[Funland] Ai thích vũ khí NGA thì vào đây (II)

Trạng thái
Thớt đang đóng

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Bác phễu đánh tráo khái niệm đấy ạ
Bác ý lấy cái ảnh của nguyên mẫu đầu tiên mig 29 đang nằm bảo tàng rồi bảo ng ta nâng cấp thành mig 35 . Điêu toa thế chứ lại
Có dìm phải dìm chuẩn chứ ai lại làm thê
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Su-34: Xe tăng bay khó lái
Cập nhật lúc :4:41 PM, 07/12/2012
Xe tăng bay Su-34 bị Không quân Nga chê tơi bời vì "có nhiều hạn chế" về radar và hệ thống kiểm soát. Trong khi đó, Sukhoi cho rằng Không quân không đủ trình độ sử dụng.

http://quocphong.baodatviet.vn/
(ĐVO) Theo đó, Bộ Quốc Phòng Nga đã viết một báo cáo khá dài chỉ ra rất nhiều khiếm khuyết trên loại tiêm kích-bom được mệnh danh là “xe tăng bay” Su-34.

Báo cáo chỉ ra rằng các khuyết điểm trên Su-34 ngăn cản khả năng hoạt động đầy đủ trong chiến đấu. Phi hành đoàn điều khiển Su-34 chỉ trích khá nhiều về các lỗ hỏng trên máy bay trong quá trình hoạt động. Vấn đề chính của Su-34 là hệ thống radar và hệ thống định vị.

Theo phàn nàn của các phi công thử nghiệm, Su-34 luôn có một vài thất bại trong việc tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu trong các chuyến bay huấn luyện. Một phi công điều khiển Su-34 nói với Izvestia rằng: “Bạn hoạt động trong các nhiệm vụ đánh bom hoặc phóng tên lửa nhưng hệ thống nhắm mục tiêu của bạn hoạt động không tốt”.

Theo báo cáo, vấn đề với radar không chỉ ở phần mềm mà còn ở những vấn đề kỹ thuật của hệ thống. Lỗi của radar là khá nghiêm trọng và cần được loại ra khỏi dịch vụ để tiến hành sửa chữa. Các đài điều khiển mặt đất cũng có không ít phàn nàn về Su-34.

Hiện có tất cả 16 chiếc Su-34 hoạt động trong Không quân Nga và lực lượng cho biết, chúng đều có "vấn đề riêng". Báo cáo sẽ được gửi đến tân Bộ trưởng Quốc Phòng Nga Sergey Shoygu và ông này phải đưa ra quyết định.

Ngoài vấn đề bị chê bai, Nhà máy Novosibirsk nơi lắp ráp Su-34 vẫn chưa thực hiện hình phạt 80 Rúp vì chậm tiến độ.

Không quân cho rằng Su-34 không đạt chuẩn, còn nhà sản xuất lại nói không quân không đủ trình độ sử dụng. Ảnh: Airline.net

Su-34 không được coi là một máy bay với hệ thống điện tử mở, hệ thống kết nối 2 chiều giữa các máy bay có sự khác biệt đáng kể. 16 máy bay lại có những sự khác biệt riêng của nó, điều này khiến việc trao đổi dữ liệu giữa các máy bay không đồng nhất.

Linh kiện trên các máy bay lại có sự khác nhau chứ không hoàn toàn đồng nhất, ví dụ, động cơ của mỗi máy bay có sự khác nhau, mỗi máy bay lại có một tài liệu hướng dẫn kỹ thuật riêng. Điều này gây nhiều khó khăn cho công tác đào tạo.

Ngoài ra, các linh kiện bên ngoài được hàn khá thô lậu trước khi lắp ráp và không thực sự đúng nghĩa là một máy bay thế hệ mới. Vấn đề nghiêm trọng hơn đối với 2 chiếc đầu tiên.

"Không quân không đủ trình độ điều khiển Su-34"

Trong khi đó, đại diện Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga tỏ ra khá ngạc nhiên với báo cáo này. Theo vị đại diện này, từ khi bắt đầu tiến hành sản xuất loạt máy bay luôn đi kèm với các vấn đề kỹ thuật.

Đại diện Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải liên tục thay đổi thiết kế, công nghệ, quân đội cần thông báo kịp thời các vấn đề phát sinh. Nhưng vấn đề còn ở chỗ trình độ phi công”.

Vị đại diện này cho rằng, hầu hết các thất bại của radar do sử dụng không đúng cách, mức độ thuần thục của phi công cũng rất thấp. Đại diện của Sukhoi từ chối bình luận về báo cáo chỉ trích Su-34 của Không quân Nga.

Yuri Garnovskii một nhà phân tích thuộc tổ chức phi chính phủ nhận định, Su-34 là máy bay phức tạp, đòi hỏi các cơ sở hạ tầng mới như: thông tin, dẫn bay... nhưng điều này hoàn toàn chưa có trong Quân đội Nga ở tương lai gần.

Anton Lavrov một nhà phân tích quân sự độc lập của Nga nhận định, bất kỳ trang thiết bị quân sự hiện đại nào trên thế giới sự chưa đầy đủ và thiếu sót là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Su-34 phải là một máy bay tiêm kích-bom hiện đại của Nga. Thất bại của radar và hệ thống dẫn đường trên công nghệ mới không phải là một hiện tượng lạ.

Theo các chuyên gia, công nghiệp hàng không vũ trụ Nga cần làm việc chặt chẽ hơn nữa với quân đội để phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh. Những vấn đề tồn tại trong hợp tác giữa các đơn vị sản xuất quốc phòng và quân đội không chỉ tồn tại ở Nga mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới.

