Học thuyết về Liên Ả Rập (Pan Arabia) của Nasser được lan rộng khắp khu vực, và anh í được coi như nhà lãnh đạo đương nhiên của một nhà nước Ả rập thống nhất trong tương lai. Những người theo anh Nasser rất đông, được gọi là những người Nát xơ rít (giống kiểu mác xít lê nin nít ấy các cụ ạ) . Với sự ủng hộ cả về vật chất và tinh thần từ Cairo, họ đã lần lượt kéo Syria, Li băng và Bắc Yemen ngả vào ảnh hưởng của Ai Cập. Ngày 14 tháng 7 năm 1958, những người Nasserites tại Iraq làm đảo chính lật đổ hoàng gia, và bắn chết thủ tướng Nuri Al-Said, kẻ thù lớn nhất của Nasser trong khối A rập. Cũng trong năm 1958, anh Nát đạt đến đỉnh cao danh vọng khi được tôn làm Tổng thống của Cộng hòa Ả Rập Thống Nhất (UAR), liên bang giữa Ai Cập và Syria, sau đó có thêm Bắc Yemen tham gia. Anh Nát còn được bầu làm Chủ tịch Phong trào Không liên kết năm 1964, và là người sáng lập Tổ chức Thống nhất Châu Phi, cũng như Phong trào giải phóng dân tộc Palestine.
Ở trong nước, Nasser tiến hành cải cách kinh tế. Liên Xô giữ lời hứa, đổ tiền giúp Ai Cập xây đập Aswan, và bù lại cho toàn bộ số tăng pháo đã mất. Anh Nát thoạt đầu cũng tính mở cửa kêu gọi đầu tư như ai, nhưng sau bài học quốc hữu hóa Suez thì họa có mà điên bọn đầu tư phương Tây mới chui cổ vào tròng. Đợi đầu tư mãi không được, anh Nát bực mình quốc hữu hóa nốt số tư bản còn sót lại của Anh và Pháp tại Ai Cập, và từ đó quyết tâm xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Bước đầu mô hình quốc doanh cũng đạt được một số thành công, nhưng càng về sau càng nát bét (chả hiểu sao lại thế, các cụ nhỉ?).
Cùng với khó khăn kinh tế, anh Nát bị các thế lực thù địch chống phá điên cuồng vì lo sợ ảnh hưởng lan rộng của đám Nát xơ rít. Năm 1961, Syrie tuyên bố rút khỏi UAR, giấc mơ Liên Arab tan thành mây khói (Liên minh này được khôi phục năm 1965, nhưng cũng chỉ tồn tại được mấy tuần). Dân Ả rập càng ngày càng tỏ ra không thể đoàn kết đươc với nhau. Ngay cả chủ đề dễ đồng ý nhất đối với họ, là ... đánh Israel, cũng loay hoay mãi không nên cơm cháo gì. Năm 1968, Nasser một lần nữa thua Israel trong Cuộc Chiến Sáu Ngày. Lần này, Sinai bị mất thật, Do Thái kéo đến tận bờ kênh Suez đóng đồn. Anh Nát ngượng quá nên tuyên bố từ chức Tổng thống Ai Cập, nhưng lại nháy đám đệ tổ chức một cuộc biểu tình "đòi" ảnh ở lại, không cho từ chức. Thế là ... Dân còn tín nhiệm thì tui còn làm.
***
Những thăng trầm sau chừng đó năm hoạt động làm cho sức khỏe suy sụp, Nasser chết ngày 28 tháng 9 năm 1970 vì một cơn đau tim, chỉ vài giờ sau khi kết thục Hội nghị thượng đỉnh của Liên đoàn A Rập, nơi anh í hòa giải thành công xung đột giữa Yasser Arafat và Vua Hussein của Jordan. Như vậy, đến giờ phút cuối cùng của đời mình, anh Nasser cháu vẫn nỗ lực cho sự thống nhất của người Ả Rập.
