Nga sắp có các tên lửa hung thần mới
Nga sắp bắt đầu sản xuất tên lửa chiến lược hạng nặng mang 10-15 đầu đạn và hồi sinh tên lửa đường sắt chiến lược.
Các nguồn tin trong công nghiệp quốc phòng và quân đội Nga cho hay, đầu tháng 10/2012, Bộ Quốc phòng Nga đã thông qua thiết kế tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) hạng nặng mới và có thể bắt đầu sản xuất tên lửa này trước cuối năm 2012.
Tên lửa nhiên liệu lỏng 100 tấn mới sẽ thay thế tên lửa khủng khiếp nhất thế giới là RS-20V Voevoda (phương Tây gọi là SS-18 Satan). Dự đoán, sẽ hoàn thành sản xuất tên lửa mới vào năm 2018. Tên lửa mới sẽ có tính năng mạnh hơn Satan, có thể mang phóng đến 15 đầu đạn hạt nhân hạng trung hay đến 10 đầu đạn hạng nặng đi xa hơn 10.000 km.
Nga có sự tụt hậu so với Mỹ về [tên lửa] nhiên liệu rắn, nhưng lại luôn có thế mạnh về động cơ nhiên liệu lỏng.
Trước đó, Tư lệnh RVSN, Sergei Karrakayev cho biết, đến năm 2018, Nga sẽ chế tạo ICBM nhiên liệu lỏng hạng nặng 100 tấn.
Đáng lưu ý là tất cả các ICBM mới nhất của Nga như Bulava phóng từ tàu ngầm và Topol-M, Yars phóng từ mặt đất đều là tên lửa nhiên liệu rắn.
Còn Phó Tổng giám đốc Tổng công ty NPO Mashinostroenia Andrei Goryaev trước đó cho biết, Nga sẽ mất khoảng 10 năm để nghiên cứu chế tạo một ICBM nhiên liệu lỏng hạng nặng mới và không thể tránh khỏi những bất trắc vì đã hơn 30 năm nay Nga không phát triển ICBM nhiên liệu lỏng.
Theo một số nguồn tin, dự án ICBM nhiên liệu lỏng mới có mật danh Proryv (Đột phá) hoặc Neotvratimost (Không thể tránh thoát) trong Chương trình vũ khí nhà nước đến năm 2020. Tên lửa này chính là sự đáp trả của Nga đối với chương trình phòng thủ tên lửa Mỹ.
Sau khi loại tên lửa Voevoda (211 tấn) khỏi biên chế, tên lửa mới sẽ là là loại tên lửa nặng nhất trong kho tên lửa chiến lược Nga.
Nhờ các công nghệ mới, tên lửa mới có trọng lượng chưa bằng ½ Voevoda nhưng lại có uy lực mạnh hơn. Hệ thống thiết bị đột phá phòng thủ tên lửa của Voevoda không còn hoàn thiện nữa và chủ yếu gồm các phương tiện gây nhiễu tiêu cực, còn ở tên lửa mới là các phương tiện tích cực, các máy phát bức xạ vô tuyến để làm mù đầu tự dẫn tên lửa chống tên lửa. Hệ thống mới đang được sử dụng ở các tên lửa tối tân Yars và Bulava. Hiện chưa có các phương tiện hiệu quả để đối phó với các hệ thống đột phá phòng thủ tên lửa tích cực này.
Tên lửa nhiên liệu lỏng mang phóng được tải trọng hữu ích lớn hơn, nên mang được hệ thống thiết bị đột phá phòng thủ tên lửa mạnh hơn, gây khó khăn cho việc lọc mục tiêu, tìm ra các đầu đạn thật, do đó cho phép các đầu đạn thật đột phá qua hệ thống phòng thủ tên lửa.
Tên lửa nhiên liệu lỏng mới cũng có ưu thế về tiềm năng hiện đại hóa và trang bị các đầu đạn cơ động tinh vi hơn, các hệ thống đột phá phòng thủ tên lửa tiên tiến hơn… Tên lửa nhiên liệu lỏng cũng dễ tăng hạn sử dụng hơn tên lửa nhiên liệu rắn.
Tháng 12/2011, báo chí đưa tin Nga đã bắt đầu phát triển ICBM nhiên liệu lỏng hạng nặng phóng từ giếng phóng để thay thế RS-20V Voevoda. Nhiệm vụ chiến-kỹ thuật đối với ICBM mới đã được thông qua trong năm 2011. Nhà thầu chính thiết kế tên lửa là Trung tâm Quốc gia mang tên Makeyev với sự hợp tác của NPO Mashinostroenia. Sản xuất tên lửa sẽ là Nhà máy chế tạo máy Krasnoyarsk.
Nga sẽ chi 77 tỷ rúp cho phát triển và sản xuất các hệ thống tên lửa theo Chương vũ khí nhà nước đến năm 2020, trong đó có 15 tỷ cho việc phát triển các cơ sở nghiên cứu/sản xuất, mà một nửa số này là để hiện đại hóa Nhà máy chế tạo máy Krasnoyarsk để sản xuất tên lửa mới.
Hôm 19.10.2012, đúng vào dịp 25 năm trung đoàn tên lửa đường sắt chiến lược đầu tiên bước vào trực chiến, Đại tá Vadim Koval, đại diện Phòng báo chí và thông tin, Bộ Quốc phòng Nga, chuyên trách về Bộ đội Tên lửa chiến lược Nga RVSN cho biết, Nga đang tiến hành công tác nghiên cứu nhằm chế tạo hệ thống tên lửa đường sắt chiến lược (BZhRK) mới, nhưng quyết định cuối cùng chưa được đưa ra.
[/CENTER]Hệ thống tên lửa đường sắt SS-24 Scalpel được tiễn chân đến bảo tàng[/CENTER]
[/CENTER]Hệ thống tên lửa đường sắt SS-24 Scalpel[/CENTER]
Theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược START-II năm 1993, Nga phải loại bỏ toàn bộ các tên lửa RT-23UTTKh (các hệ thống tên lửa chiến lược cơ động triển khai trên đường sắt) đến năm 2003. Hồi đó, Nga có 3 sư đoàn BZhRK (ở Kostroma, Perm và Krasnoyarsk) với tổng cộng 12 đoàn tàu và 36 bệ phóng.
Mặc dù Nga rút khỏi START-II vào năm 2002, nhưng từ năm 2003-2007, Nga vẫn đã tiêu hủy toàn bộ các tàu hoat và bệ phóng, trừ một bệ phóng được giải giáp và đặt tại Bảo tàng Kỹ thuật đường sắt tại ga Varsava, St. Petersburg làm vật trưng bày và một bệ phóng nữa đặt tại Bảo tàng Kỹ thuật AvtoVAZ.
Nguồn: VZ 19.10.12.