[Funland] Y tế công vỡ trận?

physician

Xe tải
Biển số
OF-398497
Ngày cấp bằng
26/12/15
Số km
284
Động cơ
234,631 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đọc tin, em vừa mừng vừa sợ. Mừng vì đóng góp của các bác sĩ được đánh giá đúng, nhưng cũng sợ cứ thế này lấy ai chữa cho dân bhyt...

https://tinmoi60.net/id-2897648735/?fbclid=IwAR2X7x6lW5aultIzsGHdwyVY1riglKwDHCgx0_M_uYWU0Y6iBm0azo8FwKk


Ngày càng nhiều bác sĩ của bệnh viện công chạy sang bệnh viện tư làm việc, khiến các nhà quản lý ngành y tế đau đầu.

BS BV công trong vòng vây áp lực bệnh nhân quá tải, cần tạo môi trường làm việc thoải mái, tiền lương phù hợp ẢNH: DUY TÍNH

Sẽ xảy ra nhiều hơn?

Nằm trong nỗ lực giữ chân BS ở BV công, BS Lê Thị Phương Trâm, Phó giám đốc BV đa khoa Đồng Nai, cho biết BV đã đưa ra 3 phương án khảo sát, lấy ý kiến thực hiện.

Phương án 1 là khoán việc theo hiệu quả kinh tế cho từng BS – tức lấy tổng thu trừ tổng chi (thuốc men, điện nước, cơ sở vật chất…), còn bao nhiêu chia phần trăm thêm cho BS. Như vậy, ngoài lương cứng và thu nhập theo quy định, BS còn được thêm khoản thu này. BV không khoán theo tổng thu, vì BS chỉ cần kê vài đơn thuốc mắc tiền, giá cao là đủ chỉ tiêu; lúc này thiệt hại bệnh nhân phải gánh chịu. Phương án 2 là khoán việc cho từng khoa. Phương án 3 là khoán theo giường bệnh.

L.Lâm – D.Tính

Theo Sở Y tế Đồng Nai, những năm qua tình trạng bác sĩ (BS) ở bệnh viện (BV) công nghỉ việc sang “đầu quân” cho BV tư ngày một tăng.

Cụ thể: năm 2016 chỉ có 65 BS của BV công nghỉ việc, thì năm 2017 tăng lên 98 người, đến năm 2018 là 102 người. Từ đầu năm 2019 đến nay đã có 6 BS BV công nghỉ việc và 5 BS đã nộp đơn.

BS Lê Thị Phương Trâm, Phó giám đốc BV đa khoa Đồng Nai, cho biết trong năm 2018, BV này có 32 BS nghỉ việc, trong đó có 3 phó khoa và 8 BS có trình độ thạc sĩ. Nhóm BS nghỉ việc nhiều nhất nằm trong số BS trẻ (từ 2 – 5 năm kinh nghiệm), sau vài năm làm tại BV công, được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc học xong chuyên khoa 1 thì… bỏ đi.

Tương tự, năm 2018, ngành y tế TP.HCM cũng lo lắng khi có 23 nhân viên y tế gồm 6 BS, 6 điều dưỡng, tài xế thuộc Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM… nghỉ việc. Lý do chủ yếu là thu nhập quá thấp. PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, lo ngại khuynh hướng BS chuyển dịch chỗ làm sẽ xảy ra nhiều hơn trong thời gian tới.

BS Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, cảnh báo: “Tình hình “chảy máu chất xám” BS BV công đang báo động. Cần phải có giải pháp can thiệp nếu không tình trạng trên tiếp tục dễ dẫn đến hiệu ứng domino là ngành y tế “vỡ trận”.

Không chỉ thu nhập

BS Lê Thị Phương Trâm cho biết BV đa khoa Đồng Nai đã tổ chức khảo sát lấy ý kiến về tiền lương và đa số BS muốn mức lương khoảng 20 – 25 triệu đồng/tháng. Để đáp ứng nguyện vọng này, ngoài việc đa dạng các hoạt động khám chữa bệnh, BV còn đang xây dựng đề án khoán việc để tăng thu nhập cho BS.

Tuy nhiên, Giám đốc BVĐK Thống Nhất (Đồng Nai) Phạm Văn Dũng cho rằng ngoài vấn đề thu nhập, tiền lương, còn một số nguyên nhân khác như về cơ chế, chính sách. Bên cạnh áp dụng cơ chế khoán việc, ngành y tế cần có sự thay đổi một số chính sách, cơ chế cho phù hợp và quản lý chặt hơn.

