[Funland] Ý nghĩa tên phố, địa danh ở Hà Nội

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Hoặc không để ý, hoặc không được ai giải thích... có thể nhiều người không biết về ý nghĩa và "sự tích" của nhiều tên phố, địa danh ở Hà Nội. Bài báo sau giúp giải ngố ít nhiều. Các cụ/ mợ thông thái chia sẻ thêm hiểu biết về các tên phố, địa danh khác ở Hà Nội nhé :-bd

Những tên phố Hà Nội phải “luận” chữ Hán mới hiểu nghĩa

Hà Nội có khu phố cổ với rất nhiều phố “Hàng”, chỉ nghe tên là có thể biết ngày xưa nhân dân ở đó buôn bán gì, với những tên gọi rất thuần Việt như Hàng Vải, Hàng Muối, Hàng Mắm, Hàng Khoai... Nhưng cũng có nhiều phố mang tên cổ khác, phải “luận” chữ Hán, mới hiểu được nghĩa.

Điển hình như phố Tố Tịch, tên này bị nhiều người gọi nhầm thành phố Tô Tịch, có lẽ do nghĩ thành Thăng Long xưa có ông Thành hoàng tên là Tô Lịch thì cũng có một ông Tô Tịch chăng. Thực ra chữ “tịch” trong tên phố này, chữ Hán nghĩa là chiếu, như trong chữ “chủ tịch” - vì các quan ngày xưa hay trải chiếu để ngồi làm việc, chứ không ngồi ghế như các nước phương Tây dẫn đến có chữ “chairman” nghĩa tương tự. Còn chữ “tố”, có nghĩa là trắng nõn. Hai chữ “Tố Tịch” chữ Hán nghĩa là chiếu trắng, chỉ rằng ở phố này, thời xưa là nơi bán chiếu trắng.

Theo sách Địa chí Hà Nội, phố này nằm trên đất của thôn Tô Tịch xưa, trước đây thôn này có nghề dệt và bán chiếu. Hiện nay phố nối từ Hàng Gai đến Hàng Quạt, gần hồ Hoàn Kiếm, trong khi một phố bán chiếu khác có tên thuần Việt là Hàng Chiếu nằm xa hơn về phía Bắc.

Tên ngõ Hài Tượng cũng khá “đánh đố” nhiều người trẻ. Để hiểu nghĩa thì phải luận kỹ nghĩa chữ Hán. “Hài” nghĩa là giày dép thì nhiều người đã biết, còn chữ “tượng” ở đây nghĩa là thợ, chứ không phải chữ “tượng” là con voi. Xưa trong kinh thành có bộ phận gọi là “tượng cục”, là nơi tập hợp thợ thuyền để xây dựng các công trình, chế tạo sản phẩm theo yêu cầu của triều đình.

Thôn Hài Tượng vốn là nơi trú ngụ của những người thợ làm giày da, dép da và hàng da nói chung, và trước đây ăn thông với phố Hàng Giầy. Hai phố này tập trung những người thợ giày quê ở vùng làng Chắm (nay thuộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương) lên Thăng Long hành nghề từ những thế kỷ XVII, XVIII.

Theo Từ điển đường phố Hà Nội, thì lúc đầu những người thợ giày dép quây quần ở đất Hài Tượng này, sau một số dời xuống trú ngụ ở đất thôn Tả Khánh nay là ngõ Hàng Hành. Cả hai nơi, họ đều lập đình thở tổ nghề da giày. Cho nên hiện nay ở ngõ Hài Tượng và ở ngõ Hàng Hành đều là đình thờ ba vị tổ nghề là Phạm Đức Chính, Phạm Sĩ Bân, Phạm Thuần Chính, những người này đã cải tiến kỹ thuật thuộc da và sáng chế những mẫu giày dép mới cho người Việt sử dụng.

Tên phố Hòe Nhai cũng vậy. Chữ “Hòe” thì nhiều người có thể đoán là cây hòe, nhưng chữ “nhai” thì phải tra từ điển mới biết, nghĩa là bờ, bến, hay con đường ven sông. “Hòe Nhai” nghĩa là con đường trồng hòe ở bến sông. Xưa kia, con đường này nối từ Hoàng thành ra bến Đông Bộ Đầu nổi tiếng. Nay Hòe Nhai là con đường dài khoảng 400m nối từ đê Yên Phụ đến phố Phan Đình Phùng, hướng về cửa Bắc thành cổ Hà Nội.

