[Funland] Ams có thể dừng tuyển sinh cấp 2

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,493
Động cơ
887,507 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vâng, cái gì đẩy đến cực đoan thì sẽ thành hoặc “thuận tự nhiên” hoặc phát xít. Cũng như cuộc sống ít trắng và đen mà chủ yếu là xám, với nhiều cung bậc :)).

Mặt khác, em nghĩ ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu và lí do để tồn tại. Như em là người thông minh, học khá, kiếm được nhiều tiền, nhưng em kém thể thao, k biết làm các việc tay chân và giao tiếp cũng kém. Còn bạn nhà em tuy IQ k cao, nhưng rất xã giao, gặp ai cũng quý cũng khen người ta, và có một tình yêu lớn với động vật.
Mà con người đâu cứ "học giỏi' là đã hơn người khác nếu xét về mặt tổng thể, nên phân loại là hơi khó nếu tiêu chí phân loại được mở rộng toàn diện tất cả các mặt :)) . Ví như chém gió giỏi, cưa gái giỏi có thể so sánh với học giỏi hay không?:))
 

phuongmit

Xe ba gác
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
21,935
Động cơ
2,939,683 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ranh giới giữa công bằng và cào bằng nhiều khi mong manh. Nó chả khác gì câu chuyện chọn học sinh đi thi 1 cái gì đó ở cấp độ nhỏ nhất là thi trường, chả ăn bàn ăn giải gì, cùng lắm là dc tấm giấy khen con con. Nhưng khi chọn thì có PH trong lớp nói rằng: tại sao lần nào cũng là các bạn này, tại sao con tôi k dc thi, đó là k công bằng. GV có giải thích là nhà trường k thể nào tổ chức 1 cuộc thi cho hơn 2000hs dc do đó phải chọn lọc từ vòng lớp, mỗi lớp 10hs và có làm bài test để chọn chứ k hề cảm tính. Và k hiếm những hs khi dc hỏi thì k muốn tham gia, trong khi bố mẹ thì lại kêu ca là sao k cho con tôi tham gia. Còn chuyện hs học hòa nhập thì e nghĩ lại là 1 góc khác, k liên quan lắm đến chủ đề đang bàn.
 

Mzc

Xe điện
Biển số
OF-727317
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
2,894
Động cơ
146,190 Mã lực
Mà con người đâu cứ "học giỏi' là đã hơn người khác nếu xét về mặt tổng thể, nên phân loại là hơi khó nếu tiêu chí phân loại được mở rộng toàn diện tất cả các mặt :)) . Ví như chém gió giỏi, cưa gái giỏi có thể so sánh với học giỏi hay không?:))
Vâng. Cuộc sống chỉ cần giỏi một thứ là sống tốt rồi, nhất là ở 1 thành phố đông dân như Hà Nội, cụ nhỉ.

Em có cậu bạn ngày xưa học rất kém (vì bị tai nạn lúc lao động tập thể, nghỉ lâu nên nó cứ hụt kiến thức dần), thầy bảo sau này chỉ bám đít trâu thôi vì đến lớp 9 vẫn chưa biết cộng trừ phân số. Sau này gặp lại bạn đã là lđ một chi nhánh ngân hàng, em trêu thế giờ biết tính % rồi nhỉ :)). Tất nhiên, bạn ấy giỏi nhiều thứ khác :)
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,787
Động cơ
435,977 Mã lực
Đọc một vài comments cuối mà em thấy hơi chạnh lòng. Vì em có một nhóc là trẻ khuyết tật nặng, đang học hoà nhập ở một trường công ở Hà Nội. Bạn nhà em nhìn có vẻ bình thường, thậm chí còn xã giao, vui vẻ và khéo mồm hơn nhiều trẻ bình thường. Nhưng có những vấn đề riêng em cũng k muốn các cụ phải hiểu sâu. Nhờ chính sách của Chính phủ mà con em được đi học và được miễn một số khoản đóng góp dù em k đề nghị, và cũng được bhyt chi trả khoảng 10 tr/tháng. Em đã từng cho con học trường tư nhưng các trường cũng k nhận được vì quá nghịch, và họ cũng khó hỗ trợ giáo viên đi kèm. May là nhờ có trường công, con mới được “đi học trường có đồng phục” như mong mỏi của con. Cũng nhờ sự linh động của nhà trường mà nhà em có thể cử một cô giáo để đi kèm con, vừa giúp con trong việc học vừa giúp GVCN đỡ áp lực và ảnh hưởng tới các bạn khác dù k tránh khỏi 100%.

