[Funland] Xin việc - Khó hay không

tro0711

Xe máy
Biển số
OF-427942
Ngày cấp bằng
7/6/16
Số km
92
Động cơ
217,533 Mã lực
Tuổi
38
Cụ chủ thớt viết hay quá, rất bổ ích.
 

giampaolo9999

Xe tải
Biển số
OF-303244
Ngày cấp bằng
29/12/13
Số km
281
Động cơ
307,040 Mã lực
Em đồng ý với cụ, làm nhiều nhất, giải quyết nhiều vấn đề nhất sẽ là người cuối cùng trong danh sách giảm biên chế.



Cụ thông cảm nhé
thấy giọng văn của bác có vẻ bác làm ở headhunter / mảng HR FDI ?

Nếu đúng thì cho em xin contact.

có gì tiện liên hệ ... em cũng đang muốn nhảy việc !
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
CẨM NANG CHUẨN BỊ CHO PHỎNG VẤN XIN VIỆC
(Nguồn từ FB của bác Nguyen Q Quy : https://www.facebook.com/nguyen.q.quy.7
Theo lời tự giới thiệu thì bác Nguyen Q Quy đã sống 40 năm tại Canada, từng giảng dạy tại 03 trường đại học của Canada)

Thời điểm nầy là thời điểm xin việc cho sv đang học hoặc vừa tốt nghiệp. stt tự gọi là cẩm nang thì cũng hơi quá đáng. Nếu gọi là "kinh" thì chính xác hơn. Nhưng gây ngộ nhận phạm thượng. Phạm thượng nhưng chính xác, vì dù có đọc kinh hay thuộc kinh, chưa chắc lên thiên đàng, vì tuỳ mình có khả năng-tốt- hay không

trước khi đi phỏng vấn, cần có chủng bị, để tăng cơ hội người phỏng vấn biết rõ mình hơn.
bài nầy tóm tắt các kinh ngiệm còn nhớ sau vài chục năm ngồi phía người xin việc và bên kia

1- trước nhất, nên tìm hiểu cty, nơi xv, người v.v. mình đến xin việc. Ước lượng xem khả năng mình có thích ứng với việc muốn làm/xin. Những câu " vì gần nhà/trường/trạm bus, v.v." nên quên đi. Không ai quan tâm. Họ còn cho là ngố nữa.

nhiều cách để biết: google, facebook, web cty, twitter, linkedln

2- trong mọi phỏng vấn, vài câu căn bản sẽ được hỏi, để nhân sự biết thêm về bạn. Như: điểm yếu bạn là gì ?, vì sao bạn nghĩ là bạn làm được việc nầ̀y ?, vì sao bạn nghí là chúng tôi nên thuê bạn ?, nói ngấn gọn về bạn, v.v.

chủng bị trả lời ngắn gọn, nhưng ấn tượng, gây chú ý. Khi họ muốn biết thêm, họ sé hỏi. Tránh lập đi lập lại một ý vài lần. Khi bên phỏng vấn nghe vậy, họ sẽ thấy nhàm, và cảm thấy mất thì giờ với bạn

3- điểm yếu bạn là gì ?

̣nói không có là xạo; nói không biết là ngố; nói "tôi rất trách nhiệm...." là trả lời sai, nói "tôi lãng mạn, mơ màng ..." là thần kinh. Nên chủng bị vài điểm yếu, câu trả lởi ngắn, nhưng đề cập kỷ về cách vượt qua điểm yếu. Chỉ cần đề cập 1 điểm yếu thôi, điểm thích hợp nhất cho công việc đang xin

4- vì sao bạn nghĩ là bạn làm được việc nầ̀y ?

có kinh nghiệp thì tóm tắt gọn kinh nghiệm. Không có kinh nghiệm, thì nói về tính tháo vát, thích nghi nhanh việc mới, tìm hiểu, thích làm việc nhóm, v.v. Nếu là việc cần tỉ mỉ, thì nói về trách nhiệm, v.v.

5- nói ngấn gọn về bạn

không phải là lúc huyên thuyên. Nên liệt kê học, kinh nghiệm, cách tiếp cận công việc, tháo vát, team spirit, trách nhiệm, v.v.

cũng không phải là lúc tự sướng, nổ, vv. Sẽ có nhiều câu hỏi khác làm cho người phỏng vấn biết là bạn đang nói láo.

cũng không phải là lúc cho thấy vụng về trong giao tiếp, như cách trả lời " có ghi trong cv". Vâng, họ biết có ghi, và muốn xem cách đúc kết của bạn hay hay dở, khi bạn làm báo cáo

6- nên tập dượt ngày trước pv. Với người quen, hay với iphone ghi. Để tránh các ưưưưư, ơơơơ, aaaa, v.v.

7- tránh đến trể. Thí sinh đến trể thì gây khó chịu, và bị loại ngay vòng xuống xe bus. Nên ước lượng thời gian hành trình, thời gian lấy lại bình tỉnh-thở hồng hộc khi phỏng vấn, vì chạy không là điểm tốt

8- nên mặc gì ? không phải là buổi trình diễn thời trang hay dạ hội. Nên lên web xem nhân viên cy mặc ntn ? hay trước 1 ngày, đến nơi quan sát. Chỉ nên mặc được hơn tí thôi. Không cần mang Gucci khi xin việc Mc Do, Không nên mặc GAP khi xin bưng phở

nên bỏ tất cả các tài liệu và dụng cụ có thể dùng trong balo. Không đem theo cv là khó hiểu. Mượn viết của ng phỏng vấn là khó coi, v.v.

9- khi vô phỏng vấn, tắt đtdđ, chào tiếp tân-nhiều ng xin việc bị loại vì có thấi độ bls với tiếp tân, khi gặp người pv, nên với nụ cười tươi, nhưng không có vẻ bưng bô hay khả ố, như thò tay kia nặm thêm cánh tay. Bắt tay hờ hững là thua. Nên bắt tay khá chặc. Không nên nhận cafe, có thể đổ hay nhỏ giọt khi uống. Nên nhận chai nước, nếu căng thẳng, và nên để ly nước xa, tránh làm đổ ly. Không nên xem giờ, không nên khoanh tay, hay dựa lưng ghế. Nên thoải mái hay chăm chú tùy câu hỏi, vì người phỏng vấn quan sát cử chỉ xem câu trả lởi có đúng theo thái độ không.

