[Funland] "Tiến về Sài Gòn" qua ảnh

XSim

Xe lăn
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
10,145
Động cơ
907,333 Mã lực
BCH chiến dịch có 2 tướng Lê Trọng Tấn và Lê Đức Anh ra trận cùng các quân đoàn. Còn lại vẫn ở SCH.

Hồi ký của tướng Văn Tiến Dũng có nhắc đến người chụp ảnh.
View attachment 9078138

Theo lời của thư ký quân sự của tướng Văn Tiến Dũng trong chiến dịch:
View attachment 9078143
Nguồn: Thiếu tướng Hoàng Dũng
Ồ vậy đây là ảnh mừng chiến thắng rồi :D
 

Cao răng lợi

Xe máy
Biển số
OF-821825
Ngày cấp bằng
1/11/22
Số km
73
Động cơ
500,680 Mã lực
Tuổi
33
Trong cuộc rút chạy của quân đội VNCH, sao dân thường không ở lại. Sau đó lại ra vẫy cờ đón quân GP như hình ảnh em xem trên tivi ta thấy dân SG ra đón quân GP ấy.
Giả sử e mà xuyên không về thời điểm ấy, với ý thức hệ như bây giờ e cũng sẽ rất đắn đo giữa việc ở lại vẫy cờ (ít có khả năng bị bắn dù là nam thanh niên trong độ tuổi đi lính), hay bỏ chạy để tránh đạn pháo (thứ chỉ tiêu diệt sinh vật sống trong phạm vi sát thương mà ko quan tâm địch hay ta) trước đã.
 

nhanchauchau

Xe điện
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
2,326
Động cơ
1,257,937 Mã lực
Đúng cụ ạ, ý em là không phủ nhận ông DVM thức thời và có góp công ngăn đổ máu trong những phút cuối, giữ cho SG nguyên vẹn nhưng cũng phải nói là lúc đó ông ấy không còn lựa chọn nào khác nữa ngoài việc tuyên bố đầu hàng
Ông ấy có thể chạy khỏi SG, kêu gọi các vùng còn lại tử thủ.
 

XSim

Xe lăn
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
10,145
Động cơ
907,333 Mã lực
Đúng cụ ạ, ý em là không phủ nhận ông DVM thức thời và có góp công ngăn đổ máu trong những phút cuối, giữ cho SG nguyên vẹn nhưng cũng phải nói là lúc đó ông ấy không còn lựa chọn nào khác nữa ngoài việc tuyên bố đầu hàng
Vào những ngày cuối một nhóm tướng lĩnh VNCH đã lên kế hoạch rút về vùng 4 của Nguyễn Khoa Nam để tiếp tục chiến đấu. Thế nên nếu Dương Văn Minh không hợp tác thì cũng không biết thế nào.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
6,190
Động cơ
471,229 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chuẩn Cụ ạ

Nói j nói, đều là người Đại Việt cả

Tan rã, binh bại như núi lở năm 1975 lỗi 90% của đám Lãnh đạo và Tướng lĩnh cầm đầu, chứ còn các đơn vị thiện chiến của họ (VNCH) như Dù, TQLC, Biệt kách Dù ...toàn thứ dữ, lỳ đòn cả. Nếu (may mắn lịch sử không có Nếu), đám lãnh đạo bên VNCH không mục nát, xôi thịt, biết tổ chức chiến đấu, thì máu 2 bên còn đổ nhiều
Đám tướng lĩnh Nguỵ, ngoài xôi thịt ra thì toàn trẻ măng, kinh nghiệm chiến trường không thể so sánh với các tướng lĩnh Qđnd VN. Các vị tướng đều trưởng thành từ chiến trường, vào sinh ra tử, kinh nghiệm đầy mình qua bề dày tác chiến trên 2 chục năm. 1 trong các vị tướng này, nhà cháu rất ngưỡng mộ cụ Lê Trọng Tấn.
Vấn đề ở chỗ, tướng lĩnh VNCH họ chiến đấu vì cái gì. Vì Tổ quốc? Vì Diệm hay vì Thiệu? Không có lý tưởng và tôn chỉ thì người ta không tận lực được, ngay cả khi có năng lực.