Người ta thống kê được hơn 5 triệu người Ai Cập đã tham gia tang lễ Nasser, hơn gấp đôi số người hành hương hàng năm đến thánh địa Mecca. Và nước mắt của rất nhiều người A Rập khác đã đổ xuống, từ những ốc đảo ở sa mạc Bắc Phi, đến những túp lều tị nạn tại Bờ Tây và những cung điện cẩm thạch bên Vùng Vịnh. Nasser chết đi, thế giới A Rập mất đi người có lẽ là duy nhất, kể từ sau Saladin, có thể thống nhất họ lại.
Những người đưa tang hô vang câu nói nổi tiếng của ảnh: "Mỗi chúng ta đều là một Nasser". Câu này anh Nát đã nói năm 1954, ngay sau khi bị sát thủ của Huynh đệ Hồi giáo dùng súng máy ám sát hụt lúc phát biểu giữa đám đông. Trong lúc mọi người hốt hoảng tháo chạy, anh í vẫn bình tĩnh tiếp tục bài diễn thuyết. Và nói với đám đông rằng: "Hãy để chúng giết tôi... Nếu Nasser chết, mỗi người trong các bạn sẽ là một Nasser...". Đám đông gầm lên ủng hộ, và cuộc ám sát đó trở thành phản đòn để Nasser quật đổ phe đối lập, bước lên đỉnh quyền lực.
Các bạn kể lại, từ hồi còn trẻ, Nasser đã hay nói về Phẩm giá, Vinh quang và Tự do. Những điều này trở thành cương lĩnh chính trị cho cuộc đời hoạt động của ảnh. Phẩm giá, đối với Nasser, được đặt lên trên tất cả. Người ta có thể chết trước khi dành được vinh quang và tự do, nhưng không thể đánh mất Phẩm giá. Và vì thế, người Ả Rập đi theo ảnh. Sau hàng trăm năm bị thực dân đế quốc chà đạp và làm nhục, Nasser đã giúp họ khôi phục lại niềm tin và tinh thần chiến đấu vì Phẩm giá, nhắc cho họ nhớ rằng họ đã từng là một dân tộc cao ngạo và trọng danh dự trong hàng nghìn năm trước đây. Từ đấy trở đi, họ sẵn sàng lấy cái chết để chứng tỏ cho thế giới biết điều đó.
***
Mấy chục năm sau, thời thế thay đổi không thể tưởng tượng nổi. Muslim Brotherhood một lần nữa trỗi dậy, và một lần nữa bị nghiền nát. Lãnh tụ của họ bị lật đổ khỏi ghế tổng thống, vừa bị Tòa án Ai Cập kết án 20 năm (nhưng với tình hình biến động thế này, ai biết được có khi anh í lại quay trở lại). Mỹ tiếp tục cho tiền Ai Cập, viện trợ quân sự hàng năm lên đến 1,5 tỷ $, bất chấp chính quyền quân sự nước này vừa lật đổ tổng thống được bầu một cách dân chủ với gần 70% ủng hộ. Israel đã có vũ khí hạt nhân và trở thành kẻ không còn có thể bị thách thức trong khu vực. Sau khủng hoảng dầu lửa những năm 1970, thế giới A Rập phân hóa rõ rệt thành những-nước-có-dầu và những-nước-không-có-dầu, và quyền lực thật sự ở nơi này rơi vào bàn tay lông lá của những hoàng thân mặc áo thụng và đeo kim cương. Số phận những người hùng chống lại phương Tây kiểu Nasser giờ đây kết thúc lủng lẳng trên đoạn đầu đài, hay bị bắn vỡ sọ trong ống cống…
Liên đoàn A Rập vẫn còn đấy, nhưng không ai còn bàn đến chuyện đoàn kết hay thống nhất. Thay vào đó, họ lo đến chuyện Sunni và Shia, thế tục và và tín ngưỡng, cực đoan và khủng bố. Và Trung Đông tiếp tục chìm vào hỗn loạn...
