Vấn đề này đúng là khá lớn, em không phải dân kỹ thuật nên cũng chỉ theo dõi các cụ chia sẻ, không có ý kiến gì nhiều, chỉ xin bảy tỏ vài suy nghĩ như sau:
Các công nghệ truyền thống thì ngày nay hầu hết nếu có tiền là có thể mua được, ví dụ như cách VF họ làm, đi từ số 0 trở thành hãng sản xuất xe ô tô chỉ trong mấy năm nhờ mua giấy phép và công nghệ sản xuất phần cứng, tích hợp, tham gia dần vào các giá trị mềm như giá trị phần mềm điều khiển, giá trị thiết kế, quy trình cung cấp dịch vụ ...
Hay như trong lĩnh vực quốc phòng, tin tức những năm gần đây cho thấy VN đang dần tự chủ phần nào sản xuất công nghiệp quốc phòng, trong đó có cả vũ khí tầm chiến lược (như phát ngôn của cụ bộ trưởng Giang), mà trong đó phần nào phải có đóng góp về kỹ thuật công nghệ của riêng mình chứ không thể hoàn toàn từ đi mua vì mua đối tác cũng không bán.
Trong khi đó các lĩnh vực truyền thống như luyện kim, cơ khí thì cũng dần sẽ đến điểm tới hạn về vật lý. Cho nên việc theo đuổi các lĩnh vực này sẽ không còn nhiều không gian nghiên cứu phát triển ngoài mục đích tránh phụ thuộc nguồn cung cho nền sản xuất của mình. Vì vậy, nếu chỉ nhìn vào điểm này thì khó có động lực đổi mới sáng tạo. Vì vậy tiếp cận các ngành nghề có tính ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, robot, công nghệ sinh học, vật liệu mới .... là con đường và cơ hội cho Việt Nam trong mấy thập kỷ tới như trong linh bài báo về quyết định của Thủ tướng. Với hướng tiếp cận đó thì các nước khá bình đẳng, ít có nhiều khác biệt về lợi thế.
Các loại vật liệu siêu nhẹ, siêu bền như khói đóng băng và khả năng tích hợp thông minh trong công nghệ chế tạo sắp xếp tính toán đến cấp độ nguyên tử sẽ là mục tiêu của tương lai thay thế cho các khối bê tông cốt thép, các cỗ xe hay các tầng tên lửa đẩy nặng nề vốn chưa tối ưu về năng lượng tiêu hao ... Các tên lửa của cụ Elon Musk sẽ không phải là giải pháp để con người đi được xa khỏi quả đất khi hầu hết trọng lượng và thể tích của các tầng tên lửa chỉ để chứa nhiên liệu để mang mang theo phần hàng hóa hoặc chuyên gia chiếm tỉ lệ rất ít bên trong.
Muốn đi sâu vào những lĩnh vực mới này, ngoài chính sách và cơ sở vật chất, cái khó nhất lại là trí tuệ của ông người nước Nam, bọn robot AI hiện tại chưa giúp được giải bài toán này, hay nói cách khác là những người thực sự tài. Tìm người tài bằng con đường nào, học nhồi nhét hay bằng cách nào khác? Em nghĩ phải có một cách tiếp cận khác nữa khi đặt vấn đề về người tài không chỉ ở trí khôn ngoan, nhanh nhạy mà phải xem xét sâu cả ở khía cạnh tâm thức, trí tuệ, sự minh triết. Làm sao để những con người, những nhân tố đố xuất hiện giữa trăm triệu con dân nước Việt trong 1,2 thập kỷ tới và làm cách nào để tìm ra họ?