[Funland] Ý tưởng xây dựng cầu Long Biên từng bị xem là điên rồ.

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,769
Động cơ
162,059 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Liên kết đinh tán thì chưa chắc, đợi cụ nào ngành cơ khí đi qua cho ý kiến.
Công nghệ xây dựng cầu cả trăm năm rồi mà cụ thần thánh nó quá. Mình chỉ thiếu vật liệu vẫn phải nhập khẩu thôi.

 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
473,031 Mã lực
Công nghệ xây dựng cầu cả trăm năm rồi mà cụ thần thánh nó quá. Mình chỉ thiếu vật liệu vẫn phải nhập khẩu thôi.

Thôi cụ cứ chém thế cụ có học ngành cơ khí không? Có thì bảo tôi làm suốt đây là em nghe.
 

blackhole1

Xe tăng
Biển số
OF-702152
Ngày cấp bằng
29/9/19
Số km
1,944
Động cơ
139,894 Mã lực
Tuổi
37
Nghĩ lại thấy nếu Việt Nam là thuộc địa dài dài của Pháp. Tổng Pháp cũng chịu khó bỏ tý tiền ra cho thuộc đia, phát hiện dầu mỏ béo múp ở phía nam thì giờ cả nước Việt Nam đâu đâu cũng là Hổng Công, Ma Cau rồi cũng nên. Tàu sân bay Đờ Gôn Pháp mà đứng chốt ở Cam Ranh với Trường Sa thì ai dám láo. Lãnh thổ Việt Nam lúc này sẽ gồm cả Liên Bang Đông Dương. To múp. Đúng là cái số rõ hài
Thuộc địa của phớp chủ yếu là kém phát triển điều này đã được chứng minh , xây dựng thì phớp đã có trình độ từ lâu nhưng về kinh phí là của người Việt và được tô trát bằng máu của ông cha nên cũng chả vẻ vang gì . chưa nói đến sắc dân Việt đi khai phá những vùng đất xa xôi , được tham gia chiến tranh tw 1-2 với hình hài bia đỡ đạn .nhắc đến mà buồn
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,743
Động cơ
531,352 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Sao thớt này lắm lưu vong, xa xứ vào thế nhỉ ?
 

haidongtay

Xe điện
Biển số
OF-200873
Ngày cấp bằng
5/7/13
Số km
2,973
Động cơ
365,941 Mã lực
Em thắc mắc không biết cầu này hồi đấy có làm kiểu BOT không nhỉ ?
Có chứ cụ, Cụ vẫn không biết Pháp thời đó đô hộ mình à, BOT to là đằng khác
 

stone_lamp

Xe điện
Biển số
OF-88752
Ngày cấp bằng
17/3/11
Số km
2,346
Động cơ
441,640 Mã lực
Việt Nam dạo này còn cầu nào làm đinh tán không cụ, hay liên kết khác.
Em thâý bảo máy bay dùng đinh tán, có đến nhiều triệu cái đinh tán trên 1 cái MB, khung ô tô còn cầu em ko biết
 

Maner Bolsol

Xe tăng
Biển số
OF-412859
Ngày cấp bằng
26/3/16
Số km
1,134
Động cơ
227,049 Mã lực
Nên tạm dừng giao thông qua cầu một thời gian để tu bổ lại toàn bộ, sơn mới trả lại hiện trạng như ngày đầu. Không nhất thiết phải để nó cũ và quá nguy hiểm theo thời gian, nhếch nhác, bẩn thỉu.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,161
Động cơ
316,195 Mã lực
Ngài Đù Mé mà sinh thời nay chắc bị cộng đồng mạng chửi cho vuốt mặt không kịp.