Nuôi một đứa trẻ mắc bệnh hiếm rất cực. Nhưng con sinh ra thì mình phải cố gắng cho nó phát triển tốt nhất có thể. Nói về chi phí thì mỗi tháng em phải chi 20-30 tr bên cạnh số 10 tr do BHYT chi trả, khoảng gần 2 tr miễn giảm khác từ nhà trường, hỗ trợ của HN.

Nhưng cũng may mắn cho gia đình em là con từng được học ở một trường mẫu giáo, nơi mà cô giáo cũng như các phụ huynh rất tuyệt vời. Dù có lúc con cắn hay đánh bạn, bà của một bé chỉ kể là dạo này M ngoan nhiều rồi, cắn T k đau như trước đâu. Rồi một phụ huynh khác chỉ nhớ là con luôn chào đúng tên bác đó, thay vì những lúc con giật tóc con mình. Hay có lần con làm vỡ rổ bát của cả trường, cô giải thích là con muốn gây chú ý thôi. Hay như con thích chơi ốc sên mà cô thì sợ, cô đành gấp tặng con 1 con sên bằng lá.

Hay như ở trường cấp 1 bây giờ, ngoài cô hiệu trưởng hay gvcn, các bác bảo vệ và lao công cũng luôn cố gắng để hỗ trợ, xử lý những trò nghịch dại mà con gây ra…

Em hiểu quan điểm của các cụ. Nhưng nếu nhìn rộng ra và bao dung hơn, cũng có thể vì em ở hoàn cảnh này, nên em sẵn lòng để những bạn nhỏ khác, bình thường của nhà em sống trong một môi trường đa dạng, phức tạp, như cuộc sống nó vốn vậy.
Hồi cấp 1 lớp con em cũng có 1 bạn như vậy. Cả lớp chỉ có con em là đứa duy nhất ngồi cùng bàn, chơi cùng. Mà chẳng hiểu tại sao bạn đấy ít đánh con em, nếu có đánh thì con em bảo chẳng đau. Nói thật, phụ huynh lớp con em có bảo em ký vào giấy yêu cầu chuyển lớp bạn đó nhưng em không đồng ý( em có hỏi ý kiến cô giáo xem cô có muốn bạn đó chuyển không). Chúc F1 nhà cụ ngày càng tiến bộ.
 
  • Vodka
Reactions: Mzc

Mytv

Xe điện
Biển số
OF-825578
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
3,931
Động cơ
352,918 Mã lực
Đọc một vài comments cuối mà em thấy hơi chạnh lòng. Vì em có một nhóc là trẻ khuyết tật nặng, đang học hoà nhập ở một trường công ở Hà Nội. Bạn nhà em nhìn có vẻ bình thường, thậm chí còn xã giao, vui vẻ và khéo mồm hơn nhiều trẻ bình thường. Nhưng có những vấn đề riêng em cũng k muốn các cụ phải hiểu sâu. Nhờ chính sách của Chính phủ mà con em được đi học và được miễn một số khoản đóng góp dù em k đề nghị, và cũng được bhyt chi trả khoảng 10 tr/tháng. Em đã từng cho con học trường tư nhưng các trường cũng k nhận được vì quá nghịch, và họ cũng khó hỗ trợ giáo viên đi kèm. May là nhờ có trường công, con mới được “đi học trường có đồng phục” như mong mỏi của con. Cũng nhờ sự linh động của nhà trường mà nhà em có thể cử một cô giáo để đi kèm con, vừa giúp con trong việc học vừa giúp GVCN đỡ áp lực và ảnh hưởng tới các bạn khác dù k tránh khỏi 100%.

