Nhân việc có 1 bạn nào đó nói đến gen, di truyền và trí thông minh, rồi dùng nó đánh giá và định hướng chính sách giáo dục và phát triển, thì tôi xin phép được đi sâu hơn 1 chút. Có 1 vài điểm phải nói
1. Trí tuệ là kết quả
kết hợp của cả yếu tố di truyền-sinh học và yếu tố môi trường. Yếu tố môi trường ở đây liên quan không chỉ giáo dục, rèn luyện, mà còn cả quá trình dinh dưỡng, ăn uống từ lúc trong bụng mẹ đến lúc ra đời, trong quá trình sống. Yếu tố sinh học
tạo tiềm năng, nhưng tiềm năng có tồn tại được hay không, tồn tại và phát triển được đến đâu lại hoàn toàn do yếu tố môi trường quyết định
2. Gạt bỏ yếu tố môi trường, tập trung vào yếu tố di truyền - sinh học. Có mấy điểm cần lưu ý:
2.1. Như đã nói, thông minh là 1 khái niệm xã hội có từ xa xưa, khi mà chẳng ai biết đến gen hay sinh học là gì. Hiện tại, khoa học chưa tìm ra một “gen thông minh” duy nhất, nhưng nhiều nghiên cứu di truyền cho thấy rằng hàng trăm, thậm chí hàng ngàn gen khác nhau có thể góp phần ảnh hưởng đến trí tuệ của một người. Một số gen liên quan đến trí thông minh đã được xác định
ở thời điểm hiện nay, nhưng
tác động của từng gen riêng lẻ là rất nhỏ. Thay vào đó, chúng hoạt động theo cách kết hợp, ảnh hưởng đến cách não bộ phát triển và hoạt động.
2.2. Yếu tố sinh học ảnh hưởng đến năng lực trí tuệ
không chỉ có gen, mà còn cả hormone. Hai cái này ảnh hưởng đến năng lực trí tuệ
theo các cách khác nhau, vì thế khó mà đánh giá đơn giản cái nào nhiều hay ít hơn. Thực tế là
sự kết hợp của chúng ảnh hưởng đến năng lực trí tuệ của một con người.
2.2. Chi tiết hơn về gen và hormone ảnh hưởng đến trí tuệ. Chú ý đây chỉ là kết quả nghiên cứu cho
đến thời điểm này.
Nhân tiện giải thích tại sao có 1 vài nghiên cứu đơn lẻ cho rằng vai trò của người mẹ có thể ảnh hưởng đến trí tuệ của con lớn hơn, hoàn toàn không phải là "trí tuệ của con cái do gene của người Mẹ quyết định" như bạn
danleduc ở trên có nói
a) Di truyền qua gen trên ty thể (mitochondria, mtDNA)
Các gen trên ty thể chỉ truyền từ mẹ sang con vì tinh trùng không truyền ty thể cho con cái trong quá trình thụ tinh.
Các gen trên ty thể không phải là gen trí tuệ, nhưng có ảnh hưởng gián tiếp, cụ thể ảnh hưởng đến sự lành mạnh của bộ não, đảm bảo con cái có một bộ não bình thường, không bị mắc bệnh. Nếu có một đột biến trong gen ty thể, tất cả con cái của người mẹ đều có thể bị ảnh hưởng và mắc bệnh thần kinh, ví dụ bệnh rối loạn chuyển hóa năng lượng và một số dạng bệnh thần kinh.
Một số bệnh về ty thể có liên quan đến rối loạn phát triển trí tuệ
- Bệnh Leigh (do đột biến mtDNA) → gây thoái hóa thần kinh nghiêm trọng.
- Hội chứng MELAS (Mitochondrial Encephalomyopathy, Lactic Acidosis, and Stroke-like episodes) → có thể dẫn đến suy giảm nhận thức.
Não là cơ quan tiêu thụ nhiều năng lượng nhất trong cơ thể (Não bộ chiếm chỉ 2% khối lượng cơ thể, nhưng tiêu thụ khoảng 20% tổng năng lượng), bất kỳ sự rối loạn nào trong hệ thống ty thể đều có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, trí nhớ, và khả năng học tập. Nếu ty thể hoạt động kém, tế bào thần kinh sẽ không có đủ năng lượng để xử lý thông tin nhanh chóng, ảnh hưởng đến trí nhớ, tốc độ tư duy, và khả năng tập trung.