Cái tên "Đù Mé" là cái tên ở trong mồm bác, do bác hay ai đặt thì em chửa rõ, chứ tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer thì trong các văn bản, được Việt hóa là Đô Mỹ :P
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,161
Động cơ
316,195 Mã lực
Khi Paul Doumer đưa ra ý tưởng xây cầu vượt sông Hồng, nhiều người đã không ủng hộ. Họ cho đó là việc làm điên rồ. Kỹ sư trưởng ngành cầu đường cũng tỏ ra bi quan.
Tuần báo Đông Dương số 184 ngày 9/3/1944 đăng bài viết Cầu Doumer (nay là cầu Long Biên) của tác giả Paul Boudet (1888-1948), Giám đốc Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương (1917-1947). Bài viết cung cấp nhiều thông tin mà chúng ta còn ít biết về cây cầu nổi tiếng này.

Tuần báo Đông Dương là báo tiếng Pháp của của Hội Alexxandre de Rhodes. Báo ra từ đầu năm 1940, tới cuối năm 1944 thì đình bản. Các bài của tuần báo được đánh giá có chất lượng rất cao, do những thành phần trí thức ưu tú của Pháp và Việt Nam lúc đó viết.



Ý tưởng điên rồ
Theo tác giả Paul Boudet, ngay sau khi nhậm chức, Toàn quyền Paul Doumer đã đưa ra ý tưởng xây dựng cây cầu bắc qua sông Hồng, dài 1.600 m.

Ý tưởng này vấp phải nhiều phản ứng. Có ý kiến cho rằng ý tưởng này là điên rồ và không thể thực hiện được: “Đặt một cây cầu ngang qua sông Hồng à? Thật là điên rồ! Điều này giống như là chồng núi lên núi để lên trời”.

Họ phân tích sông Hồng rộng như một eo biển, sâu hơn 20 m và dâng thêm 8 m vào mùa lũ. Lòng sông luôn thay đổi, khi bồi chỗ này, lúc lở chỗ kia. Một con sông không thể chế ngự bằng một cây cầu đặt trụ trong lòng sông đầy sóng dữ và không gì chống đỡ nổi.

Đến ngay cả những vị quan An Nam có tư tưởng phóng khoáng nhất cũng tỏ ra hoài nghi và cho rằng đây là quyết định liều lĩnh. Song trong thâm tâm mình, các quan An Nam nghĩ rằng con sông sẽ làm thất bại những toan tính của con người và khiến mọi nỗ lực của họ trở nên vô ích.

Họ nói: “Sông quá rộng, không cây cầu nào có thể chịu được... Các ông không sợ thất bại sẽ khiến người dân mất lòng tin à?”.

Một điều lạ lùng hơn là đến ngay cả người Pháp cũng tỏ ra hoài nghi và không mặn mà với ý tưởng này. Những người thân cận với Toàn quyền, kể cả kỹ sư trưởng cầu đường, cũng tỏ ra quan ngại.

Paul Boudet cho biết tờ Le Courrier d’Haiphong còn mỉa mai: “Khi xây một cây cầu, người ta phải biết nó có dùng được hay không, có thể nào bắc qua một con sông hay không. Thế nhưng, Doumer không nghĩ tới điều đó, không mường tượng ra sự thay đổi liên tục của con sông. Ông ta không hề nghĩ tới việc con sông tính khí thất thường này thay đổi lòng sông cực kỳ dễ dàng. Hơn thế, ông ta cần phải biết việc Tòa Công sứ Hưng Yên từng bị nó nuốt chửng….”.


Cầu Paul Doumer (cầu Long Biên) lúc đang được thi công. Ảnh tư liệu.

Quá trình xây dựng
Bỏ ngoài tai những lời chỉ trích, bất chấp dư luận và khuyến cáo của các quan chức, Doumer vẫn quyết tâm xây cầu.

Ngày 12/9/1898, viên đá đầu tiên chính thức được đặt với nghi lễ vô cùng long trọng. Hôm đó, Paul Doumer dùng chiếc bay bằng bạc gắn tấm biển đá hoa cương đen khắc dòng chữ 12/9/1898 lên đầu cầu và tuyên bố công việc xây cầu bắt đầu.

Đội quân thợ đá, thợ mộc, thợ xây, thợ sắt… hơn 2.000 người, có lúc lên tới 3.000 người, làm việc dưới sự hướng dẫn của khoảng 40 quản đốc, kỹ sư, đốc công người Pháp. Nhờ việc giám sát chặt chẽ, không tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra, dù công việc rất nặng nhọc.

