[Funland] Yêu cầu xóa bỏ hoặc tư nhân hóa Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Tư duy của một tiến sỹ kinh tế.

hdv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-3740
Ngày cấp bằng
12/3/07
Số km
4,456
Động cơ
588,204 Mã lực
Dưới đây là ý kiến của tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).

VÌ SAO NÊN ĐÓNG CỬA TRƯỜNG AMS HOẶC BÁN NÓ CHO TƯ NHÂN. VÀ NÊN LÀM NHƯ VẬY VỚI MỌI TRƯỜNG CHUYÊN.
Sau này
Tôi là học sinh trường Ams khoá 1992-1995. Chuyên Lý 1. Nói thì bây giờ không ai tin, nhưng tôi đã từng học giỏi gần nhất trường về môn mà tôi học chuyên, tức là môn Lý.
Quãng thời gian học ở trường Ams là đẹp đẽ không khác gì những năm cấp 2 khi tôi học chuyên toán hay các bạn học ở trường khác. Tinh thần tự do của chúng tôi được nuôi dưỡng từ đây. Là học sinh đội tuyển, chúng tôi được học thêm với những thày giỏi nhất nước lúc ấy. Những người thày đã già, thuộc về tầng lớp tinh hoa thời trước bị cách mạng ngấm ngầm loại bỏ bằng cách cho đi dạy học. Như vậy, việc học đội tuyển đã khiến tôi may mắn nhận được hai điều: nhìn thấy nhân cách của các thày và không phải học các môn khác của chương trình phổ thông. Tôi đã không phải học thơ Tố Hữu hay những áng văn cách mạng hăng hái, mà để cải thiện môn văn học, tôi tự đọc Việt Nam Văn học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm theo hướng dẫn của bố tôi, nơi tôi tìm thấy cảm hứng tự do trong Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ và sự cao nhã của Phạm Quỳnh.
Đó là những hành trang tôi có được từ trường Ams. Và nhờ thế, giờ đây tôi có được niềm tin rằng nên giải tán trường Ams hoặc biến nó thành một trường tư thông qua bán đấu giá nó.
Lập luận của tôi là:
1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Bố mẹ các bạn nghèo và được giả định là học kém - giả định thôi - đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn - chắc chắn đó là một giả định - và nói chung là suy đồi hơn, cho con vào học để sau này ngồi lên đầu các bạn nghèo và học kém hơn kia. Tức là mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội.
2. Mô hình này sẽ OK nếu nó là một trường tư, như trường Olympia, nơi cha mẹ giàu trang trải đầy đủ mọi chi phí để con họ trở thành người mà họ muốn. Như mô hình Ams hiện nay, chi phí này lấy từ ngân sách nhà nước, tức là lấy từ tiền của các bố mẹ khác. Vậy là không công bằng.
3. Việc bố mẹ phải đút lót chạy bảng điểm đẹp không phải như mơ mà như dở hơi (thật là đáng thương cho đứa trẻ có bảng điểm toàn 10), hoặc chạy tiền để có đủ thứ giải thưởng cho có vẻ có năng khiếu hay đơn giản là đút tiền thẳng cho lãnh đạo trường Ams - sự suy đồi mà chúng tôi là cựu học sinh cảm thấy ô nhục - chứng tỏ rằng việc lo cho con được học ở Ams sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo LỚN HƠN phần họ đã bỏ ra chạy chọt. Việc này sẽ biến mất nếu thực hiện điều 2 nêu trên.
4. Mục đích của trường chuyên lớp chọn như trường Ams đã hết vai trò lịch sử của nó. Giả thuyết của tôi là trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, lại muốn chứng tỏ rằng người miền Bắc có trí tuệ (so với miền Nam và cả thế giới), nên đã phải mở các trường chuyên làm showcase. Từ đây đào tạo ra một ít gà nòi để đem đi triển lãm trên thế giới thông qua các kỳ thi toán lý quốc tế. Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều. Những người này cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ chế độ vì đúng là họ có khả năng thật. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ, lệch lạc, nhưng lại muốn bằng chị bằng em và duy trì nguồn tài trợ từ nước ngoài cho chiến tranh.
Niềm tin của tôi về sự vô dụng, lỗi thời và bất công của mô hình trường Ams được thực hành bằng việc tôi chưa bao giờ có ý định cho các con tôi học trường đó. Dù tôi biết một ít thuế của tôi, họ hàng tôi, các nhân viên của tôi, cũng như bạn bè tôi, vẫn âm thầm chảy ra mỗi ngày để duy trì mô hình đó cùng những đứa trẻ đang học trong đó - những học sinh tiết kiệm được phần lớn chi phí cho điều kiện học vượt trội của mình.
Với tất cả niềm tự hào là một học sinh trường Ams khoá 1992-1995 có ảnh được treo trong phòng truyền thống của Trường, với mong muốn tri ân những gì quý giá nhất tôi được học từ thày cô bạn bè trường lớp thân yêu ấy, cộng thêm niềm say mê người vợ cũng học trường Ams kém tôi 5 khoá, tôi kêu gọi xoá bỏ mô hình trường Ams thông qua việc đưa nó về thành một trường công bình thường hoặc bán đấu giá nó cho tư nhân để biến nó thành một trường tư.


