[CCCĐ] Ai Cập - Từ sông Nile đến Hồng Hải

toure

Xe hơi
Biển số
OF-27409
Ngày cấp bằng
14/1/09
Số km
105
Động cơ
487,006 Mã lực
đẹp quá các bác ạ. #:-s
 

drmeo

Xe hơi
Biển số
OF-307033
Ngày cấp bằng
8/2/14
Số km
110
Động cơ
301,693 Mã lực
Cháu cũng nghĩ như thế cho đến khi chính mắt nhìn thấy cái đồng bằng Sông Nile đấy. Có những đoạn nó hẹp đến mức đứng ở rìa bên này nhìn thấy được rìa bên kia, chỉ là một dải xanh hẹp nằm giữa toàn cát là cát. Ngoài ra, như cháu đã kể, La Mã chỉ bắt đầu chinh phạt Ai Cập khi Xê da lên nắm quyền, cũng là lúc đế quốc La Mã đạt đến đỉnh cao thịnh trị rồi. Nếu đấy là vựa lúa chính thì trước thời Xê da các anh legion La Mã ăn bằng gì? :D

Về Lưỡng Hà thì cháu chưa có dịp đi thăm, cũng chưa tìm hiểu kỹ nên ko dám lạm bàn, chỉ có điều bây giờ không còn tồn tại cái gọi là Ba Tư nữa, và nghĩ đến chỗ đấy giờ người ta chỉ nghĩ đến IS. Ko ai hy vọng bọn điên đấy phục quốc và hùng mạnh cả.
thì kể từ khi nó thuộc La Mã chở về sau cụ :D Đông La mã suy vong 1 phần vị vựa lúa mỳ chính Ai cập bị bọn ả rập chiếm mất đới ợ
ba tư chính là i răng đấy cụ :D mấy thế kỷ hết bị bọn ả rập đến bọn thổ hấp diêm thì họ vẫn phục quốc dk :D đám ả rập ko phải là hậu duệ của các dân tộc đã xây dựng nền văn mình lưỡng hà
 

Mr.C

Xe hơi
Biển số
OF-332389
Ngày cấp bằng
22/8/14
Số km
103
Động cơ
282,315 Mã lực
Ai cập huyền bí và thần thánh :))
 

Mr.C

Xe hơi
Biển số
OF-332389
Ngày cấp bằng
22/8/14
Số km
103
Động cơ
282,315 Mã lực
Cụ am hiểu lịch sử ai cập thế ạ
 

Phủ Lý

Xe tải
Biển số
OF-77487
Ngày cấp bằng
10/11/10
Số km
225
Động cơ
423,548 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó loanh quanh Hà Nội
Mấy ngày giữa tuần chưa thấy cụ chủ viết tiếp, em lại chờ đơi 8->
 

tommeo

Xe đạp
Biển số
OF-140084
Ngày cấp bằng
28/4/12
Số km
22
Động cơ
363,074 Mã lực
Cairo nhìn cũng đẹp đấy chứ
 

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
742
Động cơ
325,434 Mã lực
Cháu đợt này bận quá các cụ ạ, khách hàng dập cho tối mắt tối mũi, các cụ thông cảm nhé.

Con Nhân Sư từ đầu đến đuôi, đi quanh 4 cái chân cũng hết. Bonus thêm phát cuối vài cái ảnh liên quan của cháu dưới đây.

Như đã kể, không ai chắc Nhân Sư được xây dựng vào thời đại nào. Chỉ biết khi các Pharaoh vĩ đại lên ngôi, thì Nhân Sư đã có mặt. Vẻ đẹp của sức mạnh và quyền uy toát lên từ Nhân Sư đương nhiên là làm các Pharaoh khoái. Từ đó tạo thành mốt ông nào cũng cố làm Nhân sư thể hiện khuôn mặt của mình. Người ta đào được rất nhiều hiện vật tương tự như vậy, tất nhiên không đạt tới quy mô của Nhân Sư gốc, nhưng cũng có những nét độc đáo riêng.