Tóm lại, di truyền ty thể đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và có thể gây ra một số bệnh di truyền đặc biệt.
Đây cũng chính là một trong hai lý do có một vài quan điểm cho rằng người mẹ đóng vai trò quan trọng hơn trong di truyền trí tuệ cho con cái. Tuy nhiên, vì gen ty thể không phải là gen ảnh hưởng đến năng lực trí tuệ, mà chỉ có ảnh hưởng gián tiếp bảo đảm sự an toàn, vì thế khi 2 người được sinh ra từ một người mẹ hay từ những nguời mẹ khác nhau có gen ty thể bình thường lành mạnh, và nhờ dods họ không mắc bệnh gì về não hay thần kinh, thì chưa thể nói được họ có là người thông minh không, ai thông minh hơn, hay dùng từ chính xác là không thể xác định năng lực trí tuệ của họ đến đâu, chỉ có thể nói họ có bộ não vận hành bình thường, lành mạnh
Một điểm bổ sung, đó là dù gen ty thể di truyền hoàn toàn từ mẹ, nhưng chức năng của ty thể có thể được cải thiện qua lối sống:
+ Tập thể dục thường xuyên → Giúp tăng cường số lượng và hiệu suất của ty thể, cải thiện hiệu suất tư duy và trí nhớ.
+ Chế độ ăn uống lành mạnh (giàu Omega-3, vitamin B, CoQ10) → Hỗ trợ chức năng ty thể.
+ Ngủ đủ giấc → Giúp não bộ tái tạo năng lượng và duy trì trí tuệ lâu dài.
+ Hạn chế stress → Giảm tổn thương ty thể, bảo vệ khả năng nhận thức lâu dài.
+ Tập thể dục (đặc biệt là HIIT, tập tạ) – Tăng cường sản xuất ty thể mới.
b) Di truyền, năng lực trí tuệ qua gen trên các bộ nhiễm sắc thể
- Cả nam và nữ đều có 22 cặp nhiễm sắc thể thường (autosome, 1-22) giống nhau. Chúng chứa phần lớn gen mã hóa protein cần thiết cho các chức năng cơ thể.
- Nhiễm sắc thể giới tính (X và Y)
Nữ (XX): Nhận một nhiễm sắc thể X từ mẹ, một X từ cha.
Nam (XY): Nhận một nhiễm sắc thể X từ mẹ, một Y từ cha.
Tất cả các gen ảnh hưởng đến năng lực trí tuệ nào có trên nhiễm sắc thể thường, đều truyền được từ cả từ bố mẹ sang con cái, bất kể là con trai hay gái.
Những gen "trí tuệ" nào có trên nhiễm sắc thể giới tính X, sẽ được truyền từ cả bố mẹ sang con gái, và từ mẹ sang con trai
Đây chính là nguyên nhân thứ 2 khiến cho có một vài tuyên bố, cho rằng vai trò của người mẹ ảnh hưởng đến trí tuệ của con trai nhiều hơn là bố, còn con gái hưởng lợi từ di truyền trí tuệ của người bố nhiều hơn con trai. Lý do họ đưa ra là vì con trai ngoài thừa hưởng gen trí tuệ từ các nhiễm sắc thể thường của cả bố và mẹ, thì chỉ hưởng được các gen "trí tuệ" trên nhiễm sắc thể giới tính X từ mẹ, trong khi con gái hưởng được các gen "trí tuệ" trên nhiễm sắc thể giới tính X từ cả cha và mẹ.
Tuy vậy điều này hoàn toàn khác với cách nói của bạn
danleduc và có thể của cả một số báo hiểu sai (vô ý hay cố ý) khi viết "trí tuệ của con cái do gene của người Mẹ quyết định".
Như đã nói ở trên, con gái thừa hưởng gen "trí tuệ" từ tất cả các nhiễm sắc thể từ cả bố và mẹ, còn con trai thừa hưởng gen trí tuệ từ các nhiễm sắc thể thường của cả bố và mẹ, và hưởng được các gen "trí tuệ" trên nhiễm sắc thể giới tính X từ mẹ.
