Trung Quốc là bài học nhãn tiền về việc sử dụng quá cứng nhắc công cụ thuế suất dành cho những người sở hữu căn nhà thứ hai trở lên nhằm kiềm chế giá nhà tăng nhưng lại tác dụng ngược. Cụ thể, cuối năm 2017, Trung Quốc đưa ra chủ trương nhà là để ở, chứ không phải để đầu cơ. Tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Thành Đô… chính quyền quy định rất chặt chẽ việc sở hữu căn nhà thứ 2 trở lên. Chẳng hạn, người mua căn thứ 2 phải đặt cọc từ 60-85% trị giá căn hộ, căn thứ 3 đến 100%, thuế cũng đánh mạnh vào căn hộ thứ 2 trở đi…
Ngoài ra, 2 thành phố Bắc Kinh và Thượng Hải còn nghiêm ngặt hơn trong việc quy định hộ khẩu khi xét duyệt mua nhà.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại khi cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài nhiều năm đã làm bốc hơi khoảng 18.000 tỷ USD khỏi tài sản của các hộ gia đình Trung Quốc, lấy đi 18 triệu việc làm, kéo niềm tin của người tiêu dùng cũng như nhu cầu của nhiều sản phẩm như thép đi xuống thì Trung Quốc phải tung gói giải cứu thị trường bất động sản lớn chưa từng thấy, chính thức nới lỏng hạn chế mua căn nhà thứ hai. Sự đánh đổi là quá lớn và khó vực dậy kể cả với quốc gia có nguồn lực mạnh như Trung Quốc bởi bất động sản là lĩnh vực đầu tàu, đóng góp vào nền kinh tế. Chỉ khi bất động sản đồng nhịp với nền kinh tế thì đất nước mới có thể phát triển mạnh mẽ.
Trung Quốc chính là bài học nhãn tiền với Việt Nam. Qua đó, ta thấy rằng, những chính sách cực đoan đã khiến thị trường bất động sản suy thoái và người dân mất niềm tin vào thị trường bất động sản ra sao. Sự đánh đổi là quá lớn và khó vực dậy kể cả với quốc gia có nguồn lực mạnh như Trung Quốc bởi bất động sản là lĩnh vực đầu tàu, đóng góp vào nền kinh tế. Chỉ khi bất động sản đồng nhịp với nền kinh tế thì đất nước mới có thể phát triển mạnh mẽ.
Bởi thế Việt Nam - một nước có nguồn lực không dồi dào như Trung Quốc lại càng cần cẩn trọng hơn trong các quyết sách, tránh tình trạng, suy thoái rồi mới thay đổi.