Đây là ảnh cháu chụp Con Nhân Sư Hồng Ngọc tại Bảo tàng Louvre, một trong những tượng Nhân Sư còn nguyên vẹn và đẹp nhất. Con này được khắc bằng một khối đá đỏ, mang chân dung của Vua Ramses II, một trong những Pharaoh vĩ đại nhất thời kỳ Tân Vương Quốc (Tượng anh này được dựng khá nhiều tại Luxor, cháu sẽ kể sau)






Còn đây là con Nhân Sư kỷ niệm cháu mang từ Ai Cập về, vẫn lặng lẽ nằm trên góc tủ. Con này là hàng chợ thôi, nhưng nghe nói là nhái mẫu của một nghệ nhân nổi tiếng, và mang khuôn mặt vua Tutakhemun. Trông đúng là giống khuôn mặt của Pharaoh này trên cái mặt nạ vàng huyền thoại của ổng mà cháu xem được tại Bảo tàng Cairo.






Nhìn khá là ấn tượng, phải không các cụ. Nhưng cháu cũng phải lưu ý các cụ rằng đều là sản phẩm nâng bi của bọn dư luận viên chi bộ sông Niles thời cổ đại cả đấy. Chứ mặt thật của các anh í như thế này cơ ạ:

Đây là anh Ramses Đệ Nhị

http://media.doisongphapluat.com/thumb_x670x/257/2013/10/22/3 (1).jpg

Còn đây là anh Tutakhemun

http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2013_10_21/kienthuc-xac-uop-01_otdu.jpg



Cháu chỉ đưa link, cụ nào click vào xem rồi mất ngủ ráng chịu nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
742
Động cơ
325,434 Mã lực


Phần này, cháu muốn kể đôi chút về đồng chí hướng dẫn viên Ai Câp của cháu. Vì chuyến đi này của cháu trọng về ngắm cảnh và chiêm nghiệm nội tâm, nên cháu cũng không giao du nhiều với dân bản địa. Vì thế, chú này có thể coi là người Ai Cập cháu nói chuyện nhiều nhất, và qua nó tìm hiểu về dân vùng này nói chung.

B. Helmy tất nhiên không thuộc loại quý tộc Arab, đồ hiệu đeo đầy người và mặt mũi khủng khỉnh mà người ta vẫn hay gặp ở khu West End London. Tuy nhiên, nó được coi là hướng dẫn viên giỏi nhất của công ty du lịch mà cháu mua tour, nói tiếng Anh trôi chảy, kiếm khá tiền, lúc rảnh rỗi thì nghe Ministry of Sound. Tóm lại là điển hình cho tầng lớp trung lưu ở Cairo, sống khá dư dật. Thế nhưng thằng này lại rất máu oánh nhau, dù người còi cọc như con nhái bén. Nó kể cho cháu nghe luyên thuyên chuyện đi ném đá ở Tahrir đả đảo Moubarak. Mở mồm ra là ca tụng Nasser, chửi Sadat nhem nhẻm. Và nhắc đến Israel là mắt long lên sòng sọc.

Nasser thì cháu kể ở trên rồi, còn Sadat, nếu cụ nào chưa biết, là tổng thống kế nhiệm Nasser từ 1970 đến 1981. Anh này có công đoạt lại bán đảo Sinai từ tay Israel, mở cửa đổi mới kinh tế Ai Cập sau khi đuổi hết chuyên gia Xô viết về nước, và là người Arab đầu tiên được giải Nobel sau khi ký hiệp ước hòa bình với Do Thái. Tuy nhiên vì hiệp ước này mà Ai Cập bị Liên đoàn Arab khai trừ và anh Sadat bị chửi bới khắp thế giới Arab vì không chịu tiến lên giải phóng nốt Palestine, mặc dù sau trận Sinai đã từng được chính bọn này tôn vinh làm người hùng. Tháng 10 năm 1981, anh í bị một chú lính Hồi giáo bắn chết tươi trong một lễ duyệt binh trước sự chứng kiến của công chúng.

