Cũng có thuyết nghi ngờ rằng dân Ai Cập ngày nay với bọn xây Kim Tự Tháp cổ đại là 2 dòng giống hoàn toàn khác nhau.
Cái này nếu cụ có dịp thăm Angkor thì sẽ thấy rất rõ là không thể tìm thấy mối liên hệ nào giữa đám dân Cam bốt ngày nay với công trình đó được. Quả thật cháu thấy chỉ có Angkor là có thể sánh với các công trình Ai Cập cổ về mức độ kỳ vĩ
Chắc cũng có lý cụ nhỉ, cái bọn ponpot ngu muội nghe lời bọn khựa giết hại đồng bào mình thì làm gì mà nghĩ ra được mà xây cái Angkor
Tiếp theo là ảnh cột Obelisk nổi tiếp, sản phẩm nổi tiếng của kiến trúc Ai Cập. Cột Obelisk ở Karnak là một trong những cái nổi tiếng nhất và đẹp nhất, cao 23m, nặng 250 tấn. Cột này dựng có đôi ở lối vào các đền thờ. Cái cột cùng cặp đã được đưa về Pháp, dựng ngay ở đại lộ Champ Elisees. Các bạn Phương Tây trong khi lên mặt văn minh với thế giới, cũng ăn trộm ăn cướp không từ một cái gì cả.
Obélisque de la Concorde là một cây cột đá vốn ở trước cửa
đền Louxor,
Ai Cập, hiện nay nằm trên
quảng trường Concorde,
Quận 8 thành phố
Paris. Công trình bằng đá granit, cao 23
mét, là quà tặng của phó vương
Ai CậpMohammed Ali dành cho nước
Pháp vào
tháng 5 năm
1830. Tới
23 tháng 12 năm
1833, cây cột mới về tới Paris và dựng trên quảng trường vào ngày
25 tháng 10 năm
1836.
Nằm ở giữa quảng trường Concorde, vị trí của cột Obélisque là điểm giao của hai trục quy hoạch đô thị quan trọng:
Axe historique từ
bảo tàng Louvre đến quảng trường và thẳng tiếp tới
Khải Hoàn Môn,
Grande Arche; trục thứ hai nối
nhà thờ Madeleine với quảng trường, thẳng
cầu Concorde sang
Palais Bourbon bên kia
sông Seine. Cây cột có chiều cao 23 mét, nặng 227 tấn, riêng phần mũ được mạ
vàng cao 3,5 mét, phần thân được trang trí các hoa văn
Ai Cập cổgiống các cột
Obélisque khác
[1].
Cột Obélisque quảng trường Concorde là một trong hai cây cột trước cửa đền Louxor. Tháng 5 năm 1830, phó vương
Mohammed Ali quyết định tặng cả hai cây cột cho
Charles X,
vua nước Pháp khi đó. Chỉ có một cây cột được đưa về Paris và người nhận cuối cùng là
Louis-Philippe I, vị vua thay thế Charles X sau cuộc
Cách mạng tháng Bảy năm 1830.
Dành cho mục đích chuyển món quà tặng 227 tấn, các kỹ sư người Pháp phải đóng một con
tàu để qua biển
Địa Trung Hải,
sông Nil và
sông Seine. Tàu dài 43
mét, nhưng chiều cao phải dưới 9 mét để có thể đi qua dưới
các cây cầu của Paris. Được đóng ở xưởng
Toulon, con tàu mang tên Louxor xuất phát ngày
15 tháng 4 năm
1831 với 136 người, khoang tàu trang bị đủ dụng cụ cần thiết: ván, xà, ròng rọc, dây thừng...
Tàu Louxor qua Địa Trung Hải mà không gặp trở ngại nào, tới
Alexandria ngày
5 tháng 5 năm
1831. Sau đó con tàu phải dừng lại ở
Rosetta để chờ hết trận lụt sông Nil. Sau vài tuần, tàu Louxor ngược sông tới
Louxor ngày
16 tháng 8,
1831. Đầu tiên, các công nhân phải tạo một con đường dài 400 mét nối đền Louxor tới bờ sông Nil. Đã có khoảng 30 ngôi nhà bị phá bỏ để thực hiện con đường này. Cột đá sau đó được bọc bởi các ván gỗ để bảo vệ các hoa văn. Với ba dây kéo, mỗi dây gồm 64 người, cùng nhiều thừng, cột đá được hạ cho nằm xuống. Phải mất một tháng rưỡi, cây cột mới vượt qua đoạn đường 400 mét và đưa lên thuyền
[1].