Nuôi một đứa trẻ mắc bệnh hiếm rất cực. Nhưng con sinh ra thì mình phải cố gắng cho nó phát triển tốt nhất có thể. Nói về chi phí thì mỗi tháng em phải chi 20-30 tr bên cạnh số 10 tr do BHYT chi trả, khoảng gần 2 tr miễn giảm khác từ nhà trường, hỗ trợ của HN.

Nhưng cũng may mắn cho gia đình em là con từng được học ở một trường mẫu giáo, nơi mà cô giáo cũng như các phụ huynh rất tuyệt vời. Dù có lúc con cắn hay đánh bạn, bà của một bé chỉ kể là dạo này M ngoan nhiều rồi, cắn T k đau như trước đâu. Rồi một phụ huynh khác chỉ nhớ là con luôn chào đúng tên bác đó, thay vì những lúc con giật tóc con mình. Hay có lần con làm vỡ rổ bát của cả trường, cô giải thích là con muốn gây chú ý thôi. Hay như con thích chơi ốc sên mà cô thì sợ, cô đành gấp tặng con 1 con sên bằng lá.

Hay như ở trường cấp 1 bây giờ, ngoài cô hiệu trưởng hay gvcn, các bác bảo vệ và lao công cũng luôn cố gắng để hỗ trợ, xử lý những trò nghịch dại mà con gây ra…

Em hiểu quan điểm của các cụ. Nhưng nếu nhìn rộng ra và bao dung hơn, cũng có thể vì em ở hoàn cảnh này, nên em sẵn lòng để những bạn nhỏ khác, bình thường của nhà em sống trong một môi trường đa dạng, phức tạp, như cuộc sống nó vốn vậy.
Đồng cảm với cụ. Nhưng có lẽ cụ nhạy cảm quá nên hiểu hơi quá còm của các cụ/e ở đây rồi. Mọi người chỉ nói phân loại học sinh theo từng lực học, từng nhóm, từng cá thể các cháu thôi. Ko có ý j đâu.
Ko ai cấm cản ngừoi khuyết tật thiệt thòi hoà nhập với cộng đồng, trường học cả. Cụ nếu để ý thì thấy bất cứ 1 lớp học nào cũng có 1 bạn hoặc hơn dc gọi "là ko bt". Và kể cả khi các bạn thiệt thòi khi sinh ra ko theo dc thì vẫn có những cơ sở đặc biệt giành riêng cho mà.
E chia sẻ thêm 1 chút với cụ là con e bị ADHD thể nhẹ đó ạ.
 
  • Vodka
Reactions: Mzc

Mzc

Xe điện
Biển số
OF-727317
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
2,894
Động cơ
146,190 Mã lực
Hồi cấp 1 lớp con em cũng có 1 bạn như vậy. Cả lớp chỉ có con em là đứa duy nhất ngồi cùng bàn, chơi cùng. Mà chẳng hiểu tại sao bạn đấy ít đánh con em, nếu có đánh thì con em bảo chẳng đau. Nói thật, phụ huynh lớp con em có bảo em ký vào giấy yêu cầu chuyển lớp bạn đó nhưng em không đồng ý( em có hỏi ý kiến cô giáo xem cô có muốn bạn đó chuyển không). Chúc F1 nhà cụ ngày càng tiến bộ.
Một em bé biết yêu thương và cởi mở sẽ thành công trong cuộc sống cụ ạ.
 