Sau đây là ý kiến phản biện của em về các quan điểm trên của đồng chí Thành:

1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu.: Cái này là sự suy đoán vô căn cứ. Việc ngân sách chi cho trường Ams so với các trường khác như thế nào không thấy tác giả lấy số liệu cụ thể để phân tích, một lỗi rất sơ đẳng của người nghiên cứu kinh tế. Hơn nữa, cứ giả sử cho việc nhà nước ưu đãi Ams hơn các trường công lập bình thường khác đi, vậy việc ưu đãi này có mang lại lợi ích gì cho xã hội không? ( Tạo ra một lớp người thành công , đóng góp không nhỏ cho xã hội sau này? Bù đắp lại những chi phí nhà nước đã bỏ ra đào tạo..v..v..) Cũng không thấy tác giả phân tích sâu vào đó.
2. Lỗi y như ý 1: Vô căn cứ, không có số liệu cụ thể.
3. Việc chạy chọt bảng điểm để vào trường chuyên là chuyện có thể xảy ra, nhưng liệu có phải trong 1000 cháu ứng cử vào trường chuyên thì có 500 cháu chạy chọt để có bảng điểm đẹp hay không? Cái này mắc lỗi lấy thiểu số để bao trùm lên toàn bộ vấn đề, không khách quan.
4. Mục đích của trường chuyên là để luyện gà nòi đi thi quốc tế? SAI. Bản thân em đã từng học chuyên toán hồi cấp 3. Nhưng văn hóa trường không bao giờ có chuyện chăm chăm vào luyện gà nòi cả. Có thể nó đúng vào thời xưa những năm 70,80 trở về trước. Chứ hiện tại mục tiêu chính của trường chuyên là đào tạo một thế hệ trẻ vượt trội, có năng lực hơn bạn bè đồng trang lứa.

Tóm lại, bài viết là của một tiến sỹ kinh tế, viện trưởng viện nghiên cứu chính sách, là một nhà nghiên cứu khoa học nhưng thể hiện một tư duy rất chủ quan, một chiều, vô căn cứ khi lập luận phân tích một vấn đề. Đồng chí Thành này cứ xoáy vào đồng thuế của đồng chí ấy đóng để cho các cháu trường Ams được học. Thế đồng chí ấy có nghĩ lại là bố mẹ các cháu học Ams cũng đang đóng thuế để cho con đồng chí ấy học không? Hơn nữa, việc vào Ams là BÌNH ĐẲNG đối với tất cả các cháu CÓ NĂNG LỰC khi thi đầu vào. Tất nhiên những hiện tượng chạy chọt là có nhưng nó quá nhỏ để có thể nói ra dẫn chứng , làm cơ sở bảo vệ cho một quan điểm, một vấn đề.
 

thanhgamo

Xe container
Biển số
OF-120503
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
7,003
Động cơ
451,336 Mã lực
Phản biện thì phản cái ngoài rọ ý, phản biệt cái trong rọ làm gì cho mất công, ai nghe :D
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,426
Động cơ
291,729 Mã lực
Tiến sĩ cơ đấy!
Sao tư duy méo mó vậy nhỉ?
 

ate1987

Xe điện
Biển số
OF-468744
Ngày cấp bằng
8/11/16
Số km
2,021
Động cơ
62,524 Mã lực
Trường đại học giờ toàn viện này viện nọ nghe oai vãi :D
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Nhìn bảng điểm các cháu vào Ams toàn 10, quá choáng, tý ngất.
Chả hiểu để trường đó hoạt động dẫn đến méo mó hết cả làm cái gì nhể? giờ này giỏi mấy cái môn học đó có chắc hạnh phúc hơn những đứa học thực chất chỉ cần 6-8 điểm không?
 

