Em có tí lq đến Ams, không trực tiếp, nhưng thôi không đem kinh nghiệm cá nhân ra bàn cũng như không nói về cá nhân người nói - giả định là của chính anh ấy. Chỉ xin đề cập những lập luận, và mong rửa tai nghe các cụ bàn thêm:
- "Tinh thần tự do của chúng tôi được nuôi dưỡng từ đây. Là học sinh đội tuyển, chúng tôi được học thêm với những thày giỏi nhất nước lúc ấy. Những người thày đã già, thuộc về tầng lớp tinh hoa thời trước bị cách mạng ngấm ngầm loại bỏ bằng cách cho đi dạy học. Như vậy, việc học đội tuyển đã khiến tôi may mắn nhận được hai điều: nhìn thấy nhân cách của các thày và không phải học các môn khác của chương trình phổ thông. Tôi đã không phải học thơ Tố Hữu hay những áng văn cách mạng hăng hái, mà để cải thiện môn văn học, tôi tự đọc Việt Nam Văn học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm theo hướng dẫn của bố tôi, nơi tôi tìm thấy cảm hứng tự do trong Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ và sự cao nhã của Phạm Quỳnh"
LỜI BÀN => 1/ lứa bạn này học ở phổ thông thì chắc chắn là do những người thầy sinh năm từ 1940 trở về sau. Họ đều lớn lên dưới mái trường XHCN và thời những năm 60 có câu "Nhất y nhì dược tạm được BK, sp bỏ qua, nông lâm xếp xó". KHÔNG thể nói khơi khơi theo cách là rằng "lớp tinh hoa bị cách mạng loại bỏ" vì đúng là có chính sách ngầm về thành phần ngăn cấm nhiều người giỏi vào Bách khoa, và đẩy họ vào sp, nhưng không có nghĩa là cặn bã đi học những trường khác. Vả theo logic đó thì ngành giáo dục phải tốt chứ? Vả nữa là chính những người thầy đó dạy bạn tinh thần tự do. Đó chẳng phải là điều đáng quý của một chính sách? Cái sai nó nằm chỗ khác chứ không phải ở việc ép người tài đi sư phạm. Và vì thế kinh nghiệm cá nhân của bận ấy không liên quan gì đến việc đề xuất giải tán Am cả. 2/ Học Tố Hữu chẳng phải một cái tội, chẳng phải vì học ổng mà bạn ngu dốt hay hồng vệ binh đi. Cả một phần quan trọng bạn đọc bình dân từng đọc TH để đi đánh nhau. Chưa bàn đến đúng sai của thơTH, việc khác biệt thị hiếu không thể là lý do bạn bắt người ta đọc cái bạn thích. Mặt khác thế hệ bạn này là chương trình đã đổi mới nên TH chỉ là một phần rất nhỏ bên cạnh nhiều người khác (xin miễn kể tên, trong đó có CBQ, PT, NCT...). Vậy lỗi không ở việc học ổng. 3/ Chương trình sgk chỉ dạy có tính gợi mở chứ có bảo bạn là đó những tác giả duy nhất đâu mà bạn khăng khăng vậy? Hóa ra bạn đâu có tinh thần tự do và khai phóng (một từ khóa là mốt)? 4/Bạn có nhắc đến Phạm Quỳnh, nhưng PQ nghị luận chứ không sáng tác, chặt chẽ chứ đâu có cao nhã lắm đâu, và bạn cứ việc đọc thôi, sao bắt người khác phải đọc PQ? Vả lại không phải những người Cộng sản sau này là những người duy nhất kết tội PQ, mà cả những người đương thời và cả trong nam trước 1975. Đúng sai thì chúng ta không bàn, nhưng nói vây để thấy 1 trường hợp phức tạp không thể biến thành chuẩn mực để phán xét trường hợp kia. Cách lấy những ví dụ này khá là tệ về lập luận, nhưng có vẻ thuyết phục!!!!. => Vậy là không hiểu về lịch sử nhưng lấy lịch sử để chứng minh 1 niềm tin của chính mình.
- "Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Bố mẹ các bạn nghèo và được giả định là học kém - giả định thôi - đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn - chắc chắn đó là một giả định - và nói chung là suy đồi hơn, cho con vào học để sau này ngồi lên đầu các bạn nghèo và học kém hơn kia. Tức là mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội."
