- Biển số
- OF-191143
- Ngày cấp bằng
- 23/4/13
- Số km
- 600
- Động cơ
- 338,365 Mã lực
Cụ đi buổi sáng mà chọn cung này là mệt to rồi. Chứ gầm cao, bán tải phang bình thường, xe có hỗ trợ đổ đèo càng tốt
Cháu thấy đường dốc kha khá nhưng đọc thì cảm thấy cụ chủ chưa có kinh nghiệm chạy đường đèo. Nếu Morning về số 1 (số L) thì xe nó bò cũng chậm mà, sao phải rà phanh đến nỗi cháy khét như thế.Cụ đi buổi sáng mà chọn cung này là mệt to rồi. Chứ gầm cao, bán tải phang bình thường, xe có hỗ trợ đổ đèo càng tốt
Vâng cụTrước em cũng đi y hệt cụ. Hồi đó lại mới lấy bằng và lái mới, chinh phục luôn cung đường này vì anh GG chỉ nó là đường ngắn nhất
Nhưng sau khi lên tới nửa đường em cũng choáng
Vì quá nhiều dốc cua gắt, cua tay áo,
Có những đoạn đường xấu lởm chởm đá dăm, đường sạt lở, bê tông nứt
Cũng may em bình tĩnh lái, xe cũng là Ford sedan nên cũng an toàn, cụ đi KIA thì sợ rồi. Phanh cháy bánh là có thật.
Sau khi đi cung này về xong em thấy tất cả các đèo dốc khác ở miền Bắc khá bình thường
Vâng chuẩn luôn cụĐi đường này chỉ có đúng đoạn dốc chỗ thung lũng có bãi đá và xuống son bá mười. Nhưng đi đường này các Cụ nên đi! Đẹp và thú vị hơn đường HCM
Nguyên tắc chung nhất: Dùng phanh ít nhất có thể, chủ yếu phanh bằng động cơ qua các số thấp.Các cụ chia sẻ kinh nghiệm dùng PHANH khi đi đèo dốc đi.
Em đi cứ đạp theo phản xạ
Khí hậu mát mẻ cụ aLên đấy nghỉ có gì k bác
Cảm ơn cụ góp ý rất đúng thực tế, Em áp dụng cái như cụ viết:Nguyên tắc chung nhất: Dùng phanh ít nhất có thể, chủ yếu phanh bằng động cơ qua các số thấp.
Xe số sàn thì chọn số thấp, độ dốc càng lớn số càng thấp.
Xe số tự động nếu có chế độ số bán tự động ( số tay: Có xe ký hiệu M, có xe ký hiệu S...) thì chuyển sang bán tự động và chọn số thấp như xe số sàn. Một số xe ngoài số tự động có các số L1,L2, L3, thì chọn các số này . Có xe chỉ duy nhất 1 ô số L thì chuyển sang số này.
Xe số sàn thì cả khi lên và xuống phải chọn số thấp, xe số tự động khi lên dốc chỉ cần để D.
Khi xuống dốc, nếu tốc độ tăng lên thì rà phanh và chọn số thấp hơn. Khi đã chọn số thấp nhất mà tốc độ vẫn tăng (máy yếu, không đủ sức hãm xe), thì cứ tăng đến một giới hạn nào đó thì rà phanh cho xe chậm hẳn lại rồi lại nhả phanh cho máy tự hãm. Cái giới hạn an toàn cảm thấy cần rà phanh phụ thuộc cung đường, xe, tay lái từng người.
Với xe máy yếu như em Morning cụ chủ đi thì đi đèo dốc nhiều hoặc doics cao nên tắt A/C để dồn thêm ít mã lực cho đôi bánh.
Với xe không có cảm biến áp suất lốp thì nên lắp thêm, cảm biến sẽ có thing tin nhiệt độ khoang lốp, nếu tầm trên 60 độ thì nên kiểm tra phanh, vì nóng chủ yếu là do từ phanh tản nhiệt ra.
