm học sinh bình thường giỏi lên, nó chỉ kéo lùi những cháu phát triển trí tuệ mạnh hơn và gây áp lực hoặc ỷ lại cho học sinh bình thường khi học cùng các bạn giỏi hơn quá nhiều.
Chúng ta nên hiểu rõ là sự trênh lệch giữa học sinh giỏi không chỉ do giáo viên dạy khác nhau mà còn do những học sinh giỏi có sự yêu thích, tò mò và tự tìm hiểu hoàn toàn khác nhau. Bạn đã bao giờ thấy 1 học sinh giỏi vượt trội mà chỉ đọc sách thầy cô bảo, chỉ làm bài tập thầy cô cho chưa?

Cái chúng ta cần nhận định rõ ràng là Học giỏi không phải thước đo thành công lâu dài mà thành quả lao động và nghiên cứu mới là sự thành công đích thực. Việc cho con vào học một trường chuyên không phải là thành công mà có khi là áp lực mà bạn đè nặng lên con nếu con không yêu thích, làm thui chột đi những tài năng và ước mơ khác của con.
Giáo dục phổ thông mà cụ muốn phân loại học sinh giỏi với dốt trên diện rộng thì còn hơn phân biệt chủng tộc. Đến trẻ tự kỷ, thiểu năng mà Nhà nước còn vận động cho trẻ được sống và đi học cùng các bạn bình thường để các cháu có cơ hội tiến bộ và hòa nhập. Làm như cách của cụ là phản giáo dục.
Học sinh giỏi ở cấp phổ thông cũng chỉ là "giỏi học", tất cả các các thành công khác trong tương lai chỉ ở dạng tiềm năng. Giai đoạn giáo dục đào tạo cuối cùng ở bậc Đại học và sau Đại học là quan trọng nhất, giai đoạn này mới trực tiếp đào tạo ra người lao động sau này. Thế cho nên giáo dục phổ thông thì hãy trả lại mục đích chữ "phổ thông" trong giáo dục. Muốn đào tạo "nhân tài" từ bé thì chỉ cần quy mô như cái trung tâm đào tạo thể thao thành tích cao là đủ vì "nhân tài" thực sự là không có nhiều.
Cụ tự nhìn lại bản thân nếu F1 nhà cụ bị nhà trường trường liên tục nhét vào lớp bạn vừa học dốt vừa hư, cơ sở vật chất nghèo nàn và combo giáo viên kém thì cụ có vui không? Còn phát biểu được như mấy câu ở trên không? Cụ có dũng cảm hy sinh F1 vì sự phát triển của các bạn khác giỏi hơn, vì sự giáo dục nhân tài "đột phá" của nước nhà?
 

le_petit

Xe tăng
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
1,884
Động cơ
223,212 Mã lực
Ở tầm vĩ mô, giáo dục tốt nhất là đặt đúng trình độ của học sinh vào mức độ học tập phù hợp mà không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình. Có nghĩa là việc phân cấp học sinh và điều chỉnh chương trình học phù hợp từng nhóm đối tượng mới là hiệu quả nhất. Trong tương lai có thế AI sẽ góp phần vào hỗ trợ quá trình này.

Rõ ràng có những nhóm học sinh, chương trình học cùng tuổi đối với chúng quá đơn giản và khả năng tiếp thu cũng như tự phát triển vượt trội với bạn đồng lứa. Nhóm này cần có trường lớp chuyên biệt để nuôi dưỡng và phát triển tài năng của chúng. Vừa đem lại lợi ích cho học sinh có tố chất lại vừa tăng tốc phát triển cho những tài năng tương lai gián tiếp tăng đóng góp cho xã hội. Với môn văn hóa đó là trường chuyên, với môn khác là trường năng khiếu.
Xét mặt ngược lại cũng nên xây dựng các trường chuyên biệt cho các cháu có mức phát triển chậm hơn bình thường.
Việc bỏ phân trường chuyên nghe thì có vẻ công bằng hơn nhưng thực tế không làm học sinh bình thường giỏi lên, nó chỉ kéo lùi những cháu phát triển trí tuệ mạnh hơn và gây áp lực hoặc ỷ lại cho học sinh bình thường khi học cùng các bạn giỏi hơn quá nhiều.
Chúng ta nên hiểu rõ là sự trênh lệch giữa học sinh giỏi không chỉ do giáo viên dạy khác nhau mà còn do những học sinh giỏi có sự yêu thích, tò mò và tự tìm hiểu hoàn toàn khác nhau. Bạn đã bao giờ thấy 1 học sinh giỏi vượt trội mà chỉ đọc sách thầy cô bảo, chỉ làm bài tập thầy cô cho chưa?

