Huyền thoại MiG-31 và nguy cơ 'cận thị'
Cập nhật lúc :6:24 AM, 13/09/2012
Radar trong gói nâng cấp MiG-31 kém xa radar Mỹ, việc nâng cấp MiG-31 có thể chẳng đi tới đâu.
(ĐVO) Izvestia cho biết, việc hiện đại hóa 10 chiếc tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-31 dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2012 có thể trở thành một vụ bê bối lớn.
Kỳ vọng lớn lao từ việc nâng cấp
10 chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-31 đang nâng cấp tại khu phức hợp công nghiệp quân sự, trong các gói nâng cấp quan trọng nhất là nâng cấp radar.
Theo đó, máy bay huyền thoại này sẽ được trang bị biến thể nâng cấp cỉa radar quét mạng pha điện tử Barrier được gọi là radar Barrier-AM. Đồng thời, thay thế bộ vi xử lý cũ bằng bộ vi xử lý kỹ thuật số Baguette-55.
Theo người đại diện Viện nghiên cứu máy móc công cụ Tikhomirov, radar Barrier-AM sau khi nâng cấp phạm vi hoạt động sẽ tăng lên 30%.
Nếu đúng như vậy, phạm vi phát hiện mục tiêu của tiêm kích đánh chặn MiG-31 sẽ lên đến hàng trăm kilomet, (đại diện Tikhomirov từ chối cung cấp thông tin chi tiết về tầm phát hiện mục tiêu của radar sau nâng cấp với lý do đây là vấn đề nhạy cảm).
Radar Barrier-AM nâng cấp còn tệ hơn cả radar Zaslon S-800 được trang bị trên MiG-31 trước đây.
Tuy nhiên, trợ lý Tổng giám đốc Hiệp hội nghiên cứu và sản xuất Pravdinsky radiozavod Vitaly Orlov, một tổ chức chuyên sản xuất các thiết bị sử dụng trong radar dân sự và quân sự, tổ chức này đóng góp phần quan trọng trong việc phát triển radar cho MiG-31 tiết lộ: Đặc điểm kỹ chiến thuật của radar Barrier-AM là rất yếu.
Radar chỉ có khả năng phát hiện các mục tiêu ở phía trước với cự ly chỉ có 80-90km, 20-25km đối với các mục tiêu phía sau, một khoảng cách kém xa ba lần so với các radar trên các tiêm kích Mỹ.
Trước đây, các tiêm kích F-14 Tomcat của Mỹ có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 230km, còn bây giờ tầm phát hiện mục tiêu lên đến 400km. "Nhu cầu tối thiểu của chúng tôi cũng phải 300km", ông Orlov than thở.
Nhầm lẫn nhiệm vụ nâng cấp và an sinh xã hội?
Việc nâng cấp MiG-31 được thực hiện tại công ty cổ phần Nhà máy Lenin ở St Petersburg. Trong khi đó, việc nâng cấp radar được thực hiện tại nhà máy của Tikhomirov ở Zhukovsky. Các nhà phát triển radar Barrier-AM đã cố gắng để phát triển một radar vượt qua radar AN/AWG-9 được trang bị trên tiêm kích F-14 Tomcat. Tuy nhiên, theo ông Orlov đó là một công việc quá khó khăn.
Ở Nga đã có nhiều nhà máy phát triển một số loại radar hiện đại được chấp nhận rộng rãi trong hàng không quân sự như radar Bars, Irbis. Ngay như biến thể mới nhất của dòng radar Bars có nhiều lợi thế về tầm phát hiện so với radar AN/APG-77 trang bị trên F-22 của Mỹ. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga lại quyết định lựa chọn Nhà máy Lenin nơi không chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ cao để thực hiện việc nâng cấp.
Theo ông Orlov, việc lựa chọn Nhà máy tại Lenin là một lựa chọn để đảm bảo công việc cũng như ổn định đời sống cho một bộ phận công nhân quốc phòng tại đây. "Nhưng đây là một sản phẩm cần nâng cấp với công nghệ cao có nhiều ý nghĩa chiến lược", ông Orlov nói.
Việc hiện đại hóa tiêm kích đánh chặn MiG-31 tại đây gần như vô nghĩa. Điều này tạo nhiều nguy hiểm cho MiG-31 khi đối mặt với đối thủ tiềm tàng trong tương lai. Thay thế màn hình hiển thị và bộ vi xử lý mới khó có thể coi là bước nâng cấp đáng kể. MiG-31 là một chiếc máy bay rất tốt, tuy nhiên, công việc "nâng cấp" như đang sẽ làm “thui chột” năng lực của chiếc tiêm kích đánh chặn nổi tiếng này.