Số 1 mà lên 60km/h thì vòng tua lên bao nhiêu cụ?Cụ chủ mà vác con xe chạy đèo Kasi bên Lào chắc cháy phanh luôn rồi, dốc 15% gần như toàn bộ mà đèo dài đến 40km, để số 1 mà toàn lên gần 60km/h , cứ tớp khoảng 5 lần phanh là thôi dừng lại nghỉ mát
Tào tháo dặn rằng : Những lúc nguy cấp nên hỏi vợ, nhưng làm ngược lại.Phần đầu gửi các cụ ảnh khu du lịch mà gia đình em nghỉ tại Puluong Bocbandi Retreat
- Khu này em đánh giá chất lượng tốt so với giá thành, phòng ốc mới hiện đại, nhân viên thân thiện/dễ thương (các em đa phần là người dân tộc Thái)
- Nhà em nghỉ và ăn uống đều trong nội khu (giá cả ăn uống cũng phù hợp không quá đắt, chỉ có đồ uống tại Bar Caffe hơi cao, em đã góp ý…)
Phần hai là phần chính “Hú vía” chinh phục Đèo Eo Mào Pù Luông
Để đi Pù Luông từ Hà nội có 3 cách đi các cụ cũng đã biết
Hú vía nhà em lại vô tình chọn Cung đường số 3.
Cung đường 1: Từ Hà Nội du khách di chuyển theo hướng Quốc lộ 6 đến thị trấn Xuân Mai – Đường mòn Hồ Chí Minh – thị trấn Cẩm Thủy – thị trấn Cành Nàng huyện Bá Thước – Pù Luông. Đây là cung đường di chuyển thuận lợi nhất được rất nhiều du khách lựa chọn để đến với Pù Luông.
Cung đường 2: Mai Châu là một trong những địa điểm du lịch rất nổi tiếng gần Pù Luông. Nếu du khách muốn khám phá nhiều điểm hơn có thể lựa chọn cung đường từ Hà Nội – Quốc lộ 6 đi qua Hòa Bình – tham quan Bản Lác, sau đó mới di chuyển đến Pù Luông.
Cung đường 3: Đây là cung đường từ Hà Nội – Đại lộ Thăng Long tới Hòa Bình – Ngã ba Mường Khến – Ngã ba chợ Lồ – Lũng Vân – Pù Luông. Đây là cung đường ngắn nhất với cảnh quan thiên nhiên đẹp giúp du khách có thể chiêm ngưỡng những ngọn đèo hùng vĩ, thỏa sức ngắm toàn cảnh thung lũng Pù Luông. Tuy nhiên cung đường này khá dốc với nhiều đường đèo nên du khách cần chú ý để đảm bảo an toàn trong chuyến đi.
Map cung đường số 3.
Vì chủ quan không tìm hiểu thông tin trước khi đi, chính vì vậy nhà em cứ ung dung đi theo cung đường số 3. Khi đi đến Mường Khén Tân Lạc Hòa Bình rẽ vào đường DT440 em đã hơi phân vân là tại sao khu du lịch nổi tiếng vậy mà đường đến lại xấu và vắng phương tiện/xe du lịch như vậy.
Sau khi trao đổi với bà xã về những phân vân trên bà xã có nói là còn 1 cung đường nữa (cung đường số 2) xa hơn…., và sau khi trao đổi Em vẫn chủ quan tin theo Google lừ lừ tiến vào cung đường khó khăn nhất… khi tiến xâu vào biên giới 2 tỉnh Hòa Bình – Thanh Hóa.
Gia đình em cứ túc tắc đi qua Xã Quyết Chiến rồi đến Qua Lũng Vân ( đường thì khá xấu và dốc quanh co), trên đường Em có dừng hỏi đường (Anh lái taxi địa phương, Anh taxi nói đường này hầu như xe du lịch không đi, đường dốc cao và nguy hiểm và Anh ta chưa đi bao giờ).
Nghe tư vấn vậy em định quay đầu tìm đường khác. Nhưng bà xã lại động viên …. Em lại tặc lưỡi đi tiếp để vượt đỉnh Hòa Bình.
Vừa đi vừa nghỉ túc tắc Gia đình em cũng đi đến Cánh đồng đá (trên địa phận Thanh Hóa) - Dừng nghỉ tham quan và giao lưu với nông dân Thái (mua ít bắp cải). Em nghĩ đoạn đường vừa đi qua cũng tạm (Vì em cũng kinh nghiệm đi gần hết các cung đèo Việt Nam) chỉ có đường khá xấu và có vài dốc hơn 14% Tuy nhiên điều em muốn chia sẻ với các cụ là đoạn lên đỉnh Đèo Lũng Cao/ Điểm Săn mây Pù Luông sắp tới…..
