[Funland] Ai thích vũ khí NGA thì vào đây (II)

Trạng thái
Thớt đang đóng

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Sao e thấy có mấy cái màu trằng thì lắp trên xe MAN, còn màu xanh thì trên KAMAZ nhề? Hay là 1 cái để xuất khẩu còn cái kia thì dùng trong nước?
cái lắp xe MAN là xuất cho ả rập
bên ấy xe kéo thùng dầu hay chạy MAN
còn KAMAZ thì là hàng bán mặc định
VN mà lấy chắc lấy đầu KAMAZ chứ ứ lấy MAN
mà kamaz bao năm vô địch paris dakar không biết năm nay thế nào nhể
 

ltgbau

Xe điện
Biển số
OF-14433
Ngày cấp bằng
1/4/08
Số km
2,207
Động cơ
535,711 Mã lực
Ẵm trọn bộ huy chương, vưỡn độc cô cầu bại ợ :D
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Ẵm trọn bộ huy chương, vưỡn độc cô cầu bại ợ :D
haizzzzz năm 2007 MAN nhất đc nhõn lần
10 năm gần đây thì kamaz thắng 8 nhường 2 lần cho MAN và iveco toàn tên tuổi oách
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
806
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Nga sắp đóng tàu hộ tống hiện đại phù hợp với Việt Nam


Công ty cổ phần nhà máy đóng tàu Zelenodolsk sẽ tiến hành khởi đóng tàu hộ tống lớp Buyan thứ 5 vào ngày 25/1.


Thông cáo báo chí về buổi lễ khởi đóng tàu hộ tống lớp Buyan thứ 5 đã được công bố. Dự kiến, buổi lễ được tổ chức khá long trọng với sự tham dự của đại diện Bộ Quốc phòng Nga, đại diện các bộ ngành thuộc nước Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga, đại diện huyện Zelenodolsk, đại diện huyện Serpukhov, đại diện công ty cổ phần Ak Bars, đại diện nhà thiết kế và các tổ chức đối tác.


Đồ họa hình ảnh tổng thể của tàu hộ tống lớp Buyan-M.


Tàu hộ tống lớp Buyan thuộc Project 21.631, đây là dự án phát triển các tàu hộ tống hiện đại cho nhiệm vụ hoạt động tác chiến tại các khu vực ven biển. Project 21.361 là dự án phát triển nâng cấp từ tàu hộ tống Project 21.360. Tàu được thiết kế với khả năng tàng hình tương đối tốt.

Tàu hộ tống thuộc Project 21.361 được gọi là lớp Buyan-M (chữ M trong tiếng Nga có nghĩa là hiện đại hóa). Tàu được trang bị hệ thống vũ khí đầy uy lực bao gồm: Pháo hạm A190 100mm, pháo bắn siêu nhanh AK-630M-2, biến thể pháo siêu nhanh AK-630 với 2 hệ thống pháo được tích hợp trên cùng một bệ pháo.

Việc tích hợp 2 pháo 6 nòng 30mm trên cùng một bệ pháo tạo ra hiệu quả rất cao trong việc tiêu diệt các mục tiêu mặt nước hay đánh chặn các loại tên lửa chống hạm. Hai hệ thống phóng tên lửa đối không tầm thấp 3M-47 Gibka là biến thể trang bị trên tàu chiến của tên lửa Igla-1M.


Cận cảnh pháo bắn siêu nhanh AK-630-M2 được trang bị trên tàu hộ tống lớp Buyan-M.


Đặc biệt, tàu hộ tống Project 21.361 được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng 14UKSK sử dụng tên lửa chống hạm siêu âm 3M-54 Klub với tầm bắn tới 300 km. Tàu được trang bị radar tìm kiếm mục tiêu Pozitiv-ME1.2 với tầm phát hiện mục tiêu trên 150 km, cùng hệ thống điện tử hàng hải phụ trợ hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ đa dạng.

Tàu có chiều dài 75 mét, rộng 11 mét, mớn nước 2,5 mét, tải trọng đầy tải 949 tấn, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 2500 hải lý. Khả năng hoạt động liên tục 10 ngày trên biển, thủy thủ đoàn 52 người.

