[Funland] Ams có thể dừng tuyển sinh cấp 2

draqv

Xe máy
Biển số
OF-416455
Ngày cấp bằng
13/4/16
Số km
68
Động cơ
221,785 Mã lực
Tuổi
40
Đọc một vài comments cuối mà em thấy hơi chạnh lòng. Vì em có một nhóc là trẻ khuyết tật nặng, đang học hoà nhập ở một trường công ở Hà Nội. Bạn nhà em nhìn có vẻ bình thường, thậm chí còn xã giao, vui vẻ và khéo mồm hơn nhiều trẻ bình thường. Nhưng có những vấn đề riêng em cũng k muốn các cụ phải hiểu sâu. Nhờ chính sách của Chính phủ mà con em được đi học và được miễn một số khoản đóng góp dù em k đề nghị, và cũng được bhyt chi trả khoảng 10 tr/tháng. Em đã từng cho con học trường tư nhưng các trường cũng k nhận được vì quá nghịch, và họ cũng khó hỗ trợ giáo viên đi kèm. May là nhờ có trường công, con mới được “đi học trường có đồng phục” như mong mỏi của con. Cũng nhờ sự linh động của nhà trường mà nhà em có thể cử một cô giáo để đi kèm con, vừa giúp con trong việc học vừa giúp GVCN đỡ áp lực và ảnh hưởng tới các bạn khác dù k tránh khỏi 100%.

Nuôi một đứa trẻ mắc bệnh hiếm rất cực. Nhưng con sinh ra thì mình phải cố gắng cho nó phát triển tốt nhất có thể. Nói về chi phí thì mỗi tháng em phải chi 20-30 tr bên cạnh số 10 tr do BHYT chi trả, khoảng gần 2 tr miễn giảm khác từ nhà trường, hỗ trợ của HN.

Nhưng cũng may mắn cho gia đình em là con từng được học ở một trường mẫu giáo, nơi mà cô giáo cũng như các phụ huynh rất tuyệt vời. Dù có lúc con cắn hay đánh bạn, bà của một bé chỉ kể là dạo này M ngoan nhiều rồi, cắn T k đau như trước đâu. Rồi một phụ huynh khác chỉ nhớ là con luôn chào đúng tên bác đó, thay vì những lúc con giật tóc con mình. Hay có lần con làm vỡ rổ bát của cả trường, cô giải thích là con muốn gây chú ý thôi. Hay như con thích chơi ốc sên mà cô thì sợ, cô đành gấp tặng con 1 con sên bằng lá.

Hay như ở trường cấp 1 bây giờ, ngoài cô hiệu trưởng hay gvcn, các bác bảo vệ và lao công cũng luôn cố gắng để hỗ trợ, xử lý những trò nghịch dại mà con gây ra…

Em hiểu quan điểm của các cụ. Nhưng nếu nhìn rộng ra và bao dung hơn, cũng có thể vì em ở hoàn cảnh này, nên em sẵn lòng để những bạn nhỏ khác, bình thường của nhà em sống trong một môi trường đa dạng, phức tạp, như cuộc sống nó vốn vậy.
Chúc cụ/mợ vững bước để hỗ trợ cho con. Mợ/cụ đã đọc cuốn forest gump chưa? Nếu chưa hãy đọc để thêm động lực nhé.

Có 1 nghịch lý là nhóm đóng góp lớn nhất vào sự phát triển của loài người thì tỷ lệ lớn là từ những người thuộc nhóm "có bệnh", nếu đọc tiểu sử những nhà bác học lớn thì triệu chứng tự kỷ hay có vấn đề về tâm lý và giao tiếp là phổ biến... Theo tiêu chuẩn ngày nay có lẽ họ cần sự thương cảm và hoà đồng cho giống người bình thường.

Số người được coi là khôn ngoan nhanh nhẹn như chúng ta đa phần là chỉ mải lo cho bản thân, gia đình. Sự đóng góp cho nhân loại, xã hội của nhóm bình thường là khá khiêm tốn.