(còn tiếp)
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
CẨM NANG CHUẨN BỊ CHO PHỎNG VẤN XIN VIỆC - PHẦN 2.
(Nguồn từ FB của bác Nguyen Q Quy : https://www.facebook.com/nguyen.q.quy.7
Theo lời tự giới thiệu thì bác Nguyen Q Quy đã sống 40 năm tại Canada, từng giảng dạy tại 03 trường đại học của Canada)

Phần 2 tránh các câu trả lời gây khó chịu người pv

1- Trả lời chung chung. Ví du, "tại sao ông nghĩ là làm ̣được việc nầy" và trả lời tại vì

. tôi có động lực
. tôi học rất nhanh
. tôi rất quan tâm
. tôi thích làm

phải nói lý do liên quan trực tiếp đến việc

2 – nhập đề lòng vòng. Cách nầy thường chỉ nói những câu vô ích, vô nghiã, và thái độ cho thấy thiếu tự tin để nói thẳng vấn đề hay không nắm vững vấn đề

3 – đưa lý do chắc như bàn thạch. Ví dụ, tôi không có yếu điểm chuyên nghiệp nào

trả lời vậy là chứng tỏ thiếu nhiều khiêm tốn

4 – Trả lời không sát, hay liên quan đến vấn đề, vẩn vơ. ví dụ " thành công nhất của bạn là gì"

trả lời "hạnh phúc gia đình"
chỉ tỏ bạn không tập trung vô mục đích phỏng vấn. Hạnh phúc của bạn có giúp bạn làm được việc cho cty không ?

5 – quét son quá đáng. như

. tôi rất thích công việc nầy.
. tôi mơ từ lâu có việc như vậy
. tôi thích cách làm việc của cty
v.v.

vì không nói CỤ THỂ tại sao khả năng bạn làm được việc nầy

6 – trả lời kiểu ai cũng nói được. Như khi hỏi " ai là người anh ngưỡng mộ nhất" (để biết tham vọng) mà trả lời Bill Gate, Job, Musk, v.v. thì là quá đáng khi chưa có kinh nghiệm, và khi trả lời " cha/mẹ tôi" thì là quá vô ích cho công việc.

phải trả lời trên điểm gì cụ thể

7 – trả lời cho thấy thái độ " cố đấm ăn xôi"

như với câu hỏi " mục đích anh tìm việc là ngắn hạn hay dài hạn
trã lời là tôi sẵn sàng làm mọi việc hay mọi vị trí để làm lâu dài cho cty, thì chỉ tổ cho thấy là người thời cơ.

8- không biết gì về cty, hay việc muốn được thuê. Điều nầy chứng tỏ sự thiếu chuẩn bị

9- khoe bằng cấp để chứng minh làm được việc, cao hơn sự cần thiết của công việc. Và không nói cụ thể động cơ làm việc nầy

10- trả lời kiểu vu vơ " nhận tôi đi sẽ thấy khả năng tôi"

cuộc phỏng vấn là để bạn cho biết khả năng cuả bạn. Tại sao phải đợi "nhận rồi sẽ biết" ? Vậy là bạn tự nhận bạn không thành công khi tự giới thiệu về bạn

(còn tiếp)
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
CẨM NANG CHUẨN BỊ CHO PHỎNG VẤN XIN VIỆC - PHẦN 3.
(Nguồn từ FB của bác Nguyen Q Quy : https://www.facebook.com/nguyen.q.quy.7
Theo lời tự giới thiệu thì bác Nguyen Q Quy đã sống 40 năm tại Canada, từng giảng dạy tại 03 trường đại học của Canada)

Khi phỏng vấn bắt đầu:

1- ngồi thẳng lưng. Đi xin việc như đi làm, không phải đi xem phim. Nhìn các người pv, không chăm chăm vô 1 người. Nhìn lung tung, hay cúi mặt có́ thể cho hiểu là có gì dấu, không tập trung, thiếu tự tin, vv., trong quan điểm người nước ngoài. Nhìn người hỏi, lâu lâu nhìn người kia. Không liếc, vì đó là thái độ kg tốt.

2- nên thoải mái trong cử chỉ, gương mặt. Cứng ngắc có vẻ kiềm chế. Không thực sự

3- Không khoanh tay, vì theo quan điểm nc ngoài, thì khép kín. Cty không mấy thích người sống nội tâm, không cởi mở

4- Không nên quá thân thiện, kể chuyện hài, hay thân mật kể chuyêṇ thành tích từng thắng, qua mặt, hơn thua với đồng nghiệp, xếp, v.v.

5- không nên nói xấu, chỉ trích cty cũ, xếp cũ

6- cho ḅiết khả năng, có thể tất cả khả năng, nhưng không "nổ". Khác nhau ? minh chứng. Dẫn chứng điều mình khẳng định với sự kiện cụ thể. .

7- khi được các người pv hỏi "bạn có muốn hỏi gì không?" , thì là lúc chỉ nên hỏi 1 hay 2 câu thôi. Không nên hỏi y như câu ng pv đã hỏi. Nên bắt ̣đầu bằng " nếu tôi hiểu không lầm, thì ..... " . Như vậy, người phỏng vấn thấy mình đã nghe, nhưng có thể kg hiểu sát ý

Nên hỏi kỷ về việc công việc phải làm, về trách nhiệm, mục đích, challenge, dự định cty, v.v. Nhưng kg nên hỏi quá nhiều điểm không liên quan, hay đến công việc phải làm

8- lương , thù lao ? thường thì chính 1 trong những người pv đề cập. Không nên hỏi trước. Và nên đề cập "chung chung", như " cho tôi biất điều kiện làm công việc nầ̀y".

9- nên tươi cười, không quá lố, chỉ nên lịch sự, không nên quá thân mật,

10- nên chào mọi người, bắt tay (không hời hợt, nhưng không quá chặt), và cám ơnói người.

(còn tiếp)
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
CẨM NANG CHUẨN BỊ CHO PHỎNG VẤN XIN VIỆC - PHẦN 4.
(Nguồn từ FB của bác Nguyen Q Quy : https://www.facebook.com/nguyen.q.quy.7
Theo lời tự giới thiệu thì bác Nguyen Q Quy đã sống 40 năm tại Canada, từng giảng dạy tại 03 trường đại học của Canada)

Viết CV

thông thường, mấy năm đầu, mắy việc đầu, cần viết CV hấp dẩn (vì sau đó, các việc làm khác thường được người quen giới thiệu). Người đọc CV đọc rất nhiều CV. Vd một công việc giáo viên tại trường Cao đẳng nhận được gần 400 CV. Phải viết CV làm sao để CV mình không bay vô sọt rác. Phải khác, hay ấn tượng, làm cho người đọc để ý.

1- Nếu là công việc đầu tiên, chưa làm việc tại canada, thì 1 trang là đủ. Cỏ thể 2-3 trang, tối đa, nhưng phải có nhiều kỹ năng

2- CV ghi trong USB, để dể dàng sửa, khi cần, bất cứ nơi nào. CV viết trên font chữ cở 12, dể đọc. Viết chữ nhỏ, không ai đọc, khi có vài trăm CV khác. Nên tìm người duyệt lại CV về các lỗi mà mình chủ quan, nên bỏ sót

3- Không nên ký hay đề ngày trên CV. Việc nầy phải làm trên thư giới thiệu kèm theo CV

4- CV nên viết theo thứ tự: thông tin cá nhân, TÓM TẮT kinh nghiệm, khả năng, kỹ năng, hiểu biết vấn đề liên quan, trình độ các thứ tiếng, trình độ và bằng cấp, từ cao đến 5 năm về trước. Không nên kê trình độ quá cao cho công việc, và không liên quan đến công việc.