Cái chúng ta cần nhận định rõ ràng là Học giỏi không phải thước đo thành công lâu dài mà thành quả lao động và nghiên cứu mới là sự thành công đích thực. Việc cho con vào học một trường chuyên không phải là thành công mà có khi là áp lực mà bạn đè nặng lên con nếu con không yêu thích, làm thui chột đi những tài năng và ước mơ khác của con.
Ys kiến cụ rất xác đáng, nhất là về các em có "mức phát triển châm. hơn bình thường". Gần đây họ đưa các em thiểu năng , khiếm khuyết về tư duy ở cấp độ xxx vào các trường công lập để "hòa nhập cộng đồng". Rõ ràng, điều này đem lại lợi ích giáo dục cho một em nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến trên 40 em khác. Chỗ tôi đã có gần chục em được đưa vào học trong mấy năm vừa rồi nên có thể đánh giá rõ.
Chương trình giáo dục mới, bộ Dục yêu cầu rõ trong mỗi tiết dạy giáo viên phải đảm bảo quan tâm và phát huy năng lực của tất cả các đối tượng học sinh trong lớp. Vậy là trong 45 phút, một cô giáo phải dạy xong kiến thức chung, sau đó nâng cao cho bọn khá, ra chuyên đề cho bọn giỏi, củng cố cho bọn yếu và cùng lúc phải vỗ về và giữ yên cho một em tăng động!
Giaos viên tất nhiên ko ai làm được điều đó, nhất là thêm điều kiện ko được trách mắng, ko được kiểm tra, ko được ra bài tập về nhà...để các em đến trường hạnh phúc!
Vậy là hầu hết phụ huynh kêu gào các thày cô dạy qua quýt để dạy thêm vì con họ nếu ko đi học thêm thì đến kỳ kiểm tra chỉ 6-7 điểm chứ ko được 9-10 dù con họ có trí tuệ hơn người!
Ngay trong thớt này cũng thấy nhiều người ko biết rằng khả năng của mỗi trẻ đều khác nhau: Đứa lướt sách gk một lần cũng đã nắm cơ bản nội dung, đứa cần cô giảng giải các khái niệm, đứa phải dẫn chứng phải bổ dọc ngang, xoay trở chán mới nhét nổi vào đầu...Họ kêu học chuyên là mất tuổi thơ, học chuyên đầu tư lớn lãng phí tiền thuế...vv Họ đâu biết rằng: phân nhóm học riêng để giáo dục là tối ưu về đầu tư và đầu tư cho bọn giỏi là rẻ nhất vì 1 h sử dụng cơ sở vật chất và nguồn lực giáo viên đem lại hiệu quả kiến thức hơn nhiều và rất nhiều lần bọn khác.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,880
Động cơ
180,789 Mã lực
Giáo dục phổ thông mà cụ muốn phân loại học sinh giỏi với dốt trên diện rộng thì còn hơn phân biệt chủng tộc. Đến trẻ tự kỷ, thiểu năng mà Nhà nước còn vận động cho trẻ được sống và đi học cùng các bạn bình thường để các cháu có cơ hội tiến bộ và hòa nhập. Làm như cách của cụ là phản giáo dục.
Học sinh giỏi ở cấp phổ thông cũng chỉ là "giỏi học", tất cả các các thành công khác trong tương lai chỉ ở dạng tiềm năng. Giai đoạn giáo dục đào tạo cuối cùng ở bậc Đại học và sau Đại học là quan trọng nhất, giai đoạn này mới trực tiếp đào tạo ra người lao động sau này. Thế cho nên giáo dục phổ thông thì hãy trả lại mục đích chữ "phổ thông" trong giáo dục. Muốn đào tạo "nhân tài" từ bé thì chỉ cần quy mô như cái trung tâm đào tạo thể thao thành tích cao là đủ vì "nhân tài" thực sự là không có nhiều.
Cụ tự nhìn lại bản thân nếu F1 nhà cụ bị nhà trường trường liên tục nhét vào lớp bạn vừa học dốt vừa hư, cơ sở vật chất nghèo nàn và combo giáo viên kém thì cụ có vui không? Còn phát biểu được như mấy câu ở trên không? Cụ có dũng cảm hy sinh F1 vì sự phát triển của các bạn khác giỏi hơn, vì sự giáo dục nhân tài "đột phá" của nước nhà?
Thực tế hiện tại đã phân rồi cụ ạ, nói đơn giản với các trường top đầu, đầu vào khó là đã sàng lọc chọn cháu khá giỏi. Rồi các trường khi nhận xong đầu vào lại xếp lớp theo năng lực. Bọn đủ láo thì cũng dc xếp vào trung tâm giáo dục riêng. Còn bọn con nhà khá giả thì học tư, bọn nhà hơi giàu và rất giàu thì học qte, bọn nhà cực giàu cũng có lựa chọn nữa là học nc ngoài.
Nói chung là xã hội nó vẫn đã và đang vận hành và phân hóa như vậy. Dù cụ thích hay ko thích.
Em cũng muốn cho con em thi chuyên để tránh các bạn vừa dốt vừa láo đó cụ.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,992
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ys kiến cụ rất xác đáng, nhất là về các em có "mức phát triển châm. hơn bình thường". Gần đây họ đưa các em thiểu năng , khiếm khuyết về tư duy ở cấp độ xxx vào các trường công lập để "hòa nhập cộng đồng". Rõ ràng, điều này đem lại lợi ích giáo dục cho một em nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến trên 40 em khác. Chỗ tôi đã có gần chục em được đưa vào học trong mấy năm vừa rồi nên có thể đánh giá rõ.
Chương trình giáo dục mới, bộ Dục yêu cầu rõ trong mỗi tiết dạy giáo viên phải đảm bảo quan tâm và phát huy năng lực của tất cả các đối tượng học sinh trong lớp. Vậy là trong 45 phút, một cô giáo phải dạy xong kiến thức chung, sau đó nâng cao cho bọn khá, ra chuyên đề cho bọn giỏi, củng cố cho bọn yếu và cùng lúc phải vỗ về và giữ yên cho một em tăng động!
Giaos viên tất nhiên ko ai làm được điều đó, nhất là thêm điều kiện ko được trách mắng, ko được kiểm tra, ko được ra bài tập về nhà...để các em đến trường hạnh phúc!
Vậy là hầu hết phụ huynh kêu gào các thày cô dạy qua quýt để dạy thêm vì con họ nếu ko đi học thêm thì đến kỳ kiểm tra chỉ 6-7 điểm chứ ko được 9-10 dù con họ có trí tuệ hơn người!
Ngay trong thớt này cũng thấy nhiều người ko biết rằng khả năng của mỗi trẻ đều khác nhau: Đứa lướt sách gk một lần cũng đã nắm cơ bản nội dung, đứa cần cô giảng giải các khái niệm, đứa phải dẫn chứng phải bổ dọc ngang, xoay trở chán mới nhét nổi vào đầu...Họ kêu học chuyên là mất tuổi thơ, học chuyên đầu tư lớn lãng phí tiền thuế...vv Họ đâu biết rằng: phân nhóm học riêng để giáo dục là tối ưu về đầu tư và đầu tư cho bọn giỏi là rẻ nhất vì 1 h sử dụng cơ sở vật chất và nguồn lực giáo viên đem lại hiệu quả kiến thức hơn nhiều và rất nhiều lần bọn khác.
Cụ hiểu sai về giáo dục cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học.
Cụ đọc lại điều 30 Luật giáo dục 2019.
Ở cấp phổ thông cơ sở luật không quy định giáo viên và nhà trường dạy nâng cao bất cứ môn nào.
Cở cấp phổ thông trung học có thể dạy một số môn nâng cao, vì lúc này học sinh đã phân ban nên một số môn dạy nâng cao hơn là đương nhiên.
Thực tế học sinh nào tiếp thu chậm thì giáo viên và nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng thêm kiến thức ngoài giờ. Không có một cấp học nào kể từ Đại học đến sau tiến sỹ mà học viên phải hiểu hết bài học ngay trong giờ dạy, đấy là điều không tưởng, đừng nói đến mấy cháu bé.