Những nhà hoạt động môi trường, xã hội, thiện nguyện vô tư và tâm huyết nhất là ai? Nếu được tiếp cận các cụ sẽ ngạc nhiên về số lượng "kẻ ngốc" đấy.
 
Chỉnh sửa cuối:

Dacia90

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-808783
Ngày cấp bằng
17/3/22
Số km
2,003
Động cơ
68,261 Mã lực
Tuổi
44
Con em chỉ giữa lớp mà cụ, tất nhiên nó cũng làm bài khá nhanh ạ.
Em nghĩ nó tư duy tốt nhưng còn lâu mới gọi là thần đồng đc. Em toàn trêu nó học kém hơn mẹ, nó bảo mẹ học trường làng mà cứ so sánh 😂😂
Con em nó vô địch chơi game ở lớp vì quá nhiều thời gian, đá bóng ngày 1h, xem youtube, quay video để làm youtuber cũng có nghìn view :D.
Đọc lịch sử lảm giàu trên Roblox rồi nói vanh vâch cho mẹ về mô hình kinh doanh kiếm tiền trên Roblox và youtube... đọc Conan 100 lần...
Tất nhiên mỗi ng mỗi khác nhưng con em mà ko học khó chút thì em ko biết làm gì với nó cho hết thời gian :(
Em đã ở nhiều thành phố, thấy là chủ yếu do mật độ dân và khả năng của cấp CQ nơi mình sống. Tóm lại ở nơi có môi trường giáo dục tốt, dân ít thì trẻ em phát triển do nhà trường, thầy cô, còn phụ huynh ít can thiệt. Còn ở những thành phố mật độ dân quá đông, thì phụ huynh phải giúp con thi đấu, lệch sóng cái là lỡ nhịp ngay. Thí dụ như thành phố Hà nội giờ tầm 3 triệu dân xem, tụi trẻ con có phát triển tốt hơn nữa không? Mấy bố già hội em (hạt giống đỏ thời 9t đi tàu sang Nga học) cũng nói là tụi trẻ phải ốp học nếu còn ở Hà nội. Cháu em học chuyên ngữ cấp 3 song song với học hệ trung cấp nhạc viện, nhưng do bố mẹ nó ốp từ cấp 2, chứ thả rông như tụi tư bản thì không bao giờ có, nhưng tương lai lại đi dạy đàn hay ngoại ngữ thôi?
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,062
Động cơ
1,668,649 Mã lực
01. Tại sao lại phải đi tranh cãi vấn đề này nhỉ?

02. Mô hình trường chuyên/CLC hay trường tư thiên về các hoạt động trải nghiệm đã tồn tại hàng chục năm, mà đã tồn tại thì nó có lý như vậy nó chỉ có thể không có lý với người này thôi chứ nó sẽ có lý với người khác nên việc tranh luận đúng sai cho việc trường Ams không đào tạo cấp 2 có lẽ không bao giờ dừng.

03. Nhưng tôi thấy các bạn học trường Ams ra nếu không thành công thì ít nhất cũng có cuộc sống ổn định, không vất vả vì nền tảng giáo dục tốt giúp các bạn ấy có một công việc ổn định
01. Vì ông Bộ GDDT ông ý đóng cửa 64/64 trường THCS chuyên từ cả mấy chục năm nay. Giờ còn sót 02 trường không chuyên THCS nằm trong trường THPT chuyên, đang tính đóng nốt.

02. Nó có hệ lụy, với tự thân nó và với xã hội, đồng thời bị biến tướng, nên người ta cũng muốn thay đổi và cải cách. Bằng chứng là THPT chuyên vẫn đang tồn tại và đang sửa đổi tổ chức.

03. Môi trường giáo dục của Hanoi Ams, hay các trường chuyên nổi tiếng khác, chắc chắn là điển hình tốt, nếu không nói là tốt nhất hiện tại, mà mọi cải cách đều muốn hướng đến tham khảo.