Trên đường quay về, một lần nữa tàu Louxor phải dừng lại ở Rosetta vì nước sông Nil xuống quá thấp rồi tới Alexandria
2 tháng 1 năm
1833. Tại đây, tàu được sửa chữa lại và thủy thủ đoàn quyết định đợi đến
mùa xuân để tránh thời tiết nguy hiểm. Kết thúc
mùa đông cũng là khi Louxor được sửa chữa xong. Tàu tiếp tục hành trình vào
1 tháng 4 năm
1833 sau khi trải qua tổng cộng 23
tháng trên đất Ai Cập. Được tàu Sphinx (một trong những
tàu hơi nước đầu tiên của Pháp) kéo, Louxor về tới Toulon
10 tháng 5 năm
1833 rồi tiếp đó tới
Cherbourg ngày 12 tháng 8. Ngày
23 tháng 12 năm 1833, sau 12 ngàn
km, trong vòng 2 năm rưỡi, Louxor về tới
Paris[1].
Phải tới 3 năm sau cây cột mới được dựng ở giữa quảng trường. Bệ cũ của cột trang trí các hình ảnh miêu tả cảnh
quan hệ tình dục đã bị loại bỏ, lưu trữ trong
bảo tàng Louvre, thay thế bằng bằng một khối điêu khắc đá mới. Ngày
25 tháng 10 năm
1836, với sự có mặt của
Louis-Philippe I cùng hơn 200 ngàn người, cây cột được dựng giữa quảng trường Concorde. Tổng cộng, phải tốn mất 5 năm rưỡi và hơn một triệu
franc để cột từ đền Louxor được dựng giữa quảng trường Concorde.
Ngày
22 tháng 1 năm
1937, cây cột được công nhận công trình lịch sử. Dưới thời
Tổng thống François Mitterrand, nước Pháp trả cây cột còn lại cho Ai Cập, mặc dù nó chưa bao giờ được dịch chuyển. Thời
Jacques Chirac, phần mũ cột 3,5 mét được mạ vàng. Nằm giữa quảng trường Concorde, vị trí cây cột là một địa điểm nổi tiếng và thu hút khách du lịch của thành phố. Đây cũng là điểm các Tổng thống Pháp đứng đón đoàn duyệt binh ngày quốc khánh từ Khải Hoàn Môn qua
đại lộ Champs-Élysées vào trung tâm thành phố
[1].
Em copy trên Wiki
https://vi.wikipedia.org/wiki/Obélisque_de_la_Concorde Thực sự thông tin về mấy cái vụ biếu tặng này em cũng chẳng tin lắm, như cụ chủ miêu tả thì dân chúng đếch tin mấy chuyện thật sự mà tin lầm chuyện bậy bạ của bọn dư lợn viên
E cũng thấy điều này ở Bảo Tàng Anh. Toàn cổ vật Ai Cập
bọn này khéo cũng bảo là được tặng như bọn Phờ răng
Bên cạnh hình ảnh hai ông thần, rất nhiều phù điêu thú vị, mà phải được hướng dẫn viên chỉ có khi mới để ý hết.
Ví dụ góc tường này có rất nhiều hình tròn với các dấu gạch, chính là dấu hiệu thể hiện ngày tháng. Nôm na là lịch ghi trên tường của người Ai Cập cổ:
Còn tiếp theo là hình vẽ thể hiện rất nhiều dụng cụ y tế, người ta đoán mô tả cách chữa bệnh hay phẫu thuật đến nay đã thất truyền:
Còn cái giếng này đoán là nơi nuôi cá sấu, vì nếu chỉ giếng không thì cần gì lảm rộng đến thế, có cả bậc lên xuống
Còn đây là một con nêm gỗ chốt giữa hai tảng đá lát. Sau hàng nghìn năm, đá còn thì hiểu được, chứ gỗ cũng còn nguyên, thật là kinh. Cụ nào dân xây dựng giải thích công dụng hộ cháu với
Chặng cuối của cuộc hành trình, cháu lại trở về Cairo.