PGS-TS Nguyễn Hoài Nam, Trường đại học Y Dược TP.HCM, cho rằng nhiều người bỏ BV công không phải vì tiền mà còn do môi trường làm việc không thoải mái. Theo PGS-TS Tăng Chí Thượng, nguồn thu đối với BS không phải là vấn đề quyết định tất cả mà môi trường làm việc.

“Nhiều khi được cống hiến trí tuệ, tài năng mang lại niềm vui cho người dân là niềm động viên cho BS”, PGS-TS Tăng Chí Thượng nói và dẫn chứng: “Nhiều BS qua BV tư dù lương cao nhưng vẫn nghỉ vì không được đi học tập, nghiên cứu nâng cao tay nghề. BV H.Củ Chi một năm tuyển được nhiều BS, là do chính quyền địa phương quan tâm về chính sách (phụ cấp, chỗ ở), không khí làm việc tốt”.

3 – 5 năm trước cũng từng có “cơn sốt” ngầm các BS giỏi của BV công tại Hà Nội về đầu quân cho một BV tư nhân lớn trên địa bàn TP. BV Hữu nghị Việt – Đức và BV Bạch Mai là hai trong số các BV công có điều dưỡng và BS sang “đầu quân” cho BV này. Tuy nhiên, theo phản ánh từ một số BS trong cuộc, không ít người đã rời khỏi BV tư, bởi thu nhập cao không phải là điều kiện đủ để một BS hay điều dưỡng gắn bó với BV.

Ông Bùi Thành Chi, nguyên Phó giám đốc BV Bạch Mai (Hà Nội) – người có nhiều kinh nghiệm trong điều hành BV công cũng như BV tư, cho rằng BS giỏi hàng đầu, trong tuổi lao động, đang làm trong BV lớn như Việt Đức, Bạch Mai hầu như không có nhu cầu chuyển đến BV tư chỉ vì thu nhập. “Nếu lựa chọn BV tư chỉ vì có thu nhập cao thì chưa đủ. Bởi với nghề y, cùng với thu nhập, thì môi trường làm việc phù hợp cũng là yếu tố giúp cho BS có thể cống hiến và gắn bó”, ông Chi nói.
 

Kurumasuki

Xe container
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
7,935
Động cơ
323,035 Mã lực
Chủ nghĩa tập thể sẽ vỡ trận.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,126
Động cơ
77,183 Mã lực
Các bệnh viện cấp quận huyện nên cổ phần hoá, để hút lượng bác sỹ giỏi từ bệnh viện lớn sang. Giảm tải cho viện lớn
 

chuotdong

Xe điện
Biển số
OF-24462
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
4,043
Động cơ
580,400 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Làm ở BV công lớn thì mới có môi trường BS làm càng giỏi hơn, chứ BS còn sức làm BV tư thì buồn lắm
 

jany

Xe tăng
Biển số
OF-196826
Ngày cấp bằng
1/6/13
Số km
1,216
Động cơ
340,278 Mã lực
Cái chính là bv công tình trạng con ông cháu cha quá nhiều, chuyên môn kém lại chiếm chỗ ngon, người chuyên môn tốt bị vắt sức làm việc, có sai sót gì thì bị lôi ra kỉ luật, đám kia lại được du di, nên người ta chán.
Năm ngoái bv ShingMark của Đài Loan mở ở Biên Hòa, bs, dược sĩ, y tá có tay nghề của mấy bv công lớn đều nhấp nhổm chuyển đi. Giờ vào bv Thống Nhất toàn bs trẻ măng.
 

clicklacp

Xe buýt
Biển số
OF-482855
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
856
Động cơ
201,162 Mã lực
Loạt bài depart tăng giá viện phí thôi. Dưng mà em nghĩ nên thay đổi theo cách nào đó chứ không thì bs cực, bv khổ, mà dân cũng nhục trong khi ai cũng sẵn tiền và sẵn lời để chửi. Và người nghèo càng khổ .
 

physician

Xe tải
Biển số
OF-398497
Ngày cấp bằng
26/12/15
Số km
284
Động cơ
234,631 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Từng làm bệnh viện tuyến dưới (hạng 2) ở Hà Nội, em cũng phải rời bỏ vì quá nhiều bất cập. Nói sơ sơ thì:

(1) Áp lực từ bệnh viện. Là tuyến 2, bệnh nhân không nhiều, giám đốc chỉ đạo tăng thu cho bệnh viện bằng mọi giá. Vậy bằng cách nào? Là phải tích cực thu dung bệnh nhân, bệnh nhẹ không đáng cũng vào viện, hắt hơi sổ mũi nằm viện tuốt. Phải nhiều bệnh nhân mới có tiền giường, càng nhiều càng tốt.

