Là các cụ muốn đẻ, do quan niệm ngày xưa khác giờ, nuôi con xưa cũng ko tốn tiền gì mấy, nhiều nhà còn bảo đẻ nhiều để có lực lượng lao động ấy cụ, chứ ko fai việc kế hoạch hay ko. Còn bắp cải xào, cụ thử làm cái thống kê xem nếu là vợ ck thì có bao nhiêu cặp dùng BCS để tránh thai e xem nào
Đẻ kiểu đẻ con trai, đẻ cho sướng, đẻ lấy người làm, đẻ cho đông con nhiều cháu về già có người chăm, đẻ không cần nghĩ vì trời sinh voi trời sinh cỏ. Nuôi đứa trẻ con đầu tiên phải cho nó ăn và phục vụ được các nhu cầu sống an toàn của nó. Dạy đứa trẻ thành người còn khó hơn. Đứa trẻ giống được mợ, lớn lên thành người đàng hoàng, biết suy nghĩ, có ăn học là do may mắn, là do bẩm sinh đã được như thế, chứ em nhìn bố mợ chả có miếng chăm chút nào ngoài không để chết đói.
Không được sinh ra thì không phải chết đi. Chết cũng đau chứ có dễ dàng gì. Nếu thành đạt, giàu có, muốn để lại cho con cháu, thì sinh một đứa rồi dành thời gian ôm ấp, yêu thương nó. Phải bù đắp cho nó thiệt thòi mà nó phải gánh chịu khi có mặt trên đời này, còn niềm vui, thực ra chỉ là thứ đan xen trên đường đời. Độ tuổi sinh sản là độ tuổi lấp lánh nhất, đủ thứ hoocmon được tạo ra để giảm đau, giảm sang chấn từ cuộc sống. Đứa trẻ mới sinh ra làm gì đã có lạc thú, tuổi về già chẳng còn gì ngoài đau yếu, lo lắng, muộn phiền. Kể cả các cụ có con cháu thành đạt, thì bất lực với thời gian, lạc hậu với thời đại, cô đơn cả trong chính nhà mình vẫn là điều khó tránh. Vòng lặp ấy vẫn lặp lại khi sự sống mới sinh ra.
Nói cho cùng, người sinh con cũng là vì bản thân, vì nhận thức của họ, chứ không vì nghĩ cho quyền lợi và hạnh phúc của những đứa trẻ.