[Thảo luận] XXX giải thích về lỗi đi trên đường cong không bật xi nhan: nghe hơi ngứa đ...ít

Deplov

Xe buýt
Biển số
OF-152134
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
502
Động cơ
360,614 Mã lực
Nơi ở
ngõ siêu nhỏ, phố hơi nhỏ, Hà Nội
Cái đồng chí XXX khác cũng phải nói là không phải là vấn đề quy định pháp luật kia kìa. Có điều ý thức thực thi pháp luật của đồng chí quá kém nên vẫn cố nói thêm là đoạn nào nóng thì phạt không thì thôi, rất là nằm đè lên luật. Cái này là đồng chí thể hiện 2 lần dốt, vừa dốt luật, vừa dốt trong nhận thức.

Thực tế đi 2b theo đoàn, đường xa, những đoạn cua bọn em cũng vẫn xi nhan vừa để báo hiệu cho nhau vừa để xe khác cùng/ngược chiều cũng nhận biết được, tránh những rủi ro không cần thiết. Đấy là vấn đề nội bộ của đoàn đi chứ chả phải luật lá gì cả. Đặt vào trường hợp em đi 2 bánh, sắp đến đoạn cua mà một bác 4 bánh đi trước lại xi nhan theo hướng cua thì em làm thế nào để biết được là bác í tránh xe, chuyển làn hay là xi nhan vì đường nó cong hả giời ?
 

F.I.A.T

Xe điện
Biển số
OF-40109
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
2,571
Động cơ
479,619 Mã lực
Cái trò luật kiểu này, gặp cụ nào rắn lên thì thôi, lại nhắc nhở, gặp cụ nào camorun là nộp xiền.
Luật thế mới là luật, chứ cứ rõ rành thì lấy gì mà ăn
 

DUONGLAM

Xe điện
Biển số
OF-28299
Ngày cấp bằng
3/2/09
Số km
4,044
Động cơ
419,219 Mã lực
'Lỗi nhạy cảm'?

Ngày 7/1, mang ý kiến của người dân, PV VTC News đã liên hệ một số cán bộ CSGT thuộc CA TP.HCM (xin không nêu tên), thì có người cho rằng không thể phạt nhưng cũng có người cho rằng có thể xử phạt lỗi ôm cua đường cong không bật đèn tín hiệu.

Với quan điểm không phạt lỗi, một cán bộ CSGT cho rằng, người tham gia giao thông đang di chuyển trên đường thẳng khi đến đoạn cong thì ôm cua theo đường cong vẫn di chuyển theo một hướng, một làn đường riêng của họ, đó không phải là vấn đề chuyển làn hay chuyển hướng thì không cần phải bật đèn tín hiệu.

“Trường hợp này ta hiểu rằng, người di chuyển đang đi theo một hướng, đi theo phần đường riêng của mình, không có chuyển hướng, chuyển làn nên không cần phải bật đèn tín hiệu, hay nói nôm na là bật đèn xi-nhanh của phương tiện. Điều này không bắt buộc bật đèn tín hiệu nên không thể xem là vi phạm Luật Giao thông” – vị CSGT nói.

Vị này giải thích rõ thêm về vấn đề "chuyển làn", "chuyển hướng", ví dụ nếu người tham gia giao thông chuyển làn đường từ làn ô tô sang làn xe máy hoặc ngược lại buộc phải bật đèn tín hiệu giao thông. Ô tô tải chuyển sang làn xe du lịch phải bật đèn báo trước. Hoặc nếu chuyển hướng rẽ trái, rẽ phải, quay đầu... thì buộc phải bật tín hiệu báo trước, để xe sau và xe chạy chiều ngược lại được biết, giảm tốc độ hay có biện pháp an toàn đề phòng, tránh xảy ra tai nạn giao thông, đó là điều bắt buộc, luật quy định rõ.
Với quan điểm phạt lỗi ôm cua đường cong không bật tín hiệu, một cán bộ CSGT khác lại cho rằng, trong Luật Giao thông đường bộ xác định đường cong là đường cong, đường thẳng là đường thẳng. Đây là lỗi nhạy cảm, cần phải xem xét thấu đáo. Bởi khi ta đang di chuyển trên một đường thẳng nhưng khi đến đoạn đường cong, cua gắt buộc phải bật tín hiệu để người khác biết mà tránh va chạm.

“Điều này không phải gọi là trách nhiệm hay áp dụng theo luật mà là thể hiện văn hóa giao thông khi tham gia lưu thông trên đường cần báo hiệu cho người điều khiển phương tiện phía sau, hoặc ngược chiều được biết. Vừa an toàn cho mình và cho tham gia giao thông xung quanh mình” – vị CSGT nói.