BMV_X5

Xe tải
Biển số
OF-5500
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
270
Động cơ
544,820 Mã lực
Không biết phải bài này do cậu này viết không? Nếu thật thì tư duy vớ vẩn quá
 
Biển số
OF-731174
Ngày cấp bằng
1/6/20
Số km
700
Động cơ
77,651 Mã lực
Nơi ở
Đà Lạt, Tếch Dạt
Luyện gà nòi đâu chả có. Nhiều cụ hay bảo bọn Tây nó ko luyện, nhầm hoàn toàn, trường nào nó cũng có đội luyện thi, trường cho học sinh có năng khiếu cũng đầy. Và các trường này đều lấy tiền từ thuế cả đấy.
Tiến với chả sỹ, nói linh tinh thế người ta cười cho
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
4,525
Động cơ
432,201 Mã lực
Dưới đây là ý kiến của tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).

VÌ SAO NÊN ĐÓNG CỬA TRƯỜNG AMS HOẶC BÁN NÓ CHO TƯ NHÂN. VÀ NÊN LÀM NHƯ VẬY VỚI MỌI TRƯỜNG CHUYÊN.
Sau này
Tôi là học sinh trường Ams khoá 1992-1995. Chuyên Lý 1. Nói thì bây giờ không ai tin, nhưng tôi đã từng học giỏi gần nhất trường về môn mà tôi học chuyên, tức là môn Lý.
Quãng thời gian học ở trường Ams là đẹp đẽ không khác gì những năm cấp 2 khi tôi học chuyên toán hay các bạn học ở trường khác. Tinh thần tự do của chúng tôi được nuôi dưỡng từ đây. Là học sinh đội tuyển, chúng tôi được học thêm với những thày giỏi nhất nước lúc ấy. Những người thày đã già, thuộc về tầng lớp tinh hoa thời trước bị cách mạng ngấm ngầm loại bỏ bằng cách cho đi dạy học. Như vậy, việc học đội tuyển đã khiến tôi may mắn nhận được hai điều: nhìn thấy nhân cách của các thày và không phải học các môn khác của chương trình phổ thông. Tôi đã không phải học thơ Tố Hữu hay những áng văn cách mạng hăng hái, mà để cải thiện môn văn học, tôi tự đọc Việt Nam Văn học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm theo hướng dẫn của bố tôi, nơi tôi tìm thấy cảm hứng tự do trong Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ và sự cao nhã của Phạm Quỳnh.
Đó là những hành trang tôi có được từ trường Ams. Và nhờ thế, giờ đây tôi có được niềm tin rằng nên giải tán trường Ams hoặc biến nó thành một trường tư thông qua bán đấu giá nó.
Lập luận của tôi là:
1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Bố mẹ các bạn nghèo và được giả định là học kém - giả định thôi - đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn - chắc chắn đó là một giả định - và nói chung là suy đồi hơn, cho con vào học để sau này ngồi lên đầu các bạn nghèo và học kém hơn kia. Tức là mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội.
2. Mô hình này sẽ OK nếu nó là một trường tư, như trường Olympia, nơi cha mẹ giàu trang trải đầy đủ mọi chi phí để con họ trở thành người mà họ muốn. Như mô hình Ams hiện nay, chi phí này lấy từ ngân sách nhà nước, tức là lấy từ tiền của các bố mẹ khác. Vậy là không công bằng.
3. Việc bố mẹ phải đút lót chạy bảng điểm đẹp không phải như mơ mà như dở hơi (thật là đáng thương cho đứa trẻ có bảng điểm toàn 10), hoặc chạy tiền để có đủ thứ giải thưởng cho có vẻ có năng khiếu hay đơn giản là đút tiền thẳng cho lãnh đạo trường Ams - sự suy đồi mà chúng tôi là cựu học sinh cảm thấy ô nhục - chứng tỏ rằng việc lo cho con được học ở Ams sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo LỚN HƠN phần họ đã bỏ ra chạy chọt. Việc này sẽ biến mất nếu thực hiện điều 2 nêu trên.
4. Mục đích của trường chuyên lớp chọn như trường Ams đã hết vai trò lịch sử của nó. Giả thuyết của tôi là trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, lại muốn chứng tỏ rằng người miền Bắc có trí tuệ (so với miền Nam và cả thế giới), nên đã phải mở các trường chuyên làm showcase. Từ đây đào tạo ra một ít gà nòi để đem đi triển lãm trên thế giới thông qua các kỳ thi toán lý quốc tế. Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều. Những người này cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ chế độ vì đúng là họ có khả năng thật. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ, lệch lạc, nhưng lại muốn bằng chị bằng em và duy trì nguồn tài trợ từ nước ngoài cho chiến tranh.
Niềm tin của tôi về sự vô dụng, lỗi thời và bất công của mô hình trường Ams được thực hành bằng việc tôi chưa bao giờ có ý định cho các con tôi học trường đó. Dù tôi biết một ít thuế của tôi, họ hàng tôi, các nhân viên của tôi, cũng như bạn bè tôi, vẫn âm thầm chảy ra mỗi ngày để duy trì mô hình đó cùng những đứa trẻ đang học trong đó - những học sinh tiết kiệm được phần lớn chi phí cho điều kiện học vượt trội của mình.
Với tất cả niềm tự hào là một học sinh trường Ams khoá 1992-1995 có ảnh được treo trong phòng truyền thống của Trường, với mong muốn tri ân những gì quý giá nhất tôi được học từ thày cô bạn bè trường lớp thân yêu ấy, cộng thêm niềm say mê người vợ cũng học trường Ams kém tôi 5 khoá, tôi kêu gọi xoá bỏ mô hình trường Ams thông qua việc đưa nó về thành một trường công bình thường hoặc bán đấu giá nó cho tư nhân để biến nó thành một trường tư.


