Tóm tắt bài viết của bác chủ thớt :
- Người xin việc phải xác định được mình là ai ? mình bán "cái gì" ? ai mua "cái gì" của mình ?
- Người xin việc phải đánh giá bản thân họ một cách chân thực nhất, điểm mạnh là gì ? điểm yếu là gì ?
- Điểm mạnh chính là thứ đem bán, điểm yếu là những thứ phải biết che dấu để từ từ khắc phục.
- Thái độ quan trọng ngang với trình độ (giỏi, tự tin phải được tiết chế bởi sự khiêm tốn). Kinh nghiệm không phải là điều quan trọng nhất.
- Thể hiện được sự nhanh nhẹn trong công việc, chịu khó làm việc, không ngại hỏi ngu, bảo gì làm được đúng như thế - Đó là một sản phẩm dễ được mua.
Sau khi người xin việc đã định hình được sản phẩm, việc tiếp theo là tìm người mua, rất đơn giản
- Tại sao người ta muốn thuê người ít kinh nghiệm ? Một doanh nghiệp thường có 1-2 boss, vài manager, mỗi manager quản lý một đội, thành viên của mỗi đội chính là vị trí của bạn (người xin việc). Yêu cầu kinh nghiệm ở đây nhiều khi chỉ để loại trừ những bạn không có kỹ năng làm việc nhóm, không biết nghe lời, ăn ở chưa "biết điều".
- Không ai muốn phí tiền vào việc tuyển toàn những senior, kinh nghiệm đầy mình về làm gì trong khi 90% công việc hoàn toàn có thể được giao cho các bạn. Đó chính là lợi thế của người xin việc (chấp nhận lương thấp).
- Nhà tuyển dụng, ai cũng muốn thuê được nhân viên tốt mà ko tốn nhiều tiền, ai cũng cố gằng thử vận may của mình. Hãy hình dung ra khách hàng tiềm năng của các bạn là ai, họ cần gì ở các bạn. Resume chính là cho các bạn cơ hội nêu bật được cái “họ cần” này.
- Tập trung vào che dấu điểm yếu của bạn (thiếu kinh nghiệm) là một sai lầm, hãy chấp nhận nó một cách đương nhiên và tập trung vào khắc họa các điểm mạnh. Mới ra trường, đương nhiên là chả có kinh nghiệm gì, có cũng chả đáng gì, thì dù các bạn có biên vào là giám đốc công ty này nọ chỉ đơn giản là tự đánh mất cơ hội của mình. Thay vào đó, hãy tập trung khắc họa những nhân tố làm nên cá nhân bạn, những nhân tố ấy, "vô tình", lại chính là những nhân tố mà người ta đang tìm kiếm thì chắc chắn interview suốt ngày. Resume đặc biệt quan trọng, nó là cái cần câu, câu kéo sự quan tâm của employer/recruiter, mục đích duy nhất là để câu interview.
(1) Resume nên tránh viết theo lối tự thuật, nên trình bày dưới dạng PDF (mặc dù có thể nhà tuyển dụng không yêu cầu). Một chủ doanh nghiệp lâu năm muốn gì ? Họ cần người có kinh nghiệm, có thể không nhất thiết là kinh nghiệm công việc mà tối thiểu là các bạn đã biết một office hoạt động sơ qua như thế nào. Receptionist làm gì, admin làm gì, accountant làm gì, manager làm gì, boss làm gì v.v. Trên hơn cả, họ cần người biết cách hòa đồng với tập thể và cư xử đúng mực giữa hòa khí thân thiện.
- Đừng nghĩ là chỉ các bạn mới sợ họ, họ cũng sợ các bạn chết khiếp. Mỗi lần “chia ly” là rất mệt mỏi và tốn kém cho họ, nên nhớ là luật của Úc rất ưu ái người lao động. Mình đã từng gặp những “quý bà” bốn chục tuổi mới đi làm lần đầu, high maintenance, màn hình phải 24 inch chứ 23 inch sợ hơi mỏi mắt, bitch and terrible, cực đòi hỏi. Cho nên 100% các quảng cáo đều nói đến easy going, team player, multi culture đại ý muốn nói là phải biết cách hòa đồng, không kết bè phái. Mệt mỏi nhất cho employer nào kiếm được nhân viên giỏi kỹ thuật nhưng lại cãi nhau như chó mèo, chả biết phải đuổi thằng nào cho đúng.