1710231494927.png
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,992
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thực tế hiện tại đã phân rồi cụ ạ, nói đơn giản với các trường top đầu, đầu vào khó là đã sàng lọc chọn cháu khá giỏi. Rồi các trường khi nhận xong đầu vào lại xếp lớp theo năng lực. Bọn đủ láo thì cũng dc xếp vào trung tâm giáo dục riêng. Còn bọn con nhà khá giả thì học tư, bọn nhà hơi giàu và rất giàu thì học qte, bọn nhà cực giàu cũng có lựa chọn nữa là học nc ngoài.
Nói chung là xã hội nó vẫn đã và đang vận hành và phân hóa như vậy. Dù cụ thích hay ko thích.
Em cũng muốn cho con em thi chuyên để tránh các bạn vừa dốt vừa láo đó cụ.
Nói chung là giáo dục hiện nay đã bị thương mại hóa và có lợi ích nhóm chi phối (cái này khỏi cần bàn).
Luật giáo dục không có bất cứ nội dung nào như mợ nêu ở trên về phân loại hay sàng lọc...
Tất nhiên bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có môi trường học tập tốt nhất, hợp lý nhất và có lợi cho con mình và cho mình nhất. Nhưng tất cả những thứ đấy không phải lúc nào cũng đúng luật. Cũng như vậy thì giáo dục thực tế hiện này còn rất nhiều thứ sai với định hướng và nội dung của Luật.