Chiếc tàu hộ tống Project 21.361 thứ năm được đặt tên là Serpukhov, trước đó 3 chiếc đã đi vào hoạt động thuộc Project 21.360. Tàu hộ tống Project 21.361 là một sự lựa chọn lý tưởng cho các hoạt động bảo vệ các vùng đặc quyền kinh tế ven biển. Loại tàu hộ tống này được đánh giá khá phù hợp với các yêu cầu về bảo vệ vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và phía Nga đã sẵn sàng cho xuất khẩu.

Quốc Việt/Theo Infonet
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
cái lắp xe MAN là xuất cho ả rập
bên ấy xe kéo thùng dầu hay chạy MAN
còn KAMAZ thì là hàng bán mặc định
VN mà lấy chắc lấy đầu KAMAZ chứ ứ lấy MAN
mà kamaz bao năm vô địch paris dakar không biết năm nay thế nào nhể
KAMAZ Team chiếm podium 2013 roài nha.
KAMAZ "độc cô cầu bại" :))
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
cái lắp xe MAN là xuất cho ả rập
bên ấy xe kéo thùng dầu hay chạy MAN
còn KAMAZ thì là hàng bán mặc định
VN mà lấy chắc lấy đầu KAMAZ chứ ứ lấy MAN
mà kamaz bao năm vô địch paris dakar không biết năm nay thế nào nhể
Ở Vietnam thì lắp trên khung KAMAZ hay MAN đều như nhau vì đã có VinaMAN roài nha. Đồ đạc, phụ tùng chẳng có thiếu.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
bác dịch từ cái gì ???
mấy hôm trc vẫn đang chơi với anh pháp hài hài gì đấy
mấy hôm sau còn ký cái đạo luật quái quỷ gì khiến dân tình có tý bất ngờ là luật con nuôi sang mỹ hay cái của nợ gì đấy
chắc nó ngụ ý putin vẫn vững sau cơn sóng phản đối đạo luật mới ký =))
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
hầu các bác tin cũ rích
Thỏa thuận về việc mua bán bộ trang bị “người lính tương lai” FELIN giữa Nga và Pháp đã được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tiết lộ.
Theo đó, Nga sẽ mua một lô thử nghiệm gồm mấy bộ trang bị FELIN để sử dụng thử.
Việc đàm phán mua một lô nhỏ FELIN Nga tiến hành với phía Pháp từ năm 2009.
Tháng 8/2009, báo chí Nga đã đưa tin về việc này nhưng Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ tin, sau đó tới cuối tháng 8/2009, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga lại thông báo vẫn sẽ mua một số bộ trang bị người lính tương lai của nước ngoài.
Năm 2011, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận là có kế hoạch mua bộ trang bị cá nhân người lính.
Bộ trang phục Fellin của Pháp

Bộ trang bị FELIN gồm súng, đạn, áo giáp, mũ trận với 2 màn hình và 1 micro, các khí tài thông tin và trao đổi dữ liệu, 1 máy tính xách tay, 1 máy thu GPS, bộ acquy, một suất ăn và đồ uống cho một ngày. Toàn bộ bộ trang bị có trọng lượng không quá 25 kg.
Súng bộ binh thuộc bộ trang bị FELIN gồm 4 loại: súng trường tiến công 5,56 mm FAMAS, súng trường bắn tỉa 7,62 mm FRF2, súng trung liên 5,56 mm Minimi, súng bộ binh kết hợp PAPOP, gồm súng phóng lựu kẹp nòng 30 mm và súng trường tiến công 5,56 mm.
Tất cả các loại súng đều được lắp các khí tài quan sát ngày và đêm cũng như các thiết bị chỉ thị mục tiêu cải tiến. Các máy ngắm được trang bị các hệ thống cho phép truyền hình ảnh từ chúng đến các màn hình hiển thị thông tin của những người lính khác được kết nối thành mạng thống nhất.
Trong khi đó, Nga đang thử nghiệm bộ trang bị nội địa mới Ratnik có tính năng giống với FELIN.
Dự kiến, Quân đội Nga nhận được bộ trang bị có mức độ bảo vệ cấp 6 vào năm 2013.
Ratnik bao gồm 20 chi tiết, có thể kết hợp lẫn nhau tùy thuộc yêu cầu nhiệm vụ. Thành phần chính của bộ trang bị là bộ đồ áo liền quần aramid. Ngoài ra, còn có mũ trận đặc biệt và áo giáp chứa các tấm giáp gốm.
Bộ trang bị tiêu chuẩn (áo liền quần và áo giáp độ bảo vệ cấp 3) nặng gần 10 kg, biến thể cấu hình tối đa (mũ trận, áo giáp cấp 6, các tấm giáp vai và hông) là gần 20 kg. Cấu trúc của Ratnik cho phép người lính mang liên tục bộ trang bị này trong vòng 48 giờ.
Ratnik sẽ được trang bị các hệ thống liên lạc và trao đổi dữ liệu tối tân, vị trí của mỗi người lính sẽ được xác định nhờ hệ thống định vị GLONASS.
PM (theo RIA Novosti, Lenta)
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
806
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Hãy xem chú Ngố nổ.