Mzc

Xe điện
Biển số
OF-727317
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
2,894
Động cơ
146,190 Mã lực
Đồng cảm với cụ. Nhưng có lẽ cụ nhạy cảm quá nên hiểu hơi quá còm của các cụ/e ở đây rồi. Mọi người chỉ nói phân loại học sinh theo từng lực học, từng nhóm, từng cá thể các cháu thôi. Ko có ý j đâu.
Ko ai cấm cản ngừoi khuyết tật thiệt thòi hoà nhập với cộng đồng, trường học cả. Cụ nếu để ý thì thấy bất cứ 1 lớp học nào cũng có 1 bạn hoặc hơn dc gọi "là ko bt". Và kể cả khi các bạn thiệt thòi khi sinh ra ko theo dc thì vẫn có những cơ sở đặc biệt giành riêng cho mà.
E chia sẻ thêm 1 chút với cụ là con e bị ADHD thể nhẹ đó ạ.
Em đọc mấy còm cuối (từ cmt của em trở lên) chứ k phải toàn bộ nội dung thớt cụ ơi. Chứ đang rảnh em chia sẻ thôi chứ em k đánh giá hay nhạy cảm gì đâu :)). Nhà em cũng lập 1 tổ chức để hỗ trợ những bạn nhỏ cùng bệnh mà. Em chỉ muốn chia sẻ thêm 1 góc nhìn của 1 người trong cuộc.
Nhóc nhà em mắc 1 bệnh hiếm, nhưng cũng có những vấn đề khác về hành vi kiểu nghịch nhây, up and down liên tục. Trong lớp cũng có 1 bạn ADHD, nhỏ bằng 1/2 nhóc nhà em nhưng nghịch k biết sợ. Thằng nhà em thì vẫn còn dè chừng hơn, nhưng thấy bạn quậy là cũng làm theo vì nghĩ là ngầu. Khổ nỗi cậu kia tuy nhỏ con nhưng lại hay trêu cả lớp, động tới thằng nhà em nó tẩn cho nhưng hôm sau lại trêu. Làm thằng nhà em nó còn đợi mẹ cậu kia đến đón rồi bảo nếu bạn H còn trêu con là con sẽ đánh đấy. Đau đầu :(
 
Chỉnh sửa cuối:

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,787
Động cơ
435,977 Mã lực
Một em bé biết yêu thương và cởi mở sẽ thành công trong cuộc sống cụ ạ.
Cảm ơn cụ đã động viên. Em gọi đó là tôn trọng sự khác biệt của bạn cụ ạ. Em bảo cháu điều đó làm nên sự khác biệt của bạn chứ không bao giờ bảo bạn có vấn đề cả.
 

Mytv

Xe điện
Biển số
OF-825578
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
3,931
Động cơ
352,918 Mã lực
Em đọc mấy còm cuối (từ cmt của em trở lên) chứ k phải toàn bộ nội dung thớt cụ ơi. Chứ đang rảnh em chia sẻ thôi chứ em k đánh giá hay nhạy cảm gì đâu :)). Nhà em cũng lập 1 tổ chức để hỗ trợ những bạn nhỏ cùng bệnh mà. Em chỉ muốn chia sẻ thêm 1 góc nhìn của 1 người trong cuộc.
Nhóc nhà em mắc 1 bệnh hiếm, nhưng cũng có những vấn đề khác về hành vi kiểu nghịch nhây, up and down liên tục. Trong lớp cũng có 1 bạn ADHD, nhỏ bằng 1/2 nhóc nhà em nhưng nghịch k biết sợ. Thằng nhà em thì vẫn còn dè chừng hơn, nhưng thấy bạn quậy là cũng làm theo vì nghĩ là ngầu. Khổ nỗi cậu kia tuy nhỏ con nhưng lại hay trêu cả lớp, động tới thằng nhà em nó tẩn cho nhưng hôm sau lại trêu. Làm thằng nhà em nó còn đợi mẹ cậu kia đến đón rồi bảo nếu bạn H còn trêu con là con sẽ đánh đấy. Đau đầu :(
Hôm nay e đón gái về gái "khoe" vừa kẹp cổ quật 2 "thằng" cùng lớp xuống sàn lớp học. E hỏi sao lại làm thế thì gái bẩu tại cno cứ trêu con. :(( .Rồi tiếp tục khoe con vật tay khoẻ nhất lớp.:)). trc cứ nhìn đt thấy số của cô giáo gọi là e rụng rời tay chân. Nội dung đủ cả các thể loại. Nào là ngã phải đưa đi viện, trốn cô ko tìm dc, oánh bạn, thậm chí oánh cả cô. Mới ngoan dc gần 2 năm nay thôi.
 