Việc Không quân Nga không thể khai thác được hết các tính năng hiện đại của Su-34 cho thấy những bất cập trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng đào tạo, thông tin liên lạc, truyền thông của quân đội Nga. Nó cũng phơi bày sự hợp tác không chặt chẽ giữa quân đội và Tổ hợp công nghiệp quốc phòng trong việc cập nhật và sử dụng các hệ thống mới.
Quân đội Nga nên tuyển phi công trên box này :D
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
825
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Sự phức tạp của chú Gấu, liệu có phải là "Ngố" thật không đây?:D

S-400 Triumf chống lại Antei-2500

Tranh cãi về các hệ thống tên lửa phòng không và phòng thủ tên lửa Nga. Khi mới xuất hiện, không quân từng gây nhiều ầm ĩ đến nỗi một số cái đầu nóng thậm chí đã đề nghị tất cả các binh chủng khác vì không cần thiết. Nhưng thời gian đã cho thấy rằng, đó là những suy nghĩ sai lầm. Ngay sau không quân, các phương tiện phòng không cũng bắt đầu được phát triển và cuối cùng chúng đã trở thành một trong những phương tiện tiến hành chiến tranh và răn đe chủ yếu. Thời kỳ chói sáng trong cuộc chạy đua giữa máy bay và phương tiện phòng không bắt đầu vào thập kỷ 1950. Hồi đó đã ra đời các tên lửa phòng không có điều khiển mà dù mới ở giai đoạn đầu phát triển đã hoàn toàn có khả năng gây ra vô số những khó chịu cho không quân địch.

Điều mọi người đều biết là các vũ khí hạt nhân chiến lược trong những năm đầu tồn tại người tư đã dự định đưa tới mục tiêu bằng máy bay có tầm bay và trọng tải phù hợp. Nhưng sự phát triển vũ bão của tên lửa phòng không và không quân tiêm kích nhanh chóng đòi hỏi các siêu cường phải lấy tên lửa chiến lược làm chỗ dựa.

Nhờ có quỹ đạo bay đường đạn, chúng sẽ hiệu quả hơn nhiều, ngoài ra, tiêu diệt các phương tiện mang phóng này là nhiệm vụ bất khả thi trong những năm 1960 hay 1970. Hơn nữa, không phải tất cả các nhiệm vụ chiến đấu đều có thể giải quyết bằng tên lửa đường đạn tầm xa. Điều đó đã dẫn tới sự xuất hiện của các tên lửa đường đạn tầm trung và tầm ngắn. Với hệ dẫn thích hợp, các tên lửa này cho phép tấn công các mục tiêu ở chiều sâu chiến thuật hoặc chiến dịch mà không chịu rủi ro lớn đối với bệ phóng và kíp chiến đấu.

Liên quan đến máy bay thì do những lý do hoàn toàn dễ hiểu, cùng với thời gian, hướng phát triển máy bay chủ yếu là máy bay chiến thuật. Từ góc độ các nhiệm vụ mà chúng phải đảm nhận, gần như mọi sự sáng tạo mới đều hữu ích. Ví dụ, sự phổ biến rộng rãi vũ khí chính xác cao đã cho phép nâng cao đáng kể hiệu quả các đòn không kích và giảm thiệt hại của không quân. Chẳng hạn, trong chiến dịch Bão táp sa mạc (1991), vũ khí có điều khiển đã được không quân Mỹ sử dụng trong dưới 10% phi suất, còn trong chiến tranh Nam Tư thì hầu như tất cả các tên lửa và bom được sử dụng đều là loại tinh khôn. Thật khó xem thường hiệu quả từ việc đó - ở chiến tranh Vùng Vịnh, người Mỹ mất 2 tá máy bay, còn tổn thất ở Nam Tư chỉ đếm chưa đầy một bàn tay. Tuy vậy, vũ khí có điều khiển chính xác cao có giá đắt hơn bom đạn thông thường, điều này lại được bù đắp bởi giá đắt của bản thân máy bay.

Trở lại với phương tiện phòng không. Đặc điểm chủ yếu của vũ khí hàng không chính xác cao là ở chỗ có thể sử dụng nó từ khoảng cự ly xa. Nhờ đó, máy bay không bắt buộc phải tiến vào khu vực hoạt động của phòng không đối phương, nên giảm được nguy cơ tổn thất máy bay. Như vậy, để đối phó hiệu quả với các quân đội lấy các đòn không kích chính xác làm chỗ dựa, cần phải có hệ thống phòng không có khả năng bắn hạ mục tiêu ở cự ly xa hơn tầm bắn của tên lửa có điều khiển đối phương. Tuy nhiên, không phải tất cả các nước đều dùng phương thức tác chiến như thế. Không ít nước thích xem các cuộc tấn công chính xác ở chiều sâu chiến thuật và chiến dịch là nhiệm vụ của các tên lửa đường đạn tầm trung và tầm ngắn. Vì thế, để đối phó với mối đe dọa đó, hệ thống phòng không còn phải có khả năng bắn hạ cả tên lửa đường đạn. Như vậy, mộ hệ thống tên lửa phòng không lý tưởng phải có khả năng chặn đánh mọi loại mục tiêu có thể xuất hiện bên trên chiến trường.


S-300VМ Antei-2500 (ký hiệu của Tổng cục Tên lửa-pháo binh, Bộ Quốc phòng Nga là 9K81M, Mỹ và NATO gọi là SA-23 Gladiator)
Cần lưu ý là việc sở hữu những vũ khí trang bị đó là cực kỳ quan trọng đối với Nga, bởi lẽ đối phương tiềm tàng có thể mở các cuộc tấn công bằng không quân hay tên lửa tầm trung vào nước Nga hầu như từ mọi hướng. Nguyên nhân chủ yếu là yêu cầu của Hiệp ước Xô-Mỹ về thủ tiêu tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Chỉ các tên lửa đó của Liên Xô và Mỹ bị thủ tiêu, còn một số nước khác không tham gia hiệp ước, vẫn tiếp tục chế tạo vũ khí này. Không may là một số nước trong số đó lại có biên giới chung với Nga như Iran, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Quan hệ của Nga với các nước này không thể gọi là căng thẳng, song cũng nên lơi lỏng khi có những vũ khí đó ở sát sườn mình. Bởi vậy mà các hệ thống tên lửa phòng bảo vệ lãnh thổ Nga phải có khả năng tiêu diệt cả các mục tiêu khí động lẫn đường đạn.

