- Biển số
- OF-301141
- Ngày cấp bằng
- 9/12/13
- Số km
- 160
- Động cơ
- 308,500 Mã lực
ở nơi ngã 3 ngã 4 hình như không được vượt cụ ợ
Em phân tích cho cụ nhé :
1, Cụ đi sai biển : Không sai
- Vì biển hoặc mũi tên chỉ đi thẳng : cụ đi thẳng thì sai gì ạ ?
2, Sai làn : Không sai
- Có hai làn , 1 làn rẽ trái , 1 làn đi thẳng : Cụ đi thẳng thì sai làn ở đâu ạ ?
3, Cụ sai ở chỗ này ạ : Lỗi vượt ở ngã 3 - nơi chỉ có 1 làn đi thẳng ( nhiều làn đi thẳng thì vượt vô tư ạ )
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt - ;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Cụ không thể dùng luật Nga ở VN được, mà trong Luật của Nga như cụ đã dịch cũng cấm hành vi "vượt lên" kiểu này. Thậm chí còn cấm "vượt lên" trước đó cả 100m.Kụ phân tích mọi chỗ đều đúng, trừ duy nhất một chỗ, là chỗ in đậm "vượt xe" đó kụ.
Hành vi của kụ chủ trên "nơi đường giao nhau", như kụ chủ đã nêu, không phải là hành vi "vượt xe", vì không có yếu tố "lấn sang làn xe của chiều ngược lại" như quy định tại Điều 14- Vượt xe của Luật gtđb Vn hiện hành (nhà cháu bôi đỏ tại phần Trích luật ở phía dưới đây)
Hành vi của kụ chủ chỉ là hành vi "vượt lên", hoàn toàn không bị luật cấm.
Còn hai hành vi "Vượt xe" và "Vượt lên" khác nhau cơ bản thế nào, xin mời các kụ mợ tham khảo thêm tại thớt này của nhà cháu nhé.
http://www.otofun.net/threads/623049-the-nao-la-vuot-xe-thong-tin-tham-khao-tu-luat-gtdb-chlb-nga?p=16447984#post16447984
---------------------------------
Trích Luật gtđb Vn
Điều 14. Vượt xe
...
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt...
.
Hai tình huống khác nhau cụ nhé , cụ chủ vượt lên hoặc vượt xe ở nơi đường giao nhau cơ mà .Trích Luật gtđb Vn
Điều 14. Vượt xe
...
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt...
.
Kụ đọc sót rồi.Cụ không thể dùng luật Nga ở VN được, ...
Kụ đọc sót rồi.
Nhà cháu trích luật gtđb hiện hành của VN, làm gì có luật Nga ở đây.
Nhờ kụ xem lại Điều 14 của Luật gtđb VN sẽ thấy Luật VN mình cũng quy định chỉ có hành vi "vượt xe" khi có yếu tố "mượn làn đường của chiều xe ngược lại để vượt lên", cũng như chỉ được phép "vượt xe" khi "khi không có xe đang chạy ngược chiều trên làn đường của chiều xe ngược lại (mà mình định mượn để vượt xe)".
Cụ hiểu sai Luật VN rồi. Nếu trong luật VN có khái niệm "vượt xe" như Nga thì rõ như cụ dịch là mượn đường ngược chiều để vượt.2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải
Những tình huống không cần quan tâm đến việc "có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt" thì Điều 14 không coi là vượt xe, kụ nhé.Cụ hiểu sai Luật VN rồi. Nếu trong luật VN có khái niệm "vượt xe" như Nga thì rõ như cụ dịch là mượn đường ngược chiều để vượt.
Chứ còn ở VN với từ "không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt" mà luận ra "phải mượn đường ngược chiều để vượt" thì không hoàn toàn chính xác. Không có chỗ nào chỉ rõ cụ phải mượn đường ngược chiều mới vượt được. Trong thực tế có những tình huống không cần mược vẫn vược được.
Ví dụ với làn đường đủ rộng và xe trước đã đi về bên phải thì cụ có thể vượt mà không cần mượn đường ngược chiều.
Tranh luận với cụ cũng nhiều cũng chỉ với mục đích cho các cụ cận thận đừng nghĩ rằng "vượt lên" (như cụ nói) tại nơi giao nhau như tình huống này là không phải "vượt xe" thôi. Kẻo không lại có cơ hội đóng góp cho Nhà nước và làm cho xxx vất vả hơnNhững tình huống không cần quan tâm đến việc "có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt" thì Điều 14 không coi là vượt xe, kụ nhé.
Kụ nghĩ thế nào tùy kụ. Nhà cháu không có ý định thay đổi quan điểm của kụ đâu. Nhà cháu dừng ý kiến tại đây.
Chờ tin của cụ chủ thớt.17/1 này em đi làm việc ạ
Em up hình lên cho dễ hình dung
Cụ chủ hẹn 22/01 sẽ up kết quả mà hôm nay (27/01) vẫn chưa thấy gì.trên này âm binh nhan nhản lên hẹn các kụ các mợ ngày mai ạ