- Biển số
- OF-195393
- Ngày cấp bằng
- 23/5/13
- Số km
- 1,512
- Động cơ
- 341,878 Mã lực
Vì sao taekwondo Việt Nam thất bại ở Olympic ?
Từ môn võ được kỳ vọng lớn nhất của thể thao Việt Nam, taekwondo đã lần thứ 2 vắng mặt ở Olympic sau Rio 2016 và Paris 2024.
Ông Trương Ngọc Để - chủ tịch Liên đoàn taekwondo Việt Nam (VTF) và là người từng dẫn dắt võ sĩ Trần Hiếu Ngân giành HCB Olympic - chia sẻ: "Taekwondo Việt Nam tiếp tục vắng mặt ở Olympic là một nỗi buồn. Đau ở chỗ không phải do chúng ta kém mà do nhận định sai từ ban đầu của những người có trách nhiệm. Cái sai đầu tiên là chuyển nhóm môn, đưa taekwondo ra khỏi nhóm 1 đầu tư trọng điểm sau Olympic London 2012. Cái sai thứ hai là đưa taekwondo ra Hà Nội tập trung. Họ phải hiểu, thế mạnh của taekwondo là ở TP.HCM. Nên ngay thời điểm đó đã là bước thụt lùi rồi".
Ông Trương Ngọc Để cho biết đã chỉ rõ cho bộ môn taekwondo thấy hai cái sai trên qua các cuộc trao đổi, thậm chí là nói lên cấp cao hơn, nhưng không thể thay đổi được gì. "Họ nghĩ làm hơn được TP.HCM, nhưng cuối cùng là thất bại hoàn toàn.
Điều thể hiện rõ qua việc taekwondo chỉ giành 1 vé dự Olympic London 2012. Còn lại là không thể giành vé đến Rio 2016 và Paris 2024. Trong khi những vinh quang mà taekwondo giành được trong giai đoạn 1994 đến 2012 đều do tập luyện tập trung tại TP.HCM", ông Để nói thêm.
Ông Trương Ngọc Để nói: "So với Thái Lan, mình đầu tư thua khoảng 25 lần. Một năm, mình chỉ có khoảng 2,5 tỉ đồng đầu tư cho taekwondo đi tập huấn và thi đấu quốc tế trong khi Thái Lan chi khoảng 65 tỉ đồng. Với số tiền đó, taekwondo Việt Nam chỉ có thể đi thi đấu quốc tế 2-3 lần/năm.
Ông Để thẳng thắn: "Ngày xưa, chúng tôi dẫn quân đi tập huấn nước ngoài đều nhận được sự giúp đỡ không nhiều thì ít từ liên đoàn taekwondo các nước. Còn hiện nay gần như là số 0. Tập đoàn CJ tài trợ, cho gì thì nhận cái đó. Chúng tôi cũng không thể nhờ liên đoàn các nước giúp đỡ trong các chuyến tập huấn vì đâu có được quyền quyết gì. Trong khi họ không biết thế mạnh của liên đoàn, có mối quan hệ tốt với liên đoàn các nước".
https://tuoitre.vn/truong-doan-the-thao-viet-nam-noi-gi-sau-that-bai-tai-olympic-2024-2024080922584539.htm
Ông Để cho biết muốn đưa taekwondo Việt Nam quay trở lại, cần phải đưa môn võ này trở lại nhóm 1, đồng thời phải đưa nó trở lại TP.HCM và tận dụng mối quan hệ của VTF để đầu tư tốt hơn. Bản thân ông cũng có kế hoạch để giúp taekwondo Việt Nam trở lại mạnh mẽ ở đấu trường Olympic. Theo đó, ông đã tiếp xúc với Liên đoàn taekwondo Iran để có thể sang huấn luyện cho Việt Nam 4 đến 8 năm và hy vọng có huy chương
Ông nói: "Ở Paris 2024, Iran chỉ xếp sau Hàn Quốc với 1 HCV, 2 HCB và 1 HCĐ. Họ đi có 4 VĐV nhưng đều đi đến bán kết hoặc chung kết. Tôi nghĩ chọn Iran là chuẩn trong việc chọn HLV cho taekwondo Việt Nam. Kim Tuyền bao năm được HLV Hàn Quốc huấn luyện đều không có sự khác biệt nào trong lối đánh lẫn kỹ chiến thuật, rất hên xui".
Không riêng gì môn này, kết quả của chuỗi thành tích này ai cũng rõ,
Không phải do vùng miền
Không phải sợ thiếu tiền - Xã hội hóa thì thiếu gì các doanh nghiệp FDI (Kêu gọi Samsung họ làm ăn ở VN đầu tư thì nói 1 câu thì khác bọt ngay)
Kết quả văn hóa là sự phát triển của bộ mặt quốc gia
Chỉ người điều hành là chưa cố gắng hết vai trò của tư lệnh ngành
Từ môn võ được kỳ vọng lớn nhất của thể thao Việt Nam, taekwondo đã lần thứ 2 vắng mặt ở Olympic sau Rio 2016 và Paris 2024.