Trở ngại chính để chế tạo các hệ thống tên lửa phòng không đó là ở các tham số bay khác nhau của mục tiêu. Mục tiêu khí động có tốc độ tương đối thấp, quỹ đạo của nó hầu như luôn nằm ở phương ngang. Trong khi đó, phần chiến đấu của tên lửa đường đạn rơi xuống mục tiêu với tốc độ siêu âm, góc rơi nằm trong khoảng 30-80 độ. Tương ứng là tốc độ phần chiến đấu liên tục tăng, làm giảm đáng kể thời gian cho những hành động phản ứng.

Cuối cùng, phần chiến đấu tên lửa có kích thước nhỏ và bề mặt tán xạ hiệu dụng cũng khá nhỏ nên rất khó bị phát hiện. Và đó là chưa tính đến khả năng tách đầu đạn, sử dụng các phương tiện đột phá phòng không/phòng thủ tên lửa… Vĩ những lý do đó, chỉ những nước phát triển mới có thể xây dựng được hệ thống hỗn hợp phòng không/phòng thủ tên lửa và việc đó cũng khiến họ mất rất nhiều thời gian.

Ví dụ, Mỹ mất gần 13 năm cho chế tạo hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Trong suốt thời gian đó, các kỹ sư Mỹ đã làm đơn giản hóa tối đa có thể thiết bị điện tử của tên lửa và bảo đảm hiệu quả tác chiến chống các mục tiêu hiện tại và tương lai. Nhưng mọi nỗ lực vạn năng hóa hệ thống tên lửa phòng không này đã không mang lại kết quả mong đợi. Kết quả là Patriot chỉ bắn hạ được 1/3 số tên lửa Scud. Ngoài ra, Patriot không lần nào đánh chặn được Scud ở tầm xa hơn 13-15 km tính từ bệ phóng. Mà đó là với tên lửa bị bắn hạ (Scud) lạc hậu hơn nhiều tên lửa phòng không (Patriot) tiêu diệt nó. Sau đó, Mỹ đã mấy lần nâng cấp hệ thống Patriot, nhưng họ cũng không thể nâng cao đáng kể hiệu quả tiêu diệt mục tiêu đường đạn của nó. Có lẽ một phần vì thế mà các tên lửa đánh chặn dùng để phòng thủ tên lửa chiến lược của Mỹ đã không dựa trên các vũ khí trang bị hiện có.


S-400 Triumf
Liên Xô trước đây cũng chú trọng vạn năng hóa, song không làm như Mỹ. Sau những nghiên cứu thăm dò ban đầu theo chuyên đề hệ thống tên lửa phòng không S-300, Liên Xô đã quyết định nghiên cứu chế tạo các dòng P và V với tư cách vũ khí phòng không, còn nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu đường đạn được bổ sung chỉ khi có khả năng thích hợp. Những khả năng này như tương lai đã tho thấy là chẳng có nhiều. Thay đổi thành phần trang thiết bị của các hệ thống, bổ sung các tên lửa mới, nhưng vẫn không thể cải thiện đáng kể về khả năng tiêu diệt mục tiêu đường đạn. Đôi khi cũng nghe thấy nói rằng, hệ thống tên lửa phòng không S-400 được chế tạo mới đây, bất kể các tuyên bố của những công trình sư, không thể dùng để phòng thủ tên lửa chiến thuật bởi vì nó có “gốc rễ” từ hệ thống S-300P. Mà hệ thống này như đã nói là chỉ đối phó ngon lành với các mục tiêu khí động. Hệ thống S-500 đang được phát triển cũng sớm bị chỉ thích giống như thế. Xét đến tính bảo mật thông tin về hai hệ thống này thì những phát biểu như vậy có thể coi là quá sớm và cũng có những điều không đúng sự thật. Tuy nhiên, việc kết hợp phòng không và phòng thủ tên lửa chiến thuật không hề đơn giản, trong khi các chi tiết về hoạt động của Tập đoàn Almaz-Antei lại ít hơn mong đợi.

Cũng có ý kiến là lẽ ra nên lấy dòng S-300V làm cơ sở để phát triển các hệ thống mới. Hậu thuẫn cho ý kiến này là những đặc điểm của S-300V được nêu ra: trong thành phần vũ khí của nó có các tên lửa 9М82 ngay từ đầu được thiết kế để tấn công mục tiêu đường đạn. Tuy nhiên, các tên lửa mà 9М82 được thiết kế để đối phó từ lâu đã bị loại khỏi trang bị, còn khả năng của nó đánh chặn các phương tiện tiến công hiện đại hơn thì lại bị nghi ngờ. Tuy vậy, S-300V vẫn là nền tảng tốt nhất cho các hệ thống tên lửa phòng tương lai.

Có thể đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến này. Nhưng chỉ chừng nào sự tranh cãi diễn ra trong khuôn khổ bình thường. Bởi lẽ, đôi khi một số người có liên hệ nhất định với việc chế tạo các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa Nga đưa ra những phát biểu rất không xác thực. Chẳng hạn, có ý kiến nói rằng “các nhà quản lý từ Bộ Quốc phòng Nga” đơn giản là không hiểu được sự khác nhau giữa S-300P và S-300V vì thế họ bóp chết một nhánh phát triển phương tiện phòng không rất triển vọng. Cuối cùng, mấy tuần trước, một nữ nhà báo có tiếng trên làn sóng của một đài phát thanh có tiếng đã buộc tội S-400 là nửa vời. Logic buộc tội “cao hơn mọi lời khen”: đó là các tên lửa tầm xa hiện đang được thử nghiệm, còn trong trang bị hiện chỉ có các tên lửa tiêu chuẩn. Vì thế, hệ thống này kém cũng như tình trạng công việc ở Tập đoàn Almaz-Antei.