5- nên TÓM TẮT kinh nghiệm, từ gần đến xa. Nếu không có kinh nghiệm làm việc, nên liệt kê các khoá thực nghiệm trong chương trình học, THEO CHỦ ĐỀ, và ghi đầy đủ tên cty, thời gian, và TRÁCH NHIỆM. Đây là phần cty chú ý.

6- liệt kê các thiện nguyện xã hội, cộng đồng. Không bắt buộc, nhưng cty sẽ biết con người bạn nhiều hơn

7- không bắt buộc, nhưng tóm tắt vài chữ về thú vui. Nhưng khi thú vui có tính cách mạo hiểm, không nên kê ra

8- nên liệt kê references, hay tóm tắt là references sẽ cung cắp theo yêu cầu. References của những người uy tín, chuyên nghiệp. Không phải của bạn, bà con, người yêu.

9- không viết CV "màu mè hoa lá", sẽ bị loại ngay trong vòng xuống bus, nên có hình - không kiểu công an, không kiểu Kpop, không kiểu thả thính hay 720 photoshop đến mẹ không nhận ra, v.v. Kiểu tự nhiên, do bạn "có tâm" chụp.

10- nếu đủ bản lảnh, và sáng tạo, gửi CV giấy, và CV video/clip, do chính bạn, tự giới thiệu. Các cty marketing, PR, sales, v.v. rất thích

chúc các bạn may mắn
 

Ban_cang

Xe đạp
Biển số
OF-502609
Ngày cấp bằng
4/4/17
Số km
42
Động cơ
186,018 Mã lực
Thấy nhiều cụ vất vả với vấn đề tìm việc làm nên em chia sẻ vài ý giúp các cụ trẻ tuổi, hi vọng là bổ ích cho một ai đó.
Thỉnh thoảng có bạn hỏi minh là anh xem thế nào thiết kế cho em cái resume ngon ngon tí. Mình cũng hỏi thế các em muốn gì, xin ai, xin cái gì, xin thế nào để anh biết còn biên đơn. Thế thôi mà minh hiếm thấy bạn nào cắt nghĩa được rành rọt là định xin cái gì, chứ đừng nói xin ai thì lại càng không biết luôn.

Đấy, sai lầm thứ nhất của các bạn là không xác định được mình là ai, mình bán cái gì, ai mua “cái gì” của mình. Các bạn cần phải hình dung về bản thân một cách chân thành nhất và cố đánh giá điểm mạnh của mình là gì, điểm yếu là gì. Để chiến thắng các bạn phải thuyết phục và các bạn sẽ không thuyết phục được ai nếu không thuyết phục nổi bản thân mình đầu tiên. Điểm mạnh chính là thứ mình đem bán, điểm yếu là những thứ mình phải biết để che dầu mà từ từ khắc phục. Một cái dở của người Việt nam là tự tin thường hay đi kèm với tinh tướng nên cần để ý tiết chế thái độ của mình, nhất là với boss người nước ngoài. Mới ra trường hay không, có kinh nghiệm hay không, không ảnh hưởng đến các phẩm chất cá nhân mà các bạn đã hình thành. Đó mới chính là cái mà employer thực sự mua và thực sự pay for chứ không hẳn là kinh nghiệm làm việc của các bạn. Vậy giả định rằng các bạn là người nhanh nhẹn trong công việc, chịu khó làm việc, không ngại hỏi ngu, bảo gì làm đúng y như thế, đó chính là sản phẩm cần bán.
Đã có sản phẩm rồi, chỉ việc tìm ra người mua là xong nửa vấn đề đúng không? Rất đơn giản :D
Tại sao người ta muốn thuê những người không có kinh nghiệm như các bạn? Mỗi doanh nghiệp đều có những người làm những việc “chân tay”. Một doanh nghiệp thường có 1-2 boss, một vài chú manager, mỗi manager quản lý một đội, chính là vị trí của các bạn chứ không ai khác. Không phải doanh nghiệp nào cũng muốn người có kinh nghiệm và hầu hết các vị trí tuyền dụng thường không cần thiết phải có kinh nghiệm trong công việc cụ thể. Yêu cầu kinh nghiệm ở đây nhiều khi chỉ để loại trừ những bạn không có kỹ năng làm việc nhóm, không biết nghe lời, ăn ở chưa "biết điều".
Hơn nữa, những người có đã có kinh nghiệm làm việc thì lương họ cũng cao hơn, có thể gấp đôi, gấp 3 các bạn mới vào làm nhưng khối lượng công việc có khi chỉ nhỉnh hơn một chút so với các bạn có hơn 3 năm kinh nghiệm. Nói cách khác, sẽ có những người muốn tuyển dụng các bạn, đào tạo các bạn, họ vẫn có lợi gấp đôi, hoặc gấp rưỡi so với tuyển một người đã quen việc. Ví dụ, họ tuyển các bạn mới ra trường, đào tạo các bạn vài năm. Trong khí đó, thuê một người đã quen việc lương có thể gấp đôi nhưng khối lượng không thể gấp đôi. Vị trí càng cao, lương càng cao nhưng productivity càng thấp vì phải trợ giúp, hướng dẫn các bạn khác, cho nên không ai muốn phí tiền vào việc tuyển toàn những senior, kinh nghiệm đầy mình về làm gì trong khi 90% công việc hoàn toàn có thể được giao cho các bạn. Như vậy, các bạn có thêm một lợi thế nữa là khả năng chấp nhận lương thấp rất cao, đây là một khả năng rất tốt. Có lần mình làm cho một firm, thằng bạn cùng làm ở đó đã hơn 10 năm, 2 thằng cũng hay tâm sự đủ chuyện. Nó bảo một năm nó kiếm cho công ty khoảng 600K, lương nó có 120K, đời nó khổ như chó. Mình giật mình nghì, tao output cũng 600K mà lương tao có hơn 70K. Đến tầm 35 mà không bứt lên làm quản lý được thì nguy cơ thất nghiệp quả là có hơi cao và nguy cơ không xin được việc lại càng cao, nhất là những ngành nghề ít tính sáng tạo. Vậy tại sao, quảng cáo nào cũng đòi có kinh nghiệm vậy? đừng để vòng luẩn quẩn này đánh lừa các bạn. Cái này cũng như khi ăn phở kêu tô nhiều hành, nhiều thịt, nhiều phở 2000 một bát vậy. Ai cũng muốn thuê được nhân viên tốt mà ko tốn nhiều tiền, ai cũng cố gằng thử vận may của mình. Cho nên thấy mức lương vài củ thì hãy yên tâm, đó chính là công việc dành cho các bạn. Vậy, hãy hình dung ra khách hàng tiềm năng của các bạn là ai, họ cần gì ở các bạn. Resume chính là cho các bạn cơ hội nêu bật được cái “họ cần” này. Các bạn sẽ rất khó thành công ở bước đầu này nếu không put heart & soul vào đây, mặc dù làm resume đúng là rất nản. Một khi đã năm rõ mình bán cái gì, bán cho ai, các bạn sẽ không bao giờ hỏi câu kiểu như có cái resume nào đẹp không cho em mượn, các bạn sẽ biết chính xác phải đặt cái gì vào đó, câu từ phải thế nào cho vừa phải, bố cục thế nào cho hợp lý.
Sai lầm thứ 2 là các bạn luôn tập trung vào việc che dấu điểm yếu của mình, thay vì chấp nhận nó một cách đương nhiên và tập trung vào khắc họa các điểm mạnh. Mới ra trường, đương nhiên là chả có kinh nghiệm gì, có cũng chả đáng gì, thì dù các bạn có biên vào là giám đốc công ty này nọ chỉ đơn giản là tự đánh mất cơ hội của mình. Thay vào đó, hãy tập trung khắc họa những nhân tố làm nên cá nhân bạn, những nhân tố ấy, "vô tình", lại chính là những nhân tố mà người ta đang tìm kiếm thì chắc chắn interview suốt ngày. Resume đặc biệt quan trọng, nó là cái cần câu, câu kéo sự quan tâm của employer/recruiter, mục đích duy nhất là để câu interview.