Trà đặc

Xe tăng
Biển số
OF-810140
Ngày cấp bằng
4/4/22
Số km
1,119
Động cơ
13,835 Mã lực
Đọc một vài comments cuối mà em thấy hơi chạnh lòng. Vì em có một nhóc là trẻ khuyết tật nặng, đang học hoà nhập ở một trường công ở Hà Nội. Bạn nhà em nhìn có vẻ bình thường, thậm chí còn xã giao, vui vẻ và khéo mồm hơn nhiều trẻ bình thường. Nhưng có những vấn đề riêng em cũng k muốn các cụ phải hiểu sâu. Nhờ chính sách của Chính phủ mà con em được đi học và được miễn một số khoản đóng góp dù em k đề nghị, và cũng được bhyt chi trả khoảng 10 tr/tháng. Em đã từng cho con học trường tư nhưng các trường cũng k nhận được vì quá nghịch, và họ cũng khó hỗ trợ giáo viên đi kèm. May là nhờ có trường công, con mới được “đi học trường có đồng phục” như mong mỏi của con. Cũng nhờ sự linh động của nhà trường mà nhà em có thể cử một cô giáo để đi kèm con, vừa giúp con trong việc học vừa giúp gvcn đỡ áp lực và ảnh hưởng tới các bạn khác dù k tránh khỏi 100%.

Nuôi một đứa trẻ mắc bệnh hiếm rất cực. Nhưng con sinh ra thì mình phải cố gắng cho nó phát triển tốt nhất có thể. Nói về chi phí thì mỗi tháng em phải chi 20-30 tr bên cạnh số 10 tr do BHYT chi trả, khoảng gần 2 tr miễn giảm khác từ nhà trường, hỗ trợ của HN.

Nhưng cũng may mắn cho gia đình em là con từng được học ở một trường mẫu giáo mà cô giáo và các phụ huynh rất tuyệt vời. Dù có lúc con cắn hay đánh bạn, bà của một bé chỉ kể là dạo này M ngoan nhiều rồi, cắn T k đau như trước đâu. Rồi một phụ huynh khác chỉ nhớ là con luôn chào đúng tên bác đó, thay vì những lúc con giật tóc con mình. Hay có lần con làm vỡ rổ bát của cả trường, cô giải thích là con muốn gây chú ý thôi. Hay như con thích chơi ốc sên mà cô thì sợ, cô đành gấp tặng con 1 con sên bằng lá.

Hay như ở trường cấp 1 bây giờ, ngoài cô hiệu trưởng hay gvcn, các bác bảo vệ và lao công cũng luôn cố gắng để hỗ trợ, xử lý những trò nghịch dại mà con gây ra…