Thời xưa, phố trồng nhiều hòe do tương truyền thời nhà Lý có lệ quy định các quan ở kinh đô mỗi người phải đem trồng một cây hòe trên con đường này, từ đó mà thành tên.

Một con đường khác không nằm trong khu phố cổ nhưng cũng mang tên tương tự phố Hòe Nhai, đó là phố Liễu Giai. Vẫn có chữ “liễu” mang tên một loài cây, còn chữ “giai” có nghĩa là con đường.

Trước đây, Liễu Giai là tên một làng trong Thập tam trại vùng ven phía Tây kinh thành Thăng Long. Đến năm 1994, con đường nối tiếp đường Nguyễn Chí Thanh đoạn từ Kim Mã đến Đội Cấn mới được đặt tên là đường Liễu Giai.

Còn vì sao làng xưa có tên gọi Liễu Giai, thì một số tài liệu cho rằng làng này vào đời Lý, Trần có nhiều cung điện dinh thự của các ông hoàng bà chúa, ven đường đi có trồng các dãy liễu, nên mới thành tên “đường Liễu”.

Cả hòe và liễu là hai loại cây mà các nhà quyền quý xưa ở hay trồng trước cửa. Do đó, nghe những cái tên Hòe Nhai, Liễu Giai, mà “luận” được chữ và hiểu được nghĩa, ta như hình dung ra khung cảnh huy hoàng những cũng không kém phần thanh lịch và lãng mạn của kinh thành Thăng Long hàng trăm năm trước.

Phố Khâm Thiên nằm ở khu vực cửa Nam thành Thăng Long xưa, cũng là một tên làng xưa, do ở đây có cơ quan “Khâm Thiên Giám”, tức là “Quan sát bầu trời theo lệnh nhà vua”. Cơ quan này có nhiệm vụ quan sát khí tượng, ghi nhận các hiện tượng vũ trụ, báo mùa vụ cho dân chúng cũng như ban hành lịch cho triều đình.

Ở ngoại thành Hà Nội, bên huyện Đông Anh có con đường dài khoảng 2km có tên là đường Uy Nỗ. Giải nghĩa chữ Hán thì tên này có nghĩa là “Uy lực của chiếc nỏ”, nghe vậy chắc ai cũng đã nghĩ đến sự tích chiếc nỏ thần bắn một lúc hàng chục mũi tên mà tướng Cao Lỗ đã chế tạo để vua An Dương Vương đánh giặc. An Dương Vương đóng đô ở đất Cổ Loa, không xa làng Uy Nỗ, hay còn có tên là Oai Nỗ.

Trong khi đó, tên phố Hòa Mã, nhiều người cứ nghĩ có chữ Mã, chắc là chữ Hán chỉ ngựa, như Hà Nội có đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm, liên quan đến tích ngựa trắng chỉ lối cho vua Lý Thái Tổ xây thành Thăng Long. Tuy nhiên, thực ra, chữ “Mã” ở tên phố Hòa Mã lại là chữ Nôm cổ, mang nghĩa là “quần áo”.

Phố Hòa Mã, vốn nằm trên thôn Hòa Mã xưa, và trước kia, thôn có tên là Đổi Mã. Hai chữ này có nghĩa là “thay đổi áo xống”, và các sách sử cho biết, xưa ở làng này có cung Đổi Mã (chữ Hán gọi là Cung Canh Y), là nơi vua các triều Lý, Trần, Lê mỗi khi vua ra tế đàn Nam Giao thì dừng lại ở cung này để đổi xiêm áo thường, chuyển sang mặc lễ phục theo quy định khắt khe của lễ tế.

Các nghiên cứu lịch sử đều xác định đàn Nam Giao được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông ở khu vực Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo cũ, gần cửa ô Cầu Dền và ở khoảng giữa các phố Mai Hắc Ðế, Thái Phiên, Ðoàn Trần Nghiệp, Bà Triệu. Vị trí của cung Đối Mã cũ rất gần với khu vực này.