Không máy bay nào cản được Su-35S

Hãng tin Interfax của Nga cho biết, cuối năm 2012, Su-35 đã vượt qua thử nghiệm cấp quốc gia giai đoạn 1 đến năm 2015 nó sẽ hoàn tất thử nghiệm tổng hợp chuẩn quốc gia.
Trong đợt thử nghiệm giai đoạn 1, Su-35S đã hoàn tất tốt đẹp các hạng mục kiểm tra. Tham gia vào đợt thử nghiệm này có 4 nguyên mẫu Su-35S, tất cả các máy bay này đã thực hiện trên 1000 lượt bay như kế hoạch thử nghiệm cơ bản đã vạch ra. Căn cứ vào kết quả thử nghiệm giai đoạn này, Bộ quốc phòng Nga đã đưa ra kết luận sơ bộ về tính năng kỹ thuật bay của Su-35S, những lời khen ngợi của Bộ quốc phòng Nga đã giúp hãng Sukhoi có quyền bàn giao máy bay cho không quân Nga để tiến hành thử nghiệm giai đoạn tiếp theo.


Su-35 sẽ trở thành át chủ bài của lực lượng không quân Nga

Nội dung thử nghiệm cấp quốc gia giai đoạn 2 quy định: trong giai đoạn này máy bay sẽ tiến hành khảo nghiệm hệ thống vũ khí tấn công thế hệ mới và các thiết bị bảo vệ. Giải thích nguyên nhân tại sao Su-35S lại phải trải qua quá nhiều thử nghiệm như thế, đại diện của công ty Sukhoi cho biết là do Su-35S sử dụng rất nhiều hệ thống và các thiết bị công nghệ tiên tiến.

Trong thử nghiệm giai đoạn trước, Su-35S đã tiến hành bay thử tầm thấp với vận tốc 1400km/h, tầm cao là 2500km/h, độ cao bay tối đa 19km. Ở độ cao này, cự ly thám trắc của radar không đối không là trên 400km. Su-35S có tầm bay tối đa 3400km, bán kính tác chiến 1600km (chưa tính tiếp dầu trên không). Nó được trang bị 1 khẩu pháo 30mm và 12 điểm treo vũ khí, có thể mang theo 8 tấn vũ khí bao gồm tên lửa và bom điều khiển chính xác.

Ngoài hệ thống tên lửa không đối không chủ lực, Su-35S cũng được trang bị tất cả các loại vũ khí tối tân nhất của Nga như tên lửa tấn công ngoài khu vực phòng không, tên lửa chống hạm, tên lửa chống radar, bom điều khiển chính xác và bom không điều khiển.

So với các loại máy bay thế hệ thứ 4, khoang lái và khoang vũ khí của Su-35S được phủ 2 lớp sơn đặc biệt, 1 lớp có khả năng dẫn diện, 1 lớp hấp thụ sóng radar làm giảm tối đa khả năng bộ lộ trước radar đối phương giúp máy bay có tính năng tàng hình tương đối tốt.