“Tùy tình hình thực tế mà lực lượng CSGT mỗi nơi có thể áp dụng tùy trường hợp, có thể nơi đó là điểm đen, điểm nóng giao thông nên người ta áp dụng đặt vấn đề đó (ôm cua đường cong không bật tín hiệu bị phạt) để đấu tranh chuyển hóa địa bàn, hạn chế, kéo giảm tai nạn giao thông.

Theo quan điểm của luật sư Kiều Hưng, có cơ sở để xác định CSGT xử phạt hành vi này là không có cơ sở pháp lý, bởi lẽ các yếu tố sau:

Thứ nhất, trong Luật Giao thông Đường bộ, liên quan đến vấn đề “chuyển hướng xe”, chỉ có các thuật ngữ được đề cập như rẽ trái, rẽ phải, quay đầu, lùi xe, qua đường giao nhau… là được quy định cụ thể về hành vi để người tham gia giao thông tuân thủ đúng. Riêng thuật ngữ “chuyển hướng xe” không có định nghĩa cụ thể nên phải hiểu hoạt động chuyển hướng nằm trong các hoạt động này.

Thứ hai, thuật ngữ “tín hiệu” được quy định trong luật này chỉ liên quan đến hai loại: đèn tín hiệu giao thông (đèn đỏ, vàng, xanh…) và đèn tín hiệu của phương tiện tham gia giao thông (phương tiện).

Trong đó, đèn tín hiệu của phương tiện được quy định gắn liền và liên quan đến các hoạt động cụ thể như rẽ trái, rẽ phải, lùi xe, chuyển làn xe, ưu tiên …chứ không có quy định nào gắn liền riêng biệt với hoạt động “chuyển hướng xe” mà không gắn liền với các hoạt động đó.
Thứ ba, khoản 2 điều 15 Luật Giao thông Đường bộ quy định: “Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác”.

Vậy nếu suy diễn lôgic điều luật một cách tổng quát, thì hành vi “chuyển hướng xe” trên đoạn đường cong không có những hoạt động liên quan theo quy định của điều luật này như: Nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp, xe ngược chiều …có nghĩa hoạt động “chuyển hướng xe” trên đoạn đường cong sẽ không bị điều chỉnh bởi điều luật này.

Thứ tư, thực tế giao thông, nguyên tắc đường giao thông và hoạt động di chuyển của phương tiện không thể lúc nào cũng theo đường thẳng. Còn ở góc độ khoa học, để đảm bảo đi đúng hướng xe, khi gặp đường cong, đường vòng tay lái của phương tiện phải di chuyển theo cho phù hợp, lúc này nếu lấy phương của đường làm cơ sở, thì phương của xe trùng với phương của đường đang lưu thông, nên không thể gọi là “chuyển hướng”.

Từ những phân tích trên, cho thấy việc xử phạt của CSGT trong trường hợp này là thiếu cả lý lẫn tình. Thiết nghĩ, Cục Giao thông Đường bộ - Đường sắt sớm có chỉ đạo, hướng dẫn Phòng CSGT các tỉnh, TP về vấn đề này.
http://vtc.vn/di-chuyen-tren-duong-cong-khong-bat-tin-hieu-co-bi-xu-phat.457.524509.htm
Hôm trước mới nghe Đường cong mềm mại, hôm nay lại nghe Đường cong gắt. Cụ nào phân biệt giúp em với
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
6,587
Động cơ
361,897 Mã lực
Thực tế đi 2b theo đoàn, đường xa, những đoạn cua bọn em cũng vẫn xi nhan vừa để báo hiệu cho nhau vừa để xe khác cùng/ngược chiều cũng nhận biết được, tránh những rủi ro không cần thiết. Đấy là vấn đề nội bộ của đoàn đi chứ chả phải luật lá gì cả. Đặt vào trường hợp em đi 2 bánh, sắp đến đoạn cua mà một bác 4 bánh đi trước lại xi nhan theo hướng cua thì em làm thế nào để biết được là bác í tránh xe, chuyển làn hay là xi nhan vì đường nó cong hả giời ?
ô hay, thế cứ phải có xe đi trước báo hiệu thì mình mới biết có đường cong phía trước hả cụ? E nghĩ mình tuân thủ đúng luật thì chả lo gì
 