Theo điều 13 thì tất cả việc phân loại hay sàng lọc học sinh đều trái luật.
1710232106232.png
 

Koka2015

Xe tăng
Biển số
OF-554751
Ngày cấp bằng
21/2/18
Số km
1,856
Động cơ
163,175 Mã lực
Nói chung là giáo dục hiện nay đã bị thương mại hóa và có lợi ích nhóm chi phối (cái này khỏi cần bàn).
Luật giáo dục không có bất cứ nội dung nào như mợ nêu ở trên về phân loại hay sàng lọc...
Tất nhiên bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có môi trường học tập tốt nhất, hợp lý nhất và có lợi cho con mình và cho mình nhất. Nhưng tất cả những thứ đấy không phải lúc nào cũng đúng luật. Cũng như vậy thì giáo dục thực tế hiện này còn rất nhiều thứ sai với định hướng và nội dung của Luật.

Theo điều 13 thì tất cả việc phân loại hay sàng lọc học sinh đều trái luật.
View attachment 8410861
Công bằng đâu có nghĩa là cào bằng, điều 13- khoản 2 cũng nói rõ là tạo điều kiện người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình. Phân loại học sinh, trường chuyên, lớp chọn chính là tạo điều kiện.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,992
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Công bằng đâu có nghĩa là cào bằng, điều 13- khoản 2 cũng nói rõ là tạo điều kiện người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình. Phân loại học sinh, trường chuyên, lớp chọn chính là tạo điều kiện.
Tại sao cụ cứ hiểu sang hướng có lợi cho mình thế, mất hết định hướng tốt đẹp của giáo dục nước nhà ;)) .
"tạo điều kiện người học phát huy tiềm năng, năng khiếu" là việc nhà trường và giáo viên có thể tổ chức bồi dưỡng thêm cho các em học giỏi hoặc có năng khiếu đi thi học sinh giỏi, năng khiếu cấp trường, quận, thành phố, quốc gia...
Việc phân loại lớp chọn ở các trường công bị cấm lâu rồi. Giờ cấp PTTH cũng chỉ phân ban, cụ lạc hậu quá ;)).
Chính vì các nhóm lợi ích khác nhau nên diễn giải nội dung luật có sự khác nhau theo hướng có lợi cho mình. Do vậy, dưới luật còn có nghị định, thông tư và văn bản hướng dẫn thi hành luật. Cái này hình như chính cụ thắc mắc mấy hôm trước.
 
