1-ảnh 1 là hiệu sách Ngô Quyền. Trong này có hẳn 1 quầy cho thuê truyện. Em thuê thường xuyên ở đây.
2- ảnh 2&3 trước khi thành đường như bây giờ thì đây là 1 vườn hoa nhỏ. 1 thời mô hình Nữ thần Tự do phải chuyển từ Tháp rùa được đặt ở đây và các cụ gọi là vườn hoa Đầm xòe.
Có 1 cái đồng hồ công cộng có lẽ là đầu tiên của Hà nội, khoảng 79-80 vẫn còn. Nó nằm ở giữa quảng trường Đông kinh nghĩa thục. Sau đó thì được thay bằng đài phun nước như bây giờ.
Chả phải thời bao cấp, đầu 90 bọn em còn thi công 1 loạt bể phốt WC theo dạng tự thấm (không có đường thoát nước) ở khu tập thể cuối Phan Văn Trị. Thi công theo thiết kế đàng hoàng, có dấu đỏ xịn luôn.
Cụ chủ làm theo phương án này có khả năng ổn đấy. Khoảng 1960 đại học Bách khoa cũng bị nghiêng, chuyên gia Liên xô đưa phương án đổ cát vào tầng 1, thời gian sau hết lún thì bới cát ra rồi sửa, đến nay vẫn ổn.
Trong xây dựng dân dụng có 2 kiến trúc người thiết kế thường chủ quan khi thiết kế. Đó là tường rào và bể ngầm. Tường rào bị nứt, nghiêng, đổ là khá phổ biến. Cụ chủ lưu ý khi lựa chọn phương án thi công.
Em nói thật với cụ, cụ nên tìm KTS theo cách khác chứ đưa điện thoại lên rồi chờ thợ vẽ liên lạc thì khả năng rủi ro cực lớn. Để an toàn nhất cụ xem họ hàng, bạn bè nào vừa làm nhà xong thì nhờ giới thiệu KTS thiết kế. Em cũng là dân thiết kế nhưng chưa bao giờ em kiếm việc theo kênh online thế này.
Các cụ nghỉ hưu từ thời đó chắc về với cụ Mác cụ Lê hết rồi. Em nói trường hợp Bảo hiểm tính thời gian làm việc cho người sắp hưu hiện nay vẫn căn cứ vào cái thông tư này cơ.
Xe Trung Quốc ngoài Phượng Hoàng còn có xe Vĩnh Cửu giống hệt. Mẹ em năm 73 được phân phối 1 cái Vĩnh Cửu nữ xích hộp. Mua xong được đăng ký luôn ( tại Nam Định) biển số ND8028. Nhà tập thể tầng 2 nên mỗi lần bê xe nặng kinh hồn.
Em chả sưu tầm nhưng đồ dùng bao cấp còn khối thứ: mấy cái ngăn cặp lồng nhôm giờ thành nồi, cà mèn lính, bi đông lính, máy chữ, thậm chí còn cả cái máy quay phim 8 ly liên xô.