Vì thế dù là con trai hay gái thì vai trò di truyền trí tuệ của người bố vẫn rất quan trọng.
Lấy ví dụ một số gen "trí tuệ" dưới đây đều ở trên nhiễm sắc thể thường, và được di truyền từ cả bố mẹ sang con cái, cả trai và gái
- CHRM2 nằm trên Nhiễm sắc thể 7 (7q31-q35) Liên quan đến trí nhớ, tư duy logic, và xử lý thông tin trong não bộ.
- NPTN nằm trên Nhiễm sắc thể 15 (15q22.2) Ảnh hưởng đến sự phát triển tế bào thần kinh, có vai trò trong IQ.
- FOXP2 nằm trên Nhiễm sắc thể 7 (7q31) Quy định khả năng ngôn ngữ, giao tiếp và học tập ngôn ngữ.
- BDNF nằm trên Nhiễm sắc thể 11 (11p14.1) Hỗ trợ quá trình hình thành và kết nối thần kinh, cải thiện trí nhớ và khả năng học tập.
- ASPM nằm trên Nhiễm sắc thể 1 (1q31) Được cho là liên quan đến sự phát triển kích thước não bộ, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức.
- MCPH1 nằm trên Nhiễm sắc thể 8 (8p23.1) Liên quan đến kích thước não và sự phát triển thần kinh.
- COMT nằm trên Nhiễm sắc thể 22 (22q11.21) Điều chỉnh dopamine trong não, ảnh hưởng đến kiểm soát nhận thức và động lực học tập.
- DRD2 nằm trên Nhiễm sắc thể 11 (11q23.2) Liên quan đến hệ dopamine, ảnh hưởng đến động lực, khả năng học tập và trí nhớ.
Ngoài ra,
con trai di truyền được nhiễm sắc thể Y từ cha. Hiện nay chưa phát hiện được gen "trí tuệ" nào ở nhiễm sắc thể này, nhưng nhiễm sắc thể này có ảnh hưởng lớn đến trí tuệ và năng lực nói chung của con người theo một cách khác, thông qua hormone testosterone. Hormone testosterone này ảnh hưởng lớn đến khả năng, năng lực tư duy không gian, hành vi xã hội, tính cách, khả năng ra quyết định, và EQ (trí tuệ cảm xúc). Ngoài ra, dù chưa xác đinh được là có gen nào của Y ảnh hưởng đến vỏ não thị giác, nhưng testosterone thực sự có ảnh hưởng đến vùng não này.
Như vậy vai trò di truyền của người cha đến trí tuệ nói riêng, tâm lý, tính cách và năng lực nói chung của con cái là rất lớn. Chi tiết hơn ở phần dưới
c) Di truyền, năng lực trí tuệ qua hormone
Cả hormone nam (testosterone) và hormone nữ (estrogen, progesterone) đều ảnh hưởng đến trí tuệ theo cách riêng.
- Testosterone giúp phát triển tư duy không gian, cạnh tranh, và khả năng giải quyết vấn đề logic.
- Estrogen kết hợp với oxytocin giúp tăng cường trí nhớ, khả năng ngôn ngữ, EQ, và sự đồng cảm.
Không có hormone nào vượt trội hoàn toàn, mà chỉ tác động theo những khía cạnh khác nhau của trí tuệ và hành vi xã hội.
Hormone nam (testosterone)
Như đã nói, con trai di truyền được nhiễm sắc thể Y từ cha. Hiện nay chưa phát hiện được gen "trí tuệ" nào ở nhiễm sắc thể này, nhưng nhiễm sắc thể này có ảnh hưởng lớn đến trí tuệ và năng lực nói chung của con người theo một cách khác, thông qua hormone testosterone.
Testosterone là một hormone quan trọng, chủ yếu có ở nam giới, nhưng nữ giới cũng có với lượng nhỏ hơn. Nó ảnh hưởng đến một số khía cạnh của trí tuệ, bao gồm:
- Khả năng tư duy không gian.