Mình đã xem qua hàng trăm cái resume. Tháng vừa rồi mình tuyển 2 ví trí, mỗi vị trí có khoảng hơn 300 resume. Ở cuối đoạn quảng cáo, mình ghi thêm là chỉ nhận PDF, thế là cũng đã tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho những file DOC. Điểm chung của hầu hết các resume của các bạn là không mang tính reader oriented. Resume của hầu hết các bạn, dù trình bày bố cục kiểu gì, thì đều hay viết theo lối tự thuật, kể lại cả quá trình phấn đấu của bản thân – là điều mà không ai muốn đọc. Không có gì ngạc nhiên nếu như các bạn không gây được ấn tượng. Đây là lỗi của các bạn mà cũng không phải lỗi của các bạn, sinh viên mới ra trường thường không hiểu được một người chủ doanh nghiệp lâu năm nghĩ gì. Vậy họ muốn gì?
Họ muốn đọc cái họ đang cần tìm.
Họ cần người có kinh nghiệm có thể không nhất thiết là kinh nghiệm công việc mà tối thiểu là các bạn đã biết một office hoạt động sơ qua như thế nào. Receptionist làm gì, admin làm gì, accountant làm gì, manager làm gì, boss làm gì v.v. Trên hơn cả, họ cần người biết cách hòa đồng với tập thể và cư xử đúng mực giữa hòa khí thân thiện. Đừng nghĩ là chỉ các bạn mới sợ họ, họ cũng sợ các bạn chết khiếp. Mỗi lần “chia ly” là rất mệt mỏi và tốn kém cho họ, nên nhớ là luật của Úc rất ưu ái người lao động. Mình đã từng gặp những “quý bà” bốn chục tuổi mới đi làm lần đầu, high maintenance, màn hình phải 24 inch chứ 23 inch sợ hơi mỏi mắt, bitch and terrible, cực đòi hỏi. Cho nên 100% các quảng cáo đều nói đến easy going, team player, multi culture đại ý muốn nói là phải biết cách hòa đồng, không kết bè phái. Mệt mỏi nhất cho employer nào kiếm được nhân viên giỏi kỹ thuật nhưng lại cãi nhau như chó mèo, chả biết phải đuổi thằng nào cho đúng.
Kế đến họ muốn những bạn là người nhanh nhẹn, học ít hiểu nhiều. Không ai chủ tâm đầu tư vào những người chậm hiểu, rất mệt và mất thời gian. Chỉ khi họ thấy các bạn xứng đáng (nghĩa là ko tốn nhiều thời gian công sức của họ) thì họ mới chọn con đường đầu tư vào các bạn. Cho nên 100% các quảng cáo đều tìm người detail oriented (ít làm sai, làm sai sửa lại rất mệt và tốn thời gian review, khách hàng mà phát hiện ra là mất khách như chơi), hands on (nhanh nhẹn, nói cái làm luôn không chần chừ) v.v…
Tiếp, họ thích những người cứng cáp. Công việc thường có những deadline rất vớ vẩn, kiểu như chiều thứ 6 khách hàng đột nhiên muốn refinance, cần làm report gấp sáng thứ 2 gặp banker. Stress là thường xuyên mà chức càng cao, càng stress. Những lúc thế này các bạn rất dễ bị mắng và cũng rất có thể là oan. Vì thế họ cần bạn “chai mặt” mà tha thứ cho họ. Vì thế nên 100% các quảng cáo đều tuyển người handle stress, manage deadline v.v… Ý nói làm là phải xong và bị mắng vẫn cười tươi. Kinh nghiệm cho thấy là nếu như các bạn có phẩm chất này thì dù có ngu mấy thì cũng không lo mất job. Mình có ông bạn hơi hậu đậu, anh boss (anh này nổi tiếng hét ra lửa) tuyên bố thẳng là mày là thằng accountant rất kém nhưng cá nhân tuyệt vời. Cho nên thôi tao giữ mày, ko có gì phải lo nghĩ. Mỗi lần bị mắng ông bạn mình cứ cười toét ra, thế là thôi, hòa.
Đó là 3 thứ mà người ta cần cho dù bạn có kinh nghiệm hay không. Nếu như các bạn không có kinh nghiệm gì ấn tượng thì phải nêu bật được 3 điều này chứ không phải là liệt kê những việc các bạn đã từng kinh qua. Ví dụ các bạn đi làm nhà hàng (ai chả đi làm nhà hàng) thì không thể cho vào cái resume xin việc accounting là bạn chạy bàn giỏi được. Thay vào đó, hãy nêu những gì bạn đã học được từ công việc đó, và nó bổ ích cho công việc đang xin như thế nào. Ví dụ các bạn làm Hungry Jack, McDonalds thì các bạn học được tính kỷ luật, team work. Các bạn làm cleaner thì các bạn học được tính tỉ mỉ và tự giác. Bán hàng ngoài chợ thì hiếu khách và giỏi tán phét  v.v…
Với boss chú trọng bằng cấp thì các bạn có thể đảo phần học hành lên để gây ấn tượng. Tất nhiên không phải chỉ là gây ấn tượng bằng cái danh xưng Master hay Bachelor mà các bạn phải liệt kê những môn học có liên quan trực tiếp tới công việc này như thế nào để cho họ thấy bạn đã nắm vững phần cơ bản như thế nào.
Tóm lại, việc của resume là gây ấn tượng và định hướng tới từng người đọc cụ thể. Nó chỉ nên cung cấp những thông tin ban đầu ngắn gọn (nếu không thì các bạn chả còn gì để nói khi interview) và phải tuyệt đối xúc tích. Nếu các bạn viết 5 trang resume thì cầm chắc là nó sẽ đi thẳng vào thùng rác vì không ai bỏ công đọc 1 cái resume trong khi có thể đọc 2 cái với cùng thời gian.

Chúc may mắn.

View là gì.