Nhưng dẫu sao cũng vẫn phái chú ý đến các mẫu hệ thống tên lửa phòng không đời mới của dòng V, ví dụ như S-300VМ. Hệ thống này còn được gọi là Antei-2500. Chữ Antei là chỉ nhà thầu chính, còn con số 2500 chỉ tầm bắn tối đa của tên lửa đường đạn mà S-300VМ có thể bắn hạ.

Ưu điểm chính của Antei-2500 mà những người ủng hộ ưu tiên phát triển dòng S-300V nói là hệ thống phát hiện và chỉ thị mục tiêu của nó. Trong thành phần trang thiết bị vô tuyến điện tử của S-300VМ có 2 radar: 1 radar nhìn vòng và 1 radar quan sát có lập trình. Radar nhìn vòng theo dõi toàn bộ không gian xung quanh và trước hết dùng để phát hiện các mục tiêu khí động, còn radar thứ hai quan sát vùng rẻ quạt 90 độ theo phương ngang (góc tà đến 50 độ) và phát hiện mục tiêu đường đạn. Radar quan sát có lập trình của S-300VМ có thể bắt bám đồng thời đến 16 mục tiêu.

Cho đến nay, chưa quân đội nước nào khác có những hệ thống tương tự. Vì thế mà Mỹ từng buộc phải đối phó với tên lửa đối phương theo cách thức rất rắc rối. Chẳng hạn, vụ phóng tên lửa được phát hiện nhờ radar cảnh báo sớm tên lửa tấn công đặt ở Thổ Nhĩ Kỳ; sau đó thông tin truyền đến sở chỉ huy Bộ chỉ huy phòng không Bắc Mỹ NORAD ở Mỹ, nơi xử lý thông tin thu được và tính toán đưa ra thông tin chỉ thị mục tiêu và chỉ sau đó, thông tin cần thiết mới được truyền đến hệ thống phòng không cụ thể. Antei-2500 có thể độc lập làm tất cả những chuyện đó mà không cần đến các hệ thống bên ngoài.

Vũ khí của S-300VМ gồm 2 loại tên lửa:

- 9М82М có khả năng bay với tốc độ đến 2.300-2.400 m/s và tấn công các mục tiêu đường đạn. Nó có thể tiêu diệt tên lửa đường đạn có tốc độ tối đa hơn 4,5 km/s. 9М82М cũng có thể chặn đánh cả mục tiêu khí động một khi tầm bắn tối đa đạt đến 200 km;

- 9М83М có tốc độ bay đến 1.700 m/s, dùng để tiêu diệt mục tiêu khí động. Tính năng không khác mấy các loại tên lửa trước đó của họ S-300V.



Các tên lửa 2 tầng được chuẩn hóa tối đa và sử dụng các động cơ nhiên liệu rắn. Điều thú vị là phần chiến đấu tên lửa khi phát nổ không văng đều các mảnh tiền chế về tất cả các hướng mà chỉ ở một rẻ quạt tương đối nhỏ. Kết hợp với dẫn tên lửa khá chính xác, điều này nâng cao xác suất tiêu diệt chắc chắn tất cả các loại mục tiêu.

Theo thông tin hiện có, các tên lửa của Antei-2500 sử dụng hệ dẫn kết hợp: tên lửa bay đến điểm do máy móc mặt đất xác định nhờ hệ dẫn quán tính, còn ở giai đoạn cuối, hệ dẫn radar bán chủ động được kích hoạt. Việc điều khiển trực tiếp thực hiện nhờ các cánh lái động học khí phụt. Đó là vì tiêu diệt các tên lửa đường đạn hiệu quả nhất là ở các độ cao mà các cánh lái khí động truyền thống hầu như không có khả năng làm việc. Các cánh lái động học khí phụt được lắp cho cả tên lửa chống tên lửa SM-3 của Mỹ, có khả năng chống các mục tiêu ở ngoài khí quyển.

Bất kể mọi ưu điểm của Antei-2500, không thật hiểu vì sao chính nó được đề xuất trang bị cho hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa Nga. Antei-2500 thuộc dòng V của họ tên lửa S-300. Chữ V có nghĩa là dùng cho lục quân. Còn dòng P được phát triển cho bộ đội phòng không. Do đó, sử dụng S-300V(М) ở chỗ cần dùng S-300P và “con cháu” nó không phải là việc làm hoàn toàn logic, trong đó không tính đến những ưu thế của từng hệ. Tuy nhiên, chẳng có gì ngăn cản sử dụng trong S-400 hay S-500 những kết quả nghiên cứu có được khi phát triển Antei-2500.

Điều đáng chú ý là S-300VМ thực tế là hệ thống đã lạc hậu. Sẽ thay thế nó là S-300V4 nên chẳng có thể trông đợi nhiều từ việc này. Hai tuần trước, quân đội Nga và Tập đoàn Almaz-Antei đã ký hợp đồng cung cấp S-300V4. Các hệ thống đầu tiên sẽ được chuyển giao cho quân đội trước cuối năm 2012. S-300V4 có các tính năng gần như của S-300VМ. Theo thông tin hiện có, sự khác biệt ở một số tham số là do khả năng cải tạo nâng cấp các hệ S-300V cũ lên tiêu chuẩn S-300V4.

Tên lửa mới 40N6Е sẽ làm ngừng cuộc tranh cãi về tính hợp lý đưa S-400 (trước đây gọi là S-300PМ3) vào trang bị. Tên lửa này có tầm bắn tối đa 400 km và độ cao tác chiến tối đa 185 km trong tương lai sẽ có thể chứng tỏ hùng hồn vị thế số 1 của nó và S-400. Nhưng đáng tiếc là việc nghiên cứu chế tạo 40N6Е bị chậm trễ đáng kể nên bị nhiều người chỉ trích. Tên lửa mới sẽ hoàn thành thử nghiệm trong năm nay, sau đó được nhận vào trang bị.