117S hiện đang được sử dụng trên nguyên mẫu thử nghiệm của PAK FA T-50

Ngoài ra vòng đời của Su-35S cũng được kéo dài trên thêm gần 2000h so với các máy bay đồng hạng thế hệ thứ 4 (tổng cộng khoảng trên 7000h), thời gian phục vụ ít nhất là 30 năm (chưa tính đến khả năng nâng cấp kéo dài tuổi thọ). Su-35S sử dụng động cơ phản lực Vector 117S (AL-41F-1S) thuộc thế hệ AL-41F, được thiết kế trên khung động cơ AL-31F nhưng trình độ công nghệ thì vượt trội so với thế hệ trước đó. Ngoài 117S ra, thế hệ này còn có loại AL-41F-1 (được gọi là 117C). Hiện các loại động cơ này đang được sử dụng trong nguyên mẫu bay thử của máy bay thế hệ thứ 5 PAK FA Sukhoi T-50.

Về tính kinh tế, AL-41F có lượng tiêu hao nhiên liệu giảm 8%, chu kỳ bảo dưỡng động cơ cũng tăng từ 1000h lên 4000h. Như vậy, nó có thể sử dụng trong 7000h bay, gần gấp đôi các loại động cơ cũ (4000h), kéo dài thời hạn sử dụng lên tới 10 năm so với các động cơ thế hệ cũ.

Về đặc tính kỹ thuật, lực đẩy của AL-41F-1S đạt 14.500 kg, vượt trội hơn rất nhiều so với AL-31FN (lực đẩy 12.500kg) đang sử dụng trên loại máy bay J-10 của Trung Quốc và cũng nhỉnh hơn AL-31F-M1 có lực đẩy 13.500kg, chuyên dụng cho Su-27SM, Su-27SM2, Su-33 và sau này là Su-34. Chúng ta cần biết, trong chế tạo động cơ máy bay siêu âm, để lực đẩy tăng lên 1000kg đã là một bước tiến rất dài về công nghệ. Hiện trên thế giới có rất nhiều động cơ đạt mốc 10.000kg nhưng rất ít loại đạt đến tầm thế hệ Al-31F, chứ đừng nói là AL-41F.
Kết cấu cực kỳ phức tạp của động cơ AL-41F-1S (117S)

Đại diện công ty Sukhoi cho biết thêm, trong quá trình nghiên cứu, chế tạo Su-35S họ đã áp dụng rất nhiều công nghệ của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 nên Su-35S được coi là thế hệ 4++, tiệm cận với tính năng của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 PAK FA Sukhoi T-50. Hiện trên thế giới không có loại máy bay thế hệ thứ 4 nào xứng đáng là đối thủ của Su-35S, thậm chí là cả máy bay thế hệ thứ 5 cũng khó mà ngăn chặn được nó.

Cuối tháng 12/2012, Bộ quốc phòng Nga đã tiếp nhận loạt đầu tiên gồm 6 chiếc Su-35S, theo đơn đặt hàng, năm 2013 này công ty Sukhoi sẽ bàn giao tiếp cho Bộ quốc phòng Nga 13 chiếc nữa. Trong khuôn khổ nội dung hợp đồng đã ký năm 2009, công ty Sukhoi phải bàn giao cho Bộ quốc phòng Nga 48 chiếc Su-35S trước năm 2015, sau thời gian đó, không quân Nga sẽ đặt mua thêm 48 chiếc nữa, nâng tổng số máy bay lên 92 chiếc.​





Interfax/Nga
Theo ANTĐ
 

turbin_engine

Xe tăng
Biển số
OF-64778
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
1,383
Động cơ
448,175 Mã lực
Nơi ở
Chợ.
Bố khỉ, đúng là anh Ngố có khác cái gì cũng nhất? :))

Động cơ mạnh hay yếu là do yêu cầu thiết kế của máy bay là chính chứ đâu phải do trình độ sản xuất?
 

cucke

Xe hơi
Biển số
OF-147248
Ngày cấp bằng
27/6/12
Số km
151
Động cơ
365,466 Mã lực
SU 35 vô địch thiện hạ trên không.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tiếp theo thớt Tàu Ngầm số 1 thé giới (đã bị del) :D

Cặp đôi hoàn hảo lấy lại vị thế cường quốc cho Nga

(ĐVO) - Như các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin, ngày 10/01/2013, lễ thượng cờ Andreev (cờ của Hải quân Nga) cho tàu ngầm nguyên tử thế hệ mới Iuri Dolgoruki thuộc dự án 955 Borei được trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava đã được tiến hành trọng thể tại sư đoàn tàu ngầm số 31 Hạm đội Biển Bắc của Nga đóng tại thành phố Gadzievo vùng Murmansk (phía bắc Nga).