Lớp binh lính bên dưới đỡ hơn vì họ không biết những thối nát bên trên. Họ thực hiện đúng chức trách của họ.

Một điều nữa là, mặc dù không nói ra nhưng trong thâm tâm nhiều tướng lĩnh VNCH đều không phản đối lý tưởng thống nhất đất nước. Sự buông xuôi và bỏ chạy dễ dàng của họ năm 1975, một phần vì sâu bên trong họ là tâm lý "Cuối cùng vẫn là người Việt". Chứ nếu là chiến dịch của ngoại bang thì chắc chắn không có sự buông xuôi nhanh như vậy.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,832
Động cơ
144,095 Mã lực
Ông ấy có thể chạy khỏi SG, kêu gọi các vùng còn lại tử thủ.
Còn mỗi Vùng IV chứ còn vùng nào nữa đâu mà 'các" đâu cụ.

Trên thực tế thì Tư lệnh Quân đoàn IV Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Phó tư lệnh Chuẩn tướng Lê Văn Hưng cùng bại tướng Lê Minh Đảo cũng đã lên kế hoạch thành lập mật khu để tử thủ, câu giờ để hi vọng quốc tế hóa cuộc chiến và lật ngược thế cờ như trận Pusan trong chiến tranh Triều Tiên 1950.

DVM xuất thân quân đội nên ông ấy thừa biết khả năng tử thủ ở mấy tỉnh miền tây nó như thế nào. Đồng bằng sông nước trống trải, có 1 chút núi thấp tè ở vùng An Giang và giáp biên CPC với tình hình quân lính lúc đó thì chẳng trụ được mấy. Có chạy ra Phú Quốc thì cũng không đủ điều kiện về diện tích để cát cứ như Đài Loan.

Bản thân Nguyễn Khoa Nam khi phát lệnh tử thủ thì lệnh tắt ngóm không truyền đi được vì sỹ quan nhận lệnh đã ném tờ lệnh cho cấp phó rồi chạy về nhà kéo gia đình chạy, cấp phó thấy vậy cũng quẳng tờ lệnh chạy về nhà nốt. Đến bước đường cùng đó thì đành tự dí súng vào đầu mình.
 

crazy horse

Xe hơi
Biển số
OF-736524
Ngày cấp bằng
20/7/20
Số km
105
Động cơ
66,084 Mã lực
Tuổi
125
Còn mỗi Vùng IV chứ còn vùng nào nữa đâu mà 'các" đâu cụ.

Trên thực tế thì Tư lệnh Quân đoàn IV Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Phó tư lệnh Chuẩn tướng Lê Văn Hưng cùng bại tướng Lê Minh Đảo cũng đã lên kế hoạch thành lập mật khu để tử thủ, câu giờ để hi vọng quốc tế hóa cuộc chiến và lật ngược thế cờ như trận Pusan trong chiến tranh Triều Tiên 1950.

DVM xuất thân quân đội nên ông ấy thừa biết khả năng tử thủ ở mấy tỉnh miền tây nó như thế nào. Đồng bằng sông nước trống trải, có 1 chút núi thấp tè ở vùng An Giang và giáp biên CPC với tình hình quân lính lúc đó thì chẳng trụ được mấy. Có chạy ra Phú Quốc thì cũng không đủ điều kiện về diện tích để cát cứ như Đài Loan.

