- Biển số
- OF-105948
- Ngày cấp bằng
- 16/7/11
- Số km
- 334
- Động cơ
- 397,290 Mã lực
Một số đường phố chính, đường vành đai như phố Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải, đường Giải Phóng, đường Phạm Hùng gần các bến xe khách Lương Yên, Giáp Bát, Mỹ Đình… thường quá tải bởi số lượng lớn các phương tiện tham gia giao thông.
Khi mật độ phương tiện trên đường lớn như vậy, cách tốt nhất đối với người tham gia giao thông là chạy nhanh cho thoát (tất nhiên phải an toàn và chạy dưới tốc độ lớn nhất cho phép trong phố), nhưng các tài xế xe khách, xe buýt kế cận (liên tỉnh) không làm như vậy. Họ thường chạy rất chậm, tốc độ rùa chỉ khoảng 5km/giờ, chậm hơn cả xe đạp mặc cho cả dòng người và xe cộ phía sau chen chúc, len lỏi. Các xe khách, xe buýt này to, rộng chiếm dụng diện tích mặt đường lớn, chạy chậm, chắn ngang mặt đường khiến đường vốn chật hẹp càng trở nên bị cản trở chật hẹp hơn và tình trạng tắc đường do những xe này đang trở thành phổ biến.
Mục đích chạy chậm của những xe này là để chờ đón khách dọc đường. Quy định các xe khách, xe buýt chỉ được dừng bắt, trả khách tại các điểm dừng trong phố, nhưng họ chỉ tuân thủ việc dừng trả khách thôi. Họ chỉ muốn càng nhiều khách càng tốt, cũng tốt thôi nếu như họ không làm ảnh hưởng đến những người khác, những phương tiện khác.
Trên các tuyến xe buýt liên tỉnh với Hà Nội như Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên… thường một tuyến nào đó được hai hoặc vài công ty cùng khai thác. Ví dụ, tuyến xe buýt 205: bến xe Lương Yên (Hà Nội) – bến xe Hưng Yên do hai công ty khai thác.
Tại tuyến này, thường sau mỗi 15 phút có một chuyến, các xe của hai công ty được bố trí xen kẽ nhau. Trong khoảng thời gian 15 phút đó, lái xe phải xuất phát tại bến đúng thời gian do quản lý bến quy định, nhưng khi ra khỏi bến, đoạn đầu tiên chạy trên các phố Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải… họ cố tình chạy thật chậm để đợi đón khách dọc đường, tận dụng tối đa khoảng thời gian từ lúc xuất phát đến giờ xuất phát của xe tiếp theo do công ty khác quản lý. Họ chạy chậm, đương nhiên xe sau của công ty khác cũng phải làm như vậy để đè, chèn ép xe tiếp theo của đối thủ cạnh tranh với họ.
Việc chèn ép nhau kiểu chuỗi này làm cho tất cả các xe cũng đều chỉ được đón khách trong khoảng thời gian 15 phút mà thôi và số lượng khách không lên xe này thì lên xe khác cũng thường rải đều trên các xe của cả hai công ty.
Cách chèn, đè nhau kiểu này chẳng có lợi gì cho họ, thậm chí là hại. Bởi nếu họ làm ăn có trách nhiệm, chạy đúng tốc độ, không bắt khách ngoài các điểm đỗ trong phố, không chèn ép nhau bẩn như thế thì họ sẽ tiết kiệm được thời gian, thay vì phải chạy 30 phút trong phố, họ chỉ cần chạy 10 phút, và do tốc độ xe lớn hơn nên họ cũng tiết kiệm được nhiều xăng hơn. Và quan trọng hơn cả là họ góp phần làm cho xã hội văn minh, tốt đẹp hơn. Thực sự, lề lối làm ăn cạnh tranh không lành mạnh của họ làm cho dịch vụ vận tải hành khách bị xuống cấp, người tham gia giao thông dưới phố bị tắc đường, còn người trên xe chịu cảnh mất thời gian đứng, ngổi chờ đợi trên xe.
Ngoài ra, đối với các xe buýt, lượng hành khách trên xe quá đông ảnh hưởng đến sức khỏe. Lượng hành khách trên xe buýt lẽ ra phải có quy đinh số lượng bao nhiêu, nếu đông quá có thể làm thiếu ô xy, gây buồn nôn ảnh hưởng đến sức khỏe hành khách. Với các xe buýt trong nội đô thường người đi trên xe chỉ ngồi khoàng 30 phút thì các xe buýt liên tỉnh hành khách phải ngồi có khi đến hai tiếng trong tình trạng thiếu ô xy như thế thì càng rất bất lợi.
Những hiện tượng này, người dân ai cũng biết, cảnh sát giao thông và các lực lượng chức năng khác chắc còn rõ hơn sao vẫn để tái diễn hàng ngày? Nếu ở một nước phát triển, Nhật Bản hay châu Âu chẳng hạn, lề lối làm ăn của họ khác hẳn, không có kiểu cò con, vụn vặt từng chuyến như mấy công ty Việt Nam, mặc dù ở họ hay ta hiện nay, các công ty kiểu này cùng do các doanh nhân giàu có ở mỗi nước nắm giữ cổ phần lớn. Thế nên, cũng nên hiểu và thông cảm với những người dân bình thường chỉ muốn được sống ở một xã hội văn minh hơn.