*
Bây giờ, có câu hỏi 04 là tại sao cứ tranh luận mãi mà nó không thành một cuộc thảo luận, là vì góc nhìn khác nhau:

01. Giữa vị trí thụ hưởng và vị trí thiết kế chương trình.

02. Giữa lợi ích chương trình tổng thể và lợi ích cụ thể chi tiết.

03. Người học chuyên không đặt mình vào chỗ người không học và ngược lại.

04. Quan tâm trải nghiệm quá khứ, ít bàn xem hiện tại & tương lai như thế nào.

Tất nhiên, cá nhân luôn có quyền chỉ quan tâm vào góc nhìn của mình thôi cũng không sao. Còn muốn trao đổi để cho ra cái gì đó thì nó phải khác. Không thì phát biểu cảm tưởng cho vui thui, các cụ mợ ạ. :P
 

nguyentruongto

Xe tải
Biển số
OF-612355
Ngày cấp bằng
28/1/19
Số km
416
Động cơ
130,523 Mã lực
Tuổi
54
Website
apaxlearning.com
Giờ thấy các con áp lực quá, thằng nhà em điều nó ước lúc nào cũng là con chỉ muốn được ốm, để khỏi phải đi học
 

Mzc

Xe điện
Biển số
OF-727317
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
2,794
Động cơ
144,269 Mã lực
Giờ thấy các con áp lực quá, thằng nhà em điều nó ước lúc nào cũng là con chỉ muốn được ốm, để khỏi phải đi học
Đến mức thế thì cụ nên xem lại việc học của con và kỳ vọng của gia đình cũng như của con. Em nghĩ việc tạo động lực là cần thiết nhưng áp lực quá thì k hiệu quả. Một đứa trẻ k tìm thấy niềm vui trong học tập cũng như mình đi làm k thấy vui thì khổ lắm.
 

taton7983

Xe buýt
Biển số
OF-789591
Ngày cấp bằng
7/9/21
Số km
821
Động cơ
33,147 Mã lực
Thời của em đi học (những năm 8x thế kỷ trước), chuyên cấp 2 ở HN có Trưng Nhị, cũng nổi đình nổi đám thời đó. Nhiều lứa học sinh xuất sắc, sau này có cả học sinh thi quốc tế đã học chuyên Trưng Nhị cấp 2 thời đó. Sau này trường này biến thành trường thường, và bây giờ không còn ai biết đến Trưng Nhị đã từng là trường chuyên nữa. Và Trưng Nhị cũng không có tiếng tăm gì là trường cấp 2 tốt nữa cả. Nên nếu Ams2 trở thành trường thường, thì trước sau cũng sẽ như Trưng Nhị thôi ạ. Nếu cụ để ý, từ lứa sinh năm 2k4 Ams2 cũng bỏ thi tuyển, chỉ xét tuyển. Bắt đầu từ lứa đó, chất lượng học sinh Ams2 kém hơn hẳn các lứa trước đây (vì nhiều bạn vào đó là do có giải bơi lội hay cờ vua, etc... Có những chuyện bi hài như có em có giải bơi lội quốc gia mà ngã xuống bể bơi thì kêu cứu :) ). Sau đó mấy năm, thấy tình hình không ổn, chất lượng học sinh nói chung đi xuống, Ams2 lại cho thi tuyển trở lại. Nên nếu bỏ chuyên, thì không sớm thì muộn, Ams2 sẽ biến mất khỏi danh sách trường điểm cấp 2 thôi cụ ạ.
Có năm 2021 Covid nên không thi tuyển chỉ xét tuyển và lứa học sinh năm đó vào trường cũng kém hơn các khoá khác trong trường đó cụ
 

Min Autumn

Xe tải
Biển số
OF-830766
Ngày cấp bằng
16/3/23
Số km
497
Động cơ
16,547 Mã lực
Giờ thấy các con áp lực quá, thằng nhà em điều nó ước lúc nào cũng là con chỉ muốn được ốm, để khỏi phải đi học
Cụ chịu khó động viên con chơi môn thể thao nào đó hoặc tạo cách giải trí nào đó lành mạnh cho con để giãn thời gian học ra cho con có được tg nghỉ ngơi và hồi phục. Con sẽ có sức khỏe và trí óc minh mẫn hơn, học dễ vào đầu hơn và sẽ yêu thích việc học hơn đó ạ.

