Ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng thụ hưởng theo đúng nguyên tắc sẽ không được cung cấp thông tin như số điện thoại, địa chỉ của người thụ hưởng ( trường hợp này là F1 nhà cụ chủ thớt ) đâu ạ. Người chuyển nhầm tiền chỉ có thể yêu cầu ngân hàng chuyển tiền làm tra soát , hủy giao dịch và chờ ngân hàng chuyển tiền liên hệ với ngân hàng thụ hưởng liên hệ với người thụ hưởng để đề nghị được trích số tiền đã bị chuyển nhầm trả lại. Nếu sau khi thông báo ( lâu rồi nên em không nhớ rõ thời hạn , hình như là 2 tháng) mà người thụ hưởng vẫn không hợp tác , không đồng ý để ngân hàng thụ hưởng trích tài khoản trả lại số tiền đó thì ngân hàng chuyển tiền sẽ thông báo cho người chuyển tiền biết và hướng dẫn họ đến trình báo với cơ quan CA, ngân hàng sẽ cung cấp chứng từ, thông tin cho bên CA.
Trường hợp F1 nhà cụ chủ mới có 4 ngày sau khi chuyển nhầm, người thụ hưởng còn chưa biết có tiền vào tài khoản, chưa nhận được thông báo của ngân hàng ( theo như cụ ấy viết) mà CA đã tìm đến nhà để gặp thì có vấn đề trong quy trình xử lý rồi.
Theo đúng quy định thì người thụ hưởng sẽ chỉ làm việc với ngân hàng thụ hưởng ( ngân hàng mở tài khoản) và số tiền chuyển nhầm đã đến theo đường nào thì về theo đường đó.
Chuẩn không cần chỉnh cụ!
có trường hợp ntn.
một cuộc gọi của người xưng là CA nói đề nghị a phối hợp để triệt phá lô đề theo chuyên án ABC.
a sẽ nhận dc tiền trong tk do một tk lạ chuyển đến là 100 tr và a sẽ đánh con lô, đề số này. Nhiệm vụ chỉ có vậy.
Nếu đồng ý thì ngay lập tức trong tk có tiền lạ đến.
Nếu lô đề trúng nhiều thì sẽ có người đến nhận một phần tiền, còn gốc đánh tiếp.
Nếu trượt thì sẽ phải trả lại tiền, vì tk lạ báo chuyển nhầm.
Cách này chủ yếu nhằm vào cán bộ CQ nhà nước, ko ô nào dám xù.
Như vậy chuyển tiền đến và chuyển trả là hai giao dịch có thể nội dung khác hẳn nhau. Việc nhầm và trả lại chưa chắc đã đúng bản chất là hai bên không liên quan đến sự vụ nào đấy.
Cho nên tốt nhất là đến ngân hàng báo và để họ làm việc.
Nếu là em, em cũng chỉ làm việc với ngân hàng. Tiền đến như nào thì về như thế, em không rút tiền mặt cũng không chuyển khoản lại, tránh rắc rối sau này.
Mẹ, ông chuyển nhầm xong lại gọi công an đến nhà tôi, trong khi đúng ra phải là ngân hàng nhận vào làm việc trước. Phải em, em cũng bực mình
Nhưng em đồ rằng cụ chủ chưa cung cấp đủ thông tin. Chứ mới có 4 ngày thì em cũng không tin lắm là c.a đã đến được nh để yc cc thông tin. Cá nhân quen biết nhờ vả thì không mời c. a phường/ khu phố đi cùng được đâu. Nói chung em cho là thông tin chưa rõ
Như em đã còm, mời được CA đến nhà người nhận không đơn giản. Họ chả rảnh
Tất nhiên, nếu không có lệnh của toà án thì về mặt lý công an không có quyền thọc tay vào tài khoản con cụ để đưa cho người bị hại. cái đó là việc của toà án.
nhưng bên công an đang làm công tác "hoà giải" trước. Bên công an không làm việc tuỳ tiện; họ yêu cầu, đề nghị như vậy thì gần như chắc chắn đã có đủ bằng chứng về việc chuyển nhầm. Nếu con cụ không chuyển thì vụ việc sẽ đưa ra toà án.
và khi đưa ra toà thì sẽ không còn là dân sự nữa mà là hình sự (chiếm đoạt tài sản). Và vì phía cụ không "ngay tình", nên khả năng thua là lớn. Tiền vẫn phải trả mà người thì vào khám.
vậy nên con cụ nên sớm chuyển lại tiền cho họ. Để chắc chắn thì có thêm xác nhận của ngân hàng, công an và người được chuyển để tránh rắc rối sau này.
Công an đang làm sai. Như chủ thớt đã còm, mấy ông công an chỉ thập thò ngoài cửa, nói chuyện riêng, chứ không phải sự vụ gì. Kiểu có tí dọa nạt.
Mà trong trường hợp này, mới có 4 ngày, chưa có thông báo gì từ phía ngân hàng nên không thể nói là con chủ thớt không trả tiền. Như vậy, công an không có lý do gì để làm việc với dân cả.