(2) Họ muốn những bạn là người nhanh nhẹn, học ít hiểu nhiều. Không ai chủ tâm đầu tư vào những người chậm hiểu, rất mệt và mất thời gian. Chỉ khi họ thấy các bạn xứng đáng (nghĩa là ko tốn nhiều thời gian công sức của họ) thì họ mới chọn con đường đầu tư vào các bạn. Cho nên 100% các quảng cáo đều tìm người detail oriented (ít làm sai, làm sai sửa lại rất mệt và tốn thời gian review, khách hàng mà phát hiện ra là mất khách như chơi), hands on (nhanh nhẹn, nói cái làm luôn không chần chừ) v.v…
(3) Họ thích những người cứng cáp. Công việc thường có những deadline rất vớ vẩn, kiểu như chiều thứ 6 khách hàng đột nhiên muốn refinance, cần làm report gấp sáng thứ 2 gặp banker. Stress là thường xuyên mà chức càng cao, càng stress. Những lúc thế này các bạn rất dễ bị mắng và cũng rất có thể là oan. Vì thế họ cần bạn “chai mặt” mà tha thứ cho họ. Vì thế nên 100% các quảng cáo đều tuyển người handle stress, manage deadline v.v… Ý nói làm là phải xong và bị mắng vẫn cười tươi. Kinh nghiệm cho thấy là nếu như các bạn có phẩm chất này thì dù có ngu mấy thì cũng không lo mất job.
-------------
Đó là 3 thứ mà người ta cần cho dù bạn có kinh nghiệm hay không. Nếu như các bạn không có kinh nghiệm gì ấn tượng thì phải nêu bật được 3 điều này chứ không phải là liệt kê những việc các bạn đã từng kinh qua. Ví dụ các bạn đi làm nhà hàng (ai chả đi làm nhà hàng) thì không thể cho vào cái resume xin việc accounting là bạn chạy bàn giỏi được. Thay vào đó, hãy nêu những gì bạn đã học được từ công việc đó, và nó bổ ích cho công việc đang xin như thế nào. Ví dụ các bạn làm Hungry Jack, McDonalds thì các bạn học được tính kỷ luật, team work. Các bạn làm cleaner thì các bạn học được tính tỉ mỉ và tự giác. Bán hàng ngoài chợ thì hiếu khách và giỏi tán phét v.v…
Với boss chú trọng bằng cấp thì các bạn có thể đảo phần học hành lên để gây ấn tượng. Tất nhiên không phải chỉ là gây ấn tượng bằng cái danh xưng Master hay Bachelor mà các bạn phải liệt kê những môn học có liên quan trực tiếp tới công việc này như thế nào để cho họ thấy bạn đã nắm vững phần cơ bản như thế nào.
Tóm lại, việc của resume là gây ấn tượng và định hướng tới từng người đọc cụ thể. Nó chỉ nên cung cấp những thông tin ban đầu ngắn gọn (nếu không thì các bạn chả còn gì để nói khi interview) và phải tuyệt đối xúc tích. Nếu các bạn viết 5 trang resume thì cầm chắc là nó sẽ đi thẳng vào thùng rác vì không ai bỏ công đọc 1 cái resume trong khi có thể đọc 2 cái với cùng thời gian.
Chúc may mắn.
- Người xin việc phải xác định được mình là ai ? mình bán "cái gì" ? ai mua "cái gì" của mình ?
- Người xin việc phải đánh giá bản thân họ một cách chân thực nhất, điểm mạnh là gì ? điểm yếu là gì ?
- Điểm mạnh chính là thứ đem bán, điểm yếu là những thứ phải biết che dấu để từ từ khắc phục.
- Thái độ quan trọng ngang với trình độ (giỏi, tự tin phải được tiết chế bởi sự khiêm tốn). Kinh nghiệm không phải là điều quan trọng nhất.
- Thể hiện được sự nhanh nhẹn trong công việc, chịu khó làm việc, không ngại hỏi ngu, bảo gì làm được đúng như thế - Đó là một sản phẩm dễ được mua.
Sau khi người xin việc đã định hình được sản phẩm, việc tiếp theo là tìm người mua, rất đơn giản
- Tại sao người ta muốn thuê người ít kinh nghiệm ? Một doanh nghiệp thường có 1-2 boss, vài manager, mỗi manager quản lý một đội, thành viên của mỗi đội chính là vị trí của bạn (người xin việc). Yêu cầu kinh nghiệm ở đây nhiều khi chỉ để loại trừ những bạn không có kỹ năng làm việc nhóm, không biết nghe lời, ăn ở chưa "biết điều".
- Không ai muốn phí tiền vào việc tuyển toàn những senior, kinh nghiệm đầy mình về làm gì trong khi 90% công việc hoàn toàn có thể được giao cho các bạn. Đó chính là lợi thế của người xin việc (chấp nhận lương thấp).
- Nhà tuyển dụng, ai cũng muốn thuê được nhân viên tốt mà ko tốn nhiều tiền, ai cũng cố gằng thử vận may của mình. Hãy hình dung ra khách hàng tiềm năng của các bạn là ai, họ cần gì ở các bạn. Resume chính là cho các bạn cơ hội nêu bật được cái “họ cần” này.
- Tập trung vào che dấu điểm yếu của bạn (thiếu kinh nghiệm) là một sai lầm, hãy chấp nhận nó một cách đương nhiên và tập trung vào khắc họa các điểm mạnh. Mới ra trường, đương nhiên là chả có kinh nghiệm gì, có cũng chả đáng gì, thì dù các bạn có biên vào là giám đốc công ty này nọ chỉ đơn giản là tự đánh mất cơ hội của mình. Thay vào đó, hãy tập trung khắc họa những nhân tố làm nên cá nhân bạn, những nhân tố ấy, "vô tình", lại chính là những nhân tố mà người ta đang tìm kiếm thì chắc chắn interview suốt ngày. Resume đặc biệt quan trọng, nó là cái cần câu, câu kéo sự quan tâm của employer/recruiter, mục đích duy nhất là để câu interview.