Các con phải học triền miên không có khoảng trống, áp lực ko đc giải tỏa tăng dần thì trí lực sẽ suy giảm nhanh chóng và dễ bị stress chán nản ngay ạ.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,588
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Có điiển hình thực tế quá. Cụ bắt cháu nó học thêm để làm gì? Vì nó không hiểu sgk hay tại chính sách nhà nước hay cái chính là "thua nhiều nhà"? Hồi lớp 1 cụ có bắt nó phải biết đọc trước không?
Lớp 1 không dạy trước vì mẫu giáo tư bây giờ họ cũng tự dạy ít nhiều rồi.cụ. Vào lớp 1 thì bị cô giáo chê vì đa số các bạn đã biết đọc viết cả rồi.
Nó học ở trường không hiểu hết. Học thêm gia sư chỉ là học kiến thức ở trường, không học nâng cao gì. F1 chỉ học thêm 1 ngoại ngữ nữa từ lớp 6, tuần 1 buổi, ngoài ra không học thứ gì khác. Học thêm toàn bộ không yêu cầu giao bài tập và học tại nhà, không phải đi lại mất thời gian.
Thực tế việc học và yêu cầu như vậy so với các bạn cùng lớp là rất bình thường, chưa phải nhiều.
Một khi đã chọn con đường học tiếp lên Đại học thì học trâu bò là không tránh khỏi. Ở VN không phân luồng được học sinh nên hầu như tất cả đều học cho đến khi trượt Đại học hoặc đỗ đại học lởm quá mới chịu dừng ganh đua. Đấy là thực tế.
Hơn nữa cả xã hội nó vận hành như vậy, mình cưỡng lại thì chỉ gánh thiệt thòi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,829
Động cơ
180,182 Mã lực
Em rep còm mợ để trả lời nhiều ý của mợ trong thớt..Mợ bảo kèm con từ bé nên con mợ học giỏi nhưng em ko thấy đúng với con em. Mợ bảo nên phân giỏi riêng ra để bồi dưỡng thì em nói ko cần thiết vì mục tiêu giáo dục của bô chắc chắn ko phải tìm kiếm nhân tài mà là phổ cập giáo dục. Mỗi mọt giai đoạn sẽ có mục tiêu và mức đầu tư khác nhau, đó mới là đúng đắn.
Mợ hoàn toàn hiểu sai ý em.
1. Về vụ nên có chuyên và từ sớm em đã nêu rất rõ quan điểm nên ko nêu lại. Đồng thời cũng tôn trọng ý kiến của mợ.
2. Em cung cấp thông tin để chứng minh rằng con em ko phải học thêm quá nhiều, vẫn vui chơi lành mạnh. Và thời gian mẹ dạy rất rất ít. Và việc học nhiều ít ngoài do năng lực của con thì là do kỳ vọng của bố mẹ là chính. Bằng chứng là nhiều bạn giỏi hơn học ác hơn con em dù các bạn thông minh vượt trội luôn. Chứ em ko nói con em giỏi do mẹ dạy từ bé. Vì em cũng chả dạy nó nhiều.
3. Nếu nvu của BGD chỉ là cung cấp kiến thức phổ thông đại trà thì đơn giản quá, ko phải vật lôn cải cách làm gì. Ko phải vật nhau hướng nghiệp phân ban dự đoán nhu cầu nhân lực nọ kia cho khổ.
 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,010
Động cơ
120,091 Mã lực
Mợ hoàn toàn hiểu sai ý em.
1. Về vụ nên có chuyên và từ sớm em đã nêu rất rõ quan điểm nên ko nêu lại. Đồng thời cũng tôn trọng ý kiến của mợ.
2. Em cung cấp thông tin để chứng minh rằng con em ko phải học thêm quá nhiều, vẫn vui chơi lành mạnh. Và thời gian mẹ dạy rất rất ít. Và việc học nhiều ít ngoài do năng lực của con thì là do kỳ vọng của bố mẹ là chính. Bằng chứng là nhiều bạn giỏi hơn học ác hơn con em dù các bạn thông minh vượt trội luôn. Chứ em ko nói con em giỏi do mẹ dạy từ bé. Vì em cũng chả dạy nó nhiều.
3. Nếu nvu của BGD chỉ là cung cấp kiến thức phổ thông đại trà thì đơn giản quá, ko phải vật lôn cải cách làm gì. Ko phải vật nhau hướng nghiệp phân ban dự đoán nhu cầu nhân lực nọ kia cho khổ.
Phải cải cách theo xu thế và phù hợp với trình độ phát triển của xã hội chứ mợ. Điển hình là cấp 1 đã học tin, tiếng anh bổ trợ. Cấp 2 là giáo dục địa phương, hoạt động trải nghiệm, công nghệ, tin học thì đã thành thạo sử dụng ppt. Thế đã là cả vấn đề rồi. Ngoài ra, trường công nào chả có đội tuyển HSG và được luyện miễn phí đấy thôi, như thế đâu có thiếu đâu. Nhưng nó sẽ ko phải là mục tiêu chính của Bộ với sứ mệnh là phổ cập giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,588
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Mợ hoàn toàn hiểu sai ý em.
1. Về vụ nên có chuyên và từ sớm em đã nêu rất rõ quan điểm nên ko nêu lại. Đồng thời cũng tôn trọng ý kiến của mợ.
2. Em cung cấp thông tin để chứng minh rằng con em ko phải học thêm quá nhiều, vẫn vui chơi lành mạnh. Và thời gian mẹ dạy rất rất ít. Và việc học nhiều ít ngoài do năng lực của con thì là do kỳ vọng của bố mẹ là chính. Bằng chứng là nhiều bạn giỏi hơn học ác hơn con em dù các bạn thông minh vượt trội luôn. Chứ em ko nói con em giỏi do mẹ dạy từ bé. Vì em cũng chả dạy nó nhiều.
3. Nếu nvu của BGD chỉ là cung cấp kiến thức phổ thông đại trà thì đơn giản quá, ko phải vật lôn cải cách làm gì. Ko phải vật nhau hướng nghiệp phân ban dự đoán nhu cầu nhân lực nọ kia cho khổ.
Cấp phổ thông cơ sở (cấp 2) thì nhiệm vụ của BGD chỉ là cung cấp kiến thức phổ thông đại trà, không yêu cầu cung cấp kiến thức nâng cao. Do vậy Luật giáo dục mới không cho phép mở trường chuyên cấp 2, đấy là lý do chính. Trường chuyên chỉ được phép mở từ cấp phổ thông trung học (cấp 3).
 