Vì thế, người Ả Rập sẽ tiếp tục nhớ đến Nasser. Ở vùng đất này, người ta không được dạy rằng những đau khổ và lầm than của họ sẽ được giải quyết bằng dân chủ và phổ thông đầu phiếu. Mà Thượng đế nói với họ, rằng Người sẽ gửi xuống cho họ một Nhà tiên tri, và lời Nhà tiên tri chính là ý nguyện của Người. Cứ như thế, họ lại sống trong chờ đợi một sứ giả mới của Thượng Đế dẫn dắt họ tiếp tục đi trên con đường của phẩm giá, vinh quang và tự do.
Ở trong nước, Nasser tiến hành cải cách kinh tế. Liên Xô giữ lời hứa, đổ tiền giúp Ai Cập xây đập Aswan, và bù lại cho toàn bộ số tăng pháo đã mất. Anh Nát thoạt đầu cũng tính mở cửa kêu gọi đầu tư như ai, nhưng sau bài học quốc hữu hóa Suez thì họa có mà điên bọn đầu tư phương Tây mới chui cổ vào tròng. Đợi đầu tư mãi không được, anh Nát bực mình quốc hữu hóa nốt số tư bản còn sót lại của Anh và Pháp tại Ai Cập, và từ đó quyết tâm xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Bước đầu mô hình quốc doanh cũng đạt được một số thành công, nhưng càng về sau càng nát bét (chả hiểu sao lại thế, các cụ nhỉ?).
Cùng với khó khăn kinh tế, anh Nát bị các thế lực thù địch chống phá điên cuồng vì lo sợ ảnh hưởng lan rộng của đám Nát xơ rít. Năm 1961, Syrie tuyên bố rút khỏi UAR, giấc mơ Liên Arab tan thành mây khói (Liên minh này được khôi phục năm 1965, nhưng cũng chỉ tồn tại được mấy tuần). Dân Ả rập càng ngày càng tỏ ra không thể đoàn kết đươc với nhau. Ngay cả chủ đề dễ đồng ý nhất đối với họ, là ... đánh Israel, cũng loay hoay mãi không nên cơm cháo gì. Năm 1968, Nasser một lần nữa thua Israel trong Cuộc Chiến Sáu Ngày. Lần này, Sinai bị mất thật, Do Thái kéo đến tận bờ kênh Suez đóng đồn. Anh Nát ngượng quá nên tuyên bố từ chức Tổng thống Ai Cập, nhưng lại nháy đám đệ tổ chức một cuộc biểu tình "đòi" ảnh ở lại, không cho từ chức. Thế là ... Dân còn tín nhiệm thì tui còn làm.
***
Những thăng trầm sau chừng đó năm hoạt động làm cho sức khỏe suy sụp, Nasser chết ngày 28 tháng 9 năm 1970 vì một cơn đau tim, chỉ vài giờ sau khi kết thục Hội nghị thượng đỉnh của Liên đoàn A Rập, nơi anh í hòa giải thành công xung đột giữa Yasser Arafat và Vua Hussein của Jordan. Như vậy, đến giờ phút cuối cùng của đời mình, anh Nasser cháu vẫn nỗ lực cho sự thống nhất của người Ả Rập.
Người ta thống kê được hơn 5 triệu người Ai Cập đã tham gia tang lễ Nasser, hơn gấp đôi số người hành hương hàng năm đến thánh địa Mecca. Và nước mắt của rất nhiều người A Rập khác đã đổ xuống, từ những ốc đảo ở sa mạc Bắc Phi, đến những túp lều tị nạn tại Bờ Tây và những cung điện cẩm thạch bên Vùng Vịnh. Nasser chết đi, thế giới A Rập mất đi người có lẽ là duy nhất, kể từ sau Saladin, có thể thống nhất họ lại.