Em hiểu quan điểm của các cụ. Nhưng nếu nhìn rộng ra và bao dung hơn, cũng có thể vì em ở hoàn cảnh này, nên em sẵn lòng để những bạn nhỏ khác của nhà em sống trong một môi trường đa dạng, phức tạp, như cuộc sống nó vốn vậy.
Xin chia xẻ đồng cảm với cụ. Tất nhiên ô nào cũng phải vì con cái, gđ của mình first nhưng đừng vì cái đó mà làm ảnh hưởng tới những ng xung quanh, cộng đồng đã là good job lắm rồi,.:D
Bởi thế nên trong lĩnh vực GDPT, e tin là NN phải cầm trịch vì đó là vấn để an sinh phúc lợi xh. Ngay cả tây tầu, âu mỹ chúng nó đều thế từ lâu rồi. Nhiều ô cứ hô hào GD tư nhân 8 phần, NN 2 phần bla, bla e thấy thế méo nào ấy,. Ô lào thick thì đi mà làm ra đc mí cái đại học elite rồi đánh chiếm thị trường đi, sao cứ phải chăm chăm vào mấy cái thiết yếu an sinh phúc lợi là 80% GDPT mà làm cái dì,.
E ko mê tín nhưng con cái nó là cái duyên cái phận của m. Kể cả dưới mặt đất thì m cũng phải cải tạo. Mấy hôm trc e có tình cờ nghe đc một câu: Tri mệnh, thuận mệnh rồi sẽ chế mệnh đc vài phần thì m cứ phải nương theo mà thực hiện. Chúc cụ mọi sự như ý.
 

le_petit

Xe điện
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
2,217
Động cơ
724,465 Mã lực
Cụ đừng mang luật ra với cách hiểu của cụ như thế. Hòa nhập là tốt còn cách cho tất cả vào 1 nồi đó là hòa tan, thiếu tận tâm với thế hệ trẻ, tương lai của đất nước.
Giáo dục nên phân loại thậm chí phân loại sâu hơn nữa, nhưng phân loại là để mỗi nhóm đó nhận được giáo dục tốt nhất phù hợp với khả năng,
Đưa trẻ thiệt thòi vào giáo dục bình thường như những trẻ em khác là một sự khốn nạn, chối bỏ trách nhiệm và nghĩa vụ của chính quyền nói riêng và xã hội nói chung với các em. Lẽ ra các em cần được giáo dục đặc biệt để có những kỹ năng và khả năng sống, làm việc cho mình, cho xã hội thì bị quẳng vào môi trường giáo dục ko giúp ích chút nào cho các em, nơi các em nếu ko nhận được sự kỳ thị xa lánh thì cũng là sự thương hại và trách nhiệm miến cưỡng.
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,493
Động cơ
887,507 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đưa trẻ thiệt thòi vào giáo dục bình thường như những trẻ em khác là một sự khốn nạn, chối bỏ trách nhiệm và nghĩa vụ của chính quyền nói riêng và xã hội nói chung với các em. Lẽ ra các em cần được giáo dục đặc biệt để có những kỹ năng và khả năng sống, làm việc cho mình, cho xã hội thì bị quẳng vào môi trường giáo dục ko giúp ích chút nào cho các em, nơi các em nếu ko nhận được sự kỳ thị xa lánh thì cũng là sự thương hại và trách nhiệm miến cưỡng.
Cụ nên tìm hiểu thêm về giáo dục hòa nhập rồi hãy phát biểu. Nghe cụ nói đúng kiểu mị dân, người biết nghe thấy buồn cười lắm.
 

Trà đặc

Xe tăng
Biển số
OF-810140
Ngày cấp bằng
4/4/22
Số km
1,119
Động cơ
13,835 Mã lực
Đưa trẻ thiệt thòi vào giáo dục bình thường như những trẻ em khác là một sự khốn nạn, chối bỏ trách nhiệm và nghĩa vụ của chính quyền nói riêng và xã hội nói chung với các em. Lẽ ra các em cần được giáo dục đặc biệt để có những kỹ năng và khả năng sống, làm việc cho mình, cho xã hội thì bị quẳng vào môi trường giáo dục ko giúp ích chút nào cho các em, nơi các em nếu ko nhận được sự kỳ thị xa lánh thì cũng là sự thương hại và trách nhiệm miến cưỡng.
Nhất cụ rồi đấy. Trước khi nhà trường ngta nhận 1 trẻ khiếm khuyết nào vào lớp thì ngta phải tự hiểu, đánh giá là bạn đó có theo đc vs hòa nhập môi trường đó ko,...
Rồi hổng bít sau này những elite.vn làm những bài luận kì công thể hiện cái bộ lòng nhân, đc các thầy cô đỉnh cao tâm huyết duyệt đi sửa lại, những hoạt động vì cái lọ chai để show ra cái tâm của mình vs tụi tư bổn dãy chít ló check để ló cho học bổng hoặc triết khấu học phí có viết thiệt, nhiệt tình hok nữa. E nghi lém,..=))
 