Nhờ 40N6Е, hệ thống S-400 Triumf cuối cùng sẽ có thể bảo vệ nước Nga không chỉ trước các mục tiêu khí động mà cả các mục tiêu đường đạn.

Hy vọng, sau khi tên lửa mới được nhận vào trang bị thì cuộc tranh cãi về số phận hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa Nga sẽ không nói về những nhược điểm của các hệ thống hiện có mà về việc phát triển những hệ thống mới. Bởi vì, hệ thống mới S-500 được hứa hẹn là sẽ ra đời sau 5 năm nữa.


  • Nguồn: Ryabov Kirill // TW, 27.3.2012 .
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Quân đội Nga nên tuyển phi công trên box này :D
Nói gì thì nói, phải công nhận rằng người Nga đến giờ vẫn rất thiếu chuyên nghiệp, làm việc quan liêu và không chặt chẽ. Tình trạng tham nhũng hạng nặng xảy ra tràn lan cũng dễ dẫn đến những vấn đề trống đánh xuôi, kèn thổi ngược thế này.
 

BMVKTKH

Xe tải
Biển số
OF-31904
Ngày cấp bằng
21/3/09
Số km
200
Động cơ
481,370 Mã lực
Hay đấy, cái link ở trên của cụ chuẩn, vào đọc mà thấy chỉ có Mỹ mới có thể chuyên nghiệp tới thế, trách sao chúng nó kô No1 thế giới!
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
thế mới biết tại sao linh kiện quân sự của mỹ bị nhét hàng tầu vào ạ
Quốc phòng Mỹ điều tra hàng điện tử giả của Trung Quốc

Hai nghị sĩ Mỹ hôm qua cáo buộc Trung Quốc cản trở cuộc điều tra của quốc hội nước này nhằm tìm hiều đường đi của các mặt hàng điện tử giả trong chuỗi cung ứng quân sự của Mỹ.

Các nghị sĩ này cho biết đã làm việc nhiều tuần qua để xin thị thực nhập cảnh cho các nhân viên điều tra, nhằm giúp họ có thể tới thành phố Thâm Quyến ở tỉnh miền đông nam Quảng Đông, nơi được Mỹ coi là trung tâm của các hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả. Tuy nhiên, phía Trung Quốc từ chối cấp thị thực nhập cảnh.
"Tôi không thể nói là tôi cảm thấy bất ngờ, nhưng tôi thực sự rất thất vọng vì họ không hiểu được vấn đề", AFP dẫn lời nghị sĩ đảng Dân chủ Carl Levin, chủ tịch Ủy ban Vũ trang Thượng viện Mỹ.
Theo nghị sĩ Levin, các mặt hàng điện tử giả đã thâm nhập vào chuỗi cung ứng của Lầu Năm Góc, trong đó có bộ vi xử lý cho máy bay chiến đấu F-15 và mạch vi xử lý trong phần cứng máy tính ở Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ. Ông cho biết thêm rằng các nhà thầu và nhà phân phối linh kiện quốc phòng cho Mỹ được chỉ định hầu hết đến từ Trung Quốc, đặc biệt là từ thành phố Thâm Quyến.
"Các điều tra viên của chúng tôi nhận được thông tin rằng việc mua bán các thiết bị điện tử giả diễn ra công khai tại Thâm Quyến nói riêng và tỉnh Quảng Đông nói chung. Vì thế, họ dự định tới thành phố này để trực tiếp thẩm định thông tin kể trên", ông Levin nói.
Nghị sĩ đảng Dân chủ cho hay các nhà điều tra sẽ tới Tổng lãnh sự Mỹ tại Hong Kong trong ngày hôm nay, trong một phần của nỗ lực cuối cùng nhằm có được thị thực nhập cảnh vào Trung Quốc, cho một chuyến công tác kéo dài một hoặc hai ngày.
Nghị sĩ Carl Levin (trái) và nghị sĩ John McCain. Ảnh: UPI Trong khi đó, nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain, một thành viên trong Ủy ban Vũ trang Thượng viện Mỹ, cho hay Mỹ và Trung Quốc không phải là hai nước đối đầu với nhau, mà ngược lại có những mối quan tâm chung và việc ngăn ngừa hàng giả là một trong số đó.
Theo ông McCain, Mỹ chưa đưa ra kết luận nào về các cáo buộc đối với việc các mặt hàng điện tử giả xuất hiện trong chuỗi cung ứng quân sự của nước này. Tuy nhiên, nghị sĩ Cộng hòa này cho rằng Mỹ cần làm sáng tỏ các cáo buộc, nhằm đảm bảo rằng cường quốc số một thế giới có thể tự bảo vệ mình với những hệ thống vũ khí đáng tin cậy.
Trả lời câu hỏi về việc điều gì sẽ xảy ra nếu Bắc Kinh tiếp tục nói không với cuộc điều tra này, nghị sĩ McCain cho rằng ông và các cộng sự sẽ lên tiếng phản đối nhưng đồng thời vẫn tiếp tục điều tra như dự định.
"Trung Quốc nên quan tâm tới vấn đề này, sao cho các mặt hàng điện tử giả không tiếp tục tràn lan, vì điều này cũng ảnh hưởng tới tính hợp pháp của các công ty Trung Quốc. Tôi hy vọng Trung Quốc sẽ nhận ra rằng đây là mối quan tâm chung của cả hai nước", ông Cain nói.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ hiện chưa có có bình luận nào về diễn biến này.
Phan Lê
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
6 hệ thống PANSTYR S1 đầu tiên đã đc chuyển giao cho lực lượng bảo vệ Thủ đô MOSKOW
[video=youtube;UVYU8dNloPU]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=UVYU8dNloPU[/video]
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
trang bị mới của bộ binh NGA
[video=youtube;-jrQ0M0eWGA]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=-jrQ0M0eWGA[/video]
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình






 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình










 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Today the first flight of the 4th prototype of the fifth generation aviation complex (PAK FA), piloted by distinguished test pilot Sergey Bogdan, took place in Sukhoi’s KnAAPO aircraft plant in Komsomolsk-on-Amur.