Bắt đầu vào nhiều đoạn lên dốc (14%-17%) thậm chí 18% và liên tục, lững thững vượt qua được đèo Lũng Cao/ có thông tin là đèo Eo Mào Pu Luông, bắt đầu từ đỉnh đèo xuống đến Điểm săn mây Pù Luông. Do đoạn này dốc cao dài (đường cực xâu, không còn chút bê tông nào toàn đá nhỏ) em về số 1 và liên tục đạp phanh – khoảng 15p khi đến đúng điểm Săn mây Pù Luông em ngửi thấy mùi Khét (khá giống mùi đốt rác).
Em nghĩ sao trên này lại có người dân lên đây đốt rác được nhỉ, tiếp tục xuống 100 mét nữa em lại ngửi thấy mùi khét lẹt và điều làm em hơi choáng là nó bốc rà từ capo xe….
Em hơi hoảng (lần đầu cảm giác này từ khi đi đường…) và quyết định đánh lái dừng lại ngay trên dốc… lấy đá chèn bánh xe.
Em xuống kiểm tra phanh trước 2 bên mùi khét lẹt…. Em bắt đầu lo lắng xác định 1 vài nguyên nhân trong đó có (hỏng phanh) và trao đổi nhanh với bà xã…
Em gọi cứu hộ nói chuyện nhờ tư vấn thông tin….
Cuối cùng chốt phương án gọi cho Resort đánh xe lên đón (30km mất khoảng 40p) … xe của Em để đó rồi nhờ người mua má phanh thay thế… đi xuống Puluong sau.
Khi xe resort đến (Ford 2017) 2 bên trao đổi Lái xe tư vấn có thể đạp phanh quá nhiều nên phanh bị cháy …tuy nhiên sau khoảng hơn 40p dừng nghỉ thì đã hết mùi khét ở phanh xe…rất có thể xe vẫn còn má phanh nên vẫn có thể đi tiếp được … giờ có thể mình Tôi đi trước (dốc gắt chỉ còn một đoạn khoảng 1km nữa).
Tôi đồng ý mình tôi đi trước, xe resort trở gia đình tôi đi sau ….về số 1 tôi tiếp tục đổ đèo, phải chia sẻ với các cụ là đoạn đường đổ đèo này thật sự tạo cảm giác quá hồi hộp, lo lắng cho tôi.
Đi được 1 đoạn 1km dốc gắt em đỗ lại và xuống kiểm tra phanh => may quá không có hiện tượng gì/ mùi khét cũng không còn…
Đi hơn 20km nữa thì nhà em đã đến resort… Em thở phào nhẹ nhõm.
Tối hôm đó nói chuyện về việc đã xảy ra … thì bà xã kể lại lúc trên xe resort về thì Anh lái xe có nói là vài hôm trước đã có vụ tai nạn xe máy tại điểm đó do mất phanh (dẫn đến tử vong / đúng hay không thì em cũng không quan tâm lắm).
Vâng Như vậy chốt lại Em vẫn muốn chia sẻ với các cụ cần chuẩn bị kiểm tra xe, tìm hiểu thông tin trước khi đi chơi xa, nhất là các điểm đến mới mà mình chưa đi.
Đây là một số hình ảnh gia đình tôi đang dừng lại chờ xe cứu hộ của Resort đến đón.
Đây là đoạn mà tôi ngửi thấy mùi Khét từ capo xe
Đây là đoạn em dừng xe cách đỉnh trước 100m
Đèo Kasi em chạy 3 lần rồi, lúc lên để số D vòng tua 3000 đạt được ~40km/h. Lúc xuống chạy số manual không để ý nhưng thường xuyên phải để số 1 lúc nào tốc độ đạt 60 hoặc máy gào lên thì đạp phanh cho tốc độ giảm xuống cỡ 30 rồi nhả phanh chạy bằng số, không rà phanh. Đi kiểu này an toàn nhưng người trên xe hơi mệt chút. Em chạy Carens AT 2.0Số 1 mà lên 60km/h thì vòng tua lên bao nhiêu cụ?