- Biển số
- OF-408915
- Ngày cấp bằng
- 7/3/16
- Số km
- 10,795
- Động cơ
- 336,282 Mã lực
E hóng ảnh
Vãi thật công nhận cụ có time nên đi được nhiều mơi thật! E cũng mong có chút time để đi đây đó nhưng chưa bố trí đcChào các cụ các mợ, em vừa có dipk làm chuyến xuyên Việt Nam và Campuchia bằng xe máy. Em chia sẻ lên đây cho các cụ tham khảo. Mong cccm ủng hộ.
Để có được một chuyến đi xuyên Việt, đặc biệt là vi vu bằng xe máy là ước mơ của rất nhiều người, trong đó có em. Năm 2016 em cũng đã làm một chuyến đi Xuyên Việt Bằng xe máy HN vào SG rồi lại vòng ra HN, lúc vào chạy đường HCM - Trường sơn lúc ra chạy dọc ven biển, và để lại một kỷ niệm khó quên.
Lần này em ấp ủ chạy Xuyên Việt vào SG rồi chạy một vòng Campuchia rồi về Phú Quốc, Mũi Cà Mau, vi vu miền tây...hết đất nước mình. Kế hoạch ấp ủ từ đầu năm nhưng vì thời gian đi dài rất khó sắp xếp thời gian, lần khất mãi rồi cuối cùng cũng chốt được tháng 11 sẽ xuất phát. Kế hoạch đầu tiên tầm 6 xe đi, nhưng cứ rơi rụng dần, cuối cùng cũng chốt được 4 xe, toàn anh em U50, 03 xe PCX và 01 cào cào XR150.
Lộ trình của bọn em:
Ngày 1 HN - Khe Gát - Phong Nha (Quảng Bình) (560km)
Ngày 2 Phong Nha - Tây Trường Sơn - Khe Sanh - A Lưới (330km).
Ngày 3 TT A Lưới – Đèo A roàng – Tp Kon Tum ( 390km)
Ngày Kon Tum – Thị Trấn Măng Đen – Quy Nhơn (260km)
Ngày 5 Quy Nhơn – Tuy Hòa – Đèo Cả - Nha Trang – Phan Rang (300 km).
Ngày 6 Phan Rang – Mũi Dinh – Biển Cà Ná – Mũi Né – SG (300km)
Ngày 7 Sài Gòn – CK Mộc Bài – Phnom Penh (240km)
Ngày 8 Phnom Penh – Xiêm Riệp (350km)
Ngày 9: Tham Quan Angkor Wat
Ngày 10 Xiêm Riệp – Phnom penh - Kampot (500km)
Ngày 11 Kampot- Kep – Hà Tiên – Phú Quốc (150km)
Ngày 12: khám phá Phú Quốc
Ngày 13 : Phú Quốc - Rạch Giá – Cà Mau (250km)
Ngày 14: Cà Mau - Đất Mũi - Cà Mau (200km)
Ngày 15: Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Cần Thơ (200km)
Ngày 16: Cần Thơ - Sài Gòn (180km)
Ngày 17: SG bay về HN.
Em sẽ kể dần chuyến đi em sẽ kể dần hầu các cccm
Thanks cccm theo dõi
Một vài hình ảnh
Tây Trường Sơn
Khe Sanh
Cầu Đakrong
Hầm A Roàng
Măng Đen
Mũi Đại Lãnh
Phnom Penh
Angkor Wat
Kep Beach
Phú Quốc
Mũi Cà Mau
Bắt đầu đổ đèo mà cụ thấy nó bẫng xe tức là ga để granti, khi đó cụ nhấp phanh và hơi ga lên cho bắt côn, cụ thả phanh và giữ ga như thế đến khi thấy nó trôi xe nhanh hơn mức ga mà máy gằn gằn lên là ok.PCX là xe ga các cụ đổ đèo có nguy hiểm không?
Toàn thịt . Chẹp chẹpĐến chân đèo Đá đẽo thì trời lất phất mưa và cũng đã nhá nhem tối. Trời mùa đông nên tối rất nhanh. Trời tối nên cũng không chụp ảnh ót gì. Lên đến đỉnh đèo thì đã tối om. Trên đỉnh có tấm bia ghi công những anh hùng liệt sỹ, thanh niên xung phong đã bảo vệ tuyến đường mòn HCM trong chiến tranh chống Mỹ, bọn em vào thắp nén hương rồi đổ đèo qua sân Bay Khe Gát để về Phong Nha. Đến Phong Nha thì cũng đã hơn 6h30 tối, kết thúc ngày đầu tiên với quãng đường 580km. Bọn em tìm nhà nghỉ, cơm nước rồi đi nghỉ dành sức hôm sau vượt Tây Trường Sơn huyền thoại.