Mytv

Xe điện
Biển số
OF-825578
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
3,963
Động cơ
152,918 Mã lực
Nhà cụ và một số cụ mợ ở đây không đại diện cho số đông, vì không phải ai.cũng đủ hiểu biết để quyết định việc học của F1 thế nào là thích hợp.
Từ cấp 2 trở đi thì ngay cả F1 nhà em.cũng phải học thêm tối cả tuần với gia sư, em chỉ bố trí.được cháu nghỉ tối thứ 7 và nguyên ngày chủ nhật không phải học gì. Nhưng nói chung học như vậy cũng vất vả nhưng còn thua rất nhiều nhà. Nên từ việc học F1 ở nhà cũng như người xung quanh em nhìn thấy là việc có thật và em thấy là phổ biến.
Con m mà còn ko đủ hiểu để quyết định việc học thế nào cho thích hợp thì e thấy chưa thực sự quan tâm đến con.

Quan điểm định hướng gd của e đối với F1 đơn giản. Đứa nào học dc thì đầu tư công sức, thời gian, tiền bạc. Đứa nào ko học dc thì cho con chọn theo sở thích. E ko so sánh kq học tập con m với con nhà ngừoi khác. Thoải mái nhưng e vẫn y/c phải có ý thức hoàn thành bài tập cô giao. Xong mới dc chơi.