Mã là một từ tiếng Việt cổ, có nghĩa là vỏ, trang phục bề ngoài. Nay ừ này không được dùng nữa nhưng vẫn còn có thể nghe trong các câu ca dao, tục ngữ như: “Tốt mã giẻ cùi”, hay “Con gà tốt mã vì lông, răng đen vì thuốc, rượu nồng vì men”.

Thôn Đổi Mã được đổi tên thành Hòa Mã vào năm Minh Mạng thứ 2 (1821), theo kiến nghị của bộ Hộ về việc đổi tên một loạt địa danh cả nước. Tên phố Hòa Mã được nhân dân quen sử dụng từ thời thuộc Pháp, dù chính quyền thực dân đặt tên phố này là phố Đô đốc Sénés.

https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/nhung-ten-pho-ha-noi-phai-luan-chu-han-moi-hieu-nghia-585103.ldo
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,453
Động cơ
468,518 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Các phố gắn tên danh nhân thời đại Hồ Chí Minh về sau có bị con cháu đổi tên không nhỉ?
Cũng chỉ là tên đường thôi. Chúng nó không thích tên đó thì đổi thôi. Đổi hay không đổi thì cũng là chuyện bình thường.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Các phố gắn tên danh nhân thời đại Hồ Chí Minh về sau có bị con cháu đổi tên không nhỉ?
Ở HN khá ấn tượng với cách đặt tên nhiều hàm ý, VD: PHỐ Lê Duẩn (có nhà WC công cộng ở đầu....phố) và ĐƯỜNG Trường Chinh cong mềm mại... Ngoài ra, sau sát nhập Hà Tây thì HN có nhiều đường phố trùng tên (ở các quận mới-cũ) cũng là đặc thù của Thủ Đô.... và hy vọng sau tiền lệ đề xuất thành lập thành phố Thủ Đức trong lòng Tp. HCM thì HN cũng sẽ tái lập thành phố Hà Đông, Sơn Tây...?!:-?
P/S: Không biết đã có địa phương nào đặt tên phố Lê Văn Tám (nhân vật hư cấu) chưa nhỉ? ;)
Thớt về địa danh, phố Hà Nội xưa, các cụ vui lòng không lái sang chính trị nhé :)>-
 

Kaikom

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Người OF
Biển số
OF-2055
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
2,420
Động cơ
750,335 Mã lực
Website
divinesstore.com
Cũng chỉ là tên đường thôi. Chúng nó không thích tên đó thì đổi thôi. Đổi hay không đổi thì cũng là chuyện bình thường.
phố cổ có chữ Hàng
Hàng Đào Hàng Ngang Hàng Đường
nói gọn đặc sản Đào Ngang Đường
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Dốc La - Pho

Dốc La Pho là một con dốc dài khoảng 300m, nối từ đường Hoàng Hoa Thám xuống dốc Thuỵ Khuê. Nằm sát vách Công viên Bách Thảo Hà Nội. Dốc La Pho nằm trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội.

Năm 1873, kể từ khi bắt đầu chiếm đóng Hà Nội, người Pháp không ngừng phát triển đô thị hoá nơi đây. Trong đó họ rất chú trọng đến cây xanh độ thị, để tìm kiếm các loại cây, hoa trồng trong đô thị thích hợp, năm 1888, người Pháp lập “Jardin d'essal” (Vườn thí nghiệm thực vật) rộng 33ha, ta thường gọi là vườn Bách Thảo.


Thời Pháp thuộc, khi Hà Nội thành lập Vườn ươm cây nằm cạnh con dốc này thì giám đốc đầu tiên của vườn ươm tên là Laforge. Sau này người dân đọc chệch ra thành LAPHO hoặc LAFFO.

Vườn chia thành hai khu: Khu cao (bên đường Hoàng Hoa Thám) là vườn cây, nuôi thú là nơi đi dạo, giải trí… Khu thấp (bên đường Thụy Khuê) làm vườn ươm – có tên là Laforge, ươm các giống cây bản địa, giống nhập từ Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Âu.

Khi thành lập Vườn ươm cây thì giám đốc đầu tiên là người Pháp, tên Laforge. Thế nên còn gọi là vườn Laforge, từ đó có dốc Laforge… Người dân sau này đọc chệch ra thành La - Pho, từ đó con dốc này được đặt tên là LAPHO và tồn tại cho đến ngày nay.