(2) Áp lực từ bảo hiểm. Bệnh nhân khám tuyến dưới đa phần ít đk kinh tế. Bảo nằm viện tự túc họ chịu không? đương nhiên không rồi, vậy phải cho bhyt. Càng nhiều bệnh nhân, nguy cơ xuất toán càng cao. Cái nào bảo hiểm không trả thì đè cổ thằng bác sĩ bắt đền. Thêm nữa bác sĩ bảo hiểm không có kinh nghiệm lâm sàng nhưng luôn khống chế chuyên môn bác sĩ bệnh viện. "Một cổ hai tròng" trong hoàn cảnh này quá chính xác luôn.

(3) Trình độ đồng nghiệp tuyến dưới quá kém. Giám đốc nhà em Y Thái Nguyên, lên Hn cũng kéo một loạt bác sĩ Ytn theo, cả chuyên tu lẫn tại chức. Bọn này năng lực chuyên môn ngu như chó lợn nhưng làm trưởng phó khoa, chỉ đạo bác sĩ chính quy Yhn bọn em. Trình độ tệ hại nên gặp ca khó chút là bó tay, không giữ nổi bệnh nhân. Muốn đảm bảo doanh thu lại quay về (1) thôi.

(4) Chất lượng thuốc quá lởm. Bhyt khống chế trần nên dùng thuốc tốt thì không có lãi, phải nhập thuốc bán theo ký ngoài thị trường. Đa số từ TQ và Ấn Độ, chất lượng thế nào các bác tự hiểu. Dùng mấy thuốc ý, bệnh chính chưa khỏi td phụ đã tùm lum tá la. Người có y đức 1 chút, thấy vậy sao chẳng đau lòng...

Nói đến bất cập, chướng tai gai mắt ở viện công tuyến dưới thì ôi thôi, viết cả ngày không hết....
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,810
Động cơ
201,769 Mã lực
Đằng nào cũng bị chửi, tốt nhất là cầm nhiều tiền nghe chửi vẫn thích hơn cầm ít tiền nghe chửi.
 

xe rùa 2012

Xe container
Biển số
OF-199905
Ngày cấp bằng
27/6/13
Số km
5,997
Động cơ
377,998 Mã lực
y tế công vỡ từ lâu rồi :D rồi đến cụ của nó là mô hình xuống hố cả nhà cũng sẽ vỡ :))


p/s chuẩn bị sang ván mới cccm ơi :))
 
Biển số
OF-617422
Ngày cấp bằng
20/2/19
Số km
172
Động cơ
118,730 Mã lực
Tuổi
42
Từng làm bệnh viện tuyến dưới (hạng 2) ở Hà Nội, em cũng phải rời bỏ vì quá nhiều bất cập. Nói sơ sơ thì:

(1) Áp lực từ bệnh viện. Là tuyến 2, bệnh nhân không nhiều, giám đốc chỉ đạo tăng thu cho bệnh viện bằng mọi giá. Vậy bằng cách nào? Là phải tích cực thu dung bệnh nhân, bệnh nhẹ không đáng cũng vào viện, hắt hơi sổ mũi nằm viện tuốt. Phải nhiều bệnh nhân mới có tiền giường, càng nhiều càng tốt.

(2) Áp lực từ bảo hiểm. Bệnh nhân khám tuyến dưới đa phần ít đk kinh tế. Bảo nằm viện tự túc họ chịu không? đương nhiên không rồi, vậy phải cho bhyt. Càng nhiều bệnh nhân, nguy cơ xuất toán càng cao. Cái nào bảo hiểm không trả thì đè cổ thằng bác sĩ bắt đền. Thêm nữa bác sĩ bảo hiểm không có kinh nghiệm lâm sàng nhưng luôn khống chế chuyên môn bác sĩ bệnh viện. "Một cổ hai tròng" trong hoàn cảnh này quá chính xác luôn.