Tay hướng dẫn viên bảo: chỉ vì thằng Sadat phản bội, chúng tao mới không làm thịt được hết bọn Do Thái. Chúng tao đã oánh chúng nó ra trò. Nếu oánh típ thể nào cũng thắng.

Cháu nói với nó rằng nếu làm như vậy, Ai Cập sẽ tổn thất rất nhiều sinh mạng nữa.

Nó nhún vai: Chúng mày coi trọng sinh mạng. Bọn tao thì không, bọn tao không sợ chết. Cái chết đối với bọn tao không nghĩa lý gì cả.

Cháu nhìn vào mắt nó, và hiểu rằng nó nói thật. Và suy nghĩ của nó có thể hiểu là suy nghĩ chung của đám Hồi giáo đang làm loạn cả Trung Đông. Vấn đề chính của bọn này, cháu phát hiện ra là chúng nó coi rẻ sinh mạng.

Tất cả chúng ta, cả cháu và các cụ, coi trọng cuộc sống, muốn cuộc sống tốt đẹp hơn, đó là xuất phát điểm của tất cả những nỗ lực, cố gắng, những tình cảm tốt đẹp và những thành quả của nên văn minh nhân loại. Chúng ta sống vì cuộc sống của bản thân, của con cái, của những người thân xung quanh. Còn bọn này nó chả coi cuộc sống chính chúng có í nghĩa mệ gì, đừng nói gì đến người khác, sẵn sàng chít bỏ lên thiên đường với Thượng Đế. Vậy nên phá hoai, hủy diệt đối với chúng nó không có gì đáng kể. Cuộc sống còn chả đáng quý, nữa là bất cứ thứ gì khác.

Tuy nhiên, ngoài một vài lúc suy tư cực đoan, đó là một thằng cha vui tính. Nó rủ cả đoàn đi hút shisha và đi ăn kem. Nó dặn cháu khi đau bụng nhớ bảo cháu dẫn đi mua thuốc "Nguyên tắc là vi trùng ở đâu uống thuốc ở đó". Quả đúng thế thật, đến ngày thứ hai là cháu dính, berberin đem đi chẳng ăn thua dek gì. Cuối cùng phải nhờ nó, mua hai viên uống hết ngay.

Nó cũng biết đến Việt Nam và thường bàn luận với cháu:
- Your Vietnamese guys should give up those sucking islands. You will never have a chance against China. (Bọn Việt Nam chúng mày nên bỏ quách mấy cái đảo vớ vẩn đó đi. Chúng mày không thể bật lại Trung Quốc đâu)
- What makes young think so? - cháu không tức giận, mà chỉ tò mò hỏi lại. (Tại sao mày nghĩ thế?)
- B'cause there are too many of them. Think about that, one and half billion. They will easily kick your ass. (Tại vì chúng nó quá đông. Những 1 tỷ rưỡi, nghĩ mà xem. Chúng nó sẽ dễ dàng đá mít chúng mày )
- Oh, dude, you should not merely rely on the numbers - Cháu thâm hiểm nhắc nó: - Israel has just 7 million, and, think about that, they kicked your ass several, several times (Ồ, đừng chỉ dựa vào con số như thế. Nghĩ mà xem, Israel có mỗi 7 triệu, thế mà chúng nó đá mít chúng mày không biết bao nhiêu lần :))
- @£U$A%&Q(@)@$£%!)

Tuy thằng này đen, cháu vẫn thấy rõ máu đang dồn lên mặt nó. Cháu cười hố hố rồi thôi.