Đích thân TT Nga V.Putin có mặt tại buổi lễ và dù vốn là một sỹ quan KGB kiệm lời và biết kiềm chế cảm xúc nhưng lần này ông đã không giấu nổi sự hân hoan khi tuyên bố: Iuri Dolgoruki – đây là tàu nguyên tử mang tên lửa thế hệ mới. Những tàu như vậy tạo nên bộ phận cấu thành trên biển của các Lực lượng chiến lược Nga, đảm bảo sự cân bằng toàn cầu, an ninh của Nga và các đồng minh.
Tất nhiên sự hân hoan của V.Putin là hoàn toàn có cơ sở vì sự kiện cặp bài trùng Borei và Bulava chính thức được đưa vào trực chiến có một ý nghĩa rất quan trọng đối với Nga. Xung quanh việc thực hiện 2 dự án này có nhiều chi tiết thú vị, xin được liệt kê:
- Là chiếc tàu ngầm đầu tiên do Nga đóng: Đây là chiếc tàu đầu tiên của lớp Borei và cũng là chiếc tàu ngầm nguyên tử đầu tiên được đóng trong suốt hơn 20 năm qua ở Nga trong thời kỳ hậu Xô Viết.
Chiếc tàu này được Phòng thiết kế phương tiện kỹ thuật biển Rubin thiết kế vào đầu những năm 90 và được nhà máy đóng tàu Sevmash khởi công đóng từ ngày 02/11/1996, hạ thuỷ ngày 12/02/2008 và đưa vào thử nghiệm năm 2009 (12 năm- một trong những con số kỷ lục).

Tầu ngầm nguyên tử thế hệ mới Iuri Dolgoruki của Nga
Ban đầu các nhà thiết kế định dùng các tàu lớp Borei để mang một loại tên lửa lớn hơn là Bark (vào thời điểm năm 1998, thiết kế Bark đã hoàn thành 73% khối lượng công việc- và là phương án đáp trả tên lửa Trident của Mỹ) – tuy nhiên do nhiều vấn đề trong thiết kế và giá thành Bark quá đắt nên chính phủ Nga quyết định dừng dự án Bark để thực hiện dự án Bulava, - loại tên lửa có kích thước nhỏ hơn. Và như vậy các kỹ sư Nga buộc phải làm lại từ đầu toàn bộ bản thiết kế Borei để bố trí Bulava.
- Chi phí lớn nhất: Ngân sách dành cho công tác nghiên cứu khoa học- thiết kế, lập dự án, chế tạo và thử nghiệm để tạo lập được bộ đôi Borei- Bulava là khoản chi lớn nhất trong toàn bộ ngân sách quân sự Nga những năm gần đây. Theo một số chuyên gia thì có thời điểm bộ đôi này ngốn tới hơn 1/3 ngân sách quốc phòng Nga.