The aircraft spent in the air forty minutes and landed on the factory airfield runway. The flight was successful, in full accordance with the flight plan. Stability of the aircraft test was conducted during the flight as well as evaluation of the power plant systems’ performance. The aircraft proved itself well in all phases of the planned flight program. The pilot confirmed reliable operation of all systems and components.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình


 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
825
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Tiết lộ bí mật tên lửa chiến lược thế hệ 5 mới nhất của Nga




Mẫu chế thử tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) mới của Nga được thử nghiệm ngày 23/5/2012 tại sân bay vũ trụ Plesetsk là biến thể của R-30 Bulava.
R-30 Bulava (militaryrussia.ru)​

Hai tên lửa này có nhiều thông số gần giống nhau. Vì thế, mẫu chế thử ICBM thế hệ 5 vừa phóng thử được xem là biến thể triển khai trên mặt đất của hệ thống ICBM phóng từ tàu ngầm R-30 Bulava.

Sau khi chấm dứt chuỗi thất bại khi phóng thử Bulava từ tàu ngầm, bằng vụ phóng thử này, Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva (MIT), cơ quan thiết kế các ICBM mới nhất của Nga như RS-12М2 Topol-M, RS-24 Yars và R-30 Bulava, thực tế đã bắt tay vào việc chuẩn hóa các phương tiện mang phóng vũ khí hạt nhân tương lai triển khai trên bộ và trên biển có tính năng cực mạnh để đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.

Tên lửa mới được phóng vào lúc 10 giờ 15 (giờ Moskva) ngày 23/5/2012 tại Plesetsk, tỉnh Arkhangelsk từ xe bệ phóng cơ động bởi kíp phóng hỗn hợp của RVSN và Bộ đội Phòng không-vũ trụ Nga.

Vụ thử được đánh giá là thành công khi đầu đạn tập đã tiêu diệt mục tiêu đã định ở trường thử Kura ở bán đảo Kamchatka sau nửa giờ bay. Các mục tiêu của vụ phóng đã đạt được.

Lần phóng trước của tên lửa này ở Plesetsk vào ngày 28/9/2011 đã thất bại vì tên lửa bị rơi chỉ cách sân bay vũ trụ do trục trặc tầng 1.

Tham dự lần thử mới nhất có Tổng công trình sư MIT Yuri Solomonov, vị phó của ông là Aleksandr Dorofeyev và Tổng giám đốc MIT Sergei Nikulin.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, mục đích chính của lần phóng là nhằm có được thông tin về khả năng làm việc của các hệ thống của ICBM, kiểm tra các giải pháp KHKT và công nghệ được áp dụng. Mấy ngày trước khi phóng, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo cho Bộ Quốc phòng Mỹ về địa điểm và thời gian phóng - đây là điều kiện bắt buộc của hiệp ước song phương. Tuy nhiên, ở Nga kể cả sau khi phóng, tất cả vẫn bị giữ kín, hôm 23/5, các quan chức Bộ Quốc phòng Nga vẫn quyết liệt từ chối tiết lộ với báo chí về tên lửa mà họ đã phóng.

Cùng với vụ phóng này, MIT đã tiến sát đến việc tiến hành các vụ thử biến thể mặt đất của Bulava. Theo các nguồn tin trong ngành tên lửa, Bulava và tên lửa được thử nghiệm rất giống nhau. Chúng đều có trọng lượng gần 36 tấn, chiều dài 12 m và có cùng số tầng (R-30 có 3 tầng). Tên lửa mới cũng sử dụng nhiên liệu rắn cùng loại với Bulava và phần chiến đấu có khả năng mang đến 10 đầu đạn.

“Tên lửa này được chế tạo có sử dụng và phát triển tối đa các kết quả nghiên cứu và giải pháp kỹ thuật mới hiện có có được khi phát triển các hệ thống tên lửa thế hệ 5, nên rút ngắn được nhiều thời gian và giảm được nhiều chi phí chế tạo”, đại diện Bộ Quốc phòng Nga về Bộ đội tên lửa chiến lược (RVSN) Vadim Koval cho biết hôm 23/5. Điều này khẳng định thông tin nói rằng tên lửa mới được chuẩn hóa với các hệ thống Yars, Topol và Bulava.

Để có tính năng chiến đấu cao hơn các hệ thống ICBM mặt đất hiện có Topol-M và Yars, tên lửa mới sử dụng nhiều công nghệ mới. Một là, sử dụng loại nhiên liệu rắn hoàn toàn mới như của Bulava, cho phép rút ngắn thời gian làm việc của động cơ ở giai đoạn bay tích cực. Nhờ vậy mà tăng được đáng kể cơ hội vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa. Hai là, tên lửa sẽ có khả năng mang nhiều đầu đạn hơn (đến 10 đầu đạn). Hiện chỉ có ICBM siêu nặng (trọng lượng hơn 200 tấn), nhiên liệu lỏng, triển khai trong giếng phóng RS-20 (SS-18) do Ukraine phát triển là mang được số lượng đầu đạn như vậy (Nga còn một số tên lửa RS-20, nhưng tuổi thọ của chúng sau nhiều lần tăng hạn cũng đã đến giới hạn).

Tuy nhiên, Nga còn phải thiết kế phần chiến đấu mới cho tên lửa này (lần phóng vừa rồi mới chỉ mang phần chiến đấu giả có trọng lượng-kích thước tương đương), cải tiến thích ứng hệ thống điều khiển tên lửa với điều kiện phóng mặt đất (chứ không phải phóng ngầm từ dưới nước), containe vận chuyển-phóng và một số thiết bị khác. Nếu thành công, Nga sẽ có cơ hội có được một hệ thống tên lửa chiến lược có tính năng cực cao mà đến nay chưa có được.