Chỉnh sửa cuối:

draqv

Xe máy
Biển số
OF-416455
Ngày cấp bằng
13/4/16
Số km
68
Động cơ
221,785 Mã lực
Tuổi
40
Giáo dục phổ thông mà cụ muốn phân loại học sinh giỏi với dốt trên diện rộng thì còn hơn phân biệt chủng tộc. Đến trẻ tự kỷ, thiểu năng mà Nhà nước còn vận động cho trẻ được sống và đi học cùng các bạn bình thường để các cháu có cơ hội tiến bộ và hòa nhập. Làm như cách của cụ là phản giáo dục.
Học sinh giỏi ở cấp phổ thông cũng chỉ là "giỏi học", tất cả các các thành công khác trong tương lai chỉ ở dạng tiềm năng. Giai đoạn giáo dục đào tạo cuối cùng ở bậc Đại học và sau Đại học là quan trọng nhất, giai đoạn này mới trực tiếp đào tạo ra người lao động sau này. Thế cho nên giáo dục phổ thông thì hãy trả lại mục đích chữ "phổ thông" trong giáo dục. Muốn đào tạo "nhân tài" từ bé thì chỉ cần quy mô như cái trung tâm đào tạo thể thao thành tích cao là đủ vì "nhân tài" thực sự là không có nhiều.
Cụ tự nhìn lại bản thân nếu F1 nhà cụ bị nhà trường trường liên tục nhét vào lớp bạn vừa học dốt vừa hư, cơ sở vật chất nghèo nàn và combo giáo viên kém thì cụ có vui không? Còn phát biểu được như mấy câu ở trên không? Cụ có dũng cảm hy sinh F1 vì sự phát triển của các bạn khác giỏi hơn, vì sự giáo dục nhân tài "đột phá" của nước nhà?
Thực ra việc đưa các nhóm trẻ năng lực khác nhau vào lớp có giúp phần hòa nhập tốt hơn hay không? Hay đó chỉ là sự thiếu trách nhiệm nghiêm trọng? Ngoài cách tống chúng vào chung 1 lớp còn cách nào khác không?

Sự hòa nhập hay hòa đồng dựa trên cơ sở sự thấu hiểu vào cảm thông giữa con người với nhau, dựa trên hiểu biết của trí tuệ. Trước khi chưa giáo dục được hiểu biết đó mà bắt ép chúng vào 1 môi trường cào bằng liệu có nhận về sự cảm thông? Hay sẽ càng khắc sâu thêm nỗi đau về sự khác biệt và sự yếu kém 1 mặt của những học sinh kém đó?

Ngay từ cách nói của cụ đã cho thấy cái nhìn phân biệt. Tại sao những trẻ chậm phát triển hay thiểu năng phải cần người bình thường thông cảm và hòa đồng? Những trẻ đó là gánh nặng cho xa hội ư? Tôi cho rằng nếu nhận được môi trường đào tạo phù hợp cơ hội thành công và hạnh phúc này chẳng thua kém nhóm học giỏi đâu. Người xưa có câu người ngốc có ngốc phúc. Ngày nay các cụ đọc Frest Gump sẽ có cảm nhận như thể nào?

Thực ra nếu xét rộng thì nhóm nào cũng có vấn đề của mình, nhóm được cho là xuất chúng cũng vậy. Việc phân loại sẽ giúp chúng ta tìm ra cách phù hợp nhất để các em đều có cơ hội và hoàn cảnh để trở thành phiên bản tốt nhất trong mong muốn của mỗi em.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,992
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thực ra việc đưa các nhóm trẻ năng lực khác nhau vào lớp có giúp phần hòa nhập tốt hơn hay không? Hay đó chỉ là sự thiếu trách nhiệm nghiêm trọng? Ngoài cách tống chúng vào chung 1 lớp còn cách nào khác không?

Sự hòa nhập hay hòa đồng dựa trên cơ sở sự thấu hiểu vào cảm thông giữa con người với nhau, dựa trên hiểu biết của trí tuệ. Trước khi chưa giáo dục được hiểu biết đó mà bắt ép chúng vào 1 môi trường cào bằng liệu có nhận về sự cảm thông? Hay sẽ càng khắc sâu thêm nỗi đau về sự khác biệt và sự yếu kém 1 mặt của những học sinh kém đó?

Ngay từ cách nói của cụ đã cho thấy cái nhìn phân biệt. Tại sao những trẻ chậm phát triển hay thiểu năng phải cần người bình thường thông cảm và hòa đồng? Những trẻ đó là gánh nặng cho xa hội ư? Tôi cho rằng nếu nhận được môi trường đào tạo phù hợp cơ hội thành công và hạnh phúc này chẳng thua kém nhóm học giỏi đâu. Người xưa có câu người ngốc có ngốc phúc. Ngày nay các cụ đọc Frest Gump sẽ có cảm nhận như thể nào?