Cái đứa e cho đi học thêm cùng các bạn là vì con nó thích đi học. Hỏi thì nó bảo là đi học thêm vui vì cô hay mua trà sữa thưởng cho. Cái đứa này thích j e chiều hết. Kể cả nó bảo ko học dc văn hoá muốn học nghề hay j e cũng ok. Sao phải y/c con m học tốt khi khả năng nó chỉ đến thế? Làm thế rất khổ cho đứa trẻ. Ko học đc ko vào đc ĐH thì học nghề.
 

tonkngo0

Xe tải
Biển số
OF-814886
Ngày cấp bằng
27/6/22
Số km
237
Động cơ
4,103 Mã lực
Tuổi
32
Nhà cụ và một số cụ mợ ở đây không đại diện cho số đông, vì không phải ai.cũng đủ hiểu biết để quyết định việc học của F1 thế nào là thích hợp.
Từ cấp 2 trở đi thì ngay cả F1 nhà em.cũng phải học thêm tối cả tuần với gia sư, em chỉ bố trí.được cháu nghỉ tối thứ 7 và nguyên ngày chủ nhật không phải học gì. Nhưng nói chung học như vậy cũng vất vả nhưng còn thua rất nhiều nhà. Nên từ việc học F1 ở nhà cũng như người xung quanh em nhìn thấy là việc có thật và em thấy là phổ biến.
Nếu cụ thấy thế thì đừng mời gia sư nữa để cho con cụ có tuổi thơ, ai cấm đâu
Còn con cụ thua nhiều nhà là bình thường, nó cũng hơn nhiều nhà mà, đua làm gì
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,588
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Con m mà còn ko đủ hiểu để quyết định việc học thế nào cho thích hợp thì e thấy chưa thực sự quan tâm đến con.

Quan điểm định hướng gd của e đối với F1 đơn giản. Đứa nào học dc thì đầu tư công sức, thời gian, tiền bạc. Đứa nào ko học dc thì cho con chọn theo sở thích. E ko so sánh kq học tập con m với con nhà ngừoi khác. Thoải mái nhưng e vẫn y/c phải có ý thức hoàn thành bài tập cô giao. Xong mới dc chơi.

Cái đứa e cho đi học thêm cùng các bạn là vì con nó thích đi học. Hỏi thì nó bảo là đi học thêm vui vì cô hay mua trà sữa thưởng cho. Cái đứa này thích j e chiều hết. Kể cả nó bảo ko học dc văn hoá muốn học nghề hay j e cũng ok. Sao phải y/c con m học tốt khi khả năng nó chỉ đến thế? Làm thế rất khổ cho đứa trẻ. Ko học đc ko vào đc ĐH thì học nghề.
Đủ hiểu biết năng lực con mình như thế nào? Con mình đi học, học thêm có hiệu quả đến đâu thì không phải bậc cha mẹ nào cũng đủ kiến thức để đánh giá. Phải nói là đa số cha mẹ chỉ nhìn điểm số con ở trường để đánh giá, mà bây giờ toàn học sinh giỏi cả nên rất nhiều người bị ngộ nhận. Chính vì đánh giá ở trường bây giờ không thực chất nên gia đình nào cũng đầu tư cho con học vì ai cũng thấy con mình học giỏi, sao lại để nó kém con người ta? Sao lại cho nó đi học nghề? Sao lại phải chọn làm việc chân tay?
Ai cũng nói với F1 là không học được thì học nghề cũng không sao, đấy cũng là câu cửa miệng của em? Nhưng nếu con mình không phải là kém đến mức không học được và nó chịu khó học thì liệu mấy bậc cha mẹ cam tâm quyết định cho con đi học nghề?
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,588
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nếu cụ thấy thế thì đừng mời gia sư nữa để cho con cụ có tuổi thơ, ai cấm đâu
Còn con cụ thua nhiều nhà là bình thường, nó cũng hơn nhiều nhà mà, đua làm gì
Học để hiểu kiến thức phổ thông trong sách giáo khoa trên lớp thì đua cái gì hả cụ?
Nó học bình thường thì ít nhất phải trang bị cho nó 1 thứ kỹ năng gì đó hơn bình thường 1 chút để còn có cái mà cạnh tranh khi ra đời. F1 nhà tôi đâu có chuyên chọn hay ý định thi trường top gì đâu, mục đích rất bình thường như một học sinh trung bình.
Tôi chưa từng nói F1 nhà tôi không có tuổi thơ, nhưng học vất vả thì có vì xung quanh các bạn của nó đều vậy cả.
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,175
Động cơ
520,022 Mã lực
Giờ thấy các con áp lực quá, thằng nhà em điều nó ước lúc nào cũng là con chỉ muốn được ốm, để khỏi phải đi học
à cái đó lại ko phải áp lực à nha, tâm lí hs bao đời nay chả ồ lên sung sướng khi nhận đc tin ..... cô giáo ốm =))
 