Ở những trang đầu, câu chuyện của cháu đem lại một số ấn tượng không mấy tốt đẹp cho các cụ về Cairo. Ngày trở về, cháu có điều kiện được thăm thú nhiều hơn và thấy chỗ này hay phết. Một thành phố gần 3 nghìn năm tuổi, lớn nhất Châu Phi và Trung và đứng thứ 18 trong số các đại-đô-thị của thế giới, đương nhiên không thể đơn giản, phỏng ạ.
Câu chuyện thứ nhất, Cairo tuy rất gần với thánh địa Memphis của Ai Cập Cổ Đại, nơi có các Kim Tự Tháp huyền thoại, nhưng nó lại là một thành phố đặc Hồi Giáo, được xây dựng và cai trị bởi những người Hồi giáo trong suốt gần 3 nghìn năm lịch sử, chỉ trừ 2 giai đoạn rất ngắn ngủi của người La Mã trước kia và người Anh gần đây. Cảm giác không khí Hồi giáo đặc quánh trong khu phố cổ mà cháu dạo qua:
Không biết bọn khựa văn minh mấy nghìn năm là phát triển sau Ai cập hả cụ, em dốt về mốc lịch sử nên nghe cứ ong ong là...
Mấy cái đèn này trông hủi hủi thế thôi nhưng giá rất đắt, có lẽ là đồ cổ thật.
Tuy nhiên, cháu sờ soạng chà xát rát cả tay mà chẳng thấy thằng Thần đèn nào chui ra hết, nên đành phủi mít bỏ đi.
Tự nhiên ai đó hiện lên cho mình 3 điều ước, có phải sướng ko nhỉ? Các cụ sẽ ước gì? Nếu là cháu thì sẽ ước ngay ko chớp mắt: Ê thằng Thần Đèn, tao ươc có thêm 10k điều ước nữa nhé!!!
cụ khôn thế ai dám cho điều ước
oh, tuyệt nhiên trong cả chuyến đi của cụ, em không thấy chỗ nào có nhiều cây xanh nhỉ, phố xá toàn đá với nhà, không bằng Hà Nội cụ nhỉ, Hà Nội phố nào cũng có cây xanh, tuy cũng có nhiều phố mới đốn trồng
đốn dựng mới đúng chứ cụ, chứ chả ai trồng cây mà để nguyên bọc như thế cả
.
Vầng, đất đai xứ đấy cằn cỗi nên cây cối không được tươi tốt như ở đây cụ ạ. Ở VN cái gì cũng hay, chỉ mỗi người là nhiều ông như ngợm đâm chả ra làm sao. Mịa bây h là gần 12h mà cái sàn cạnh nhà cháu nó cứ ông ổng lên, giá mà có súng cháu bắn ngay phát cho vỡ mịa nó loa đi
do cái bọn Thượng bất chính hết cụ. trên bảo dưới không nghe vì trên cũng chẳng gia gì!
Câu chuyện về Ai Cập của cháu đến đây là hết. Cảm ơn các cụ đã theo dõi, và thứ lỗi cho sự dông dài làm biếng đã khiến cháu kéo một chuyến đi 10 ngày thành 1 topic trải qua hơn 1 năm.
Sự quan tâm hứng thú của các cụ là động lực cho cháu lục lọi ký ức, thông qua ảnh chụp và ghi chép lưu lại những kỷ niệm cho khỏi quên. Đi chơi thế này, dù tiết kiệm mấy cũng mất rất nhiều tiền, đi về rồi quên tiệt thì coi là mất tiền 2 lần
Nói vậy thôi, nếu có điều kiện, cháu nghĩ các cụ cố gắng đi đây đi đó. Sau chuyến đi, sẽ ko bao giờ mình nhớ tiêu tốn hết bao nhiêu tiền. Đi là được.
Mấy năm trôi qua, giờ thỉnh thoảng nhắm mắt lại cháu vẫn nhìn thấy Kim tự tháp trước mắt, với những hòn đá như phát sáng, như rừng rực cháy giữa sa mạc mênh mông....
Cảm ơn cụ đã cho chúng cháu ở nhà được ngắm cảnh, được nghe chuyện và hiểu thêm về văn minh nhân loại. bao giờ đủ 10 người thì cháu mời rượu cụ tiếp nhé