Tuy nhiên, giới phân tích Nga vẫn chưa thống nhất ý kiến về bản chất của tên lửa mới.

Theo tờ Izvestia, tên lửa vừa thử nghiệm có ứng dụng một số thành phần của hệ thống ICBM tối tân RS-24 Yars (chế tạo dựa trên tên lửa Topol-М RS-12М2).

Một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, hệ thống tên lửa mới trong tương lai có thể thay thế các hệ thống Yars và Topol mặc dù nó có những khác biệt thiết kế không lớn so với chúng. Theo nguồn tin, đây là một tên lửa khác, lớn hơn Yars và thể nhận thấy sự khác biệt bằng mắt thường. Nó có đường kính và trọng lượng khác. Nhưng cũng có những bộ phận và hệ thống lấy từ Yard. Các thông số của tên lửa, kể cả tên gọi, sẽ được bảo mật ít nhất trong 6 tháng nữa.

Belarus đang phát triển một khung gầm bánh lốp mới cho loại ICBM mới. Khung gầm này khác với khung gầm MZKT-79221 mà Yars và Topol-M đang sử dụng, mặc dù cũng được sản xuất tại Nhà máy xe kéo bánh lốp Minsk (MZKT). Những khác biệt về khung gầm không được tiết lộ vì qua số lượng trục hay kích thước bánh xe có thể tính ra trọng lượng tên lửa, mà biết trọng lượng sẽ đoán ra tính năng của nó.

Nguồn tin cho hay, những khác biệt chính là ở bên trong. Tên lửa sử dụng nhiên liệu mới, hiệu quả hơn nhiên liệu hỗn hợp của Yars và Topol. Các nguồn tin ở Trung công nghệ lưỡng dụng liên bang Soyuz, nơi sản xuất nhiên liệu cho tên lửa mới, cho hay, đây không phải là hợp chất hoàn toàn mới mà là nâng cao chất lượng của chúng.

Một đại diện của Trung tâm Soyuz nói rằng, các tham số nhiên liệu được cải thiện nhờ hiện đại hóa công nghệ sản xuất các thành phần nhiên liệu và nâng cao chất lượng của chúng. Hiện không thể tạo được đột phá trên hướng này nên họ chỉ cải tiến những gì đang có. Song nguồn tin này cũng không tiết lộ nhiên liệu mới làm tăng được bao nhiêu công suất động cơ. Hiện nay, đa số tên lửa nhiên liệu rắn sử dụng kim loại (nhôm, manhê…) làm chất cháy, kim loại này cháy trong chất oxy hóa.

Cựu Tham mưu trưởng RVSN, Thượng tướng Viktor Esin giải thích rằng, nhờ nhiên liệu mới giai đoạn bay tích cực của tên lửa sẽ ngắn hơn nên nó sẽ có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO một cách hiệu quả hơn và có thể xem như câu trả lời của Nga đối với việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu. Đó là vì động cơ làm việc càng ít thì càng khó phát hiện tên lửa. Nhưng ông Esin cũng nói thêm rằng, theo các thông tin được công bố thì tên lửa mới không phải là sản phẩm có tính đột phá mà chỉ là một bước tiến bộ mới.

Tháng 3/2011, ông Solomonov lần đầu tiên tiết lộ về việc bắt đầu phát triển ICBM mới và cho biết thời gian phóng thử lần đầu là trong năm 2011 và hoàn thành thiết kế vào năm 2013.

Tháng 9/2011, một số hãng tin Nga cho biết, tại sân bay vũ trụ Plesetsk đã tiến hành thử nghiệm phần chiến đấu mới của hệ thống tên lửa cơ động mặt đất Yars vốn được trang bị tên lửa nhiên liệu rắn RS-24. Phần chiến đấu mới được cho là sẽ có khả năng cao đột phá hệ thống phòng thủ tên lửa.

Một nguồn tin cho hay, vụ phóng vừa qua ban đầu dự kiến tiến hành vào tháng 6/2012, nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định đổi sang tháng 5 theo ý kiến của lãnh đạo cấp trên vài ngày sau khi hội nghị quốc tế về vấn đề phòng thủ tên lửa châu Âu được tiến hành ở Moskva. Lần phóng tiếp theo dự kiến tiến hành trước tháng 9/2012.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề kiểm soát vũ khí Yevgeny Myasnikov cho rằng, việc Nga đồng thời phát triển mấy loại ICBM như Bulava, ICBM nhiên liệu lỏng hạng nặng và tên lửa vừa phóng sẽ là cực kỳ tốn kém.

Còn ông Vladimir Dvorkin thì tin rằng, hệ thống mới sẽ không “giết chết” các hệ thống Yars và Topol. Vì Topol và Yars là các tên lửa mới nên phát triển loại tên lửa mới để thay thế chúng là vô nghĩa. Không ai đi thay thế các tên lửa vốn có tuổi thọ rất dài.

Một nguồn tin khác trong công nghiệp quốc phòng Nga thì nói rằng, tên lửa mới có các thông số trọng lượng-kích thước gần như giống hệt Toppol và Yars. Người ta đã dùng một bệ phóng của Yars được cải tiến đôi chút để phóng tên lửa mới. Về nguyên tắc, tên lửa mới sẽ tương thích với các xe bệ phóng cũ, mặc dù các giải pháp về điện tử, các hệ thống điều khiển và các hệ thống khác sẽ thay đổi, và có thể sẽ phải sửa đổi lớn đối với bệ phóng.
Hãng thiết kế tên lửa MIT và Nhà máy Votkinsk chế tạo tên lửa đều từ chối tiết lộ gì về tên lửa mới, dù chỉ là cái tên, nhưng đó không phải là Yars hay Avangard.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga gọi tên lửa đang được MIT phát triển là Avangard. Theo các chuyên gia, tên lửa này là sự phát triển của thiết kế Yars, còn Yars được phát triển trực tiếp từ các hệ thống tên lửa Topol (RS-12М Topol và RS-12М2 Topol-M). Tên lửa Bulava vốn được phát triển trên cơ sở Topol cũng được sản xuất theo công nghệ giống như vậy.