Ban đêm, công trình sáng rực dưới ánh đèn của các bóng điện công suất lớn. Số đèn này, cũng như các máy công cụ và các máy nén khí, hoạt động nhờ xưởng phát điện 350 mã lực.

Paul Boudet cho biết công ty trúng thầu thiết kế là Daydé et Pillé. Công ty này đưa ra thiết kế kiểu dầm chìa đỡ hai bên, các thanh đỡ hình răng cưa, đỉnh cao nhất là 17 m tính từ trụ cầu.

Paul Doumer chọn thiết kế dầm chìa có lẽ do nó đã được ứng dụng để xây cầu đường sắt tuyến Paris - Orléans. Khi họ giới thiệu đường nét kiêu hãnh và duyên dáng của cây cầu trong hình vẽ toàn cảnh, nhiều người lo ngại khối sắt hình răng cưa nhẹ tới mấy cũng không bao giờ có thể thành hiện thực.

Nhưng nhiều người không hiểu rằng chính 20 trụ cầu, mỗi trụ cao 44 m, trong đó 30 m nằm dưới mực nước, sẽ đỡ cho cây cầu dài 1.682 m, cao 17 m so với mặt trụ và 61 m so với các móng. Cũng nhờ các trụ đó, cây cầu được nối thành khớp.

Việc thi công được tiến hành khẩn trương và tháng 11/1901, cầu đặt được khối sắt vào bờ trái. Chiếc cầu cạn bằng đá, nối cầu với ga bị phá hẳn.

Ngày 3/2/1902, hai bờ được nối với nhau; chỉ còn phải san lấp khoảng vài trăm mét, công việc chỉ cần vài ngày. Việc xây dựng cầu cần 30.000 m3 đá và 5.300 tấn thép. Chi phí lên tới 6.200.000 fr, xấp xỉ bằng dự toán.


Cầu Long Biên chụp từ trên cao, năm 1950. Ảnh tư liệu.

8h30 sáng 28/2/1902, đoàn tàu hỏa rời ga mới của Hà Nội, đưa vua Thành Thái, Toàn quyền và đoàn tùy tùng lên tàu.

Tại lối lên cầu, các quan khách an tọa trên một khán đài có trang trí hoa và cờ để nghe diễn văn của Thống sứ Bắc Kỳ, của Chủ tịch phòng Thương mại Hà Nội, Giám đốc Nha Công chính…

Theo lời của quan nhiếp chính Nguyễn Trọng Hiệp, chất trữ tình bao trùm lên cả cây cầu: “Vươn dài như một con rồng xanh nổi lên trên mặt nước hay như một cây cầu vồng tuyệt đẹp sừng sững giữa khoảng không bao la”.
Năm xưa Pháp đến xây cầu,​
Bàn ra tán lại đủ mầu xinh sao. :D
Trăm năm vẫn tốt biết bao!​
Ngày nay hỏi lại, tốt sao thế này? :-?
Không ăn, chấm, mút, vẽ bày​
Công trình bền tốt: Chuyện này thường thôi. :P
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
5,579
Động cơ
238,169 Mã lực
Thuộc địa của phớp chủ yếu là kém phát triển điều này đã được chứng minh , xây dựng thì phớp đã có trình độ từ lâu nhưng về kinh phí là của người Việt và được tô trát bằng máu của ông cha nên cũng chả vẻ vang gì . chưa nói đến sắc dân Việt đi khai phá những vùng đất xa xôi , được tham gia chiến tranh tw 1-2 với hình hài bia đỡ đạn .nhắc đến mà buồn
Buồn cái cục kít í.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,144
Động cơ
253,272 Mã lực
Đọc các tài liệu xưa, em thấy hồi xd tháp Eiffel ở Paris cũng bị phản đối.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,144
Động cơ
253,272 Mã lực
Thuộc địa của phớp chủ yếu là kém phát triển điều này đã được chứng minh , xây dựng thì phớp đã có trình độ từ lâu nhưng về kinh phí là của người Việt và được tô trát bằng máu của ông cha nên cũng chả vẻ vang gì . chưa nói đến sắc dân Việt đi khai phá những vùng đất xa xôi , được tham gia chiến tranh tw 1-2 với hình hài bia đỡ đạn .nhắc đến mà buồn
Chả liên quan...
Kém phát triển hay không là tuỳ thuộc ở chính con người dân bản địa chứ Thực dân Pháp hay Thực dân Anh hay Đế quốc Mỹ cũng như nhau mà thôi.