Bản thân Nguyễn Khoa Nam khi phát lệnh tử thủ thì lệnh tắt ngóm không truyền đi được vì sỹ quan nhận lệnh đã ném tờ lệnh cho cấp phó rồi chạy về nhà kéo gia đình chạy, cấp phó thấy vậy cũng quẳng tờ lệnh chạy về nhà nốt. Đến bước đường cùng đó thì đành tự dí súng vào đầu mình.
Tướng DVM có em trai tham gia lực lượng quân GP, người em này có kết nối với DVM cùng với tướng Nguyễn Hữu Hạnh tác động đến DVM hàng khi có ý kiến là nhờ TQ tác động nhưng DVM không muốn nay Mỹ mai Tầu nữa.
Nếu rút về vùng 4, thì bên quân GPMN rất khó khăn với tính cách máu chiến của ông tướng Nam và Hưng.
Lực lượng vnch sau gia nhập QĐND VN đánh ở chiến trường K cũng rất gan dạ và thiện chiến chứ không như hồi 1970-1975.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,531
Động cơ
1,187,427 Mã lực
Như đã nói với các cụ trong còm #201
Ngày 25/3/1975, Tổng thống Ford gặp cãc cố vấn cao cấp Nhà Trắng để bàn về Việt Nam ngay khi Quân đội Nhân dân Việt Nam sắp lấy Huế.
Ông cử Đại tướng Frederick Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, sang ngay Việt Nam để "thực mục sở thị" để về báo cáo ông. Tướng Frederick Weyand lên đường ngày 27/3/1975 và trở về cáo cáo với Ford tại biệt thự của ông ở California hôm 5/4/1975
Những đề nghị của Thiệu đối với Ford chẳng khác gì lôi Mỹ trở lại cuộc chiến Việt Nam
Việt Nam thời điểm 1975 khác hẳn thời điểm 1964
Tháng 8/1964 Tổng thống Lyndon Johnson kiếm được "giấy phép chiến tranh Đông Nam Á không cần báo cáo hoặc xin phép Quốc hội". Giấy phép này bị Quốc hội Hoa Kỳ thu lại sau khi Nixon tung quân sang Campuchia tháng 5/1970
Bây giờ là 1975, Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ không cho chính quyền Sài Gòn một xu viện trợ nào, trừ việc chi tiền đưa người Mỹ rút khỏi Việt Nam
Ford để Tướng Frederick Weyand sang Việt Nam cho phải phép. Chứ ông ta hôm đó thừa biết Quân đội Nhân dân Việt Nam đang kéo đến Xuân Lộc và dự liệu chính quyền Nguyễn Văn Thiệu sẽ thua. Ông chẳng dại gì quay lại cuộc chiến, và duy nhất viết thư xin Quốc hội chuẩn y 722 triệu USD cho Thiệu mà chính ông cũng thừa biết Quốc hội sẽ bác thẳng tay
Nhưng lật Thiệu lúc mày cũng khó, không cẩn thận thì "đám người Mỹ ở Sài Gòn sẽ là con tin của thằng Thiệu khốn kiếp" như lời một nhân vật cao cấp Nhà Trắng khuyên Ford
Hà Nội tuyên bố đánh đổ chế độ Nguyễn Văn Thiệu thì mới đàm phán "thành lập chính phủ hoà hợp dân tộc"
Ford ra lệnh cho Kissinger thông qua trung gian Liên Xô đề nghị Bắc Việt Nam không bắn vào máy bay Mỹ chở người di tản. Một tín hiệu đáng mừng, Hà Nội đồng ý ngay
Thật ra Ford cũng chủ trương buông chế độ VNCH rồi, nên những việc thương thuyết mà Đại sứ Martin (kẻ bênh Thiệu) để tìm giải pháp chính trị cho Nam Việt Nam, Ford không quan tâm nữa. Và đến 23/4/1975, Ford tuyên bố thẳng thừng "Mỹ không liên quan gì đến chiến tranh Việt Nam nữa", đó là dấu chấm hết cho chính quyền Thiệu. Ford được thông báo rằng ngày người Mỹ rút khỏi Sài Gòn là 28/4/1975
Từ sau ngày đó (5/4/1975) sân khấu chính trị Sài Gòn do Martin đạo diễn. Tuy quý Thiệu, nhưng để cứu vãn chế độ VNCH, Martin đã bóng gió cho Thiệu biết phải từ chức
Động tác đầu tiên là Thủ tướng Trần Thiện Khiêm từ chức hôm 9/4/1975 rung chuông báo động cho Thiệu