Hoathanhtao

Xe điện
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
4,779
Động cơ
410,300 Mã lực
Để cho mấy đ/c xxx này lái xe từ Mông Dương đến Móng Cái chắc hỏng cmn công tắc sinhan=))
 

thinhtd

Xe container
Biển số
OF-347592
Ngày cấp bằng
21/12/14
Số km
5,545
Động cơ
418,127 Mã lực
ô hay, thế cứ phải có xe đi trước báo hiệu thì mình mới biết có đường cong phía trước hả cụ? E nghĩ mình tuân thủ đúng luật thì chả lo gì
Ví dụ đi phượt theo đoàn ấy cụ. Còn đi một mình thì sống chết mặc bay nhé.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
ô hay, thế cứ phải có xe đi trước báo hiệu thì mình mới biết có đường cong phía trước hả cụ? E nghĩ mình tuân thủ đúng luật thì chả lo gì
Có thể cụ chưa đi 2b vượt đèo theo đoàn, kiểu như đi phượt. Tất nhiên là ko cần xe trước ta cũng biết tơi khúc cua, nhưng có xi nhan báo trước thì vẫn chủ động hơn.
 

Deplov

Xe buýt
Biển số
OF-152134
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
502
Động cơ
360,614 Mã lực
Nơi ở
ngõ siêu nhỏ, phố hơi nhỏ, Hà Nội
ô hay, thế cứ phải có xe đi trước báo hiệu thì mình mới biết có đường cong phía trước hả cụ? E nghĩ mình tuân thủ đúng luật thì chả lo gì
Cụ không đọc kỹ bài của em à? Bọn em đi 2 bánh, tận dụng xi nhan vừa để nhắc anh em theo sau tập trung cẩn thận, vừa để các xe khác, nhất là các bác ô tô đường dài thấy nhấp nháy mà để ý. Đoàn em đi 3-4 xe thì đơn giản nhưng đoàn tầm 8-9 xe hoặc hơn, phải cắt tốp và đi cách quãng nhau thì xi nhan cũng là một cách báo hiệu cho tốp sau. Nhiều trường hợp đi đúng luật nhưng vẫn bị mấy ông vượt láo, lấn làn ở khúc cua lao vào đấy cụ ạ. Em đi gặp nhiều quả ô tô tải với xe khách đi láo hẳn trên đường đèo kiểu thế rồi, sợ lắm, cứ cua bị khuất tầm nhìn là bọn em phải còi inh ỏi cho nó chắc.
 

xamthung

Xe tăng
Biển số
OF-91245
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
1,868
Động cơ
422,200 Mã lực
Luật là luật , làm gì có cái gọi là nhạy cảm , nếu nhạy cảm ông đẻ thêm cái biển phải xi nhan ko tao bắt . Em tin là phần đông chả ai muôn vi phạm luật GT nhưng các bố ăn bẩn , bẫy dân thì nói thẳng ra , việc D gì phải cong cong giải thích .
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
6,587
Động cơ
361,897 Mã lực
Ví dụ đi phượt theo đoàn ấy cụ. Còn đi một mình thì sống chết mặc bay nhé.
Thế phượt Tây Bắc cũng bật suốt hả cụ? Nếu bật khi báo hiệu nơi có đường cong thì e thấy có biển hiệu rội
 

Hiệp Tùng

Xe tải
Biển số
OF-75630
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
467
Động cơ
425,350 Mã lực
Nơi ở
Tô Ngọc Vân .Tây Hồ
Họ được ăn học đào tạo làm CSGT nắm quá rõ về luật.Nhiều khi1số CBCS bẻ cong luật mà kiếm tiền túi.Các bác nhớ cái biển hiệu lệnh 60km/h trên cao tốc Bắc Ninh Lạng Sơn không.Năm 2007.2008 bao lái xe bị phạt oan vì CSGT lập BB quá tốc độ 60/h.Em đã bị và gửi đơn kiện vì cách xử phạt oan và lỗi này được nói trên bản tin thời sự là do sự hiểu lầm của CSGT và được bồi thường.Vậy hơn 1 năm hàng ngàn lái xe bị phạt oan .Ai giữ phiếu phạt để đòi được bồi thường.
 

Matizcoi

Xe cút kít
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
19,498
Động cơ
-164,448 Mã lực
Luật do các anh í thi hành mà :D
 

chjpheols

Xe đạp
Biển số
OF-147181
Ngày cấp bằng
26/6/12
Số km
33
Động cơ
360,330 Mã lực
Nơi ở
Cái lò gạch cũ
Một điều luật rất "Việt Nam" mà chắc chẳng nơi nào trên thế giới có luôn.
Nếu có điều kiện mấy bác ngồi "làm luật" ý thử lái xe đi từ Hà Nội lên Lạng Sơn xem khi đến nơi cái công tắc với cái đèn xi nhan của xe các bác có vấn đề không.
Một ý tưởng điên rồ của những 3:-O
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top