(3) Trình độ đồng nghiệp tuyến dưới quá kém. Giám đốc nhà em Y Thái Nguyên, lên Hn cũng kéo một loạt bác sĩ Ytn theo, cả chuyên tu lẫn tại chức. Bọn này năng lực chuyên môn ngu như chó lợn nhưng làm trưởng phó khoa, chỉ đạo bác sĩ chính quy Yhn bọn em. Trình độ tệ hại nên gặp ca khó chút là bó tay, không giữ nổi bệnh nhân. Muốn đảm bảo doanh thu lại quay về (1) thôi.

(4) Chất lượng thuốc quá lởm. Bhyt khống chế trần nên dùng thuốc tốt thì không có lãi, phải nhập thuốc bán theo ký ngoài thị trường. Đa số từ TQ và Ấn Độ, chất lượng thế nào các bác tự hiểu. Dùng mấy thuốc ý, bệnh chính chưa khỏi td phụ đã tùm lum tá la. Người có y đức 1 chút, thấy vậy sao chẳng đau lòng...

Nói đến bất cập, chướng tai gai mắt ở viện công tuyến dưới thì ôi thôi, viết cả ngày không hết....
Đọc bài của cụ thấy nản quá nhỉ ?
Cái mục thuốc em không trong ngành nhưng hay cho người nhà đi khám mới thấy chuẩn . Khám dịch vụ toàn cho đơn thuốc pháp , Mỹ ... khám bảo hiểm toàn thuốc ấn ... . Nên phải xin bác sĩ đơn riêng về tự mua
 

pqt1979

Xe điện
Biển số
OF-75498
Ngày cấp bằng
15/10/10
Số km
3,342
Động cơ
455,922 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www2.badamgia.com
Em vừa chuyển cho chị Không Lùi đọc thớt này.

Chị ý nhắn lại vỡ là vỡ thế léo nào, chú cứ no ;))
 

NDTBM

Xe điện
Biển số
OF-191612
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
2,805
Động cơ
391,395 Mã lực
Nơi ở
2Bà.HàN
Cách nhanh và hiệu quả để cải thiện thực trạng buồn y tế công ở địa phương có lẽ là xã hội hóa và ưu tiên cho các cty bảo hiểm nhân thọ...?!:-?
 

Cao Biền 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-497114
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
4,298
Động cơ
231,010 Mã lực
Yên tâm,
Lại có một loạt bs trẻ vào làm thay chỗ đó thôi
Vìbs mới ra trường bv tư họ íu nhận.
Khoảng dăm bẩy năm nữa bv tư bão hoà bs thì họ cũng không nhận nhiều và ồ ạt như giờ nữa đâu. Họ sẽ chỉ chọn mỗi năm dăm ba người thôi.
Nên chỉ một giai đoạn này là ồ ạt ra đi thôi
Chứ các trường y đào tạo thế, học xong không đâm đầu vào viện công thì đi đâu ?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Từng làm bệnh viện tuyến dưới (hạng 2) ở Hà Nội, em cũng phải rời bỏ vì quá nhiều bất cập. Nói sơ sơ thì:

(1) Áp lực từ bệnh viện. Là tuyến 2, bệnh nhân không nhiều, giám đốc chỉ đạo tăng thu cho bệnh viện bằng mọi giá. Vậy bằng cách nào? Là phải tích cực thu dung bệnh nhân, bệnh nhẹ không đáng cũng vào viện, hắt hơi sổ mũi nằm viện tuốt. Phải nhiều bệnh nhân mới có tiền giường, càng nhiều càng tốt.

(2) Áp lực từ bảo hiểm. Bệnh nhân khám tuyến dưới đa phần ít đk kinh tế. Bảo nằm viện tự túc họ chịu không? đương nhiên không rồi, vậy phải cho bhyt. Càng nhiều bệnh nhân, nguy cơ xuất toán càng cao. Cái nào bảo hiểm không trả thì đè cổ thằng bác sĩ bắt đền. Thêm nữa bác sĩ bảo hiểm không có kinh nghiệm lâm sàng nhưng luôn khống chế chuyên môn bác sĩ bệnh viện. "Một cổ hai tròng" trong hoàn cảnh này quá chính xác luôn.