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,531
Động cơ
1,187,427 Mã lực
Lúc đó xảy ra trận chiến Xuân Lộc. Trận chiến ác liệt nhất đỉnh điểm hôm 15/4/1975, nhưng Mỹ dự đoán chắc chắn Xuân Lộc sẽ thất thủ sau vài ngày vì Bắc Việt Nam chấp nhận hy sinh lớn trong trận cuối cùng này, Đó cũng là trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam
Từ 15/4/1975, Martin đã nhắc Thiệu từ chức để ông ta gỡ gạc con bài chính trị, khi Hà Nội chỉ yêu cầu "đánh đổ Nguyễn Văn Thiệu"
Đời nào Thiệu đồng ý. Nên Martin phải thông báo cho Thiệu biết "một số tướng tá Sài Gòn chuẩn bị đảo chính". Thực chất nhắc Thiệu nhớ tới cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm hôm 2/11/1963, kết cục ra sao thì Thiệu đã biết
Đến 20/4/1975, khi Xuân Lộc thất thủ, thì Thiệu đồng ý từ chức và hẹn sẽ thông báo vào ngày hôm sau trên TV
Sau khi Thiệu từ chức, theo Hiến pháp VNCH, thì Trần Văn Hương lên thay
Dưới con mắt của chính khách Sài Gòn thì Trần Văn Hương, một ông giáo mù, tính cách gàn dở
Hương yêu cầu Martin bứng Nguyễn Văn Thiệu ra khỏi Việt Nam
Cũng có thể Martin mượn lời Hương để bứng tHiệu ra khỏi Nam Việt Nam để ông ta đạo diễn xây dựng "'chính phủ liên hờp mới"
Bỗng dưng Đài phát thanh "Tiếng nói Việt Nam" yêu cầu đánh đổ chế độ VNCH bất kỳ ai cầm quyền
Đó là vì máu của bộ đội và nhân dân ta đã đổ xuống, không thể để cho cái thây ma này sống lại được trong cái vỏ "chính phủ liên hợp"
"Ông già gân" Trần Văn Hương trụ được một tuần đến 28/4/1975 phải bàn giao cho Dương Văn Minh
Đáng nói, hôm đó theo thoả thuận ngầm, người Mỹ nên rút hết êm đẹp ra khỏi Nam Việt Nam
Nói là rút êm đẹp vì chính quyền Mỹ yêu cầu Martin cho di tản người Mỹ bằng máy bay quân sự từ 9/4/1975, còn phương án sử dụng trực thăng như ngày hôm sau chỉ là một trong những phương án dự phòng. Martin sử dụng người Mỹ làm con tin để kìm hãm bước chân quân ta chiếm Sài Gòn
Em hoc K12 Khoa hoá học Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tháng 9 năm 1970, khoảng 15 sinh viên lớp em nhập ngũ khi đang học dở dang năm cuối. Nguyễn Đình Nghi đã hy sinh ngày 30/4/1975 trên đường giải phóng Sài Gòn. Năm bạn khác cũng hy sinh trong cuộc chiến. chỉ một người còn mộ
Nguyễn Văn Thiệu bị Martin ép phải rời Việt Nam vào tối 25/4/1975
Thiệu ra đi có mang theo 16 tấn vàng không?
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,531
Động cơ
1,187,427 Mã lực
Thiệu ra đi có mang theo 16 tấn vàng không?
Câu trả lời là KHÔNG
Đơn (thư) xin ra nước ngoài của cẹu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gửi Tổng thống Trần Văn Hương
Trần Văn Hương phê "thuận" 25/4/75
Sài Gòn 1975_4_21 (2_10).jpg
Sài Gòn 1975_4_21 (2_11).jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,832
Động cơ
144,095 Mã lực
Thiệu ra đi có mang theo 16 tấn vàng không?
Câu trả lời là KHÔNG
Đơn (thư) xin ra nước ngoài của cẹu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gửi Tổng thống Trần Văn Hương
Trần Văn Hương phê "thuận" 25/4/75
Sài Gòn 1975_4_21 (2_10).jpg
Sài Gòn 1975_4_21 (2_11).jpg
Cái món 16 tấn vàng này thì từ lâu em đã nghĩ chắc chắn là không rồi. Thủ tục rút 16 tấn vàng ra khỏi ngân khố quốc gia, lại còn đưa ra nước ngoài đâu phải đơn giản. Với lại chiếc máy bay C-118 (DC-6) chỉ chở được tối đa 12,5 tấn hàng hóa.