Mytv

Xe điện
Biển số
OF-825578
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
3,963
Động cơ
152,918 Mã lực
Đủ hiểu biết năng lực con mình như thế nào? Con mình đi học, học thêm có hiệu quả đến đâu thì không phải bậc cha mẹ nào cũng đủ kiến thức để đánh giá. Phải nói là đa số cha mẹ chỉ nhìn điểm số con ở trường để đánh giá, mà bây giờ toàn học sinh giỏi cả nên rất nhiều người bị ngộ nhận. Chính vì đánh giá ở trường bây giờ không thực chất nên gia đình nào cũng đầu tư cho con học vì ai cũng thấy con mình học giỏi, sao lại để nó kém con người ta? Sao lại cho nó đi học nghề? Sao lại phải chọn làm việc chân tay?
Ai cũng nói với F1 là không học được thì học nghề cũng không sao, đấy cũng là câu cửa miệng của em? Nhưng nếu con mình không phải là kém đến mức không học được và nó chịu khó học thì liệu mấy bậc cha mẹ cam tâm quyết định cho con đi học nghề?
Con m thì phải biết năng lực khả năng ntn chứ cụ. Vd như con e e nhìn thấy ko có khả năng thi chuyên, công lâp top1 thì thôi khỏi cần thêm nếm j, tốn tiền tốn thời gian vô ích. E cho học dân lập. Điểm số e cũng chả buồn để ý xem con m học đến top mấy trong lớp. E chỉ yêu cầu nói đơn giản dễ hiểu là nếu có bài dc giao thì hoàn thành.

Còn chuyện công việc. E ko quan trọng lao động chân tay hay trí óc cụ ạ. Chỉ cần con e thích là dc.

Đó là định hướng của e đối với đứa e đánh giá ko có khả năng học tốt.

Còn đứa có năng lực thật sự thì e làm ngc lại. Y/c học chỉnh chu & phải nằm trong top. Còn nếu nó ko dc như mong muốn thì e vẫn vui vẻ thôi. Giả vờ tạo áp lực để cho nó phấn đấu. Vì học giỏi vẫn là con đường tốt nhất để đảm bảo tương lai sau này.
 

BMW X11

Xe điện
Biển số
OF-833968
Ngày cấp bằng
17/5/23
Số km
2,213
Động cơ
140,509 Mã lực
Tuổi
22
Đủ hiểu biết năng lực con mình như thế nào? Con mình đi học, học thêm có hiệu quả đến đâu thì không phải bậc cha mẹ nào cũng đủ kiến thức để đánh giá. Phải nói là đa số cha mẹ chỉ nhìn điểm số con ở trường để đánh giá, mà bây giờ toàn học sinh giỏi cả nên rất nhiều người bị ngộ nhận. Chính vì đánh giá ở trường bây giờ không thực chất nên gia đình nào cũng đầu tư cho con học vì ai cũng thấy con mình học giỏi, sao lại để nó kém con người ta? Sao lại cho nó đi học nghề? Sao lại phải chọn làm việc chân tay?
Ai cũng nói với F1 là không học được thì học nghề cũng không sao, đấy cũng là câu cửa miệng của em? Nhưng nếu con mình không phải là kém đến mức không học được và nó chịu khó học thì liệu mấy bậc cha mẹ cam tâm quyết định cho con đi học nghề?
Tôi không nghĩ là, bây giờ các bậc phụ huynh lại nghĩ " sao lại để nó kém con người ta?".
Trong điều kiện thông thường, kiểu Đi du lịch cùng lớp hay Học thêm gì đó, thì có thể.

