Giáo dục phổ thông mà cụ muốn phân loại học sinh giỏi với dốt trên diện rộng thì còn hơn phân biệt chủng tộc. Đến trẻ tự kỷ, thiểu năng mà Nhà nước còn vận động cho trẻ được sống và đi học cùng các bạn bình thường để các cháu có cơ hội tiến bộ và hòa nhập. Làm như cách của cụ là phản giáo dục.Ở tầm vĩ mô, giáo dục tốt nhất là đặt đúng trình độ của học sinh vào mức độ học tập phù hợp mà không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình. Có nghĩa là việc phân cấp học sinh và điều chỉnh chương trình học phù hợp từng nhóm đối tượng mới là hiệu quả nhất. Trong tương lai có thế AI sẽ góp phần vào hỗ trợ quá trình này.
Rõ ràng có những nhóm học sinh, chương trình học cùng tuổi đối với chúng quá đơn giản và khả năng tiếp thu cũng như tự phát triển vượt trội với bạn đồng lứa. Nhóm này cần có trường lớp chuyên biệt để nuôi dưỡng và phát triển tài năng của chúng. Vừa đem lại lợi ích cho học sinh có tố chất lại vừa tăng tốc phát triển cho những tài năng tương lai. Với môn văn hóa đó là trường chuyên, với môn khác là trường năng khiếu.
Xét mặt ngược lại cũng nên xây dựng các trường chuyên biệt cho các cháu có mức phát triển chậm hơn bình thường.
Việc bỏ phân trường chuyên nghe thì có vẻ công bằng hơn nhưng thực tế không làm học sinh bình thường giỏi lên, nó chỉ kéo lùi những cháu phát triển trí tuệ mạnh hơn và gây áp lực hoặc ỷ lại cho học sinh bình thường khi học cùng các bạn giỏi hơn quá nhiều.
Chúng ta nên hiểu rõ là sự trênh lệch giữa học sinh giỏi không chỉ do giáo viên dạy khác nhau mà còn do những học sinh giỏi có sự yêu thích, tò mò và tự tìm hiểu hoàn toàn khác nhau. Bạn đã bao giờ thấy 1 học sinh giỏi vượt trội mà chỉ đọc sách thầy cô bảo, chỉ làm bài tập thầy cô cho chưa?
Cái chúng ta cần nhận định rõ ràng là Học giỏi không phải thước đo thành công lâu dài mà thành quả lao động và nghiên cứu mới là sự thành công đích thực. Việc cho con vào học một trường chuyên không phải là thành công mà có khi là áp lực mà bạn đè nặng lên con nếu con không yêu thích, làm thui chột đi những tài năng và ước mơ khác của con.
Học sinh giỏi ở cấp phổ thông cũng chỉ là "giỏi học", tất cả các các thành công khác trong tương lai chỉ ở dạng tiềm năng. Giai đoạn giáo dục đào tạo cuối cùng ở bậc Đại học và sau Đại học là quan trọng nhất, giai đoạn này mới trực tiếp đào tạo ra người lao động sau này. Thế cho nên giáo dục phổ thông thì hãy trả lại mục đích chữ "phổ thông" trong giáo dục. Muốn đào tạo "nhân tài" từ bé thì chỉ cần quy mô như cái trung tâm đào tạo thể thao thành tích cao là đủ vì "nhân tài" thực sự là không có nhiều.
Cụ tự nhìn lại bản thân nếu F1 nhà cụ bị nhà trường trường liên tục nhét vào lớp bạn vừa học dốt vừa hư, cơ sở vật chất nghèo nàn và combo giáo viên kém thì cụ có vui không? Còn phát biểu được như mấy câu ở trên không? Cụ có dũng cảm hy sinh F1 vì sự phát triển của các bạn khác giỏi hơn, vì sự giáo dục nhân tài "đột phá" của nước nhà?