Thực ra nếu xét rộng thì nhóm nào cũng có vấn đề của mình, nhóm được cho là xuất chúng cũng vậy. Việc phân loại sẽ giúp chúng ta tìm ra cách phù hợp nhất để các em đều có cơ hội và hoàn cảnh để trở thành phiên bản tốt nhất trong mong muốn của mỗi em.
Cụ mới là người phân biệt, kỳ thị thông qua phân loại học sinh với mục đích nghe thì rất hay, rất văn minh, nhưng đằng sau đấy là sự phân biệt cao thấp rất rõ ràng.
Giáo dục hòa nhập được Luật đề cập, không phải em nghĩ ra để phân biệt các cháu như cụ nghĩ.
Nói chung muốn hay muốn tốt hay định hướng gì cũng phải đúng luật, cứ đúng luật rồi hãy bàn tiếp.
Cụ có biết tại sao lại có riêng điều 15 về giáo dục hòa nhập không?
1710233926237.png
 
Chỉnh sửa cuối:

draqv

Xe máy
Biển số
OF-416455
Ngày cấp bằng
13/4/16
Số km
68
Động cơ
221,785 Mã lực
Tuổi
40
Cụ mới là người phân biệt, kỳ thị thông qua phân loại học sinh với mục đích nghe thì rất hay, rất văn minh, nhưng đằng sau đấy là sự phân biệt cao thấp rất rõ ràng.
Giáo dục hòa nhập được Luật đề cập, không phải em nghĩ ra để phân biệt các cháu như cụ nghĩ.
Nói chung muốn hay muốn tốt hay định hướng gì cũng phải đúng luật, cứ đúng luật rồi hãy bàn tiếp.
Cụ có biết tại sao lại có riêng điều 15 về giáo dục hòa nhập không?
View attachment 8410943
Cụ đừng mang luật ra với cách hiểu của cụ như thế. Hòa nhập là tốt còn cách cho tất cả vào 1 nồi đó là hòa tan, thiếu tận tâm với thế hệ trẻ, tương lai của đất nước.
Giáo dục nên phân loại thậm chí phân loại sâu hơn nữa, nhưng phân loại là để mỗi nhóm đó nhận được giáo dục tốt nhất phù hợp với khả năng,
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,992
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ đừng mang luật ra với cách hiểu của cụ như thế. Hòa nhập là tốt còn cách cho tất cả vào 1 nồi đó là hòa tan, thiếu tận tâm với thế hệ trẻ, tương lai của đất nước.
Giáo dục nên phân loại thậm chí phân loại sâu hơn nữa, nhưng phân loại là để mỗi nhóm đó nhận được giáo dục tốt nhất phù hợp với khả năng,
Thế thì cụ kiến nghị với Quốc hội sửa luật để phù hợp với lợi ích nhóm của cụ xem có được không? :))
Cũng may nhà cụ không có bé nào phải giáo dục hòa nhập, nếu có thì lúc đấy mới biệt luật nó nhân văn như thế nào ;)) .
 

xehayhay

Xe hơi
Biển số
OF-850894
Ngày cấp bằng
12/3/24
Số km
150
Động cơ
272 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Túm lại là cứ theo Luật mà làm thôi ạ.Rõ ràng sẽ dễ dàng.
 

Mytv

Xe điện
Biển số
OF-825578
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
3,963
Động cơ
152,918 Mã lực
Cụ mới là người phân biệt, kỳ thị thông qua phân loại học sinh với mục đích nghe thì rất hay, rất văn minh, nhưng đằng sau đấy là sự phân biệt cao thấp rất rõ ràng.
Giáo dục hòa nhập được Luật đề cập, không phải em nghĩ ra để phân biệt các cháu như cụ nghĩ.
Nói chung muốn hay muốn tốt hay định hướng gì cũng phải đúng luật, cứ đúng luật rồi hãy bàn tiếp.
Cụ có biết tại sao lại có riêng điều 15 về giáo dục hòa nhập không?
View attachment 8410943
Vậy công bằng theo cách hiểu của cụ là thế nào? Giỏi, trung bình, dốt, bình thường, có vấn để nhét hết vào 1 chỗ & áp dụng cùng 1 phương pháp giáo dục chăng?
 

