- Biển số
- OF-159649
- Ngày cấp bằng
- 6/10/12
- Số km
- 11,009
- Động cơ
- 461,390 Mã lực
Đồng ý với cụ là Bàng Thống đề ra ý tưởng lấy Xuyên, nhưng không theo được đến cùng quá trình hoàn thành do quá chủ quan, hành quân vào đường có phục kích nên yểu mạng.
Khổng Minh có công lớn, sau trận Xích Bích lấy trọn Kinh Châu, tạo chỗ đứng vững chắc đầu tiên để phát triển mở rộng lấy Xuyên. Thực ra đây là hướng duy nhất, nếu Lưu Bị không lấy xuyên thì cũng không còn chỗ nào để phát triển. Tào Tháo tuy thua nhưng lực lượng vẫn mạnh, Tông Quyền cũng thế. Kinh Châu thì mong manh do trên danh nghĩa vẫn là giữ hộ cho Ngô
Khổng Minh được đánh giá cao là nhà chính trị hơn là dụng binh, 6 lần ra Kỳ Sơn thực ra là gây sức ép và quấy rối Nguỵ. Kiểu lấy công làm thủ
Xét về chiến lược thì đất Xuyên quan trọng hơn Kinh Châu nhiều, vì đất Xuyên rộng lớn hiểm trở dễ phòng thủ để tính kế lâu dài, người dân đất Xuyên gốc gác ăn lộc nhà Hán, thân với họ Lưu. Đất Kinh Châu danh nghĩa là Thục mượn của Đông Ngô, tuy phì nhiêu về lương thực nhưng khó phòng thủ.
Không Minh toàn quyền cầm quân nên thừa biết điểm yếu của Quan Vũ không đủ tầm giữ Kinh Châu và không để lại cho Quan Vũ những tướng mạnh khác phù trợ, bên Quan Vũ chỉ có Quan Bình với Châu Sương giúp là quá mỏng. Giả dụ có thêm Pháp Chính, Trương Phi hoặc Ngụy Diên cùng giữ Kinh Châu sẽ khác ngay.
Phần Khổng Minh tỷ thí với Tư Mã Ý là phần La Quan Trung chém gió kinh nhất, nói đúng ra là đạo văn. Nhiều mẹo Khổng Minh lấy nguyên tích của Tôn Tẫn thời Xuân Thu - Chiến Quốc, sau này La còn xây dựng Ngô Dụng trong Thủy Hử theo mẫu Khổng Minh.
Chỉnh sửa cuối: