[CCCĐ] Ai Cập - Từ sông Nile đến Hồng Hải

camaro123

Xe hơi
Biển số
OF-345091
Ngày cấp bằng
2/12/14
Số km
135
Động cơ
272,480 Mã lực
Em đang theo dõi bài của bác. Bác có chuyến đi thật tuyệt vời. Em rất ngưỡng mộ. Tks bác vì đã cho e mở rộng tầm mắt.
 

quan thất

Xe máy
Biển số
OF-352042
Ngày cấp bằng
23/1/15
Số km
71
Động cơ
266,610 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hết chưa cụ chủ ơi, hay còn tiếp thế
 

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
809
Động cơ
325,434 Mã lực
Dạ báo cáo cụ đấy là hết chương trình tham quan ngày đầu tiên ở Ai Cập của cháu ạ (tính là ngày thứ 2 nếu kể cả ngày đi sang có buổi tối đi xem múa bụng).
 

medela

Xe container
Biển số
OF-19894
Ngày cấp bằng
14/8/08
Số km
5,004
Động cơ
551,574 Mã lực
Website
www.dhl-meditech.com
Nếu mà nó điều cho các cụ xem một ông bụng bia, chân đầy lông múa bụng thì có lẽ cụ dtch còn có nhiều chuyện vui để kể nữa nhỉ.

Dạ báo cáo cụ đấy là hết chương trình tham quan ngày đầu tiên ở Ai Cập của cháu ạ (tính là ngày thứ 2 nếu kể cả ngày đi sang có buổi tối đi xem múa bụng).
 

dmbt2

Xe máy
Biển số
OF-77394
Ngày cấp bằng
9/11/10
Số km
61
Động cơ
420,200 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình Hà Nội
Website
www.monre.gov.vn
Gì chớ Bắc Âu thì ko ham đâu cụ ơi. Tết rồi cháu tiếp một cậu Thuỵ Điển lấy vợ Việt Nam, nó bảo dân Thuỵ Điển giờ muốn kiếm chỗ nào ấm ấm hơn tí để ở, bên Stockholm giờ này đang lạnh có âm 30 độ thôi :D
Nhà cháu cũng ở bển 01 năm, mùa đông ở vùng phía bắc quả có lạnh đến như vậy, tuy nhiên cũng không đến mức khắc nghiệt như cụ nghĩ, cá nhân cháu lại thấy rất thú vị, con người bắc âu thì nồng ấm, tốt bụng đến kinh ngạc, xã hội thì tiến bộ đến mức đang sống giữa lòng bọn tư bản giãy chết mà cháu cứ nghĩ là thiên đường cộng sản, mùa đông thì có một điểm là hơi buồn nếu sống ở vùng hẻo lánh, nhà cháu có những cái cuối tuần ở nhà chán quá, muốn nhìn thấy đồng loại chỉ có cách mò ra siêu thị!
 

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
809
Động cơ
325,434 Mã lực
Buổi tối hôm đó chúng cháu ra ga lên tàu đi Aswan, thành phố phía Nam Ai Cập, thượng nguồn của Sông Nile.

Nhà ga Cairo khá sạch sẽ. Ở đây xảy ra vụ chụp ảnh con bé Úc mà cháu đã kể ở phần trước.



Trăng Ai Cập. Công nhận chụp trăng khó thật, máy cháu yếu không thể lên được. Thôi cứ nghĩ trăng là trăng vậy

 

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
809
Động cơ
325,434 Mã lực


Aswan cách Cairo 850km về phía Nam, nằm ở thượng nguồn sông Nile, đi tàu mất gần 12h mới đến. Cháu ngủ một giấc, mở mắt dậy nhìn thấy sa mạc, lại ngủ tiếp.

Aswan thuộc vùng Thượng Ai Cập (Upper Egypt) cổ đại. Thời xửa xưa, Ai Cập chia ra thành 2 vương quốc Thượng Ai Cập phía Nam và Hạ Ai Cập phía Bắc, tính theo thượng nguồn và hạ nguồn dòng chảy sông Nile. Hai vương quốc này đến khoảng 3000 năm trước CN thì thống nhất. Các vua pharaoh từ đó trở đi gộp 2 cái vương miện của 2 vương quốc thành vương miện chung của Ai Cập:



Cái phần trắng là mũ miện của vua Thượng Ai Cập, phần đỏ là mũ vua Hạ Ai Cập, gộp vào thành mũ chung.

Lên hình nó sẽ trông dư lày:



Xung quanh Aswan có nhiều di chỉ khảo cổ quan trong, và cũng là nơi có một công trình hiện đại có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với Ai Cập, đó là đập Aswan
 
Chỉnh sửa cuối:

Hà nam

Xe tải
Biển số
OF-78394
Ngày cấp bằng
20/11/10
Số km
386
Động cơ
424,198 Mã lực
Nơi ở
Lò Gạch
Không biết đến cuối tuần này liệu có bài mới không đây :-?
 

bhq00

Xe hơi
Biển số
OF-359100
Ngày cấp bằng
19/3/15
Số km
131
Động cơ
261,650 Mã lực
Nơi ở
cõi tạm
Ai Cập đẹp quá cụ ạ :D Cảm ơn cụ về ảnh chuyến đi nhé ạ!
 

traitimthep

Xe tải
Biển số
OF-355157
Ngày cấp bằng
24/2/15
Số km
256
Động cơ
265,432 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
Chuyện cụ kể lôi cuốn quá :D bên Ai Cập em còn thấy mấy cụ đi lặn phê lắm. Cụ có chơi không?
 

KoThich

Xe buýt
Biển số
OF-36765
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
725
Động cơ
438,546 Mã lực
Nơi ở
HN
Viết tiếp đi bác- em thích phần lịch sử của bác nhất
 

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
809
Động cơ
325,434 Mã lực
Đập Aswan dài gần 4km, cao hơn 110m, khối đế dày gần 1km, tổng cộng gần 43 triệu mét khối bê tông, công suất tối đa 11,000 khối nước/giây, có thể coi là công trình hiện đại quan trọng nhất đối với Ai Cập. Nó được xây để giải quyết vấn đề ngàn đời của Ai Cập, đó là trị thủy.





Ai Cập rất ít mưa, sông Nile là nguồn cấp nước chính từ Bồn địa Đông Phi chảy vào, các cụ xem ảnh lưu vực sông Nile kéo dài từ Uganda qua Sundan đến Ai Câp để hình dung. Phù sa sông Nile bồi đắp nên đồng bằng ven sông, cái nôi của người Ai Cập. Thế nhưng hệ thống sông ngòi này cũng đầy khó chịu và bất trắc, năm nào lũ to thì ngập hết mua màng, năm nào lũ ít nước thấp còn khổ hơn, mùa màng ko đủ nước tưới chết ráo thì lại đói vêu mồm. Hoàn cảnh này rất tương tự với những gì người Việt chúng ta gặp phải tại đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, trong khi các thế hệ người Việt nối tiếp nhau khắc phục bằng cách đắp cả một hệ thống đê ven sông Hồng và sông Thái Bình, năm này qua năm khác bồi đắp, củng cố, thì các bạn Ai Cập dồn công dồn của đi xây mồ mả cho các Pharaoh, và cứ thế chịu lũ lụt cho đến tận những năm giữa thế kỷ 20.

Hồi bé, cháu đọc được một bài viết, nói rằng nếu có công trình xây dựng nào mà chúng ta có thể tự hào, thì đó chính là dãy đê sông Hồng mà ông cha để lại. Và nó đáng tự hào, không phải vì mức độ hoành tráng hay lộng lẫy, mà chính vì công trình đó được xây không để phục vụ thần thánh, hay vua chúa, mà từ nhu cầu sinh tồn của cả cộng đồng. Nghĩ cũng đúng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Phủ Lý

Xe tải
Biển số
OF-77487
Ngày cấp bằng
10/11/10
Số km
227
Động cơ
423,548 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó loanh quanh Hà Nội
Nhất trí với cụ chủ. Cái hệ thống đê sông đồng bằng Bắc bộ thầy dạy địa lý hồi cấp 2 của em cũng nói vậy :)
 

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
809
Động cơ
325,434 Mã lực


Ý tưởng đắp đập ngăn sông Nile để giải quyết vấn đề lũ lụt thực ra cũng đã được nghĩ đến từ lâu, dưng nghĩ thì dễ mà làm mới khó, bao giờ chả vại. Ngay từ thế kỷ thứ 10 hay 11 gì đó, Vua Hồi giáo của Ai Cập đã cho gọi một tay kỹ sư giỏi nhất Cairo để thiết kế một cái đập như vậy. Tay này nghĩ mãi ko ra, cuối cùng phải giả điên trốn ở trong nhà, đợi đến khi vua chết mới dám ra đường :)

Đến cuối thế kỷ 19, người Anh tiến hành xây một cái đập nằm cách địa điểm hiện tại khoảng 6km về phía hạ nguồn, người ta gọi là Đập Thấp, hay Đập Cũ (Low Dam, Old Dam), để phân biệt với cái này là Đập Cao (Aswan High Dam). Các cụ xem bản đồ cháu post ở trên, Đập Cũ ở vị trí số 6, còn Đập Mới vị trí số 1.

Đập của người Anh đắp xong mới thấy hóa ra quá thấp, không giữ được đủ nước, nên thành ra không hiệu quả. Vì thế, Ai Cập tiếp tục chịu lũ lụt và hạn hán thêm hơn 50 năm nữa, cho đến sau khi anh Đại tá Nasser và Phong trào Các Sỹ quan Tự do của anh í cướp chánh quyền thành công năm 1952.

Sau khi chánh quyền mới lên cầm quyền, dự án xây đập Aswan lại được khởi động lại. Lần này nó không chỉ là vấn đề giải quyết lũ lụt, điều hòa nước tưới tiêu cho nông nghiệp, mà còn được nâng cấp với mục tiêu thủy điện - có tầm quan trọng sống còn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc gia (cách mạng thành công bao giờ cũng có tiết mục này, các cụ nhỉ).

Xây một cái đập 43 triệu mét khối bê tông thì đương nhiên tốn kém kinh khủng khiếp, cách mạng Ai Cập lấy quái đâu ra tiền để xây. Tuy nhiên, lãnh tụ Nasser là một người tháo vát và vô cùng thành thạo trò đu dây trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh. Anh í đầu tiên xin tiền Mỹ - Eisenhower đồng ý với điều kiện Ai Cập phải hòa giải với Israel. Nasser gạt đi và quay sang Liên Xô - Khrushsev thấy cơ hội thò chân được vào Trung Đông nên rất hào phóng cho vay một khoản quy ra Mĩ kim hơn một củ to, lãi suất 2% trả trong 2 chục năm, thậm chí có thể trả bằng bông do Ai Cập trồng!!!

Vụ này nổ ra giữa năm 1956 và là một nguyên nhân dẫn đế Cuộc chiến Suez cuối năm đó. Sau một loạt các sự kiện loằng ngoằng, phải đến năm 1960 tiền mới bơm vào để khởi công, và đập Aswan hoàn thành 10 năm sau.
 
Chỉnh sửa cuối:

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
809
Động cơ
325,434 Mã lực
Báo cáo các cụ thứ lỗi, cháu hôm nay viết không có tinh thần, cứ cố từng chữ một. Đúng là ko thể như bọn viết chuyên nghiệp, cứ mỗi ngày đều đặn năm ba nghìn chữ.

Tạm thời để đó, phần sau nếu các cụ không chê lan man cháu sẽ kể đôi điều về chiến tranh Suez 1956, cũng được coi là đẩy thế giới đến ngưỡng cửa WW3.
 

hoacenic04

Xe tải
Biển số
OF-356630
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
359
Động cơ
265,344 Mã lực
Em có thấy nó 66, 77 như hà nội đâu cụ
 

mutiniti

Đi bộ
Biển số
OF-1268
Ngày cấp bằng
13/8/06
Số km
6
Động cơ
574,460 Mã lực
Cụ không tiếp hả cụ. Lâu quá rồi.
 

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
809
Động cơ
325,434 Mã lực
Đợt rồi bận quá, các cụ thông cảm. Cháu tiếp tục đây ạ

Tèn tén ten....

Cairo 1956.

Cách mạng đã qua 4 năm, nhưng khói lửa vừa mới tàn, sau khi lãnh tụ Nasser trấn áp cuộc bạo loạn của những người Huynh đệ Hồi giáo (Muslim Brotherhood) vốn đã từng là đồng minh của các Sỹ quan Tự do năm 1952, tiện tay hạ bệ tổng thống có thiện cảm với họ, và thâu tóm toàn bộ quyền lực. Lần đầu tiên trong rất nhiều năm, đất nước này có một chính quyền đủ mạnh để đưa nó tiến lên phía trước. Thế nhưng, trong không khí ngột ngạt của mùa hè Bắc Phi đang đến gần, vẫn có những lo âu phấp phỏng về một tương lai bất định, xen lẫn những hoài niệm nuối tiếc về quá khứ thuộc địa vàng son và những tham vọng bị dồn nén. Chỉ có sông Nile vẫn bình thản trôi lững lờ trước khuôn mặt trầm mặc nghìn năm của pho tượng Nhân sư.

Trong một căn phòng âm u của Điện Heliopolis (phủ Tổng thống Ai Cập), những đặc sứ của Eisenhower và Dulles đang cố gắng một lần cuối cùng thuyết phục Nasser gạt bỏ mối thù với Đế quốc Anh và Nhà nước Do Thái để gia nhập liên minh chống lại Siêu cường Cộng Sản bắt đầu nhe nanh vuốt ở phương Đông. Họ thậm chí bóng gió nhắc lại khoản tiền 3 triệu đô mà CIA đã chuyển cho Nasser thời gian trước để thuyết phục người hùng Ai Cập thay đổi thái độ. Trong những năm tháng đầu tiên nhen nhóm phong trào Sỹ quan Tự do, không ít người ở Langley thậm chí đã từng coi Nasser là "người của mình". Ôi những ảo tưởng ngây thơ của người Mỹ, họ không thôi nhìn thế giới với tư duy giản đơn như vậy đó!



Vân vê chòm ria, Tổng thống mới đắc cử của Ai Cập thủng thẳng trả lời họ:

"Các ông nói về mối đe dọa Soviet. Nhưng sự thực là người Nga chưa bao giờ xâm lược Ai Cập cả. Còn người Anh đã làm điều đó gần trăm năm qua. Hãy nói xem, làm sao tôi có thể thuyết phục nhân dân mình bỏ qua một kẻ sát nhân có súng bên bờ kênh Suez cách đây 60 dặm, để lo đối phó một tay chơi dao găm cách xa cả nghìn dặm?"

Những người Mỹ cố gắng đọc ra một điều gì đó trong đôi mắt sâu đặc trưng của dân Arab phía đối diện. Nhưng họ không tìm thấy gì cả. Khuôn mặt đó bí hiểm khó giải mã cũng giống như khuôn mặt Nhân sư trên những cồn cát Giza. Họ không hiểu và có lẽ không bao giờ hiểu.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top