Một điểm thú vị nữa mà làm cho Dốc La Pho trở nên đặc biệt, đó là tên gọi “Dốc” được đặt theo cách gọi dân dã của người dân địa phương, không hề có trong quy chế đặt tên đường, phố và các công trình công cộng.

https://danviet.vn/giai-ma-nhung-dia-danh-tay-it-nguoi-biet-o-ha-noi-7777789760.htm
 

barca6996

Xe container
Biển số
OF-724771
Ngày cấp bằng
10/4/20
Số km
7,590
Động cơ
151,182 Mã lực
Ở HN khá ấn tượng với cách đặt tên nhiều hàm ý, VD: PHỐ Lê Duẩn (có nhà WC công cộng ở đầu....phố) và ĐƯỜNG Trường Chinh cong mềm mại... Ngoài ra, sau sát nhập Hà Tây thì HN có nhiều đường phố trùng tên (ở các quận mới-cũ) cũng là đặc thù của Thủ Đô.... và hy vọng sau tiền lệ đề xuất thành lập thành phố Thủ Đức trong lòng Tp. HCM thì HN cũng sẽ tái lập thành phố Hà Đông, Sơn Tây...?!:-?
P/S: Không biết đã có địa phương nào đặt tên phố Lê Văn Tám (nhân vật hư cấu) chưa nhỉ? ;)
Chắc cụ nhầm về phố Lê Duẩn, phố này bắt đầu từ phố Điện biên phủ, đoạn có nhà VS ngã tư Nguyễn Thái Học k phải là đầu phố nữa
 

MiTa

Xe lăn
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
14,178
Động cơ
678,653 Mã lực
phố cổ có chữ Hàng
Hàng Đào Hàng Ngang Hàng Đường
nói gọn đặc sản Đào Ngang Đường
E nghe nói HN có phố Trần Duy Hưng đẹp lắm mà e chưa dc tới đó lần nào.
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
P/S: Không biết đã có địa phương nào đặt tên phố Lê Văn Tám (nhân vật hư cấu) chưa nhỉ? ;)
Nhà bác chắc cắt Net đã lâu à?. Nghệ An - Vinh có, Khánh Hòa - Nha Trang có, Lâm Đồng - Đà Lạt có, Sóc Trăng TP có...
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Lò Sũ là phố tối cổ, hồi xưa bán "lục bản mộc nhị định lang" chính là phố này.
 

Ô tô điên

Xe tăng
Biển số
OF-69141
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
1,857
Động cơ
481,371 Mã lực
em chỉ thắc mắc là liệu 100 năm nữa sông tô lịch nó có bị biến mất không ??? Chứ em thấy càng ngày nó càng bé.
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Hồi bé ông anh đố "phố Phình Tàu Ấm" mãi mà không biết là phố cổ nào.
 

barca6996

Xe container
Biển số
OF-724771
Ngày cấp bằng
10/4/20
Số km
7,590
Động cơ
151,182 Mã lực
Đầu phố Lê Duẩn (số 5) hiện vẫn còn nhà vệ sinh công cộng mà Kụ:
Số 5 là đầu phố hay số 1 hả cụ, cụ xem số 1 ở đâu,nhân tiện số 5 trước là Bách hóa số 5 h là tòa nhà của TP bank, nhà vệ sinh cụ nói ở bên kia đường
 

one

Xe điện
Biển số
OF-14032
Ngày cấp bằng
16/3/08
Số km
3,265
Động cơ
509,766 Mã lực

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,565
Động cơ
753,425 Mã lực
Một con phố Hàng nằm xa các Hàng khác, gây nhầm lẫn khi dân xứ khác về tìm đường.
Hàng Chuối, không nằm trên khu phố Cổ. :D
 

tvu732

Xe tăng
Biển số
OF-708234
Ngày cấp bằng
21/11/19
Số km
1,002
Động cơ
103,285 Mã lực
Em chỉ cần các cụ mợ và các cháu tin tin đừng nhầm đường Hồ Đắc Di là cái hồ mang tên Đắc Di là đủ. Tội nghiệp cụ bác sĩ, cố hiệu trưởng trường Đại học Y, danh nhân đất Việt bị bọn con cháu biến thành cái hồ. Mà mới dăm chục năm chứ đã xa xôi gì đâu.
 