Cái câu chuyện NVT cuỗm 16 tấn vàng này em nghĩ chắc ai kích lên cũng có ý đồ của nó. Có 1 cuốn sách em đọc lâu lắm rồi còn viết khi mang vàng sang Đài Bắc còn bị Tưởng Kinh Quốc (AE kết nghĩa với NVT luộc mất).

Đến tận cái năm cuối đời NVT cũng còn bị chất vấn về cái vấn đề này.

 

YarisVerso

Xe buýt
Biển số
OF-353921
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
534
Động cơ
307,847 Mã lực
Đám tướng lĩnh Nguỵ, ngoài xôi thịt ra thì toàn trẻ măng, kinh nghiệm chiến trường không thể so sánh với các tướng lĩnh Qđnd VN. Các vị tướng đều trưởng thành từ chiến trường, vào sinh ra tử, kinh nghiệm đầy mình qua bề dày tác chiến trên 2 chục năm. 1 trong các vị tướng này, nhà cháu rất ngưỡng mộ cụ Lê Trọng Tấn.
Em thấy ở videos này có đoạn cụ Đồng Thoại (từ phút 12:45) nói về chiến dịch Huế - Đà Nẵng: lúc ấy địch còn 10 vạn quân trang bị tốt ở khu liên hợp quân sự Đà Nẵng. Nếu đánh thông thường thì phải mất vào đấy ít nhất 5 vạn liệt sỹ và 10 vạn thương binh.

 

newcar

Xe tải
Biển số
OF-4172
Ngày cấp bằng
8/4/07
Số km
345
Động cơ
553,558 Mã lực
Tuổi
47
Chuẩn Cụ ạ