Khi mật độ phương tiện trên đường lớn như vậy, cách tốt nhất đối với người tham gia giao thông là chạy nhanh cho thoát (tất nhiên phải an toàn và chạy dưới tốc độ lớn nhất cho phép trong phố), nhưng các tài xế xe khách, xe buýt kế cận (liên tỉnh) không làm như vậy. Họ thường chạy rất chậm, tốc độ rùa chỉ khoảng 5km/giờ, chậm hơn cả xe đạp mặc cho cả dòng người và xe cộ phía sau chen chúc, len lỏi. Các xe khách, xe buýt này to, rộng chiếm dụng diện tích mặt đường lớn, chạy chậm, chắn ngang mặt đường khiến đường vốn chật hẹp càng trở nên bị cản trở chật hẹp hơn và tình trạng tắc đường do những xe này đang trở thành phổ biến.
Mục đích chạy chậm của những xe này là để chờ đón khách dọc đường. Quy định các xe khách, xe buýt chỉ được dừng bắt, trả khách tại các điểm dừng trong phố, nhưng họ chỉ tuân thủ việc dừng trả khách thôi. Họ chỉ muốn càng nhiều khách càng tốt, cũng tốt thôi nếu như họ không làm ảnh hưởng đến những người khác, những phương tiện khác.
Trên các tuyến xe buýt liên tỉnh với Hà Nội như Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên… thường một tuyến nào đó được hai hoặc vài công ty cùng khai thác. Ví dụ, tuyến xe buýt 205: bến xe Lương Yên (Hà Nội) – bến xe Hưng Yên do hai công ty khai thác.
Tại tuyến này, thường sau mỗi 15 phút có một chuyến, các xe của hai công ty được bố trí xen kẽ nhau. Trong khoảng thời gian 15 phút đó, lái xe phải xuất phát tại bến đúng thời gian do quản lý bến quy định, nhưng khi ra khỏi bến, đoạn đầu tiên chạy trên các phố Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải… họ cố tình chạy thật chậm để đợi đón khách dọc đường, tận dụng tối đa khoảng thời gian từ lúc xuất phát đến giờ xuất phát của xe tiếp theo do công ty khác quản lý. Họ chạy chậm, đương nhiên xe sau của công ty khác cũng phải làm như vậy để đè, chèn ép xe tiếp theo của đối thủ cạnh tranh với họ.
Việc chèn ép nhau kiểu chuỗi này làm cho tất cả các xe cũng đều chỉ được đón khách trong khoảng thời gian 15 phút mà thôi và số lượng khách không lên xe này thì lên xe khác cũng thường rải đều trên các xe của cả hai công ty.
Cách chèn, đè nhau kiểu này chẳng có lợi gì cho họ, thậm chí là hại. Bởi nếu họ làm ăn có trách nhiệm, chạy đúng tốc độ, không bắt khách ngoài các điểm đỗ trong phố, không chèn ép nhau bẩn như thế thì họ sẽ tiết kiệm được thời gian, thay vì phải chạy 30 phút trong phố, họ chỉ cần chạy 10 phút, và do tốc độ xe lớn hơn nên họ cũng tiết kiệm được nhiều xăng hơn. Và quan trọng hơn cả là họ góp phần làm cho xã hội văn minh, tốt đẹp hơn. Thực sự, lề lối làm ăn cạnh tranh không lành mạnh của họ làm cho dịch vụ vận tải hành khách bị xuống cấp, người tham gia giao thông dưới phố bị tắc đường, còn người trên xe chịu cảnh mất thời gian đứng, ngổi chờ đợi trên xe.
Ngoài ra, đối với các xe buýt, lượng hành khách trên xe quá đông ảnh hưởng đến sức khỏe. Lượng hành khách trên xe buýt lẽ ra phải có quy đinh số lượng bao nhiêu, nếu đông quá có thể làm thiếu ô xy, gây buồn nôn ảnh hưởng đến sức khỏe hành khách. Với các xe buýt trong nội đô thường người đi trên xe chỉ ngồi khoàng 30 phút thì các xe buýt liên tỉnh hành khách phải ngồi có khi đến hai tiếng trong tình trạng thiếu ô xy như thế thì càng rất bất lợi.
Những hiện tượng này, người dân ai cũng biết, cảnh sát giao thông và các lực lượng chức năng khác chắc còn rõ hơn sao vẫn để tái diễn hàng ngày? Nếu ở một nước phát triển, Nhật Bản hay châu Âu chẳng hạn, lề lối làm ăn của họ khác hẳn, không có kiểu cò con, vụn vặt từng chuyến như mấy công ty Việt Nam, mặc dù ở họ hay ta hiện nay, các công ty kiểu này cùng do các doanh nhân giàu có ở mỗi nước nắm giữ cổ phần lớn. Thế nên, cũng nên hiểu và thông cảm với những người dân bình thường chỉ muốn được sống ở một xã hội văn minh hơn.