Đầu tuần vừa rồi, cháu thấy FB nó đăng ảnh cưới:



Cháu đã gửi lời chúc mừng hạnh phúc. Trong bụng thầm nghĩ: Từ nay, nó sẽ biết có những thứ còn đáng sợ hơn cái chết nhìu :) :) :)
 
Chỉnh sửa cuối:

bmtbuon

Xe tải
Biển số
OF-87529
Ngày cấp bằng
5/3/11
Số km
444
Động cơ
410,077 Mã lực
Nơi ở
đã từng daklak


Cháu đã gửi lời chúc mừng hạnh phúc. Trong bụng thầm nghĩ: Từ nay, nó sẽ biết có những thứ còn đáng sợ hơn cái chết nhìu :) :) :)
Hihi. Em ngồi giữa văn phòng cười lăn lộn với còm của cụ đấy ạ. Cảm ơn cụ chủ vì bài viết bổ ích. Tiếp nữa đi cụ nhé.
 

duong2t

Xe hơi
Biển số
OF-78909
Ngày cấp bằng
26/11/10
Số km
173
Động cơ
419,540 Mã lực
Nơi ở
In the middle of nowhere
Website
www.nanorp.com.vn
em "Diệu" chưa về nên em không "choác" thêm cụ 1 chén được. Cụ viết tiếp nhé, em sẽ đi vòng vòng kiếm rượu về mời cụ ~X(
 

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
742
Động cơ
325,434 Mã lực
Bẩm cụ, cháu lại hiện lên rồi ạ.

Hôm nay cháu thử làm một người bố tốt, dỗ thằng ranh F1 ngủ mà không dùng bất kỳ một biện pháp khủng bố nào như mọi khi (bắt nằm im động đậy là đánh, hay kẹp chặt chân tay che mắt nó lại, hoặc làm cho nó khóc đến mệt rồi ngủ...). Kết quả là thằng ôn con gần 12h còn hát leo lẻo. Cụ nào bày cho cháu cách dỗ trẻ ngủ hiệu quả, cháu sẽ có nhiều thời gian viết bài phục vụ các cụ hơn ạ.

***

Phần cuối chương trình trong ngày, chúng cháu được đưa đi shopping. Công đoạn chăn dắt khách du lịch, báo cáo các cụ, ở đâu cũng giống nhau cả. Tuy nhiên, cũng tạm hài lòng là bọn tour đưa cháu đến một chỗ bán hàng cũng được coi là đặc sản của Ai Cập - đó là dầu thơm.

Các cụ xem phim, truyện về Ai Cập thì biết dầu thơm là một sản phẩm phổ biến ở Ai Cập từ thời cổ đại. Trong phim các em cung tần mỹ nữ tắm rửa xong rồi bôi dầu bóng loáng lên người rồi nằm tênh hênh ra chờ Pharaoh đến thăm ặc ặc ặc cháu tự kiểm duyệt chỗ này.

Dầu thơm nói riêng, và mỹ phẩm nói chung có thể coi là cống hiến lớn của người Ai Cập cho nền văn minh nhân loại. Dầu thơm đầu tiên được dùng cho các nghi lễ tôn giáo. Người ta nhìn thấy trên đền thờ nữ thần Isis ở Phileae (sẽ có ảnh ở phần sau) hình vẽ nghi lễ tẩy rửa và xức dầu để gột sạch máu và thịt bọn quỷ dữ mà các vị thần đã oánh chít. Trong nhiều đền thờ còn có phòng dành riêng cho việc xức dầu thơm. Các tượng thần được bôi các loại dầu thơm khác nhau vào sáng, trưa, chiều.