  • Vodka
Reactions: Mzc

Thanh fotuner

Xe tải
Biển số
OF-110524
Ngày cấp bằng
26/8/11
Số km
265
Động cơ
388,709 Mã lực
Nhưng tất cả học sinh từ dốt đến giỏi nhà người ta có phải đi học thêm trâu bò như nhà mình không hả cụ?
Người ta có học đấy cụ. Ở bên Tây những đứa học thêm là nhà cực giàu. Bạn tôi ở London Anh, để thi vào 1 trường tư, 2 cô con gái cũng phải đi học thêm. Bé lớn có chút năng khiếu toán, còn học online 1 giáo sự tận bên Mỹ. Khi gia đình đi chơi vòng quanh Châu Âu, còn phải canh giờ các lần di chuyển sao cho vài thời gian học online, con đã được yên vị trong khách sạn. Trước đây mình không biết, cứ tưởng bọn Tây nó không đi học thêm, nó chỉ vừa học vừa chơi là do mình chưa được tiếp xúc với những đứa nhà giàu thực sự thôi.
À, mà tôi cũng chỉ được nghe kể lại thôi. Chứ tôi mà ra nước ngoài cũng toàn ở khu người nghèo.
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,493
Động cơ
887,507 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Người ta có học đấy cụ. Ở bên Tây những đứa học thêm là nhà cực giàu. Bạn tôi ở London Anh, để thi vào 1 trường tư, 2 cô con gái cũng phải đi học thêm. Bé lớn có chút năng khiếu toán, còn học online 1 giáo sự tận bên Mỹ. Khi gia đình đi chơi vòng quanh Châu Âu, còn phải canh giờ các lần di chuyển sao cho vài thời gian học online, con đã được yên vị trong khách sạn. Trước đây mình không biết, cứ tưởng bọn Tây nó không đi học thêm, nó chỉ vừa học vừa chơi là do mình chưa được tiếp xúc với những đứa nhà giàu thực sự thôi.
À, mà tôi cũng chỉ được nghe kể lại thôi. Chứ tôi mà ra nước ngoài cũng toàn ở khu người nghèo.
Cụ chưa đọc kỹ còm của em. Ý em là ở VN cả trẻ học giỏi và học kém đều phải học như trâu cả.
Dân nhà giầu bắt con học đủ thứ cũng là chuyện bình thường.
 

Mzc

Xe điện
Biển số
OF-727317
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
2,894
Động cơ
146,190 Mã lực
Hôm nay e đón gái về gái "khoe" vừa kẹp cổ quật 2 "thằng" cùng lớp xuống sàn lớp học. E hỏi sao lại làm thế thì gái bẩu tại cno cứ trêu con. :(( .Rồi tiếp tục khoe con vật tay khoẻ nhất lớp.:)). trc cứ nhìn đt thấy số của cô giáo gọi là e rụng rời tay chân. Nội dung đủ cả các thể loại. Nào là ngã phải đưa đi viện, trốn cô ko tìm dc, oánh bạn, thậm chí oánh cả cô. Mới ngoan dc gần 2 năm nay thôi.
Vâng. Còm với mợ xong em nghe đt của vợ báo trưa nay con k ngủ, hát “3 ngọn nến lung linh” làm các bạn k ngủ được. Các cô giải quyết thế nào cũng k nghe. Cô hiệu trưởng phải mời lên “uống nước chè”. Xong về nó bảo cả lớp tớ lên phòng cô ăn chè chứ không phải uống trà đâu, chè trân châu ngon lắm làm cả lớp xôn xao muốn lên. Đến mệt.
 