Chặng đường này cũng ko có gì lạ, nhiều cụ cũng đi rồi nên cũng ko có gì nhiều kể cho các cụ.
Bái phục các cụ, chúc các cụ mạnh khỏe có nhiều chuyến đi cho ae thưởng thức ảnhKhe Sanh là một thung lũng hình lòng chảo được bao bọc xung quanh bởi các núi đồi trên một cao nguyên ở độ cao 800m, rộng chừng 60ha. Ở vào vị trí gần biên giới lại án ngự quốc lộ 9 nối từ Ðông Hà/Việt Nam với Nam Lào, Khe Sanh có một vị thế chiến lược khá lợi hại về quân sự không chỉ trên chiến trường Quảng Trị mà còn cả khu vực Ðông Dương. Chính vì thế, giữa tháng 1/1964, Mỹ thị sát vùng Khe Sanh, và ngay từ đầu, Mỹ đã nhận ra ý nghĩa quan trọng của việc kiểm soát vùng đất này.
Ðầu năm 1966 Mỹ - ngụy thiết lập tuyến phòng thủ dọc đường 9 từ Ðông Hà sang Lào bằng việc tăng cường quân Mỹ và quân ngụy cùng các binh khí, kỹ thuật để xây dựng các cứ điểm hỏa lực mạnh trên toàn tuyến hành lang chiến lược đường số 9 gồm: Ðông Hà, Cam Lộ, Tân Lâm, Ðầu Mầu, Ðakrông, Khe Sanh, Tà Cơn, Làng Vây, Huội San...Trong đó, tập đoàn cứ điểm Khe Sanh được coi là “cái bẫy chết người” . Cuối năm 1967, khoảng 6.000 lính thủy đánh bộ Mỹ đã kéo đến Khe Sanh.
Cụm cứ điểm Tà Cơn, nằm ở Bắc đường 9 được coi là khu trung tâm được xây dựng rất quy mô chạy dài 2km, rộng 1km, gồm nhiều tiểu cứ điểm với công sự kiên cố dày đặc và một sân bay cỡ lớn (sân bay Tà Cơn) dùng làm nơi cất và hạ cánh của các loại máy bay lên thẳng vũ trang, một số máy bay vận tải và phản lực chiến đấu. Sân bay có diện tích khoảng 10.000m2 nằm giữa căn cứ với một đường băng được lát bằng hàng ngàn tấn ri nhôm và ri sắt. Trong khu vực sân bay có trụ sở chỉ huy cứ điểm, đài chỉ huy sân bay, đài liên lạc...cùng hệ thống công sự phòng ngự dày đặc. Bảo vệ bên ngoài là một hàng rào dây kẽm gài bùng nhùng và những bãi mìn lớn...
Khi quân và dân ta thực hiện cuộc tiến công chiến lược giải phóng Quảng Trị năm 1972 thì toàn bộ tuyến phòng thủ mạnh nhất của Mỹ - ngụy trên đường 9, trong đó có sân bay Tà Cơn bị bão lữa của quân giải phóng đập nát chỉ trong 5 ngày (30/3 - 3/4/1972), kết thúc vị trí và vai trò của các căn cứ quân sự cùng với những tham vọng ngông cuồng của quân đội Mỹ.
Hiện nay, trong khuôn viên di tích sân bay Tà Cơn có một nhà Bảo tàng, một số hầm hào, công sự, đường băng đã được phục dựng lại cùng với các hiện vật thể khối lớn như máy bay, trực thăng, đại bác, xe tăng...được trưng bày để phục vụ nhu cầu tham quan du lịch của khách tham quan trong và ngoài nước. Sân bay Tà Cơn đã và đang trở thành một điểm tham quan thu hút ngày càng đông du khách tuyến du lịch DMZ.
Nguồn Báo Quảng Trị.
Tượng đài chiến thắng tại ngã 3 Khe Sanh
Dấu vết chiến tranh còn lưu lại rõ rệt nhất tại Sân Bay Tà Cơn nên bọn em dành thời gian rẽ vào tham quan.