Chúc mừng các bạn đã qua vòng CV và có được một cái hẹn phỏng vấn. Làm CV tuy khoai nhưng cũng dễ, các bạn chủ động hoàn toàn về thời gian địa điểm, tâm lý, muốn làm lúc nào thì làm, thậm chí nghĩ ra cái gì hay thì lại sửa. Ở vòng này, các bạn sẽ ở thế tương đối bị động, đòi hỏi bạn phải có khả năng phản ứng ad-hoc tốt. Đây chính là cái điều làm các bạn cảm thấy hồi hộp lo lắng. Thực tế, phản ứng của bạn chỉ thực sự tốt khi bạn đã tiên lượng được điều gì sẽ diễn ra. Điều gì sẽ diễn ra lại liên quan tới mối bận tâm của những người tham gia. Vậy họ quan tâm gì?

View với recruiter.

Nếu bạn là recruiter, tất cả những gì bạn muốn chỉ đơn giản là ông này thuê ông kia đi cho tôi nhờ. Và trả tôi tiền. Trước tiên, họ muốn có một ứng viên sáng sủa nên khỏi cần nói đến những chuyện nhỏ nhặt như đúng giờ (sớm 15 phút), trang phục chỉn chu, gọn gàng, đẹp và xịn vừa đủ với môi trường công việc. Nước hoa nhẹ nhàng với những mùi trung tính, tránh cảm giác quá lố quá nguy hiểm. Phần lớn recruiter không có kiến thức về lĩnh vực chuyên môn của bạn, đây là mối bận tâm lớn nhất của họ. Nếu bạn không tự tin, không yêu thích công việc của mình, họ sẽ cảm thấy bạn không đủ nhiệt huyết, dẫn tới không đủ thuyết phục. Đây là chỗ mà bạn cần phải chủ động trong câu chuyện để giúp họ củng cố niềm tin vào bạn. Thay vì nói bạn có kỹ năng giao tiếp tốt, hãy nói về công việc của mình ít nhất 10 câu không nghỉ, không ngắc ngứ, không à ờ ừm, không gãi gáy. Một khi họ đã cảm nhận bạn là một ứng viên tiềm năng thì họ sẽ giúp bạn không chỉ trong cái view này. Biết đâu một ngày, bạn lại là người trả tiền cho dịch vụ của họ. Thực tế, các recruiter vẫn muốn view bạn kể cả họ chả có việc gì trong tay. Họ đang săn hoặc họ muốn tỏ ra busy trong mắt sếp của chính họ cho nên không cần tỏ ra thất vọng quá. Ai cũng có sức ép của người đó.

Họ đương nhiên sẽ bắt đầu bằng những sự kiện trong CV của bạn nên hãy thực tập những mẩu đối thoại mà bạn sẽ cần phải nói cho chủ đề này. Hai câu khó nhất là điểm yếu là gì và tại sao lại nghỉ việc.

Nếu như họ bắt đầu nói về employer thì có nghĩa là bạn đã nhận được sự tán thành. Đến đây mà bạn vui vẻ đứng dậy hoan hỉ ra về thì quả là một mất mát lớn. Người recruiter là người duy nhất giúp được bạn chuẩn bị cho cái view tới với employer. Bạn cần phải bắt đầu đặt câu hỏi.

Cùng một loại công việc, mỗi doanh nghiệp lại làm theo một kiểu riêng với văn hóa và thói quen của họ. Bạn chắc chắn sẽ bị loại nếu không phù hợp với môi trường đó. Vậy thì bạn cần phải biết môi trường đó như thế nào để mà “phù hợp” vào nó chứ. Đó là những điều bạn cần hỏi. Team bao nhiêu người, độ tuổi ra sao, boss là người thế nào, ăn mặc thế nào, cảm nhận, ấn tượng của họ như thế nào về employer. Nếu quên, đừng ngại gọi điện hỏi thêm, thậm chí là nên gọi lại hỏi thêm và cảm ơn, quy tắc bất thành văn.

Quan hệ công việc không chỉ đơn thuần công việc mà nó còn có xã giao và không ai muốn tuyển một người câm như hến, không có chuyện gì vui, chuyện gì hay để kể cho anh em.

Nói chung, view với recruiter, bạn phải là người chủ động dẫn dắt câu chuyện. Nó vừa chứng tỏ sự chin chắn, vừa phục vụ nhu cầu thông tin của chính bạn.
Một bài viết hay và bổ ích cho nhiều người. Cảm ơn cụ.
 

1234abcd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147762
Ngày cấp bằng
2/7/12
Số km
4,635
Động cơ
356,973 Mã lực
Mạng xã hội cho giới nô lệ. Thông tin CV của cụ chia sẻ trực tiếp, rất hữu ích nếu cụ đang định nhảy.
Cụ cho em hỏi các nhà tuyển dụng thường tìm nhân sự ở trang nào ngoài LinkedIn vậy ?. Ví dụ tìm nhân sự cho ngành du lịch, lữ hành, nhà hàng khách sạn chẳng hạn !?.
 

Bimmer

Xe điện
Biển số
OF-27178
Ngày cấp bằng
9/1/09
Số km
2,652
Động cơ
506,793 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Mỗi địa phương khác nhau mà cụ. Em chỉ biết Úc thôi chứ VN thế nào em cũng chịu.
 

cunglatruong1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-562250
Ngày cấp bằng
3/4/18
Số km
4,577
Động cơ
182,790 Mã lực
vệc e đang làm và việc e đang muốn đổi chả áp dụng vẹo gì được cái tư vấn này
 

Fukurou Hotaru

Xe đạp
Biển số
OF-564444
Ngày cấp bằng
15/4/18
Số km
25
Động cơ
148,300 Mã lực
Tuổi
23
Nếu mình làm không công thì sao ạ?Kiểu mà làm không cần tiền chỉ cần kinh nghiệm thôi ạ.Em có 1 chị bạn đang làm không công ạ.Đó là công việc mà chị ấy rất thích ạ.
 

Bimmer

Xe điện
Biển số
OF-27178
Ngày cấp bằng
9/1/09
Số km
2,652
Động cơ
506,793 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Phỏng vấn với big boss.

Vậy là các bạn đã qua vòng gửi xe và được recruiter chọn gửi niềm tin. Những ứng viên khác cũng vậy, tất cả các bạn đều có chung một trình độ, kinh nghiệm tương đương nhau, tuổi đời same same. Trên giấy, các bạn là như nhau. Vậy điều gì khiến employer chọn người này mà không phải người kia?

Trước tiên, hai bên đến với nhau là vì công việc, vậy thì sẽ rất tốt nếu bạn giỏi trong công việc chuyên môn của mình. Cho nên ngay từ bây giờ, đừng từ chối công việc gì đến tay mình. Những gì bạn biết, những vấn đề bạn đã xử lý được sẽ chính là vốn sống của bạn, đưa bạn lên một mức thu nhập mới. Những người được bạn giúp đỡ (có thể không phải là tất cả) sẽ không phụ công của bạn lúc bạn cần. Tóm lại, hãy là quái thủ trong công việc của mình, nắm trong lòng bàn tay.