Alex DT Nguyen

Xe hơi
Biển số
OF-428434
Ngày cấp bằng
8/6/16
Số km
138
Động cơ
218,646 Mã lực
Tuổi
44
Gymnasium vẫn phải học thêm hả cụ? Ngoài ra tại sao bố mẹ phải học cùng con nhỉ? Đây là yêu cầu của môn học hay mình tự nguyện dạy con?

Bạn em cho con học boarding school bên đó là 50k eur/ năm ở trường tư thục cấp 3.
Tôi đang nói đến chuyện luyện thi vào trường chuyên: có thể học thêm ở trường, ở trung tâm luyện thi, học với gia sư hoặc bố mẹ kèm con.
Còn vào đưọc trường chuyên rồi thì ko cần học thêm nữa.
 

Alex DT Nguyen

Xe hơi
Biển số
OF-428434
Ngày cấp bằng
8/6/16
Số km
138
Động cơ
218,646 Mã lực
Tuổi
44
Người ta có học đấy cụ. Ở bên Tây những đứa học thêm là nhà cực giàu. Bạn tôi ở London Anh, để thi vào 1 trường tư, 2 cô con gái cũng phải đi học thêm. Bé lớn có chút năng khiếu toán, còn học online 1 giáo sự tận bên Mỹ. Khi gia đình đi chơi vòng quanh Châu Âu, còn phải canh giờ các lần di chuyển sao cho vài thời gian học online, con đã được yên vị trong khách sạn. Trước đây mình không biết, cứ tưởng bọn Tây nó không đi học thêm, nó chỉ vừa học vừa chơi là do mình chưa được tiếp xúc với những đứa nhà giàu thực sự thôi.
À, mà tôi cũng chỉ được nghe kể lại thôi. Chứ tôi mà ra nước ngoài cũng toàn ở khu người nghèo.
Ko cần phải "gia đình cực giàu" mới cho con học thêm được đâu cụ à. Thuê gia sư là sinh viên các trường top (Oxbridge, LSE, Imperial, Warwick...) cũng chỉ khoảng £40-£60/h, thuê giáo viên có kinh nghiệm luyện thi vào trường tư £60-£80/h. Với mức giá này thì các gia đình trung lưu có thể cho con học 2-3 buổi/tuần được.
 

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,303
Động cơ
339,136 Mã lực
Cụ chưa đọc kỹ còm của em. Ý em là ở VN cả trẻ học giỏi và học kém đều phải học như trâu cả.
Dân nhà giầu bắt con học đủ thứ cũng là chuyện bình thường.
Cụ có thói quen bịa đặt khơi khơi nhỉ. Bị phản đối lại quay ra mỉa mai. Cụ quan sát được mấy trường hợp học như trâu, ngoài cái nhà 5 năm không nghỉ hè trên báo?
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,493
Động cơ
887,507 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ có thói quen bịa đặt khơi khơi nhỉ. Bị phản đối lại quay ra mỉa mai. Cụ quan sát được mấy trường hợp học như trâu, ngoài cái nhà 5 năm không nghỉ hè trên báo?
Quanh tôi thì toàn thấy các cháu học cả ngày lẫn tối từ bậc tiểu học. Các cháu vào lớp 1 bây giờ còn biết đọc biết viết gần hết... chắc là các cháu tự học lúc rảnh rỗi?
Trường tư như chỗ con tôi học thì nghỉ hè đúng 1 tháng, bạn nào phải thi lại thì coi nhưng không còn hè. Không biết con cụ nghỉ hè được bao lâu?
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top