Những người đưa tang hô vang câu nói nổi tiếng của ảnh: "Mỗi chúng ta đều là một Nasser". Câu này anh Nát đã nói năm 1954, ngay sau khi bị sát thủ của Huynh đệ Hồi giáo dùng súng máy ám sát hụt lúc phát biểu giữa đám đông. Trong lúc mọi người hốt hoảng tháo chạy, anh í vẫn bình tĩnh tiếp tục bài diễn thuyết. Và nói với đám đông rằng: "Hãy để chúng giết tôi... Nếu Nasser chết, mỗi người trong các bạn sẽ là một Nasser...". Đám đông gầm lên ủng hộ, và cuộc ám sát đó trở thành phản đòn để Nasser quật đổ phe đối lập, bước lên đỉnh quyền lực.
Các bạn kể lại, từ hồi còn trẻ, Nasser đã hay nói về Phẩm giá, Vinh quang và Tự do. Những điều này trở thành cương lĩnh chính trị cho cuộc đời hoạt động của ảnh. Phẩm giá, đối với Nasser, được đặt lên trên tất cả. Người ta có thể chết trước khi dành được vinh quang và tự do, nhưng không thể đánh mất Phẩm giá. Và vì thế, người Ả Rập đi theo ảnh. Sau hàng trăm năm bị thực dân đế quốc chà đạp và làm nhục, Nasser đã giúp họ khôi phục lại niềm tin và tinh thần chiến đấu vì Phẩm giá, nhắc cho họ nhớ rằng họ đã từng là một dân tộc cao ngạo và trọng danh dự trong hàng nghìn năm trước đây. Từ đấy trở đi, họ sẵn sàng lấy cái chết để chứng tỏ cho thế giới biết điều đó.
***
Mấy chục năm sau, thời thế thay đổi không thể tưởng tượng nổi. Muslim Brotherhood một lần nữa trỗi dậy, và một lần nữa bị nghiền nát. Lãnh tụ của họ bị lật đổ khỏi ghế tổng thống, vừa bị Tòa án Ai Cập kết án 20 năm (nhưng với tình hình biến động thế này, ai biết được có khi anh í lại quay trở lại). Mỹ tiếp tục cho tiền Ai Cập, viện trợ quân sự hàng năm lên đến 1,5 tỷ $, bất chấp chính quyền quân sự nước này vừa lật đổ tổng thống được bầu một cách dân chủ với gần 70% ủng hộ. Israel đã có vũ khí hạt nhân và trở thành kẻ không còn có thể bị thách thức trong khu vực. Sau khủng hoảng dầu lửa những năm 1970, thế giới A Rập phân hóa rõ rệt thành những-nước-có-dầu và những-nước-không-có-dầu, và quyền lực thật sự ở nơi này rơi vào bàn tay lông lá của những hoàng thân mặc áo thụng và đeo kim cương. Số phận những người hùng chống lại phương Tây kiểu Nasser giờ đây kết thúc lủng lẳng trên đoạn đầu đài, hay bị bắn vỡ sọ trong ống cống…
Liên đoàn A Rập vẫn còn đấy, nhưng không ai còn bàn đến chuyện đoàn kết hay thống nhất. Thay vào đó, họ lo đến chuyện Sunni và Shia, thế tục và và tín ngưỡng, cực đoan và khủng bố. Và Trung Đông tiếp tục chìm vào hỗn loạn...
Vì thế, người Ả Rập sẽ tiếp tục nhớ đến Nasser. Ở vùng đất này, người ta không được dạy rằng những đau khổ và lầm than của họ sẽ được giải quyết bằng dân chủ và phổ thông đầu phiếu. Mà Thượng đế nói với họ, rằng Người sẽ gửi xuống cho họ một Nhà tiên tri, và lời Nhà tiên tri chính là ý nguyện của Người. Cứ như thế, họ lại sống trong chờ đợi một sứ giả mới của Thượng Đế dẫn dắt họ tiếp tục đi trên con đường của phẩm giá, vinh quang và tự do.
Chỉnh sửa cuối: