Vì cụ đang nghĩ theo cách thức tổ chức... của cụ nên nó mới rối rắm thế (đúng hơn là ko biết cách tổ chức).
Nhà ko đủ điều kiện cách li tại nhà (ví dụ như quá chật chội, đông người, dễ lây nhiễm cho hàng xóm) hoặc ko muốn niêm phong cửa thì phải vào khu cách li. Con số này ít thôi. Hầu hết sẽ cách li tại nhà.
Qui trình làm thế nào em trả lời khá nhiều rồi mà cụ ko đọc kĩ.
Bố trí 1 cán bộ phường chuyên trách đi dán niêm phong và 2-3 ngày đi kiểm tra niêm phong 1 lần. Mọi trao đổi với chủ nhà qua ĐT/online hết. Trường hợp cần kíp có thể hỗ trợ nhận đồ mang qua giùm. Đồ để ngoài cửa, chủ nhà sau đó tự kéo vào. Hoàn toàn ko tiếp xúc trực tiếp. Cb phường có thể phụ trách hàng trăm nhà.
Một bác sĩ chuyên trách tư vấn online (chủ yếu liên quan đến covid), ko tiếp xúc trực tiếp. Mỗi bác sĩ phụ trách được 50 gia đình.
Một đội cấp cứu cho toàn quận (bao nhiêu bác sĩ tùy thuộc số lượng nhà cách li. Tỉ lệ trở nặng khoảng 20% thì 1 bác sĩ+ xe cứu thương và máy trợ thở có thể bố trí cho 50 nhà. Thậm chí đội bác sĩ này có thể là nhân sự thường trực ở các bệnh viện luôn, ko cần phải lập riêng) chuyên đi xử lý các TH cấp cứu, kiểm tra qua video trước nếu thấy bệnh nhân cần cấp cứu sẽ mang máy thở tới hỗ trợ và đưa đi viện nếu cần. Bác sĩ này phối hợp với bác sĩ chuyên trách online của gia đình để quyết định có xé niêm phong vào chữa cho bệnh nhân hay đưa bệnh nhân đi hay ko.
Thế thôi. Ít tốn nhân lực và ít lây nhiễm hơn nhiều so với các khu cách li ko đạt chuẩn. Xé niêm phong ko đúng qui định phạt 5tr.
Khi qui định đã có, BQL các khu cc - nếu ở cc như TH cụ nêu - sẽ phải tuân thủ (cho bảo vệ hỗ trợ nhận đồ dùm, ko tiếp xúc trực tiếp). Hàng xóm cũng ko có quyền kêu. Khiếu nại thì làm đơn xử lý như các vụ việc khác, ko ai hơi đâu lập 1 đội đi xử lý các vấn đề của hàng xóm - mà thực ra cũng do cụ tưởng tượng là chính, hàng xóm ko mấy người ác vậy.
Các nước người ta cách li tại nhà hết rồi, đơn giản hơn đưa đi cách li rất nhiều. Mình sợ người dân ko tuân thủ cách li tại nhà, dễ đi lung tung nên mới ko áp dụng - thì đây, giải pháp dán giấy niêm phong này chính là để đảm bảo người dân ở trong nhà ko đi lung tung.
Mợ muốn làm phương án khả thi thì mợ cứ giải quyết từng vấn đề đã dc mọi người đưa ra. Mợ toàn đưa ý kiến chủ quan của mợ không thôi thì không thể là phương án tốt được. Khi em đưa ra nhừng trường hợp cụ thể, mợ không có cách giải quyết, hoặc chỉ xem nó không thể xáy ra theo ý kiến chủ quan của mợ, vậy làm sao mợ thuyết phục được người khác? Trong khi mợ gần như chưa có kế hoạch gì cho những trường hợp em đưa ra thì em lại có những trường hợp mới dựa theo những gì mợ đề cập ở trên:
1. Điều kiện xác định đủ tiêu chuẩn cách ly tại nhà là thế nào? Nhà rộng bao nhiêu? Bao nhiêu người? Thành phần trong gia đính thế nào? Cách nhà hàng xóm bao nhiêu thì đảm bảo không lây nhiễm qua không khí? Thống kê nào cho thấy tỷ lệ số lượng đủ điều kiện cách ly tại nhà và không đủ điều kiện cách ly tại nhà đối với số lượng đang được cách ly tập trung hiện nay?
2. Cán bộ phường 2-3 ngày kiểm tra 1 lần, nếu họ vừa đi, gia đình lại ra ngoài, cách nào để kiểm tra? Nếu như nhà đất, mợ niêm cửa chính, họ trèo cửa sổ ra, vậy mợ kiểm soát bằng cách nào?
3. Mợ bảo cán bộ đem đồ để trước cửa, chủ nhà tự lấy vào là không tiếp xúc trực tiếp? Chủ nhà muốn lấy đồ thì phải mở cửa, nghĩa là phải xé niêm phong ra trước cửa, vậy là nguồn lây đã ra khỏi nhà. Cán bộ phải dán niêm phong lại cho nhà, vậy là đã tiếp xúc. Mợ làm sao để bảo đảm an toàn lúc này?
4. Mợ cho cách ly tại nhà, nghĩa là phải sử dụng y tế phường, cái này nhắc lại cho mợ nhớ, lực lượng y tế phường liệu có đủ đáp ứng không? Nếu mợ sử dụng lực lượng y tế ngoài thì mợ sẽ lấy từ đâu? Điều phối hoạt động thế nào? Mợ sử lý thế nào nếu trường hợp cùng lúc 20-30 ca mà bác sĩ đang phụ trách đồng loạt trở nặng? Mợ có phương án nào nếu 20-30 ca trong đó yêu cầu tư vấn xử lý vì 20 loại bệnh nền khác nhau chứ không phải do các triệu chứng của covid?
4. Về đội cấp cứu, thời gian nhận yêu cầu cấp cứu từ bác sĩ online, đội cấp cứu ra xe, di chuyển đến nhà bệnh nhân, thực hiện thao tác cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện, mợ tính xem mất bao nhiêu thời gian. Tình huống tốt thì mất tầm 1,5h. Vậy nếu trường hợp có tầm 50 ca cần cấp cứu gấp cùng một thời điểm thì mợ có đủ 50 đội cấp cứu không? Nếu vì không kịp cấp cứu mà người bị cách ly tử vong, mợ sẽ chịu trách nhiệm thế nào?
5. Quy định nào cho phép mợ sử dụng đội ngũ bảo vệ chung cư thực hiện công tác vận chuyển hàng hoá cho đối tượng mắc bệnh truyền nhiễm khi mà họ không hề được đào tạo kiến thức về dịch tễ, phòng tránh lây nhiễm? Khi mợ sử dụng bảo vệ chung cư chuyển hàng cho hộ cách ly, ai sẽ là người niêm phong lại khi họ mở cửa nhận đồ? Và nhắc lại cho mợ: mợ xử lý thế nào nếu hộ cách ly mở cửa nhận đồ và phát tán virus ra hành lang, làm lây nhiễm cho chung cư? Nếu trong trường hợp đội bảo vệ bị lây nhiễm trong quá trình chuyển hàng cho hộ cách ly thì họ bị xử lý vì không đảm bảo an toàn hay được bồi thường vì đã bị buộc phải làm công tác nguy hiểm ngoài chuyên môn? Và người bắt buộc họ làm để bị lây nhiễm phải bị xử lý thế nào? Mợ tính phương án nào nếu các bảo vệ đồng loạt nghỉ việc vì phải phụ trách công việc nguy hiểm mà ko có chế độ xứng đáng?
5. Tại sao người dân không có quyền kêu khi mợ đặt nguồn lây nhiễm cao vào ngay giữa nơi họ sống? Mợ nên nhớ đối với nhà chung cư, có những hộ không có đường nào để đi ngoài việc đi ngang cửa nhà hộ cách ly. Nếu mợ ở chung cư, mợ xử lý thế nào nếu mợ dắt con mợ về nhà, đúng lúc đi ngang cửa hộ cách ly và họ mở cửa để nhận đồ, và họ vô tình lây cho cả mợ và con mợ? Nếu được quyền tự quyết, mợ sẽ chấp nhận việc có thể bị lây nhiễm cho mình và gia đình hay mợ quyết không cho phép cách ly tại nhà để đảm bảo an toàn cho mợ và gia đình?
6. Các nước ngoài họ cho cách ly tại nhà bởi vì hệ thống y tế họ đã quá tải, đồng thời, ý thức và luật pháp họ nghiêm minh, có hệ thống từ lâu đời. Thêm nữa, do văn hoá, do cách nghĩ về sự sống và cái chết của họ khác hẳn ta. Và kết quả thì sao mợ cũng thấy nếu dựa vào con số thống kê số người mắc bệnh và số người chết.
Và cái nước ngoài của mợ với con số thống kê đến ngày hôm qua: Mỹ: nhiễm 35 triệu, chết: 613 ngàn; Pháp: nhiễm 6,15 triệu, chết 112 ngàn; Anh: nhiễm 5,88 triệu, chết 130 ngàn.
còn ở Việt Nam: nhiễm: 161.708, chết 1.695.
Vì em thấy mợ không chú ý lắm về những con số hay số liệu khi phân tích nên em để thế này cho mợ hình dung trực quan hơn
- Mỹ: Nhiễm: 35.000.000 Chết: 613.000
- Pháp: Nhiễm: 6.150.000 Chết: 112.000
- Anh: Nhiễm: 5.880.000 Chết: 130.000
- Việt Nam: Nhiễm : 161.709 Chết: 1.695
Đấy là những con số biết nói đấy mợ.