Sau đây là ý kiến phản biện của em về các quan điểm trên của đồng chí Thành:

1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu.: Cái này là sự suy đoán vô căn cứ. Việc ngân sách chi cho trường Ams so với các trường khác như thế nào không thấy tác giả lấy số liệu cụ thể để phân tích, một lỗi rất sơ đẳng của người nghiên cứu kinh tế. Hơn nữa, cứ giả sử cho việc nhà nước ưu đãi Ams hơn các trường công lập bình thường khác đi, vậy việc ưu đãi này có mang lại lợi ích gì cho xã hội không? ( Tạo ra một lớp người thành công , đóng góp không nhỏ cho xã hội sau này? Bù đắp lại những chi phí nhà nước đã bỏ ra đào tạo..v..v..) Cũng không thấy tác giả phân tích sâu vào đó.
2. Lỗi y như ý 1: Vô căn cứ, không có số liệu cụ thể.
3. Việc chạy chọt bảng điểm để vào trường chuyên là chuyện có thể xảy ra, nhưng liệu có phải trong 1000 cháu ứng cử vào trường chuyên thì có 500 cháu chạy chọt để có bảng điểm đẹp hay không? Cái này mắc lỗi lấy thiểu số để bao trùm lên toàn bộ vấn đề, không khách quan.
4. Mục đích của trường chuyên là để luyện gà nòi đi thi quốc tế? SAI. Bản thân em đã từng học chuyên toán hồi cấp 3. Nhưng văn hóa trường không bao giờ có chuyện chăm chăm vào luyện gà nòi cả. Có thể nó đúng vào thời xưa những năm 70,80 trở về trước. Chứ hiện tại mục tiêu chính của trường chuyên là đào tạo một thế hệ trẻ vượt trội, có năng lực hơn bạn bè đồng trang lứa.

Tóm lại, bài viết là của một tiến sỹ kinh tế, viện trưởng viện nghiên cứu chính sách, là một nhà nghiên cứu khoa học nhưng thể hiện một tư duy rất chủ quan, một chiều, vô căn cứ khi lập luận phân tích một vấn đề. Đồng chí Thành này cứ xoáy vào đồng thuế của đồng chí ấy đóng để cho các cháu trường Ams được học. Thế đồng chí ấy có nghĩ lại là bố mẹ các cháu học Ams cũng đang đóng thuế để cho con đồng chí ấy học không? Hơn nữa, việc vào Ams là BÌNH ĐẲNG đối với tất cả các cháu CÓ NĂNG LỰC khi thi đầu vào. Tất nhiên những hiện tượng chạy chọt là có nhưng nó quá nhỏ để có thể nói ra dẫn chứng , làm cơ sở bảo vệ cho một quan điểm, một vấn đề.
úi, cái thằng tiến sỹ này trước đây có phát biểu ngu gây sốc gì đó đây thì phải, em ko nhớ nhưng có ấn tượng xấu. nhìn như cái thằng nghiện; phát biểu ngu lòi.
Xem lại cái bằng tiến sỹ của thằng ngớ ngẩn này. khéo ko là bị thần kinh cũng nên.
 