Ông Trương Ngọc Để - chủ tịch Liên đoàn taekwondo Việt Nam (VTF) và là người từng dẫn dắt võ sĩ Trần Hiếu Ngân giành HCB Olympic - chia sẻ: "Taekwondo Việt Nam tiếp tục vắng mặt ở Olympic là một nỗi buồn. Đau ở chỗ không phải do chúng ta kém mà do nhận định sai từ ban đầu của những người có trách nhiệm. Cái sai đầu tiên là chuyển nhóm môn, đưa taekwondo ra khỏi nhóm 1 đầu tư trọng điểm sau Olympic London 2012. Cái sai thứ hai là đưa taekwondo ra Hà Nội tập trung. Họ phải hiểu, thế mạnh của taekwondo là ở TP.HCM. Nên ngay thời điểm đó đã là bước thụt lùi rồi".
Ông Trương Ngọc Để cho biết đã chỉ rõ cho bộ môn taekwondo thấy hai cái sai trên qua các cuộc trao đổi, thậm chí là nói lên cấp cao hơn, nhưng không thể thay đổi được gì. "Họ nghĩ làm hơn được TP.HCM, nhưng cuối cùng là thất bại hoàn toàn.
Điều thể hiện rõ qua việc taekwondo chỉ giành 1 vé dự Olympic London 2012. Còn lại là không thể giành vé đến Rio 2016 và Paris 2024. Trong khi những vinh quang mà taekwondo giành được trong giai đoạn 1994 đến 2012 đều do tập luyện tập trung tại TP.HCM", ông Để nói thêm.
Ông Trương Ngọc Để nói: "So với Thái Lan, mình đầu tư thua khoảng 25 lần. Một năm, mình chỉ có khoảng 2,5 tỉ đồng đầu tư cho taekwondo đi tập huấn và thi đấu quốc tế trong khi Thái Lan chi khoảng 65 tỉ đồng. Với số tiền đó, taekwondo Việt Nam chỉ có thể đi thi đấu quốc tế 2-3 lần/năm.
Ông Để thẳng thắn: "Ngày xưa, chúng tôi dẫn quân đi tập huấn nước ngoài đều nhận được sự giúp đỡ không nhiều thì ít từ liên đoàn taekwondo các nước. Còn hiện nay gần như là số 0. Tập đoàn CJ tài trợ, cho gì thì nhận cái đó. Chúng tôi cũng không thể nhờ liên đoàn các nước giúp đỡ trong các chuyến tập huấn vì đâu có được quyền quyết gì. Trong khi họ không biết thế mạnh của liên đoàn, có mối quan hệ tốt với liên đoàn các nước".
https://tuoitre.vn/truong-doan-the-thao-viet-nam-noi-gi-sau-that-bai-tai-olympic-2024-2024080922584539.htm
Ông Để cho biết muốn đưa taekwondo Việt Nam quay trở lại, cần phải đưa môn võ này trở lại nhóm 1, đồng thời phải đưa nó trở lại TP.HCM và tận dụng mối quan hệ của VTF để đầu tư tốt hơn. Bản thân ông cũng có kế hoạch để giúp taekwondo Việt Nam trở lại mạnh mẽ ở đấu trường Olympic. Theo đó, ông đã tiếp xúc với Liên đoàn taekwondo Iran để có thể sang huấn luyện cho Việt Nam 4 đến 8 năm và hy vọng có huy chương
Ông nói: "Ở Paris 2024, Iran chỉ xếp sau Hàn Quốc với 1 HCV, 2 HCB và 1 HCĐ. Họ đi có 4 VĐV nhưng đều đi đến bán kết hoặc chung kết. Tôi nghĩ chọn Iran là chuẩn trong việc chọn HLV cho taekwondo Việt Nam. Kim Tuyền bao năm được HLV Hàn Quốc huấn luyện đều không có sự khác biệt nào trong lối đánh lẫn kỹ chiến thuật, rất hên xui".
Không riêng gì môn này, kết quả của chuỗi thành tích này ai cũng rõ,
Không phải do vùng miền
Không phải sợ thiếu tiền - Xã hội hóa thì thiếu gì các doanh nghiệp FDI (Kêu gọi Samsung họ làm ăn ở VN đầu tư thì nói 1 câu thì khác bọt ngay)
Kết quả văn hóa là sự phát triển của bộ mặt quốc gia
Chỉ người điều hành là chưa cố gắng hết vai trò của tư lệnh ngành