Có giả thiết nói rằng, mục tiêu ở Kamchatka bị tiêu diệt bằng biến thể cải tiến của tên lửa Yars. Biến thể này có thể mang tải trọng chiến đấu lớn hơn 1.500 kg so với RS-24 bình thường. Trong khi hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ hiện vẫn chưa thể làm gì nổi Yars.

Cũng có thông tin nói rằng, các tên lửa Yars cải tiến có thể trở thành bộ phận của dự án mới Avangard rất hứa hẹn. Các tính năng chiến đấu của nó sẽ cao đến mức không hệ thống phòng thủ tên lửa nào trên thế giới có thể tiêu diệt được tên lửa này. Điểm khác biệt của Avangard là ở chỗ các đầu đạn của nó có các động cơ riêng, cho phép vượt qua bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào. Các đầu đạn này hoàn toàn có thể lắp cho các tên lửa khác như Bulava.

Đáng chú ý là RVSN gần như công khai nói rằng, vụ phóng tên lửa mới là câu trả lời phi đối xứng đối với người Mỹ. Tên lửa mới được thử nghiệm cho người Mỹ thấy rằng, Nga sẽ không chờ đợi cho đến lúc bị bóp nghẹt hoàn toàn, mặc dù Nga không phải là bên làm căng thẳng tình hình trước.

Cho đến khi thông tin về tên lửa mới được công bố rõ ràng hơn thì ta mới hiểu rõ hơn bản chất của tên lửa này là gì, tính năng và hiệu quả chiến đấu của nó cao đến đâu. Chỉ biết rằng, mới đây, ông Vladimir Putin khi còn là Thủ tướng đã tuyên bố, Nga đã có cái sẽ cho phép vô hiệu hóa mọi nỗ lực của người Mỹ nhằm xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu mà không có sự tham gia của Nga. Vụ phóng thử thành công tên lửa mới sẽ khiến người Mỹ phải suy nghĩ về các hành động của mình bởi vì lá chắn hạt nhân của Nga ngày càng vững chắc với các tên lửa mới.

Nguồn: Kommersant, Interfax, Lenta, Topwar, Izvestia, 24.5.2012.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Nga khởi động chương trình sản xuất 50 động cơ mới để tích hợp trên máy bay trực thăng chiến đấu Mi-28 và Ka-52 trong năm 2013.
(ĐVO) Theo Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, Nhà máy sản xuất động cơ thuộc Công ty cổ phần Klimov đã hoàn tất quá trình thử nghiệm động cơ mới dành cho tiêm kích hạm cũng như hoàn thành thử nghiệm động cơ nội địa mới trang bị cho trực thăng chiến đấu

Đây là kết quả của Chương trình mục tiêu liên bang cho sự phát triển các tổ hợp công nghiệp quân sự. “Trong khuôn khổ của thay thế nhập khẩu, chúng tôi hoàn toàn triệt thoái khỏi sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài”, ông Rogozin phát biểu trong một cuộc họp có sự tham gia của Thủ Tướng Nga Dmitry Medvedev.
Theo ông này, cũng tại nhà máy này sẽ giao chứng nhận việc thử nghiệm nhà nước động cơ tuốc bin phản lực RD-33MK. Đây là loại động cơ sẽ được trang bị lên các tiêm kích hạm.

Động cơ hàng không mới RD-33MK “sẽ cho phép chúng tôi quay trở lại hàng không trên hạm”, ông Rogozin cho biết.
“Trước hết, chúng tôi hoàn toàn làm chủ các cam kết trước đối tác Ấn Độ dành cho tàu sân bay Đô đốc Gorshkov. Nó sẽ được trang bị cho máy bay chiến đấu MiG-29 biến thể tiêm kích hạm. Thứ hai, lần đầu tiên sẽ thiết lập điều kiện tiên quyết để xây dựng kết nối với tầu sân bay mới của Nga”, Phó thủ tướng nói.
Nói về động cơ cho các trực thăng, Phó Thủ tướng cho biết, Nga sẽ khởi động chương trình sản xuất 50 động cơ trực thăng VK-2500 vào năm 2013. Sau đó, chúng sẽ được trang bị trên các trực thăng Mi-28 và Ka-52. “Nói chung, chúng tôi có kế hoạch đến năm 2015, Klimov sẽ xuất xưởng 400 động cơ VK-2500, có nghĩa là chúng ta có thể trang bị đầy đủ cho 200 trực thăng, gồm cả chi tiết dự phòng của động cơ” Rogozin nói.

VK-2500 được trang bị hệ thống tuốc bin khí nén mới, giúp nó có thể tăng áp lực không khí so với động cơ cùng công suất trước kia. Ngoài ra, Klimov cũng phát triển hệ thống điều khiển điện tử để tối ưu hoá hiệu suất động cơ cũng như máy bay trực thăng được trang bị loại động cơ này.

Ngoài ra, ông còn cho biết, Klimov sẽ khai trương tổ hợp sản xuất mới bên ngoài St Peterburg. Dự kiến, nhà máy này sẽ hoạt động hết công suất vào mùa hè năm 2013.

Thành công này đã đánh dấu một tương lai cho ngành công nghiệp động cơ hàng không Nga, nhất là động cơ cho trực thăng, khi mà trước kia còn phụ thuộc rất nhiều vào người hàng xóm Ukraina.
Thu Hoài (theo Ria Novostia)
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình














 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình






















 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top