Trước khi tới buổi phỏng vấn này, bạn phải nắm tương đối rõ bạn sẽ làm gì, khách hàng của công ty là ai, bạn sẽ giao thiệp với nhóm người nào, khó khăn trong công việc của bạn sẽ nằm ở những khâu nào, chia sẻ những kinh nghiệm xử lý tình huống của bạn. Tóm lại, bạn phải nắm chắc các yếu tố cần thiết để thành công ở vị trí được tuyển. Để khỏi phải trả lời những câu máy móc kiểu như tại sao chúng tôi phải chọn bạn hay bạn sẽ đóng góp gì cho chúng tôi, bạn hãy trình bày trôi chảy, gọn ghẽ và chi tiết những vấn đề này. Về mặt kỹ thuật mà nói, bạn cần có khả năng diễn thuyết tối thiểu 10 phút về công việc của mình, không à ờ ừm, không gãi đầu, không cười linh tinh. Nếu bạn không phải là người giỏi giao tiếp, hãy tập nói trước gương hoặc quay video để xem lại. Nhiều điều tưởng hay nhưng xem lại video sẽ có cảm nhận khác hẳn. Nên chuẩn bị một số topic có thể bàn cãi, than thở được. Những người làm cùng nghề thường dễ đồng cảm với nhau hơn nên cứ chủ động mà chia sẻ. Việc chia sẻ về công việc cũng chính là cách bạn thể hiện con người mình. Bạn có ngăn nắp, gọn gàng hay không nó thể hiện ngay ở ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ. Nếu bạn không thực sự tốt về mặt này thì cũng đừng copy/paste nhiều quá trong resume. Đặt ra quá nhiều mong đợi cũng là một cách fail rất phổ biến. Nếu như câu chuyện đổi hướng, coi như bạn đã thuyết phục về kiến thức chuyên môn, nhưng có thể những người khác cũng vậy. Ở đây, kiến thức chuyên môn không còn là tiêu chí chính. Bạn có thể giỏi, những người khác cũng vậy, các bạn có chung tư duy kinh nghiệm. Đặt vấn đề mới, tư duy kinh nghiệm không còn tác dụng. Tư duy logic mới là điều mang dấu ấn cá nhân của bạn. Nó thể hiện ở cách bạn tổ chức câu chuyện, cách đặt vấn đề. Rốt cuộc, đòi hỏi ở bạn là người xử lý vấn đề chứ không phải là cái máy được lập trình bằng kinh nghiệm.

Câu hỏi về điểm yếu/mạnh nó là một câu cực dẩm dớ. Tuy nhiên, cách bạn trả lời cho thấy khả năng xử lý tình huống của bạn. Bạn có thể chuyển yếu điểm thành lợi điểm. Họ có thể sẽ dí thêm, vậy điểm yếu này ảnh hưởng tiêu cực như thế nào? Hoặc, vậy điểm yếu thực sự của bạn là gì? Bạn có điểm yếu nào khác không? Mục đích của nó là đẩy bạn ra khỏi những kiến thức đã chuẩn bị sẵn, làm cho bạn bối rối, chọc vào lòng tự ái của bạn để xem mặt ugly của bạn là thế nào. Bạn có thể sẽ bắt đầu gãi đầu gãi tai, nói dứt quãng, câu cú mất mạch lạc hoặc tỏ ra bất cần. Bạn có thể từ chối chủ đề này, nghĩa là bạn có điểm yếu và sợ phải đối mặt, hoặc tệ hơn là bạn cho rằng mình hoàn hảo, tệ hơn nữa là bạn cực fake. Từ chối chủ đề này không phải là giải pháp. Hãy thành thực và chủ động tham gia vào chủ đề. Có rất nhiều yếu điểm mà ai cũng có, không hoàn toàn vô hại nhưng có thể chấp nhận được ở vị trí của bạn, tỉ như bạn run trước đám đông hay bạn quá thẳng thắn, bộc trực v.v... Với những câu trả lời này, bạn mới chỉ đạt chứ chưa ghi điểm. Cốt lõi vấn đề vẫn là bạn sẽ bị truy vấn và cách bạn xử lý nó như thế nào mới là quan trọng.

(hẹn các bác hôm khác)
 

htkad

Xe buýt
Biển số
OF-194674
Ngày cấp bằng
18/5/13
Số km
818
Động cơ
332,550 Mã lực
Thấy nhiều cụ vất vả với vấn đề tìm việc làm nên em chia sẻ vài ý giúp các cụ trẻ tuổi, hi vọng là bổ ích cho một ai đó.
Thỉnh thoảng có bạn hỏi minh là anh xem thế nào thiết kế cho em cái resume ngon ngon tí. Mình cũng hỏi thế các em muốn gì, xin ai, xin cái gì, xin thế nào để anh biết còn biên đơn. Thế thôi mà minh hiếm thấy bạn nào cắt nghĩa được rành rọt là định xin cái gì, chứ đừng nói xin ai thì lại càng không biết luôn.

Đấy, sai lầm thứ nhất của các bạn là không xác định được mình là ai, mình bán cái gì, ai mua “cái gì” của mình. Các bạn cần phải hình dung về bản thân một cách chân thành nhất và cố đánh giá điểm mạnh của mình là gì, điểm yếu là gì. Để chiến thắng các bạn phải thuyết phục và các bạn sẽ không thuyết phục được ai nếu không thuyết phục nổi bản thân mình đầu tiên. Điểm mạnh chính là thứ mình đem bán, điểm yếu là những thứ mình phải biết để che dầu mà từ từ khắc phục. Một cái dở của người Việt nam là tự tin thường hay đi kèm với tinh tướng nên cần để ý tiết chế thái độ của mình, nhất là với boss người nước ngoài. Mới ra trường hay không, có kinh nghiệm hay không, không ảnh hưởng đến các phẩm chất cá nhân mà các bạn đã hình thành. Đó mới chính là cái mà employer thực sự mua và thực sự pay for chứ không hẳn là kinh nghiệm làm việc của các bạn. Vậy giả định rằng các bạn là người nhanh nhẹn trong công việc, chịu khó làm việc, không ngại hỏi ngu, bảo gì làm đúng y như thế, đó chính là sản phẩm cần bán.
Đã có sản phẩm rồi, chỉ việc tìm ra người mua là xong nửa vấn đề đúng không? Rất đơn giản :D
Tại sao người ta muốn thuê những người không có kinh nghiệm như các bạn? Mỗi doanh nghiệp đều có những người làm những việc “chân tay”. Một doanh nghiệp thường có 1-2 boss, một vài chú manager, mỗi manager quản lý một đội, chính là vị trí của các bạn chứ không ai khác. Không phải doanh nghiệp nào cũng muốn người có kinh nghiệm và hầu hết các vị trí tuyền dụng thường không cần thiết phải có kinh nghiệm trong công việc cụ thể. Yêu cầu kinh nghiệm ở đây nhiều khi chỉ để loại trừ những bạn không có kỹ năng làm việc nhóm, không biết nghe lời, ăn ở chưa "biết điều".
Hơn nữa, những người có đã có kinh nghiệm làm việc thì lương họ cũng cao hơn, có thể gấp đôi, gấp 3 các bạn mới vào làm nhưng khối lượng công việc có khi chỉ nhỉnh hơn một chút so với các bạn có hơn 3 năm kinh nghiệm. Nói cách khác, sẽ có những người muốn tuyển dụng các bạn, đào tạo các bạn, họ vẫn có lợi gấp đôi, hoặc gấp rưỡi so với tuyển một người đã quen việc. Ví dụ, họ tuyển các bạn mới ra trường, đào tạo các bạn vài năm. Trong khí đó, thuê một người đã quen việc lương có thể gấp đôi nhưng khối lượng không thể gấp đôi. Vị trí càng cao, lương càng cao nhưng productivity càng thấp vì phải trợ giúp, hướng dẫn các bạn khác, cho nên không ai muốn phí tiền vào việc tuyển toàn những senior, kinh nghiệm đầy mình về làm gì trong khi 90% công việc hoàn toàn có thể được giao cho các bạn. Như vậy, các bạn có thêm một lợi thế nữa là khả năng chấp nhận lương thấp rất cao, đây là một khả năng rất tốt. Có lần mình làm cho một firm, thằng bạn cùng làm ở đó đã hơn 10 năm, 2 thằng cũng hay tâm sự đủ chuyện. Nó bảo một năm nó kiếm cho công ty khoảng 600K, lương nó có 120K, đời nó khổ như chó. Mình giật mình nghì, tao output cũng 600K mà lương tao có hơn 70K. Đến tầm 35 mà không bứt lên làm quản lý được thì nguy cơ thất nghiệp quả là có hơi cao và nguy cơ không xin được việc lại càng cao, nhất là những ngành nghề ít tính sáng tạo. Vậy tại sao, quảng cáo nào cũng đòi có kinh nghiệm vậy? đừng để vòng luẩn quẩn này đánh lừa các bạn. Cái này cũng như khi ăn phở kêu tô nhiều hành, nhiều thịt, nhiều phở 2000 một bát vậy. Ai cũng muốn thuê được nhân viên tốt mà ko tốn nhiều tiền, ai cũng cố gằng thử vận may của mình. Cho nên thấy mức lương vài củ thì hãy yên tâm, đó chính là công việc dành cho các bạn. Vậy, hãy hình dung ra khách hàng tiềm năng của các bạn là ai, họ cần gì ở các bạn. Resume chính là cho các bạn cơ hội nêu bật được cái “họ cần” này. Các bạn sẽ rất khó thành công ở bước đầu này nếu không put heart & soul vào đây, mặc dù làm resume đúng là rất nản. Một khi đã năm rõ mình bán cái gì, bán cho ai, các bạn sẽ không bao giờ hỏi câu kiểu như có cái resume nào đẹp không cho em mượn, các bạn sẽ biết chính xác phải đặt cái gì vào đó, câu từ phải thế nào cho vừa phải, bố cục thế nào cho hợp lý.
Sai lầm thứ 2 là các bạn luôn tập trung vào việc che dấu điểm yếu của mình, thay vì chấp nhận nó một cách đương nhiên và tập trung vào khắc họa các điểm mạnh. Mới ra trường, đương nhiên là chả có kinh nghiệm gì, có cũng chả đáng gì, thì dù các bạn có biên vào là giám đốc công ty này nọ chỉ đơn giản là tự đánh mất cơ hội của mình. Thay vào đó, hãy tập trung khắc họa những nhân tố làm nên cá nhân bạn, những nhân tố ấy, "vô tình", lại chính là những nhân tố mà người ta đang tìm kiếm thì chắc chắn interview suốt ngày. Resume đặc biệt quan trọng, nó là cái cần câu, câu kéo sự quan tâm của employer/recruiter, mục đích duy nhất là để câu interview.

Mình đã xem qua hàng trăm cái resume. Tháng vừa rồi mình tuyển 2 ví trí, mỗi vị trí có khoảng hơn 300 resume. Ở cuối đoạn quảng cáo, mình ghi thêm là chỉ nhận PDF, thế là cũng đã tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho những file DOC. Điểm chung của hầu hết các resume của các bạn là không mang tính reader oriented. Resume của hầu hết các bạn, dù trình bày bố cục kiểu gì, thì đều hay viết theo lối tự thuật, kể lại cả quá trình phấn đấu của bản thân – là điều mà không ai muốn đọc. Không có gì ngạc nhiên nếu như các bạn không gây được ấn tượng. Đây là lỗi của các bạn mà cũng không phải lỗi của các bạn, sinh viên mới ra trường thường không hiểu được một người chủ doanh nghiệp lâu năm nghĩ gì. Vậy họ muốn gì?
Họ muốn đọc cái họ đang cần tìm.
Họ cần người có kinh nghiệm có thể không nhất thiết là kinh nghiệm công việc mà tối thiểu là các bạn đã biết một office hoạt động sơ qua như thế nào. Receptionist làm gì, admin làm gì, accountant làm gì, manager làm gì, boss làm gì v.v. Trên hơn cả, họ cần người biết cách hòa đồng với tập thể và cư xử đúng mực giữa hòa khí thân thiện. Đừng nghĩ là chỉ các bạn mới sợ họ, họ cũng sợ các bạn chết khiếp. Mỗi lần “chia ly” là rất mệt mỏi và tốn kém cho họ, nên nhớ là luật của Úc rất ưu ái người lao động. Mình đã từng gặp những “quý bà” bốn chục tuổi mới đi làm lần đầu, high maintenance, màn hình phải 24 inch chứ 23 inch sợ hơi mỏi mắt, bitch and terrible, cực đòi hỏi. Cho nên 100% các quảng cáo đều nói đến easy going, team player, multi culture đại ý muốn nói là phải biết cách hòa đồng, không kết bè phái. Mệt mỏi nhất cho employer nào kiếm được nhân viên giỏi kỹ thuật nhưng lại cãi nhau như chó mèo, chả biết phải đuổi thằng nào cho đúng.
Kế đến họ muốn những bạn là người nhanh nhẹn, học ít hiểu nhiều. Không ai chủ tâm đầu tư vào những người chậm hiểu, rất mệt và mất thời gian. Chỉ khi họ thấy các bạn xứng đáng (nghĩa là ko tốn nhiều thời gian công sức của họ) thì họ mới chọn con đường đầu tư vào các bạn. Cho nên 100% các quảng cáo đều tìm người detail oriented (ít làm sai, làm sai sửa lại rất mệt và tốn thời gian review, khách hàng mà phát hiện ra là mất khách như chơi), hands on (nhanh nhẹn, nói cái làm luôn không chần chừ) v.v…
Tiếp, họ thích những người cứng cáp. Công việc thường có những deadline rất vớ vẩn, kiểu như chiều thứ 6 khách hàng đột nhiên muốn refinance, cần làm report gấp sáng thứ 2 gặp banker. Stress là thường xuyên mà chức càng cao, càng stress. Những lúc thế này các bạn rất dễ bị mắng và cũng rất có thể là oan. Vì thế họ cần bạn “chai mặt” mà tha thứ cho họ. Vì thế nên 100% các quảng cáo đều tuyển người handle stress, manage deadline v.v… Ý nói làm là phải xong và bị mắng vẫn cười tươi. Kinh nghiệm cho thấy là nếu như các bạn có phẩm chất này thì dù có ngu mấy thì cũng không lo mất job. Mình có ông bạn hơi hậu đậu, anh boss (anh này nổi tiếng hét ra lửa) tuyên bố thẳng là mày là thằng accountant rất kém nhưng cá nhân tuyệt vời. Cho nên thôi tao giữ mày, ko có gì phải lo nghĩ. Mỗi lần bị mắng ông bạn mình cứ cười toét ra, thế là thôi, hòa.
Đó là 3 thứ mà người ta cần cho dù bạn có kinh nghiệm hay không. Nếu như các bạn không có kinh nghiệm gì ấn tượng thì phải nêu bật được 3 điều này chứ không phải là liệt kê những việc các bạn đã từng kinh qua. Ví dụ các bạn đi làm nhà hàng (ai chả đi làm nhà hàng) thì không thể cho vào cái resume xin việc accounting là bạn chạy bàn giỏi được. Thay vào đó, hãy nêu những gì bạn đã học được từ công việc đó, và nó bổ ích cho công việc đang xin như thế nào. Ví dụ các bạn làm Hungry Jack, McDonalds thì các bạn học được tính kỷ luật, team work. Các bạn làm cleaner thì các bạn học được tính tỉ mỉ và tự giác. Bán hàng ngoài chợ thì hiếu khách và giỏi tán phét  v.v…
Với boss chú trọng bằng cấp thì các bạn có thể đảo phần học hành lên để gây ấn tượng. Tất nhiên không phải chỉ là gây ấn tượng bằng cái danh xưng Master hay Bachelor mà các bạn phải liệt kê những môn học có liên quan trực tiếp tới công việc này như thế nào để cho họ thấy bạn đã nắm vững phần cơ bản như thế nào.
Tóm lại, việc của resume là gây ấn tượng và định hướng tới từng người đọc cụ thể. Nó chỉ nên cung cấp những thông tin ban đầu ngắn gọn (nếu không thì các bạn chả còn gì để nói khi interview) và phải tuyệt đối xúc tích. Nếu các bạn viết 5 trang resume thì cầm chắc là nó sẽ đi thẳng vào thùng rác vì không ai bỏ công đọc 1 cái resume trong khi có thể đọc 2 cái với cùng thời gian.