(1) Resume nên tránh viết theo lối tự thuật, nên trình bày dưới dạng PDF (mặc dù có thể nhà tuyển dụng không yêu cầu). Một chủ doanh nghiệp lâu năm muốn gì ? Họ cần người có kinh nghiệm, có thể không nhất thiết là kinh nghiệm công việc mà tối thiểu là các bạn đã biết một office hoạt động sơ qua như thế nào. Receptionist làm gì, admin làm gì, accountant làm gì, manager làm gì, boss làm gì v.v. Trên hơn cả, họ cần người biết cách hòa đồng với tập thể và cư xử đúng mực giữa hòa khí thân thiện.
- Đừng nghĩ là chỉ các bạn mới sợ họ, họ cũng sợ các bạn chết khiếp. Mỗi lần “chia ly” là rất mệt mỏi và tốn kém cho họ, nên nhớ là luật của Úc rất ưu ái người lao động. Mình đã từng gặp những “quý bà” bốn chục tuổi mới đi làm lần đầu, high maintenance, màn hình phải 24 inch chứ 23 inch sợ hơi mỏi mắt, bitch and terrible, cực đòi hỏi. Cho nên 100% các quảng cáo đều nói đến easy going, team player, multi culture đại ý muốn nói là phải biết cách hòa đồng, không kết bè phái. Mệt mỏi nhất cho employer nào kiếm được nhân viên giỏi kỹ thuật nhưng lại cãi nhau như chó mèo, chả biết phải đuổi thằng nào cho đúng.
(2) Họ muốn những bạn là người nhanh nhẹn, học ít hiểu nhiều. Không ai chủ tâm đầu tư vào những người chậm hiểu, rất mệt và mất thời gian. Chỉ khi họ thấy các bạn xứng đáng (nghĩa là ko tốn nhiều thời gian công sức của họ) thì họ mới chọn con đường đầu tư vào các bạn. Cho nên 100% các quảng cáo đều tìm người detail oriented (ít làm sai, làm sai sửa lại rất mệt và tốn thời gian review, khách hàng mà phát hiện ra là mất khách như chơi), hands on (nhanh nhẹn, nói cái làm luôn không chần chừ) v.v…
(3) Họ thích những người cứng cáp. Công việc thường có những deadline rất vớ vẩn, kiểu như chiều thứ 6 khách hàng đột nhiên muốn refinance, cần làm report gấp sáng thứ 2 gặp banker. Stress là thường xuyên mà chức càng cao, càng stress. Những lúc thế này các bạn rất dễ bị mắng và cũng rất có thể là oan. Vì thế họ cần bạn “chai mặt” mà tha thứ cho họ. Vì thế nên 100% các quảng cáo đều tuyển người handle stress, manage deadline v.v… Ý nói làm là phải xong và bị mắng vẫn cười tươi. Kinh nghiệm cho thấy là nếu như các bạn có phẩm chất này thì dù có ngu mấy thì cũng không lo mất job.
-------------
Đó là 3 thứ mà người ta cần cho dù bạn có kinh nghiệm hay không. Nếu như các bạn không có kinh nghiệm gì ấn tượng thì phải nêu bật được 3 điều này chứ không phải là liệt kê những việc các bạn đã từng kinh qua. Ví dụ các bạn đi làm nhà hàng (ai chả đi làm nhà hàng) thì không thể cho vào cái resume xin việc accounting là bạn chạy bàn giỏi được. Thay vào đó, hãy nêu những gì bạn đã học được từ công việc đó, và nó bổ ích cho công việc đang xin như thế nào. Ví dụ các bạn làm Hungry Jack, McDonalds thì các bạn học được tính kỷ luật, team work. Các bạn làm cleaner thì các bạn học được tính tỉ mỉ và tự giác. Bán hàng ngoài chợ thì hiếu khách và giỏi tán phét v.v…
Với boss chú trọng bằng cấp thì các bạn có thể đảo phần học hành lên để gây ấn tượng. Tất nhiên không phải chỉ là gây ấn tượng bằng cái danh xưng Master hay Bachelor mà các bạn phải liệt kê những môn học có liên quan trực tiếp tới công việc này như thế nào để cho họ thấy bạn đã nắm vững phần cơ bản như thế nào.
Tóm lại, việc của resume là gây ấn tượng và định hướng tới từng người đọc cụ thể. Nó chỉ nên cung cấp những thông tin ban đầu ngắn gọn (nếu không thì các bạn chả còn gì để nói khi interview) và phải tuyệt đối xúc tích. Nếu các bạn viết 5 trang resume thì cầm chắc là nó sẽ đi thẳng vào thùng rác vì không ai bỏ công đọc 1 cái resume trong khi có thể đọc 2 cái với cùng thời gian.
Chúc may mắn.