Dọc đường vào Sóc Trăng, bọn em đi qua một ngôi chùa đặc trưng Khmer Nam Bộ rất lộng lẫy. Chùa Sà Lôn.
Chùa có tên
Khmer là "Wath Sro Loun", để dễ phát âm, từ "Sro Loun" được đọc chại thành "Sà Lôn". "Sro Loun" lại có nguồn gốc từ chữ "Chro Luong", là tên của một con rạch chạy dọc theo đường làng trước đây ở gần chùa, và tên gọi ấy đồng thời cũng được dùng để đặt tên chùa. Sở dĩ chùa Sà Lôn còn được gọi là "chùa Chén Kiểu" là do dùng những mảnh chén, đĩa sứ ốp lên tường để trang trí.
Một ngôi chàu có kiến trúc khá đẹp, màu sắc rực rỡ
Tương truyền, chùa Sà Lôn được dựng bằng cây lá từ năm
1815, và được trùng tu nhiều lần. Trong
chiến tranh, chùa bị bom đạn đánh sập ngôi chánh điện. Năm
1969, sư cả Tăng Đuch (trụ trì đời thứ 9) quyết định dựng lại ngôi chùa gồm: Chánh điện, sala, nhà Tăng, nhà để sách kinh, khu tháp, v.v... bằng vật liệu kiên cố. Đến năm
1980, việc xây dựng cơ bản hoàn thành. Nhưng do thiếu kinh phí, nên nhà chùa có sáng kiến dùng chén dĩa kiểu để trang trí phần sau ngôi chánh điện. Tên chùa Chén Kiểu bắt nguồn từ đó.
Các bức tường được ốp từ những mảnh sứ nhỏ đầy màu sắc và kỳ công
Kiến trúc đặc trưng Khmer
Những ngọn tháp cao vút
Sư sãi trong chùa
Những bức tượng thể hiện một tích chuyện phật giáo, ngày phật sinh ra đời chăng?