Pvsc

Xe trâu
Biển số
OF-370510
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
31,326
Động cơ
547,206 Mã lực
Sao anh k về kiên giang :D



Tự vẫn phá hoại ăn vào máu cmnr
 

Trungten

Xe máy
Biển số
OF-732142
Ngày cấp bằng
10/6/20
Số km
90
Động cơ
70,440 Mã lực
Tuổi
39
Giải thể thì phí quá.
Ams hàng năm đào tạo ra những học sinh chất như nước cất, đỉnh cao của trí tuệ Việt.
Chuyện ngân sách chi chưa hợp lý, có thể điều chỉnh lại mà.
 

Crusaderland

Xe điện
Biển số
OF-26237
Ngày cấp bằng
23/12/08
Số km
3,158
Động cơ
519,274 Mã lực
Tiến sỹ giấy hay tiến sỹ thật hả các cụ?
 

santa-morning

Xe buýt
Biển số
OF-86334
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
532
Động cơ
-97,886 Mã lực
TS kinh tế chỉ lý luận lý thuyết. F1 nhà em học Ams, học phí tương đương các trường công khác, chẳng có chạy chọt gì sất. Thi tuyển vào thực sự gắt gao, nghĩa là phải có học lực thật sự mới đỗ. Cũng có chuyện gửi gắm nhờ quan hệ này nọ để vào nhưng chỉ rất ít, chuyện này thì trường nào chả có!
Sợ nhất cái tư duy tư nhân hóa hoàn toàn giáo dục!
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,031 Mã lực
Ông phản biện như c ứt. Tôi phải nói thẳng ra thế.
Có thể ts Thành nói đúng 65% thôi (tạm coi số liệu thế để định lượng), còn ông phản biện nói chả thấy đúng được tới 10%.
Tất nhiên việc 1 trường chuyên như Am, không nói lên rằng tất cả lỗi đang có là do chuyên (kiểu toàn 10 ở học bạ), nhưng người ta nói với 1. --- 4. đó sai gì đâu.
Phải nhấn mạnh lại rằng: Nếu con tôi, mà học bạ, bảng điểm toàn 10, chính tôi cũng phải tự thấy nhục nhã và vớ vẩn. Tôi sẽ ngồi nói chuyện với nó, bắt đầu bằng câu: Con thấy sao về việc này (1 cách khá nghiêm trọng). Tiếp theo là gì thì chắc chả cần nói nữa.
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
24,981
Động cơ
753,325 Mã lực
Con em không đủ tiêu chuẩn để vào Arm, nên miễn bàn ợ.
Em ngồi cùng cụ Matizcoi xem chởi nhao thoai. :P
 

TsarPutin

Xe tăng
Biển số
OF-732456
Ngày cấp bằng
12/6/20
Số km
1,798
Động cơ
89,429 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình
thế có mà dẹp hết chuyên các tỉnh đi ah
ở VN vẫn cần có mô hình chuyên, lớp chọn
dù em xưa dân chuyên cũng ghét cay đắng kiểu đào tạo gà nòi để đi thi
nhưng tạo ra 1 lớp có lực học tốt hơn hẳn các trường khác là có thật
 

Mưa tháng 11

Xe tăng
Biển số
OF-545767
Ngày cấp bằng
14/12/17
Số km
1,479
Động cơ
185,516 Mã lực
Vấn đề này thì từ trước nhiều người đã đề cập rồi. Bản thân tôi cũng học chuyên từ bé đến lớn, tôi thấy ý kiến TS cũng phải. Lợi ích mà các trường chuyên mang lại đa phần là lợi ích cho gia đình và cá nhân. Nhà nước bỏ tiền ra đào tạo nhưng số người thành công để phục vụ cho cộng đồng thì rất ít. Vậy gia đình nào muốn rèn luyện con mình theo một hướng chuyên môn riêng thì bỏ tiền ra để chăm riêng.

Một số thành viên nhận xét rất "hung hăng", sử dụng nhiều câu từ rất "bất nhã". Chỉ vì không đồng ý với người ta mà chửi người ta là ngu, vlh.
 

a5audi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-389853
Ngày cấp bằng
31/10/15
Số km
895
Động cơ
247,757 Mã lực
Thực tế giới phụ huynh học sinh mấy trường như Ams, CN toàn là tinh hoa của thành phố như là Thuế, CA, Hải quan, Y tế... và quỹ lớp siêu khủng. Cụ nào có con em theo học chắc nắm rõ hơn. Rõ ràng những học sinh theo học ở đó được bố mẹ đầu tư và định hướng tốt hơn so với các học sinh khác, vì giỏi hơn mới thi đỗ đầu vào được. Ở đây không nói đến quy trình học luyện thi đầu vào và quan hệ nọ kia.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top