Hai hình trên khác hẳn nhau về bản chất, kụ ui.
Một hình là hình thức giao cắt, được tổ chức giao thông theo nhiều hướng đi hợp pháp, hình kia là hình thức nhập làn, được tổ chức giao thông theo một
hướng đi hợp pháp duy nhất.
----------------------
Giải thích:
1- Trong Hình #1, chúng ta thấy đây là một giao cắt, được Sở gtvt tổ chức lưu thông theo 3 hướng đi, gồm hướng 1, 2 và 3.
Các phương tiện khác được tự do lưu thông vào cả 3 hướng trên từ những hướng đi khác nhau.
Ví dụ xe tải B, xe máy D đi xuôi theo hướng 1, xe máy C đi theo hướng 2,
là các hướng di chuyển hợp pháp, nằm trong phương án giao thông chung.
Chỉ vì có biển 138 gắn trên lề, bắt buộc xe trên làn của xe máy A chỉ được chuyển hướng để rẽ phải vào hướng 3, mà không được đi như các phương tiện khác, không được chuyển hướng rẽ vào hướng 1 hoặc 2.
Nếu không có biển 138, xe máy A có thể có 3 chọn lựa để chuyển hướng, là rẽ trái vào hướng 1 như xe máy B và ô tô D, hoặc đi thẳng vào hướng 2 như xe máy C.
Vì vậy, trong Hình #1 là một giao cắt, từ vị trí xe máy A có thể có 3 lựa chọn hợp pháp về hướng đi, nhưng bị biển 138 hạn chế mất 2 hướng, chỉ còn 1 lựa chọn là chuyển hướng để rẽ phải vào hướng 3.
2- Ngược lại, trong Hình #2 và #3, là điểm nhập làn, được Sở gtvt
tổ chức lưu thông theo 1 hướng hợp pháp duy nhất. Từ vị trí A, khi nhập làn, tất cả các phương tiện dù đi trên làn nào, đều chỉ được đi theo 1 hướng từ trái qua phải.
Dù không bị biển báo nào hạn chế, các xe từ vị trí A đều không có lựa chọn thứ 2, không thể chuyển hướng để rẽ sang nhánh đường khác.
Hình #1: tổ chức giao thông kiểu giao cắt, xét từ vị trí xe máy A có thể chuyển hướng để rẽ sang nhiều hướng khác.
Hình #2, #3: Tổ chức giao thông kiểu nhập làn, không có hành vi chuyển hướng để rẽ sang hướng khác.
Hình #3:
.