Nói j nói, đều là người Đại Việt cả

Tan rã, binh bại như núi lở năm 1975 lỗi 90% của đám Lãnh đạo và Tướng lĩnh cầm đầu, chứ còn các đơn vị thiện chiến của họ (VNCH) như Dù, TQLC, Biệt kách Dù ...toàn thứ dữ, lỳ đòn cả. Nếu (may mắn lịch sử không có Nếu), đám lãnh đạo bên VNCH không mục nát, xôi thịt, biết tổ chức chiến đấu, thì máu 2 bên còn đổ nhiều
em có đọc tài liệu về điệp viên Phạm Xuân Ẩn, theo em bác ấy đánh giá các tướng lĩnh, chính trị gia của VNCH khá là khách quan. Bác ấy nói TT Thiệu là người rất giỏi và quân đội VNCH cũng rất mạnh, chính vì như vậy chiến thắng mùa xuân 1975 mới có ý nghĩa vẻ vang bởi ta đánh thắng một đội quân hùng mạnh. Em thì nghiên cứu về chiến dịch 1975 từ khi còn là học sinh cấp 3 khi được tặng cuốn sách Đòn phang trúng huyệt Tây Nguyên (trận đánh khởi đầu cho chiến dịch 1975) đến bây giờ. Qua nhiều tài liệu từ các phía, từ nhận định của bản thân em thấy VNCH thua vì;
1. Mỹ ngừng viện trợ cho VNCH (đến thời điểm 1975, quân lực VNCH rất thiếu thốn vũ khí, đạn dược và các vật tư, thiết bị để phục vụ cho chiến tranh), khi ta tiếp quản có rất nhiều máy bay không của Không quân VNCH không bay được vì thiếu các vật tư, phụ tùng phải thay thế bảo dưỡng định kỳ
2. Quân đội VNCH chiến đấu theo lối con nhà giàu của Mỹ (sử dụng trực thăng vận, thiết xa vận,...) nên chi phí cho chiến tranh rất tốn kém nên không có tiền là không thể vận hành chiến tranh theo ý mình
3. Quân nhân VNCH chiến đấu vì lương chứ không phải vì lý tưởng, đóng quân ở đâu thì đưa gia đình theo nên tâm lý chiến đấu không được vững vì phải lo cho gia đình
4. Sai lầm chiến lược của TT Thiệu khi cho triệt thoái Cao Nguyên tạo hiệu ứng tâm lý sụp đổ như domino, dân quân tháo chạy tới đâu thì tin tức xấu lan tới đấy, quân dân tại đó không còn tâm trạng đánh nhau mà chỉ lo chạy
5. Không còn tiền để giữ toàn lãnh thổ nên co cụm giữ lãnh thổ ở những vùng phì nhiêu và đông dân nhưng không làm được vì tâm lý dân quân sụp đổ
6. Theo em quan trọng nhất là Mỹ ngừng viện trợ thì lấy gì ra mà đánh nhau nên ngày tàn của VNCH được xác định từ sau hiệp định Paris rồi, đến năm 1975 chỉ là sống thực vật mà thôi. Chứ trước năm 1973 thì quân lực VNCH có những trận đánh rất sòng phẳng với QDDNDVN đấy như trận An Lộc, Quảng Trị,...
 

Bluebird2908

Xe máy
Biển số
OF-875568
Ngày cấp bằng
10/2/25
Số km
91
Động cơ
9,206 Mã lực
Còn 1 lực lượng nữa của VNCH khá tinh nhuệ là cảnh sát dã chiến, thường đóng ở các tp lớn bảo vệ mục tiêu, cũng trang bị vk hạng nặng.
Em cho rằng chỉ có các binh chủng Dù, TQLC và đâu đó một vài đơn vị biệt động là thiện chiến, có kinh nghiệm và tinh thần cao.
Còn lại thì gần như để đủ biên chế, kể cả các sư đoàn bộ binh sừng sỏ như sự đoàn 1. Riêng sư 18 khi tướng Đảo về nắm mới được bổ sung nhân sự phần lớn là gốc Bắc và lực lượng chiêu hồi...mới mạnh và thủ được Xuân lộc trong gàn 1 tháng
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,832
Động cơ
144,095 Mã lực
em có đọc tài liệu về điệp viên Phạm Xuân Ẩn, theo em bác ấy đánh giá các tướng lĩnh, chính trị gia của VNCH khá là khách quan. Bác ấy nói TT Thiệu là người rất giỏi và quân đội VNCH cũng rất mạnh, chính vì như vậy chiến thắng mùa xuân 1975 mới có ý nghĩa vẻ vang bởi ta đánh thắng một đội quân hùng mạnh. Em thì nghiên cứu về chiến dịch 1975 từ khi còn là học sinh cấp 3 khi được tặng cuốn sách Đòn phang trúng huyệt Tây Nguyên (trận đánh khởi đầu cho chiến dịch 1975) đến bây giờ. Qua nhiều tài liệu từ các phía, từ nhận định của bản thân em thấy VNCH thua vì;
1. Mỹ ngừng viện trợ cho VNCH (đến thời điểm 1975, quân lực VNCH rất thiếu thốn vũ khí, đạn dược và các vật tư, thiết bị để phục vụ cho chiến tranh), khi ta tiếp quản có rất nhiều máy bay không của Không quân VNCH không bay được vì thiếu các vật tư, phụ tùng phải thay thế bảo dưỡng định kỳ
2. Quân đội VNCH chiến đấu theo lối con nhà giàu của Mỹ (sử dụng trực thăng vận, thiết xa vận,...) nên chi phí cho chiến tranh rất tốn kém nên không có tiền là không thể vận hành chiến tranh theo ý mình
3. Quân nhân VNCH chiến đấu vì lương chứ không phải vì lý tưởng, đóng quân ở đâu thì đưa gia đình theo nên tâm lý chiến đấu không được vững vì phải lo cho gia đình
4. Sai lầm chiến lược của TT Thiệu khi cho triệt thoái Cao Nguyên tạo hiệu ứng tâm lý sụp đổ như domino, dân quân tháo chạy tới đâu thì tin tức xấu lan tới đấy, quân dân tại đó không còn tâm trạng đánh nhau mà chỉ lo chạy
5. Không còn tiền để giữ toàn lãnh thổ nên co cụm giữ lãnh thổ ở những vùng phì nhiêu và đông dân nhưng không làm được vì tâm lý dân quân sụp đổ
6. Theo em quan trọng nhất là Mỹ ngừng viện trợ thì lấy gì ra mà đánh nhau nên ngày tàn của VNCH được xác định từ sau hiệp định Paris rồi, đến năm 1975 chỉ là sống thực vật mà thôi. Chứ trước năm 1973 thì quân lực VNCH có những trận đánh rất sòng phẳng với QDDNDVN đấy như trận An Lộc, Quảng Trị,...
Thế nên giang hồ mới đồn là Siêu Điệp viên NVT
 