Một số nghiên cứu cho thấy testosterone thúc đẩy sự phát triển của vùng não chịu trách nhiệm về khả năng không gian, xử lý thông tin không gian (ví dụ: vỏ não thị giác và hồi hải mã). Điều này có thể giải thích tại sao trung bình nam giới có xu hướng làm tốt hơn trong các bài kiểm tra tư duy không gian so với nữ giới. Đây là kỹ năng then chốt trong toán học, kiến trúc, kỹ thuật, vật lý, thiên văn học và công nghệ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người có khả năng không gian tốt thường giỏi về STEM (Science, Technology, Engineering, Mathematics). Một số thiên tài toán học, nhà khoa học, và kỹ sư có tư duy không gian cực kỳ phát triển. Lý do là vì khả năng không gian (Spatial Intelligence) là một dạng trí thông minh quan trọng, liên quan đến việc:
+ Hình dung và xoay chuyển vật thể trong không gian.
+ Nhận thức về tỷ lệ, khoảng cách, và cấu trúc hình học.
+ Giải quyết vấn đề dựa trên tư duy hình ảnh.
- Khả năng ra quyết định và tính cạnh tranh
Testosterone có liên quan đến khả năng chấp nhận rủi ro, sự tự tin và động lực – những yếu tố quan trọng trong nhiều lĩnh vực trí tuệ và kinh doanh.
- Hành vi và tính cách
+ Khả năng lãnh đạo: Người có nồng độ testosterone cao hơn (liên quan đến nhiễm sắc thể Y) thường có xu hướng chủ động, tự tin và quyết đoán hơn.
+ Hành vi cạnh tranh & động lực: Testosterone cũng ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh và động lực theo đuổi mục tiêu.
+ Khả năng kiểm soát cảm xúc và EQ: Một số nghiên cứu cho thấy gen trên nhiễm sắc thể Y có thể ảnh hưởng đến cách nam giới xử lý cảm xúc và giao tiếp xã hội, cả ưu và nhược điểm, ví dụ lượng testosterone cao hơn có thể làm giảm xu hướng đồng cảm và khả năng nhận diện cảm xúc, điều này có thể ảnh hưởng đến cách một người xử lý các tình huống xã hội. Ngược lại, một mức độ cân bằng giữa testosterone và oxytocin (hormone liên quan đến sự đồng cảm) có thể giúp cải thiện EQ.
Như vậy vai trò của nhiễm sắc thể Y cũng rất quan trọng đến trí tuệ nói riêng và tâm lý, tính cách, năng lực nói chung, nhưng theo một cách khác, không phải thông qua gen mà qua hormone ( và từ đó vai trò của di truyền của người cha được thể hiện, không chỉ qua nhiễm sắc thể thường, mà qua cả nhiễm sắc thể Y)
Hormone nữ (estrogen, progesterone)
Hormone nữ giới, đặc biệt là estrogen, progesterone, và oxytocin ở nữ giới (oxytocin có cả ở nam giới), có ảnh hưởng đáng kể đến chức năng não bộ, trí tuệ, và cảm xúc, nhưng theo cách khác với testosterone.
- Estrogen ảnh hưởng trực tiếp đến hippocampus, vùng não chịu trách nhiệm về trí nhớ và học tập.
Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ có xu hướng giỏi hơn trong các bài kiểm tra về ngôn ngữ, trí nhớ ngắn hạn và kỹ năng giao tiếp – điều này có thể liên quan đến estrogen.
- Bảo vệ tế bào não và ngăn ngừa suy giảm trí tuệ
Estrogen giúp duy trì tính linh hoạt của synapse thần kinh, từ đó cải thiện trí nhớ. Có nghiên cứu cho thấy estrogen giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức ở phụ nữ lớn tuổi.
- Estrogen ảnh hưởng đến vỏ não trước trán (prefrontal cortex) – vùng chịu trách nhiệm ra quyết định và kiểm soát hành vi.
Nhờ đó, phụ nữ có thể giỏi trong việc xử lý tình huống xã hội và kiểm soát cảm xúc hơn nam giới.
- Progesterone giúp điều hòa cảm xúc và giấc ngủ, Ổn định tâm trạng, giảm căng thẳng, có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, giúp giảm căng thẳng và lo lắng.
Tuy nhiên, mức progesterone cao có thể làm giảm sự tập trung và khả năng ghi nhớ ngắn hạn, đặc biệt trong giai đoạn tiền kinh nguyệt.
Progesterone giúp tăng cường giấc ngủ sâu, giúp cải thiện khả năng nhận thức và học tập vào ngày hôm sau.