=> LỜI BÀN: Dĩ nhiên chém gió thì chẳng cần số liệu, nhưng vì thế nói khơi khơi như một định đề rằng lấy của nghèo góp cho người giàu với một loạt những ví dụ giả định thì đúng là hài hước. Bởi người ta có thể chỉ ra chứng minh ngược lại bằng những chính sách văn bản rõ ràng. Vậy là dùng ví dụ giả định chứng minh cho một luận đề định trước có phải là một sự hài hước?
- " Việc bố mẹ phải đút lót chạy bảng điểm đẹp không phải như mơ mà như dở hơi (thật là đáng thương cho đứa trẻ có bảng điểm toàn 10), hoặc chạy tiền để có đủ thứ giải thưởng cho có vẻ có năng khiếu hay đơn giản là đút tiền thẳng cho lãnh đạo trường Ams - sự suy đồi mà chúng tôi là cựu học sinh cảm thấy ô nhục - chứng tỏ rằng việc lo cho con được học ở Ams sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo LỚN HƠN phần họ đã bỏ ra chạy chọt. Việc này sẽ biến mất nếu thực hiện điều 2 nêu trên"
=> LỜI BÀN: vẫn là chém gió nên chắc chắn không cần số liệu.Nhưng chỉ dựa vào vài trường hợp anh bạn này biết, và chắc chắn là có chứ không giả định, để nói về cả trường Am hiện giờ, người ta có quyền kiện người phát ngôn vì sự vu khống? Và vì thế không khó chứng minh ngược lại. Vậy là bàn nhảm chém gió vô thưởng câu view?
- "Mục đích của trường chuyên lớp chọn như trường Ams đã hết vai trò lịch sử của nó. Giả thuyết của tôi là trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, lại muốn chứng tỏ rằng người miền Bắc có trí tuệ (so với miền Nam và cả thế giới), nên đã phải mở các trường chuyên làm showcase. Từ đây đào tạo ra một ít gà nòi để đem đi triển lãm trên thế giới thông qua các kỳ thi toán lý quốc tế. Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều. Những người này cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ chế độ vì đúng là họ có khả năng thật. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ, lệch lạc, nhưng lại muốn bằng chị bằng em và duy trì nguồn tài trợ từ nước ngoài cho chiến tranh"
=> LỜI BÀN: vẫn lại là những giả định chém gió. Thì cũng chính nhờ cái showcase đó mà tạo ra một lớp tinh hoa,lựa ra một lớp tinh hoa trong một giới hạn của tài lực. Đó là một chính sách hợp lý để cho phép những ai không có điều kiện vật chất nhưng có cái đầu được tuyển lựa. Lớp đó có làm được hay không cho xã hội thì phải trách họ chứ sao lại trách cái nơi đã lựa ra họ? Nói rằng nhờ lớp đó mà "duy trì nguồn tài trợ từ nước ngoài cho chiến tranh" thì phải nói là siêu hài hước về mặt lịch sử.
CUỐI CÙNG VỀ ĐỀ XUẤT TƯ NHÂN HÓA: Ngoại trừ Mỹ là nơi thị trường hóa giáo dục, những nước châu Âu đều giành nguồn lực lớn của công cho giáo dục vì họ cho rằng CHỈ Nhà nước mới có khả năng tối ưu và điều phối cho một công việc phi lợi nhuận như giáo dục. Ngay cả ở Mỹ cũng là nơi những trường ĐH lớn nhất là phi lợi nhuận. Và cho đến nay trường Am cho thấy nó vẫn tạo ra được một lớp tinh hoa, dù không còn cách biệt nhiều so với xã hội như ngày xưa - điều đó thực sự tốt vì chứng tỏ xã hội tiến triển. Vậy sự đầu tư đó đâu có phí phạm? Mặt khác, tất cả các quốc gia đều có những "trường tinh hoa". Vấn đề là học sinh được giảng dạy ntn và chúng ta tiếp cận họ ra sao. Cách nhìn rằng vì nó không giống bạn ấy học ngày xưa nên xóa bỏ nó hoặc tư nhân hóa - cũng là một cách xóa bỏ nó - là một hành vi "đái vào lịch sử". Kể ra cũng có vấn đề thật, theo em là vậy.