Dầu thơm của người Ai Cập cổ đầu tiên được chế rât đơn giản là bỏ hoa vào ngâm trong mỡ dê để giữ mùi hương đc lâu. Sau đó người ta phát triển các công thức khác, trộn với đủ loại hương liệu linh tinh như quế, hồi, hoa sen, lá nho, nhưạ thông .v.v. Người Ai Cập cổ đại phát hiện ra tác dụng kháng khuẩn của một số loại dầu thơm, và từ các nghi lễ tôn giáo, dầu thơm được sử dụng trong việc chữa bệnh, mà một trong những người đóng góp tích cực là bạn Imhotep mà cháu đã kể phần trước. Trong một bản thảo giấy sậy (papyrus) được tìm thấy ở Luxor, dài tổng cộng gần 20m, người ta liệt kê 800 công thức thuốc thảo mộc với tác dụng chữa trị 81 loại bệnh khác nhau. Trong đa số công thức có thành phần là dầu myrrh (một loại nhựa thơm chiết xuất từ thảo mộc). Việc xức dầu thơm cũng trở thành một công đoạn trong thủ thuật ướp xác tinh vi của người Ai Câp, cháu đoán cũng vì tác dụng diệt khuẩn.

Vừa thơm vừa diệt vi trùng, vừa mang tính linh thiêng thần thành, các anh chị quý tộc Ai Cập thấy tốt như thế không tội gì không xài, và từ đó dầu thơm có công dụng thứ ba là trở thành mỹ phẩm. Không chỉ nữ giới mà các nam thanh niên nghiêm túc của Ai Cập cổ đại cũng xài dầu thơm đầy người. Trong các ngôi mộ của Pharaoh, người ta tìm thấy các bình chứa dầu thơm, một vài bình còn giữ mùi hương sau mấy nghìn năm - chả hiểu cơ chế tác động của môi trường yếm khí như thế nào, cháu học tự nhiên kém có cụ nào biết thì giải thích hộ.

Chơi dầu thơm cũng là một cách để các bạn quý sờ tộc Ai Cập thể hiện đẳng cấp - dầu càng xịn chứng tỏ đẳng cấp càng cao. Trong một số loại dầu thơm người ta phân tích ra thành phần hương liệu không có xuất xứ tại vùng này, mà là loại thảo mộc có nguồn gốc từ tận... vùng núi Himalaya. Cứ hình dung công việc vận chuyển trong bối cảnh 3-4 nghìn năm trước từ vùng núi Himalaya đến đồng bằng sông Niles đủ biết mức độ cầu kỳ và giá trị của nó. Vậy nên, ở một số ngôi mộ của Pharaoh người ta phát hiện ra vàng bạc thì còn, nhưng dầu thơm chôn cùng đã bị trộm lấy mất từ đời nào. Điều đó cho thấy có thời dầu còn quý hơn vàng (chứ không phải bọn trộm ngày xưa ngu đâu ạ).

Chị Cleopatra cũng là một tín đồ của dầu thơm, chị này đã chài anh Mark Antony trong lần gặp đầu tiên trên một con thuyền tràn ngập hương hoa mà Shakespeare mô tả là "làm những cơn gió cũng phải tương tư". Anh Mark mê mẩn đến mức quên béng mất là chị í đã gần 40 và có mấy mặt con rồi. Đoạn này các cụ tìm mấy cái phim bậy bậy mà xem cho sinh động nhé, cháu kể tiếp thể nào cũng bị kiểm duyệt...

Công nghệ dầu thơm của Ai Cập chỉ bị áp đảo sau khi người Arab phát minh ra kỹ thuật chưng cất vào khoảng thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên, và từ đó nước hoa hiện đại ra đời. Tuy nhiên, sau cuộc viễn chinh Ai Cập của anh Pác cháu, nghe nói là một số công thức của người Ai Câp đã được đem về Pháp, và đóng góp vào sự thanh công của nền công nghiệp sản xuất nước hoa Pháp ngày nay.