(3) Trình độ đồng nghiệp tuyến dưới quá kém. Giám đốc nhà em Y Thái Nguyên, lên Hn cũng kéo một loạt bác sĩ Ytn theo, cả chuyên tu lẫn tại chức. Bọn này năng lực chuyên môn ngu như chó lợn nhưng làm trưởng phó khoa, chỉ đạo bác sĩ chính quy Yhn bọn em. Trình độ tệ hại nên gặp ca khó chút là bó tay, không giữ nổi bệnh nhân. Muốn đảm bảo doanh thu lại quay về (1) thôi.

(4) Chất lượng thuốc quá lởm. Bhyt khống chế trần nên dùng thuốc tốt thì không có lãi, phải nhập thuốc bán theo ký ngoài thị trường. Đa số từ TQ và Ấn Độ, chất lượng thế nào các bác tự hiểu. Dùng mấy thuốc ý, bệnh chính chưa khỏi td phụ đã tùm lum tá la. Người có y đức 1 chút, thấy vậy sao chẳng đau lòng...

Nói đến bất cập, chướng tai gai mắt ở viện công tuyến dưới thì ôi thôi, viết cả ngày không hết....
Cụ nói chuẩn đấy, cho nên nằm viện tuyến dưới khi mắc bệnh nên niệm phật là vừa, kẻo Diêm vương gạch sổ bất kì .
Bác sỹ chuyên tu hay Y Thái Nguyên thì thôi, thí nghiệm trên vài trăm con bệnh ,đứa nào khôn khác nâng tay nghề.
 

Burke

Xe tăng
Biển số
OF-398834
Ngày cấp bằng
29/12/15
Số km
1,260
Động cơ
244,639 Mã lực
Từng làm bệnh viện tuyến dưới (hạng 2) ở Hà Nội, em cũng phải rời bỏ vì quá nhiều bất cập. Nói sơ sơ

(1) Áp lực từ bệnh viện. Là tuyến 2, bệnh nhân không nhiều, giám đốc chỉ đạo tăng thu cho bệnh viện bằng mọi giá. Vậy bằng cách nào? Là phải tích cực thu dung bệnh nhân, bệnh nhẹ không đáng cũng vào viện, hắt hơi sổ mũi nằm viện tuốt. Phải nhiều bệnh nhân mới có tiền giường, càng nhiều càng tốt.

(2) Áp lực từ bảo hiểm. Bệnh nhân khám tuyến dưới đa phần ít đk kinh tế. Bảo nằm viện tự túc họ chịu không? đương nhiên không rồi, vậy phải cho bhyt. Càng nhiều bệnh nhân, nguy cơ xuất toán càng cao. Cái nào bảo hiểm không trả thì đè cổ thằng bác sĩ bắt đền. Thêm nữa bác sĩ bảo hiểm không có kinh nghiệm lâm sàng nhưng luôn khống chế chuyên môn bác sĩ bệnh viện. "Một cổ hai tròng" trong hoàn cảnh này quá chính xác luôn.

(3) Trình độ đồng nghiệp tuyến dưới quá kém. Giám đốc nhà em Y Thái Nguyên, lên Hn cũng kéo một loạt bác sĩ Ytn theo, cả chuyên tu lẫn tại chức. Bọn này năng lực chuyên môn ngu như chó lợn nhưng làm trưởng phó khoa, chỉ đạo bác sĩ chính quy Yhn bọn em. Trình độ tệ hại nên gặp ca khó chút là bó tay, không giữ nổi bệnh nhân. Muốn đảm bảo doanh thu lại quay về (1) thôi.

(4) Chất lượng thuốc quá lởm. Bhyt khống chế trần nên dùng thuốc tốt thì không có lãi, phải nhập thuốc bán theo ký ngoài thị trường. Đa số từ TQ và Ấn Độ, chất lượng thế nào các bác tự hiểu. Dùng mấy thuốc ý, bệnh chính chưa khỏi td phụ đã tùm lum tá la. Người có y đức 1 chút, thấy vậy sao chẳng đau lòng...