hoaoaihuong

Xe tăng
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
1,351
Động cơ
354,665 Mã lực
Còn mỗi Vùng IV chứ còn vùng nào nữa đâu mà 'các" đâu cụ.

Trên thực tế thì Tư lệnh Quân đoàn IV Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Phó tư lệnh Chuẩn tướng Lê Văn Hưng cùng bại tướng Lê Minh Đảo cũng đã lên kế hoạch thành lập mật khu để tử thủ, câu giờ để hi vọng quốc tế hóa cuộc chiến và lật ngược thế cờ như trận Pusan trong chiến tranh Triều Tiên 1950.

DVM xuất thân quân đội nên ông ấy thừa biết khả năng tử thủ ở mấy tỉnh miền tây nó như thế nào. Đồng bằng sông nước trống trải, có 1 chút núi thấp tè ở vùng An Giang và giáp biên CPC với tình hình quân lính lúc đó thì chẳng trụ được mấy. Có chạy ra Phú Quốc thì cũng không đủ điều kiện về diện tích để cát cứ như Đài Loan.

Bản thân Nguyễn Khoa Nam khi phát lệnh tử thủ thì lệnh tắt ngóm không truyền đi được vì sỹ quan nhận lệnh đã ném tờ lệnh cho cấp phó rồi chạy về nhà kéo gia đình chạy, cấp phó thấy vậy cũng quẳng tờ lệnh chạy về nhà nốt. Đến bước đường cùng đó thì đành tự dí súng vào đầu mình.
Còn một thông tin mà trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi khi bị thẩm vấn cho hay, riêng một dọc thành phố duyên hải miền trung từ Bình Định trở vào và Đồng Bằng Sông Cửu Long, quân đội VNCH không xây dựng các cứ điểm phòng thủ mạnh, chỉ khoe mẽ và không có chiều sâu, rất dễ bị đột kích khi đánh lớn. Nên vùng 4 của ông Khoa Nam có muốn cũng tử thủ bằng mắt. Không lạ khi phát lệnh tử thủ thì binh lính chạy ráo. :)) .
 