***

Trở lại cửa hàng dầu thơm ở Cairo, những câu chuyện về dầu thơm Ai Cập được kể bởi một chú bán hàng rất lịch sự, phát âm tiêng Anh ấm áp. Chúng cháu được mời ngồi trên thảm, uống trà Ai Cập trong một khung cảnh khá là Nghìn lẻ một đêm











 
Chỉnh sửa cuối:

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
742
Động cơ
325,434 Mã lực
Tay bán hàng thao thao bất tuyệt về các công thức bí truyền của nhà nó. Đại khái theo nó không chỉ thời xưa mới có chuyện người Châu Âu lấy công thức Ai Cập để chế nước hoa, mà bây giờ vẫn thế. Các loại nước hoa đang bán chạy trên thị trường đều có công thức từ nhà nó ra hết. Vậy nên quý zị khách quý thích nước hoa loại nào thì ở cửa hàng cũng đều có dầu thơm mùi như thế. Cái lọ này là Channel No.5 này, cái bình kia là Jadore của Dior ... - Nó vung tay chỉ trỏ tứ tung.













Nó quay sang cháu mời mọc: Gentleman này thích xài loại nào? Chúng tôi có dầu thơm mùi nước hoa Hugo Boss loại vừa mới ra thị trường hè này. Nhà sản xuất mới vừa mua công thức của chúng tôi về chế ra đấy!!!

Cháu thấy thằng này bốc phét quá, nghĩ thầm chuyện phát triển công thức từ xưa chắc có đá tí Ai Cập, nhưng làm mít gì có chuyện chuẩn mùi từng dòng, hiệu nào nhãn nào cũng có cứ như là department store í. Chắc chắn là bọn này mua nước hoa về trộn vào dầu rồi đem bán thôi. Công thức của chúng mày là dư lày, tao lạ méo gì:

+


Tuy cháu đọc vị được công thức chúng nó rồi, nhưng đến giờ vẫn chưa có dịp thử. Các cụ nào quan tâm có thể pha chế cho nhà dùng xem sao nhé. Nhớ đảm bảo công thức theo tỷ lệ 1-1 - Tức là 1 chai dầu 5 lít thì pha với 1 chai nươc hoa 50 ml. Đảm bảo hoành tráng không thua gì các Pharaoh đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
742
Động cơ
325,434 Mã lực
Vì cháu nghi rồi nên hem mua, trong khi bọn cùng đoàn bị thuốc xách đầy bình đầy lọ về. Thằng bán hàng thấy cháu chắc lép quá lại ra hỏi han bắt chuyện. Cháu nhăn nhở bảo nó là thất nghiệp sang Ai Cập kiếm việc, cửa hàng mày có việc gì cho tao làm hem?

Thằng cha chưng hửng ra, rồi nói: Nếu quý khách ngoài tiếng Anh ra còn có thể nói thêm một trong các ngoại ngữ phổ biến nữa thì có thể làm sale ở đây ạ.
Cháu bầy hầy hỏi: tiếng Việt có được ko?
Nó biết là cháu đùa, cười bảo: chúng tôi hy vọng tương lai sẽ được đón tiếp nhiều quý khách từ Việt Nam sang chơi hơn, chớ tiếng Việt giờ ko được phổ biến lắm.

Cuối cùng cháu cũng mua 1 lọ be bé cho nó vui, loại tinh dầu hoa hồng mà nghe nó bốc phét là chị Cleopatra ngày xưa rất chuộng. Đem về Gấu nhà cháu chả dùng bỏ tủ, nhưng 3-4 năm rồi vẫn giữ mùi.

Anh em chụp với nhau cái ảnh, có thêm em bán hàng khá xinh:



Lúc ra cửa còn quay lại chộp thêm được em í phát nữa:

 
Chỉnh sửa cuối:

Hà nam

Xe tải
Biển số
OF-78394
Ngày cấp bằng
20/11/10
Số km
386
Động cơ
424,198 Mã lực
Nơi ở
Lò Gạch
Em đi kiếm can dầu để làm nước hoa đơi :D
 

mitbin

Xe tải
Biển số
OF-96399
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
384
Động cơ
403,887 Mã lực
ôi cháu bấm vào link của cụ mà giật cả mềnh. Khiếp quá cụ ạ
 

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
742
Động cơ
325,434 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top