Nói đến bất cập, chướng tai gai mắt ở viện công tuyến dưới thì ôi thôi, viết cả ngày không hết....
Hay quá cụ. Lần đầu em biết những thứ này.
 

dr.anthony

Xe buýt
Biển số
OF-595953
Ngày cấp bằng
24/10/18
Số km
780
Động cơ
136,890 Mã lực
Nơi ở
Sì Gòn
Nhớ hồi đó có mấy mợ mồm ra rả "làm ko được thì nghỉ đi" với hay trông mong các bác sĩ "trẻ trung" sẽ thay thế lắm, giờ được toại nguyện rồi, thích thật :-c
 

dr.anthony

Xe buýt
Biển số
OF-595953
Ngày cấp bằng
24/10/18
Số km
780
Động cơ
136,890 Mã lực
Nơi ở
Sì Gòn
Yên tâm,
Lại có một loạt bs trẻ vào làm thay chỗ đó thôi
Vìbs mới ra trường bv tư họ íu nhận.
Khoảng dăm bẩy năm nữa bv tư bão hoà bs thì họ cũng không nhận nhiều và ồ ạt như giờ nữa đâu. Họ sẽ chỉ chọn mỗi năm dăm ba người thôi.
Nên chỉ một giai đoạn này là ồ ạt ra đi thôi
Chứ các trường y đào tạo thế, học xong không đâm đầu vào viện công thì đi đâu ?
Bệnh viện tư hoạt động theo hơi hướng kinh doanh, nên cứ kinh doanh được là mở bv tư ghi Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa XYZ thôi rồi hoạt động tuyển dụng theo mô tuýp giống bao bv tư khác để...kinh doanh. Cụ dựa vào đâu mà nói bv tư sẽ không thành lập thêm cái nào nữa từ giờ cho đến năm 9999? :))
 

sieurua

Xe tăng
Biển số
OF-12972
Ngày cấp bằng
1/2/08
Số km
1,269
Động cơ
534,212 Mã lực
Mỗi nghành này thấy nhiều nhân tài. Chẳng bù cho những khác còn mất một mớ để vào hưởng lương 3 tr :D
 

W123Lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-550803
Ngày cấp bằng
16/1/18
Số km
5,265
Động cơ
212,479 Mã lực
Từng làm bệnh viện tuyến dưới (hạng 2) ở Hà Nội, em cũng phải rời bỏ vì quá nhiều bất cập. Nói sơ sơ thì:

(1) Áp lực từ bệnh viện. Là tuyến 2, bệnh nhân không nhiều, giám đốc chỉ đạo tăng thu cho bệnh viện bằng mọi giá. Vậy bằng cách nào? Là phải tích cực thu dung bệnh nhân, bệnh nhẹ không đáng cũng vào viện, hắt hơi sổ mũi nằm viện tuốt. Phải nhiều bệnh nhân mới có tiền giường, càng nhiều càng tốt.

(2) Áp lực từ bảo hiểm. Bệnh nhân khám tuyến dưới đa phần ít đk kinh tế. Bảo nằm viện tự túc họ chịu không? đương nhiên không rồi, vậy phải cho bhyt. Càng nhiều bệnh nhân, nguy cơ xuất toán càng cao. Cái nào bảo hiểm không trả thì đè cổ thằng bác sĩ bắt đền. Thêm nữa bác sĩ bảo hiểm không có kinh nghiệm lâm sàng nhưng luôn khống chế chuyên môn bác sĩ bệnh viện. "Một cổ hai tròng" trong hoàn cảnh này quá chính xác luôn.

(3) Trình độ đồng nghiệp tuyến dưới quá kém. Giám đốc nhà em Y Thái Nguyên, lên Hn cũng kéo một loạt bác sĩ Ytn theo, cả chuyên tu lẫn tại chức. Bọn này năng lực chuyên môn ngu như chó lợn nhưng làm trưởng phó khoa, chỉ đạo bác sĩ chính quy Yhn bọn em. Trình độ tệ hại nên gặp ca khó chút là bó tay, không giữ nổi bệnh nhân. Muốn đảm bảo doanh thu lại quay về (1) thôi.

(4) Chất lượng thuốc quá lởm. Bhyt khống chế trần nên dùng thuốc tốt thì không có lãi, phải nhập thuốc bán theo ký ngoài thị trường. Đa số từ TQ và Ấn Độ, chất lượng thế nào các bác tự hiểu. Dùng mấy thuốc ý, bệnh chính chưa khỏi td phụ đã tùm lum tá la. Người có y đức 1 chút, thấy vậy sao chẳng đau lòng...

Nói đến bất cập, chướng tai gai mắt ở viện công tuyến dưới thì ôi thôi, viết cả ngày không hết....
Em thấy đúng cả thảy ạ, nhất là cái lí do thứ 3. Nhiều nơi bước vào như dở hơi em thật.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top