Chỉnh sửa cuối:

Vomoicuoi

Xe điện
Biển số
OF-491495
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
2,137
Động cơ
239,407 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Từ sơn -bắc Ninh
Bác em bẩu vẫn giao thương với phía bên kia, mua thực phẩm đồ dùng của QLVNCH rất nhiều, dùng tiền hay vàng trao đổi, hẹn nhau địa điểm bên kia mang xe chở đồ đền bỏ cả xe cả hàng rồi về mới thấy kỷ luật của họ lởm khởm.
Cái này thì chuẩn. Máy cày lúc đổ dầu để ra đồng cày ruộng , nhưng các bố có cày đâu, cày qua lao vài đường cho máy bẩn , sau đó móc dầu bán cho phía giải phóng lấy tiền tiêu sài, giấy tờ , văn phòng phẩm, đặc biệt là giấy than , thì toàn mua lại của vợ sỹ quan, vì riêng cái giấy than mua ít thì ko nói nhưng mua nhiều là có nghi ngờ ngay , nhưng đây mua của vợ sếp thì yên tâm quá còn gì nữa . Và còn nhiều đồ phục vụ chiến tranh khác nữa , bảo sao chả thất bại
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,531
Động cơ
1,187,427 Mã lực
Trở lại vụ 16 tấn vàng
Trước khi ta đánh Ban Mê Thuột thì Viên và Thiệu biết là đạn dược chỉ đủ dùng 3 tháng thôi. Thiệu xin Mỹ 722 triệu USD. Dĩ nhiên biết là Quốc hội Mỹ từ chối. Thiệu rút xuống 300 triệu USD, Mỹ cũng lắc. Thiệu nói vay Mỹ 300 triệu, mua vũ khí của Mỹ, sẽ trả nợ bằng mỏ dầu sẽ khai thác, Mỹ cũng lắc. Cấn quá, vay Saudi Arabia 300 triệu USD. Vua Saudi Arabia đồng ý, đang làm thủ tục vay thì ông vua Saudi Arabia bị thằng cháu bắn chết. Thế là đàm phán tiếp với thằng cháu, mà có vay được thì thủ tục cũng kéo dài 4 tháng trong lúc VNCH chỉ đủ sức cầm cự 3 tháng
Nguyễn Tấn Hưng gợi ý mang 16 tấn vàng đi cầm cố ở bank nước ngoài để lấy tiền mua vũ khí.
Mục đích của nó là để khối tài sản khổng lồ đó không lọt vào tay Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt nam? Không hẳn như thế.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,531
Động cơ
1,187,427 Mã lực
Thụy Sĩ hay New York?
Dinh Độc Lập, ngày 1-4-1975. Một không khí nặng nề và căng thẳng bao trùm cuộc họp của các nhân vật chóp bu chính quyền Sài Gòn trước tin tức nghiêm trọng về việc quân giải phóng đã tiến vào giải phóng Đà Nẵng.
Ttrong cuốn Hồ sơ mật Dinh Độc Lập (The Palace File), Tổng trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng cho biết trong cuộc họp đó Tướng Cao Văn Viên đã đề nghị dùng hoả lực mạnh, vũ khí hạng nặng để ngăn bước tiến của “Việt Cộng”.
Nhưng trong tình hình tài chính cạn kiệt lúc đó, ông Hưng đã đề nghị “dùng số dự trữ của Ngân hàng quốc gia, bằng vàng hay ngoại tệ, để mua thêm đạn dược” cho quân đội Sài Gòn. Không ai thảo luận tiếp.
Sáng hôm sau, 2/4/1975, nội các nhóm họp. Ông Nguyễn Tiến Hưng lại nêu tiếp việc di chuyển và sử dụng số vàng dự trữ vào “nỗ lực phòng thủ cuối cùng”.
Hưng cũng trình bày với nội các về thông lệ của các quốc gia trên thế giới thường ký thác dự trữ vàng tại Ngân hàng Thanh toán quốc tế ở Thụy Sĩ hoặc Ngân hàng Dự trữ liên bang tại New York. Nội các đã đi đến quyết định chuyển vàng một cách bí mật ra nước ngoài. Nơi đến là Thụy Sĩ - Ngân hàng Bank of International Settlement.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top