Mzc

Xe điện
Biển số
OF-727317
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
2,794
Động cơ
144,269 Mã lực
Đọc một vài comments cuối mà em thấy hơi chạnh lòng. Vì em có một nhóc là trẻ khuyết tật nặng, đang học hoà nhập ở một trường công ở Hà Nội. Bạn nhà em nhìn có vẻ bình thường, thậm chí còn xã giao, vui vẻ và khéo mồm hơn nhiều trẻ bình thường. Nhưng có những vấn đề riêng em cũng k muốn các cụ phải hiểu sâu. Nhờ chính sách của Chính phủ mà con em được đi học và được miễn một số khoản đóng góp dù em k đề nghị, và cũng được bhyt chi trả khoảng 10 tr/tháng. Em đã từng cho con học trường tư nhưng các trường cũng k nhận được vì quá nghịch, và họ cũng khó hỗ trợ giáo viên đi kèm. May là nhờ có trường công, con mới được “đi học trường có đồng phục” như mong mỏi của con. Cũng nhờ sự linh động của nhà trường mà nhà em có thể cử một cô giáo để đi kèm con, vừa giúp con trong việc học vừa giúp GVCN đỡ áp lực và ảnh hưởng tới các bạn khác dù k tránh khỏi 100%.

Nuôi một đứa trẻ mắc bệnh hiếm rất cực. Nhưng con sinh ra thì mình phải cố gắng cho nó phát triển tốt nhất có thể. Nói về chi phí thì mỗi tháng em phải chi 20-30 tr bên cạnh số 10 tr do BHYT chi trả, khoảng gần 2 tr miễn giảm khác từ nhà trường, hỗ trợ của HN.

Nhưng cũng may mắn cho gia đình em là con từng được học ở một trường mẫu giáo, nơi mà cô giáo cũng như các phụ huynh rất tuyệt vời. Dù có lúc con cắn hay đánh bạn, bà của một bé chỉ kể là dạo này M ngoan nhiều rồi, cắn T k đau như trước đâu. Rồi một phụ huynh khác chỉ nhớ là con luôn chào đúng tên bác đó, thay vì những lúc con giật tóc con mình. Hay có lần con làm vỡ rổ bát của cả trường, cô giải thích là con muốn gây chú ý thôi. Hay như con thích chơi ốc sên mà cô thì sợ, cô đành gấp tặng con 1 con sên bằng lá.

Hay như ở trường cấp 1 bây giờ, ngoài cô hiệu trưởng hay gvcn, các bác bảo vệ và lao công cũng luôn cố gắng để hỗ trợ, xử lý những trò nghịch dại mà con gây ra…

Em hiểu quan điểm của các cụ. Nhưng nếu nhìn rộng ra và bao dung hơn, cũng có thể vì em ở hoàn cảnh này, nên em sẵn lòng để những bạn nhỏ khác, bình thường của nhà em sống trong một môi trường đa dạng, phức tạp, như cuộc sống nó vốn vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,992
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vậy công bằng theo cách hiểu của cụ là thế nào? Giỏi, trung bình, dốt, bình thường, có vấn để nhét hết vào 1 chỗ & áp dụng cùng 1 phương pháp giáo dục chăng?
Theo luật quy định ở cấp học trung học cơ sở là đúng như vậy, không phân loại, không trường chuyên lớp chọn. Vì luật đã rất đồng bộ khi quy định không dạy nâng cao bất cứ môn nào ở bậc trung học cơ sở, chỉ cần đáp ứng yêu cầu tối thiểu giống như "đạt" hay "không đạt", "hoàn thành" hay "không hoàn thành".
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,992
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đọc một vài comments cuối mà em thấy hơi chạnh lòng. Vì em có một nhóc là trẻ khuyết tật nặng, đang học hoà nhập ở một trường công ở Hà Nội. Bạn nhà em nhìn có vẻ bình thường, thậm chí còn xã giao, vui vẻ và khéo mồm hơn nhiều trẻ bình thường. Nhưng có những vấn đề riêng em cũng k muốn các cụ phải hiểu sâu. Nhờ chính sách của Chính phủ mà con em được đi học và được miễn một số khoản đóng góp dù em k đề nghị, và cũng được bhyt chi trả khoảng 10 tr/tháng. Em đã từng cho con học trường tư nhưng các trường cũng k nhận được vì quá nghịch, và họ cũng khó hỗ trợ giáo viên đi kèm. May là nhờ có trường công, con mới được “đi học trường có đồng phục” như mong mỏi của con. Cũng nhờ sự linh động của nhà trường mà nhà em có thể cử một cô giáo để đi kèm con, vừa giúp con trong việc học vừa giúp gvcn đỡ áp lực và ảnh hưởng tới các bạn khác dù k tránh khỏi 100%.