Còn khi lựa chọn cho tương lai, thì họ so sánh độc với cái Ngành dự kiến và Khả năng cá nhân của con họ thôi bác, không ai quan tâm đến con người ta đâu.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,588
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Con m thì phải biết năng lực khả năng ntn chứ cụ. Vd như con e e nhìn thấy ko có khả năng thi chuyên, công lâp top1 thì thôi khỏi cần thêm nếm j, tốn tiền tốn thời gian vô ích. E cho học dân lập. Điểm số e cũng chả buồn để ý xem con m học đến top mấy trong lớp. E chỉ yêu cầu nói đơn giản dễ hiểu là nếu có bài dc giao thì hoàn thành.

Còn chuyện công việc. E ko quan trọng lao động chân tay hay trí óc cụ ạ. Chỉ cần con e thích là dc.

Đó là định hướng của e đối với đứa e đánh giá ko có khả năng học tốt.

Còn đứa có năng lực thật sự thì e làm ngc lại. Y/c học chỉnh chu & phải nằm trong top. Còn nếu nó ko dc như mong muốn thì e vẫn vui vẻ thôi. Giả vờ tạo áp lực để cho nó phấn đấu. Vì học giỏi vẫn là con đường tốt nhất để đảm bảo tương lai sau này.
Em chưa bao giờ phân biệt hay coi thường người lao động chân tay. Thường trong công việc em có thể "chửi mắng" cán bộ quản lý, chứ chưa bao giờ "chửi hay mắng" người lao động trực tiếp, đặc biệt là lao đông chân tay.
Không chuyên chọn, không cần top nọ kia nhưng F1 dù học ở đâu thì phải học và có kết quả theo đúng khả năng của nó hoăc hơn một chút, chứ không được kém hơn. F1 phải coi đấy là nhiệm vụ mà nó phải hoàn thành.

Tôi không nghĩ là, bây giờ các bậc phụ huynh lại nghĩ " sao lại để nó kém con người ta?".
Trong điều kiện thông thường, kiểu Đi du lịch cùng lớp hay Học thêm gì đó, thì có thể.

Còn khi lựa chọn cho tương lai, thì họ so sánh độc với cái Ngành dự kiến và Khả năng cá nhân của con họ thôi bác, không ai quan tâm đến con người ta đâu.
Học sinh đi học ở trường, việc đánh giá năng lực và việc học là chuyên môn của nhà trường. Không có bất cứ quy định nào việc đánh giá việc học của học sinh là trách nhiệm của phụ huynh. Do vậy, không phải gia đình nào cũng đủ khả năng và hiểu biết để đánh giá năng lực con mình.
Đánh giá năng lực học của học sinh ở trường thời gian gần đây hầu như không phân loại được vì cháu nào cũng giỏi. Về lý thuyết thì giỏi thì đều ngang nhau nếu nhìn vào học bạ, phụ huynh không biết thì cũng chỉ căn cứ vào kết quả này, chả lẽ không tin? Số đông phụ huynh không tin vào chuyên môn của giáo viên, nhà trường thì tin vào ai?
 

BMW X11

Xe điện
Biển số
OF-833968
Ngày cấp bằng
17/5/23
Số km
2,213
Động cơ
140,509 Mã lực
Tuổi
22
Đánh giá năng lực học của học sinh ở trường thời gian gần đây hầu như không phân loại được vì cháu nào cũng giỏi. Về lý thuyết thì giỏi thì đều ngang nhau nếu nhìn vào học bạ, phụ huynh không biết thì cũng chỉ căn cứ vào kết quả này, chả lẽ không tin? Số đông phụ huynh không tin vào chuyên môn của giáo viên, nhà trường thì tin vào ai?
Phụ huynh tin vào chuyên môn của giáo viên chứ bác.
Và tất nhiên, không tin + không nên tin vào cái sự nhìn vào học bạ, bác ạ.

Tôi toàn hỏi thẳng toẹt giáo viên: Con tau như này (mài biết rõ hơn ai hết, tất nhiên), nó có nên đăng ký thi vào Ams không?
Giáo viên trả lời: Đại Mỗ anh ạ, và tôi tuân thủ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top