Chúc may mắn.

View là gì.

Chúc mừng các bạn đã qua vòng CV và có được một cái hẹn phỏng vấn. Làm CV tuy khoai nhưng cũng dễ, các bạn chủ động hoàn toàn về thời gian địa điểm, tâm lý, muốn làm lúc nào thì làm, thậm chí nghĩ ra cái gì hay thì lại sửa. Ở vòng này, các bạn sẽ ở thế tương đối bị động, đòi hỏi bạn phải có khả năng phản ứng ad-hoc tốt. Đây chính là cái điều làm các bạn cảm thấy hồi hộp lo lắng. Thực tế, phản ứng của bạn chỉ thực sự tốt khi bạn đã tiên lượng được điều gì sẽ diễn ra. Điều gì sẽ diễn ra lại liên quan tới mối bận tâm của những người tham gia. Vậy họ quan tâm gì?

View với recruiter.

Nếu bạn là recruiter, tất cả những gì bạn muốn chỉ đơn giản là ông này thuê ông kia đi cho tôi nhờ. Và trả tôi tiền. Trước tiên, họ muốn có một ứng viên sáng sủa nên khỏi cần nói đến những chuyện nhỏ nhặt như đúng giờ (sớm 15 phút), trang phục chỉn chu, gọn gàng, đẹp và xịn vừa đủ với môi trường công việc. Nước hoa nhẹ nhàng với những mùi trung tính, tránh cảm giác quá lố quá nguy hiểm. Phần lớn recruiter không có kiến thức về lĩnh vực chuyên môn của bạn, đây là mối bận tâm lớn nhất của họ. Nếu bạn không tự tin, không yêu thích công việc của mình, họ sẽ cảm thấy bạn không đủ nhiệt huyết, dẫn tới không đủ thuyết phục. Đây là chỗ mà bạn cần phải chủ động trong câu chuyện để giúp họ củng cố niềm tin vào bạn. Thay vì nói bạn có kỹ năng giao tiếp tốt, hãy nói về công việc của mình ít nhất 10 câu không nghỉ, không ngắc ngứ, không à ờ ừm, không gãi gáy. Một khi họ đã cảm nhận bạn là một ứng viên tiềm năng thì họ sẽ giúp bạn không chỉ trong cái view này. Biết đâu một ngày, bạn lại là người trả tiền cho dịch vụ của họ. Thực tế, các recruiter vẫn muốn view bạn kể cả họ chả có việc gì trong tay. Họ đang săn hoặc họ muốn tỏ ra busy trong mắt sếp của chính họ cho nên không cần tỏ ra thất vọng quá. Ai cũng có sức ép của người đó.

Họ đương nhiên sẽ bắt đầu bằng những sự kiện trong CV của bạn nên hãy thực tập những mẩu đối thoại mà bạn sẽ cần phải nói cho chủ đề này. Hai câu khó nhất là điểm yếu là gì và tại sao lại nghỉ việc.

Nếu như họ bắt đầu nói về employer thì có nghĩa là bạn đã nhận được sự tán thành. Đến đây mà bạn vui vẻ đứng dậy hoan hỉ ra về thì quả là một mất mát lớn. Người recruiter là người duy nhất giúp được bạn chuẩn bị cho cái view tới với employer. Bạn cần phải bắt đầu đặt câu hỏi.

Cùng một loại công việc, mỗi doanh nghiệp lại làm theo một kiểu riêng với văn hóa và thói quen của họ. Bạn chắc chắn sẽ bị loại nếu không phù hợp với môi trường đó. Vậy thì bạn cần phải biết môi trường đó như thế nào để mà “phù hợp” vào nó chứ. Đó là những điều bạn cần hỏi. Team bao nhiêu người, độ tuổi ra sao, boss là người thế nào, ăn mặc thế nào, cảm nhận, ấn tượng của họ như thế nào về employer. Nếu quên, đừng ngại gọi điện hỏi thêm, thậm chí là nên gọi lại hỏi thêm và cảm ơn, quy tắc bất thành văn.

Quan hệ công việc không chỉ đơn thuần công việc mà nó còn có xã giao và không ai muốn tuyển một người câm như hến, không có chuyện gì vui, chuyện gì hay để kể cho anh em.

Nói chung, view với recruiter, bạn phải là người chủ động dẫn dắt câu chuyện. Nó vừa chứng tỏ sự chin chắn, vừa phục vụ nhu cầu thông tin của chính bạn.
Dài nhưng mà thiết thực với các bạn trẻ, với cả em
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top