Nuôi một đứa trẻ mắc bệnh hiếm rất cực. Nhưng con sinh ra thì mình phải cố gắng cho nó phát triển tốt nhất có thể. Nói về chi phí thì mỗi tháng em phải chi 20-30 tr bên cạnh số 10 tr do BHYT chi trả, khoảng gần 2 tr miễn giảm khác từ nhà trường, hỗ trợ của HN.

Nhưng cũng may mắn cho gia đình em là con từng được học ở một trường mẫu giáo mà cô giáo và các phụ huynh rất tuyệt vời. Dù có lúc con cắn hay đánh bạn, mẹ phụ huynh đó chỉ kể là dạo này M ngoan nhiều rồi, cắn T k đau như trước đâu. Hay có lần con làm vỡ rổ bát của cả trường, cô giải thích là con muốn gây chú ý thôi. Hay như con thích chơi ốc sên mà cô thì sợ, cô đành gấp tặng con 1 con sên bằng lá.

Hay như ở trường cấp 1 bây giờ, ngoài cô hiệu trưởng hay gvcn, các bác bảo vệ và lao công cũng luôn cố gắng để hỗ trợ, xử lý những trò nghịch dại mà con gây ra…

Em hiểu quan điểm của các cụ. Nhưng nếu nhìn rộng ra và bao dung hơn, cũng có thể vì em ở hoàn cảnh này, nên em sẵn lòng để những bạn nhỏ khác của nhà em sống trong một môi trường đa dạng, phức tạp, như cuộc sống nó vốn vậy.
Em nghĩ các cụ ý còm cũng không có ý xấu gì cả, nếu có chỉ là vô ý thôi cụ. Tục ngữ có câu "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Học tập nó cũng vậy, có gần các bạn giỏi thì các bạn kém mới khá lên được, mới biết mình là ai. Suy rộng ra nếu người giỏi cứ giữ quan điểm không sống cùng, không học cùng, không làm cùng người kém thì chắc chỉ sống 1 mình.
Sống trong một môi trường đa dạng nó cũng có mặt tốt của nó vì đời sống thực tế nó là vậy, nó cũng là quan điểm được nhiều người ủng hộ.
 
  • Vodka
Reactions: Mzc

Mzc

Xe điện
Biển số
OF-727317
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
2,794
Động cơ
144,269 Mã lực
Em nghĩ các cụ ý còm cũng không có ý xấu gì cả, nếu có chỉ là vô ý thôi cụ. Tục ngữ có câu "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Học tập nó cũng vậy, có gần các bạn giỏi thì các bạn kém mới khá lên được, mới biết mình là ai. Suy rộng ra nếu người giỏi cứ giữ quan điểm không sống cùng, không học cùng, không làm cùng người kém thì chắc chỉ sống 1 mình.
Sống trong một môi trường đa dạng nó cũng có mặt tốt của nó vì đời sống thực tế nó là vậy, nó cũng là quan điểm được nhiều người ủng hộ.
Vâng, cái gì đẩy đến cực đoan thì sẽ thành hoặc “thuận tự nhiên” hoặc phát xít. Cũng như cuộc sống ít trắng và đen mà chủ yếu là xám, với nhiều cung bậc :)).

Mặt khác, em nghĩ ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu và lí do để tồn tại. Như em là người thông minh, học khá, kiếm được nhiều tiền, nhưng em kém thể thao, k biết làm các việc tay chân và giao tiếp cũng kém. Còn bạn nhà em tuy IQ k cao, nhưng rất xã giao, gặp ai cũng quý cũng khen người ta, và có một tình yêu lớn với động vật.

Như trường mẫu giáo của con em, một phần quy mô nhỏ nên các bạn chênh tuổi vẫn học cùng nhau. Nhưng ở khía cạnh khác, nó như một xã hội ngoài kia, có anh, có em, có chị, có đứa lớn giúp đứa bé…
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top