- Các tàu lớp Borei có thể mang được nhiều tên lửa nhất. Các thông số về tính năng kỹ- chiến thuật của các tàu lớp Borei như Iuri Dolgoruki thì như chúng ta đã biết. Điểm đáng chú ý là 3 tàu đầu tiên (Iuri Dolgoruki, Alecxandr Nhevski, Vladimir Monomakh chỉ mang được 16 tên lửa Bulava và 6 tổ hợp phóng tên lửa có cánh, phóng ngư lôi cỡ 533mm và tên lửa ngầm dưới biển nhưng trong tương lai các tàu ngầm còn lại của lớp Borei sẽ mang tới 20 tên lửa Bulava và 6 tổ hợp phóng như đã nêu trên.
Tổng cộng, nếu theo đúng kế hoạch thì đến năm 2020 Hải quân Nga sẽ có trong trang bị 8 chiếc tàu lớp Borei và Borei-A (rất có khả năng là có tới 10 chiếc) mang 148 tên lửa Bulava (các tàu ngầm lớp Delfin hiện đang trực chiến chỉ mang được 16 tên lửa).
Tên lửa chiến lược Bulava của Nga - Nhiều lần trì hoãn nhất: Theo kế hoạch ban đầu thì Iuri Dolgoruki sẽ được đưa vào trang bị vào những năm đầu của các năm 2000 nhưng do không có ngân sách vào cuối những năm 1990 nên kế hoạch trên không thực hiện được.
Năm 2008, Bộ quốc phòng Nga dự định thử nghiệm loại vũ khí chính của tàu là Bulava vào tháng 3 năm 2009, tuy nhiên kế hoạch này bị hoãn đi hoãn lại nhiều lần cho đến tận tháng 6 năm 2011 mới thực hiện được và ngày 29/12/2012 mới chính thức ký được biên bản bàn giao cho Hải quân Nga.
- Có nhiều chuyến thử nghiệm nhất. Trong khoảng thời gian tiến hành thử nghiệm nhà nước , Iuri Dolgoruki đã ra khơi tới 22 lần và đi được một quãng đường dài 20.000 dặm biển (mỗi dặm bằng 1852 m) .
- Sẽ có thời gian phục vụ lâu nhất: Theo Tổng giám đốc Sevmash, M. Budnhichenko thì thời gian khai thác sử dụng của tàu là 20 năm, tuy nhiên trong quá trình khai thác sử dụng nó sẽ được sửa chữa và hiện đại hóa theo thông lệ và có thể trực chiến đến năm 2060.
Về tên lửa Bulava: Điểm nổi bật của Bulava là nó có khả năng khoan thủng hệ thống phòng chống tên lửa của đối phương mà một trong các giải pháp kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ này là mang các đầu đạn tác chiến giả.
Hiện nay, Bulava đã trở thành phương tiện kiềm chế ưu việt nhất trong toàn bộ kho tên lửa đạn đạo trên biển của Nga. Tuy nhiên, Bulava cũng chiếm kỷ lục về số lần thử nghiệm thất bại (tỷ lệ thất bại/ thành công (hoặc tương đối thành công) là hơn 50% - một số liệu để so sánh: tỷ lệ thử nghiệm thành công của tên lửa AIM -9X của Mỹ là 21/22 ).
Điều đáng quan tâm là lý do thất bại của các lần thử nghiệm không phải do lỗi thiết kế mà là lỗi trong quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng và các hỏng hóc kỹ thuật xảy ra chủ yếu là ở tầng 3 của tên lửa và hệ thống bánh lái.
Cho đến lúc bàn giao, Bộ quốc phòng Nga đã tiến hành 18 lần thử nghiệm Bulava - lần đầu tiên vào ngày 27/9/2005 và lần cuối cùng vào tháng 12/2011. Ngoài ra, theo thiết kế ban đầu thì các thành phần của kết cấu Bulava sẽ được quy chuẩn cùng với một dự án chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa khác là Topol- M nhưng sau phải thiết kế lại hoàn toàn mới.
Các thử nghiệm thất bại của Bulava xảy ra toàn vào những thời điểm không thích hợp nhất khi mà các nhà lãnh đạo Nga lên tiếng lên tiếng tuyên bố về việc lấy lại vị thế “cường quốc vĩ đại “ cho LB Nga.