Myanmar là thuộc địa Anh, nay nghèo mạt rệp.
Somali từng thuộc địa Anh, nay nghèo vẫn hoàn nghèo.
Nam Sudan từng là thuộc địa Anh, nay vẫn nghèo mạt.
Vân vân... em có thể kể ra nhiều hơn nữa các thuộc địa của Anh nghèo vẫn hoàn nghèo.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Ô Du-mơ này giỏi, là dân tài chính xịn, nhưng cũng làm dân VN bạc mặt vì đẻ ra rất nhiều loại thuế má.

Cầu LB được xây có nhiều mục đích như phục vụ khai thác thuộc địa nhanh hơn, showoff trình độ văn minh vượt trội của nước mẹ Đại Pháp cho dân Annam mít xem mà biết thân phận, và cuối cùng là để giải thích phần nào cho những khoản sưu thuế mới đẻ ra, đang bị dân thuộc địa kêu ca.

Đánh giá công tội của Dumoer với VN hiện còn nhiều tranh cãi. Ông này làm cho VN rất nhiều điều, từ thống nhất hệ đo lường (cân nặng, kích cỡ) trên cả nước (mỗi kỳ đang dùng 1 kiểu), cho đến hệ thống giao thông, hệ thống y tế cơ sở các cấp, quy hoạch kinh tế vùng, đô thị, vv. Do làm nhiều, cần nhiều tiền, nên tốc độ bòn rút cũng tăng mạnh, dân Annam được phen mừng lo lẫn lộn, chạy ăn chạy thuế tướt mồ hôi hột [-X

Năm xưa Pháp đến xây cầu,​
Bàn ra tán lại đủ mầu xinh sao. :D
Trăm năm vẫn tốt biết bao!​
Ngày nay hỏi lại, tốt sao thế này? :-?
Không ăn, chấm, mút, vẽ bày​
Công trình bền tốt: Chuyện này thường thôi. :P
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,910
Động cơ
628,185 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Bleu Azur

Xe tải
Biển số
OF-772118
Ngày cấp bằng
27/3/21
Số km
224
Động cơ
45,724 Mã lực
Tuổi
52
Ô Du-mơ này giỏi, là dân tài chính xịn, nhưng cũng làm dân VN bạc mặt vì đẻ ra rất nhiều loại thuế má.

Cầu LB được xây có nhiều mục đích như phục vụ khai thác thuộc địa nhanh hơn, showoff trình độ văn minh vượt trội của nước mẹ Đại Pháp cho dân Annam mít xem mà biết thân phận, và cuối cùng là để giải thích phần nào cho những khoản sưu thuế mới đẻ ra, đang bị dân thuộc địa kêu ca.

Đánh giá công tội của Dumoer với VN hiện còn nhiều tranh cãi. Ông này làm cho VN rất nhiều điều, từ thống nhất hệ đo lường (cân nặng, kích cỡ) trên cả nước (mỗi kỳ đang dùng 1 kiểu), cho đến hệ thống giao thông, hệ thống y tế cơ sở các cấp, quy hoạch kinh tế vùng, đô thị, vv. Do làm nhiều, cần nhiều tiền, nên tốc độ bòn rút cũng tăng mạnh, dân Annam được phen mừng lo lẫn lộn, chạy ăn chạy thuế tướt mồ hôi hột [-X
Paul Doumer về sau này trở thành tổng thống Pháp. Cũng là nhân vật chính trị lớn.
Làm tổng thống chưa được 1 năm thì bị ám sát, chết ở tuổi 75
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top