Bảo tàng chiến thắng Khe Sanh
Nhiều máy bay xe tăng Mỹ bỏ lại còn khá nguyên vẹn
CH-47 Chinook là máy bay trực thăng vận tải hạng nặng đa năng 2 động cơ 2 cánh quạt do Boeing Integrated Defense Systems thiết kế và chế tạo. Công năng thiết kế của máy bay này là chuyển quân, chuyển vũ khí hạng nặng và hỗ trợ hậu cần cho chiến trường. Năm 1965, Sư đoàn Kỵ binh Bay số 1 của Hoa Kỳ sang Việt Nam tham chiến đã biên chế 1 tiểu đoàn máy bay Chinook. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chinook trong Chiến tranh Việt Nam là vận chuyển pháo lên các điểm cao và đảm bảo cung cấp đạn dược cho các khẩu pháo này
Còn khá nguyên vẹn, đồ Mỹ bền thật
Trực thăng Uh-1
Xa xa là một em C130, nằm lặng lẽ nơi này hơn nửa thập kỷ rồi
C-130 là loại máy bay vận tải hạng trung, thân rộng với cánh nâng chính được bố trí ở phía trên thân may báy. Đồng thời cánh chính cũng là nơi thùng chứa nhiên liệu và cũng là nơi đặt 4 động cơ của máy bay. Ở khoảng giữa 2 động cơ của máy bay ở mỗi bên cánh còn có 2 móc treo các móc treo này dùng để treo 2 thùng nhiên liệu phụ hoặc thiết bị ECM, C - 130 được trang bị 1 cánh đuôi đứng lớn và cánh thăng băng đơn được bố trí ở phía trên phần đuôi của máy bay. Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực tuabin cánh quạt với cánh quạt 3 hoặc 4 lá tuy theo phiên bản máy bay, C - 130 được trang bị 3 bộ càng đáp với càng đáp phụ được đặt ngay dưới khoang lái của máy bay, 2 càng đáp chính được bố trí tại phía dưới của gốc cánh. C - 130 có tất 14 bánh đáp với 2 ở càng trước và 12 ở 2 càng sau, điểm đặc biệt là độ cao của thân máy bay so với mặt đất có thể điều chỉnh được việc này tao ra thuận lợi cho việc bốc xếp hàng hóa lên máy bay.
Một em xe tăng Mỹ khá nguyên vẹn, trông rất hầm hố
Em này thì đã thành sắt vụn
Em này là xe gì? M113 chăng?
Hai em nằm lặng lẽ, những thứ còn sót lại bằng chứng cho một thời chiến tranh ác liệt và đẫm máu trên mảnh đất này.
Bom đạn đủ loại, bao nhiêu năm lớp sơn vẫn nguyên
Hầm hào quân sự vẫn còn nguyên
Bảo tàng nhìn từ phía sau
Hiện vật trong bảo tàng
Cây Nhiệt đới
Chào tạm biệt SB Tà Cơn, bọn em lại lên đường, còn hơn 100km nữa mới đến A Lưới mà trời đã xế chiều
Đến ngã 3 Khe Sanh bọn em rẽ trái theo Đường 9 rồi rẽ phải qua cầu Dakrong đi theo đường HCM tây dọc theo sông Dakrong về A Lưới
Đến đèo Pê Kê thì trời đã tối, về đến TT A Lưới -Huế cũng đã gần 7h tối, anh em kết thúc ngày thứ 2 bằng vài lon bia Huda Huế
E hóng ảnh
cảnh đẹp quá ạ.
Bắt đầu đổ đèo mà cụ thấy nó bẫng xe tức là ga để granti, khi đó cụ nhấp phanh và hơi ga lên cho bắt côn, cụ thả phanh và giữ ga như thế đến khi thấy nó trôi xe nhanh hơn mức ga mà máy gằn gằn lên là ok.
@ cụ thớt: chuyến đi quá tuyệt vời, tầm U như các cụ mà vẫn chiến vài nghìn cây bằng xm thì còn quá ngon cho sức trẻ.
Quá bái phục các cụ.
Toàn thịt . Chẹp chẹp
Chuyến đi của cccm hay và dũng cảm quá ạ. Hải sản nhìn thèm đến rỏ dãi ạ
Chuyến đi thú vị quá
Nể cụ thật. Em cũng muốn đi mà chưa sắp xếp được thời gian
Cảm ơn các cụđẹp quá, hóng chia sẻ hướng dẫn đi
Vâng, trước hội PCX HN off ở đấy, giờ chuyển ra chỗ khác rồi. Em cũng ít off cafe lắm, năm ra một vài lần.Chỉ 1 từ thôi: NỂ
PS: hội PCX của cụ hay off ở cafe Thuỳ Trang hồ GV phải ko ạ?
Đi kinh thật . Quá nể Các Cụ
Cảm ơn các cụBái phục các cụ, chúc các cụ mạnh khỏe có nhiều chuyến đi cho ae thưởng thức ảnh
Công nhận mặt đường bên đó đẹp thật.
Con đường đẹp như tranh vẽ, tuyến đường huyết mạch lên khu du lịch Angkor có khác