Không thể thiếu nhau và rất quan trọng
Hai dự án Borei và Bulava tuy là hai dự án độc lập nhưng phụ thuộc lẫn nhau đến mức nếu dự án này thất bại thì dự án kia cũng phải dừng lại vì Bulava được thiết kế dành riêng cho Borei và ngược lại.
Nhưng có một điều quan trọng hơn là sự thành bại của một trong hai dự án (hoặc cả hai) sẽ quyết định số phận của thành tố trên biển trong Bộ ba hạt nhân của Nga trong tương lai gần. Đến thời điểm hiện tại, thành phần chủ yếu của thành tố này là các tàu ngầm chiến lược dự án 667 lớp Delfin (có 7 chiếc) sử dụng các tên lửa R-29RMU2 Sinheva hoặc 29RMU2.1 Liner được đưa vào trang bị trong các năm từ 1984 đến 1990.
Những chiếc tàu này tuy được trang bị các tên lửa đạn đạo mới và bổ sung một số phương tiện kỹ thuật khác nhưng đều đã qua sửa chữa vừa hiện đại hóa và sắp hết hạn sử dụng (dự kiến sẽ đưa ra khỏi trang bị bắt đầu từ năm 2019- chiếc cuối cùng vào năm 2026 ).
Chính vì thế mà hiện nay chỉ có rất ít trong số các tàu ngầm hạt nhân của Nga ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, phần lớn hoặc là đang được sửa chữa, hiện đại hóa hoặc là chỉ sử dụng cho huấn luyện kíp thủy thủ. Nếu các dự án trên thất bại thì sẽ không có gì để thay thế Delfin trong thời gian sắp tới.
“Đắt sắt ra miếng”
Tuy phải chi một khoản kinh phí khổng lồ nhưng những nỗ lực của giới lãnh đạo Nga đã được bù đắp xứng đáng đúng như người ta thường nói “đắt sắt ra miếng “vì những lý do sau đây:
1/ Vào tháng 2 năm 2012, Tư lệnh Hải quân Nga đô đốc V.Vưsotski tuyên bố là các tàu ngầm nguyên tử Nga sẽ khôi phục lại các chuyến ra biển thường xuyên để tuần tiễu và thực hiện chức năng kiềm chế khi tàu Iuri Dlgorukiđược đưa vào biên chế.
Nay Iuri Dolgoruki đã được bàn giao cho Hải quân Nga và như thế thì ít nhất lúc nào cũng có một tàu ngầm chiến lược Nga trực chiến trên biển. Điều đó đặc biệt có ý nghĩa vì trong suốt thập kỷ vừa qua, hạm đội tàu ngầm rất ít có các chuyến ra biển và khoảng thời gian giữa 2 chuyến liên tiếp là rất dài.
Nếu như trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Hải quân Liên Xô tiến hành hàng trăm chuyến đi biển mỗi năm thì trong năm 2012, Hải quân Nga chỉ thực hiện chỉ thực hiện được có 5 chuyến ra biển như vậy.
2/ Tháng 11 năm 2011, nhóm nghiên cứu Trident Commision của Anh tuyên bố là thế giới đã bước vào một kỷ nguyên chạy đua vũ khí nguyên tử (Nga và Mỹ sẽ là hai đối thủ chạy đua chủ yếu với tồng chi phí lên tới 770 tỷ đô, trong đó Mỹ chi 700 tỷ).
Một trong những hướng chạy đua vũ trang chủ yếu sẽ là phát triển các tàu ngầm (cuối tháng 12/2012 Nga đã xác định ưu tiên chủ yếu sẽ dành cho thành tố trên biển) vì chính các tàu ngầm hạt nhân mang các tên lửa đạn đạo là phương tiện có khả năng bí mật mang vũ khí chiến lược tới ven bờ của đối phương. Và như vậy việc đưa Iuri Dolgoruki và Bulava vào trực chiến đã ghi điểm đầu tiên cho Nga trong cuộc đua này .
Vấn đề là ở chỗ Chính phủ Nga đã chi một khoản ngân sách khổng lồ cho các dự án Borei và Bulav và trong tương lai liệu có thể có được những nỗ lực tương tự như vậy hay không?