MotoG

Xe tăng
Biển số
OF-498660
Ngày cấp bằng
18/3/17
Số km
1,541
Động cơ
201,634 Mã lực
Một con phố Hàng nằm xa các Hàng khác, gây nhầm lẫn khi dân xứ khác về tìm đường.
Hàng Chuối, không nằm trên khu phố Cổ. :D
Hàng Cháo gần svđ Hàng Đẫy
Hàng Bún trước thuộc đất làm bún
Hàng Bột nay không còn giữ tên (đường Tôn Đức Thắng)
 

one

Xe điện
Biển số
OF-14032
Ngày cấp bằng
16/3/08
Số km
3,265
Động cơ
509,766 Mã lực
Em chỉ cần các cụ mợ và các cháu tin tin đừng nhầm đường Hồ Đắc Di là cái hồ mang tên Đắc Di là đủ. Tội nghiệp cụ bác sĩ, cố hiệu trưởng trường Đại học Y, danh nhân đất Việt bị bọn con cháu biến thành cái hồ. Mà mới dăm chục năm chứ đã xa xôi gì đâu.
Ối giời, gần chục năm trước em đã phải viết bài về vụ này. Xem ra muốn chữa cái này phải gửi kiến nghị lên uỷ ban quận về việc cắm cái biển tên phố kèm chú thích, hoặc cắm chữ ghép tên hồ ra giữa hồ cho bà con cùng thấy.
 

tranhien1979

Xe tăng
Biển số
OF-4478
Ngày cấp bằng
30/4/07
Số km
1,663
Động cơ
554,365 Mã lực
Dốc La - Pho

Dốc La Pho là một con dốc dài khoảng 300m, nối từ đường Hoàng Hoa Thám xuống dốc Thuỵ Khuê. Nằm sát vách Công viên Bách Thảo Hà Nội. Dốc La Pho nằm trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội.

Năm 1873, kể từ khi bắt đầu chiếm đóng Hà Nội, người Pháp không ngừng phát triển đô thị hoá nơi đây. Trong đó họ rất chú trọng đến cây xanh độ thị, để tìm kiếm các loại cây, hoa trồng trong đô thị thích hợp, năm 1888, người Pháp lập “Jardin d'essal” (Vườn thí nghiệm thực vật) rộng 33ha, ta thường gọi là vườn Bách Thảo.


Thời Pháp thuộc, khi Hà Nội thành lập Vườn ươm cây nằm cạnh con dốc này thì giám đốc đầu tiên của vườn ươm tên là Laforge. Sau này người dân đọc chệch ra thành LAPHO hoặc LAFFO.

Vườn chia thành hai khu: Khu cao (bên đường Hoàng Hoa Thám) là vườn cây, nuôi thú là nơi đi dạo, giải trí… Khu thấp (bên đường Thụy Khuê) làm vườn ươm – có tên là Laforge, ươm các giống cây bản địa, giống nhập từ Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Âu.

Khi thành lập Vườn ươm cây thì giám đốc đầu tiên là người Pháp, tên Laforge. Thế nên còn gọi là vườn Laforge, từ đó có dốc Laforge… Người dân sau này đọc chệch ra thành La - Pho, từ đó con dốc này được đặt tên là LAPHO và tồn tại cho đến ngày nay.

Một điểm thú vị nữa mà làm cho Dốc La Pho trở nên đặc biệt, đó là tên gọi “Dốc” được đặt theo cách gọi dân dã của người dân địa phương, không hề có trong quy chế đặt tên đường, phố và các công trình công cộng.

https://danviet.vn/giai-ma-nhung-dia-danh-tay-it-nguoi-biet-o-ha-noi-7777789760.htm
Tên Lapho, suốt thời bé, em đi qua suốt, tìm hiểu mãi mà chả ra tại sao có tên tây tây vậy! Mà hồi đó còn gọi là Lopho
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Cái này đơn thuần là chơi chữ, cụ dùng từ đồng nghĩa luận sẽ ra phố Trương Hán Siêu.
Chính vì chơi chữ mà ngày bé em nát óc vì mấy ông chú. Suốt ngày lôi chữ Hán Việt ra đố, hị hị,:))
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Thớt này hay ạ. Ủn lên cho cụ chủ post tiếp nhé!
Chẳng mấy người trẻ tìm hiểu về những điều này
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top