http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/201201/Nga-chinh-thuc-dat-hang-Bulava-2240795/

Lý do vì sao tàu Ngầm Nga vẫn thuộc top số 1 TG: file:///C:/Users/Bia/Downloads/Akula%20Borei%20Ohio%20otofun.htm
 
Chỉnh sửa cuối:

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,393
Động cơ
641,331 Mã lực
'Ế ẩm', vũ khí Nga tìm đường sang châu Phi và châu Mỹ
Mất nhiều hợp đồng quan trọng ở châu Á, bù lại Nga tìm kiếm được những thương vụ mới ở châu Phi và châu Mỹ.


Ấn Độ, khách hàng trung thành của Nga, đã mua hàng loạt vũ khí phương Tây trong năm 2012 như Boeing AH-64 Apache

Ấn Độ từng là một trong những khách hàng truyền thống lớn của Nga nhưng gần đây cũng bắt đầu lựa chọn vũ khí phương Tây cho quân đội.
Ông Alexander Fomin - người đứng đầu trung tâm Hợp tác kỹ thuật - quân sự liên bang Nga và cũng là người dẫn đầu phái đoàn Nga đến dự triển lãm hàng không Ấn Độ bắt đầu ngày 6/2/2013 cho biết: “Mất một số thị trường, nhưng chúng tôi cũng đạt được những thành tựu mới ở Venezuela”, . “Chúng tôi đang lấy lại những thị trường cũ thời Liên Xô như Peru hay Mali, Ghana, Tanzania, Uganda ở châu Phi và Oman ở châu Á”, ông Fomin nói thêm.
Ông này cũng thừa nhận, Nga đã đánh mất một số khách hàng mua vũ khí sau những sự kiện diễn ra ở Trung Đông và Bắc Phi. "Hợp tác với Libya đang tạm thời bị gián đoạn. Ngoài ra, chúng tôi cũng dừng giao dịch với Ai Cập, Iran. Công việc với Syria thì bị cản trở. Đó là thực tế. Nga cũng đánh mất Iraq và gần như mất Afghanistan”.
Bình luận của ông Fomin được đưa ra sau khi Ấn Độ, một khách hàng vũ khí truyền thống từ thời Liên Xô đã ký hàng loạt hợp đồng trong những năm gần đây với Mỹ và các nước châu Âu thay vì lựa chọn Nga.
Những vũ khí được Ấn Độ lựa chọn bao gồm máy bay vận tải quân sự Boeing C-17 Globemaster và Lockheed Martin C-130J, máy bay trực thăng Boeing AH-64 Apache và CH-47 Chinook, máy bay chống ngầm Boeing P-8 Poseidon cũng như hợp đồng 10 tỷ USD mua máy bay Rafale của Pháp. New Delhi cũng mua hệ thống huấn luyện BAE Systems Hawk của Anh và lựa chọn máy bay tiếp dầu Airbus A330 vào tháng 1/2013 thay vì mẫu Ilyushin Il-78 của Nga.
Theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Ấn Độ là nước mua vũ khí nhiều nhất thế giới trong năm 2012. Trước đó, SIPRI cũng ước tính lượng vũ khí được Ấn Độ mua chiếm khoảng 9% số lượng vũ khí được mua bán trên thế giới trong khoảng thời gian 2006-2010. Trong khoảng thời gian này, số lượng vũ khí Ấn Độ mua của Nga chiếm tới 82%.
Lượng vũ khí xuất khẩu của Nga vượt qua 14 tỷ USD vào năm 2012 so với con số 13,2 tỷ USD vào năm 2012. Con số này giúp Nga bảo toàn vị trí thứ 2 trên thị trường xuất khẩu vũ khí sau Mỹ.

Nguồn: Google.
 

tinhbts

Xe hơi
Biển số
OF-100091
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
143
Động cơ
399,127 Mã lực
Nơi ở
hanoi
Chào cụ chủ thớt, nhà cháu rất thích Nước Nga Xô Viết, hồi nước Nga rời khỏi quân càng Cam Ranh nhà cháu vừa buồn vừa lo Khựa sẽ giở trò ăn cướp (sự thực bi giờ đúng như điều lo sợ), tuy nhiên, sau nhiều thập kỷ ngủ đông, Gấu Nga đã trở lại với Biển Đông (dĩ nhiên là ko phải như ngày xưa), nhưng giặc Khựa chắc sẽ ko dễ thick làm gì thì làm.... Kilo 636 x 6 sẽ là các Chàng Yết Kiêu, Dã Tượng... sẵn sàng cho tụi nó chết mà ko biết tại sao....
http://baodatviet.vn/hinh-anh/201303/Hai-quan-Nga-tap-tran-tren-bien-dong-2344294/?p=13
 

tinhbts

Xe hơi
Biển số
OF-100091
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
143
Động cơ
399,127 Mã lực
Nơi ở
hanoi
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top