một hãng sữa lớn như thế mà còn bị khui ra, chủ tịch bị tử hình thì chứng tỏ xã hội nó còn văn minh hơn mình nhiều bác ạ.
Lớn ở TQ không có nghĩa là lớn và khằng định được thương hiệu trên trường quốc tế. Nó bị khui ra khi đã làm chết hàng vạn trẻ iem, di chứng hàng thế hệ trẻ em khác. Khi chưa bị khui ra thì hàng loạt nhân vật nổi tiếng, quan chức TQ PR cho hãng sữa này. Điều này có nghĩa là ngay mục đích kinh doanh ban đầu đã là chộp giật, biết rõ melamine là thành phần bị cấm mà bất chấp lợi nhuận vẫn đưa ra thị trường không những xuất ra nước ngoài cho những nước kém phát triển như VN mà còn để cho đồng bào người dân TQ cũng bị lãnh hậu quả. Điều này cũng chứng tỏ hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng của TQ cũng rất kém. Sản phẩm sữa chỉ là một trong những sản phẩm mang thương hiệu TQ bị scandal mà thế giới biết được hoặc lên án (còn nhiều sp khác nữa như: đồ chơi, dược phẩm, thực phẩm, may mặc . . . ).
các hãng sữa Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu từ TQ cũng hơi bị nhiều, hàng TQ chất lượng thấp nhập về Việt Nam thì cũng là do người việt đưa vào bác nhé.
Các hãng sữa VN nhập nguyên liệu từ TQ đợt scandal melamine đều gặp nạn hết, trừ những hãng tên tuổi ăn sâu vào thị trường VN như Vinamilk, Cô gái hà lan . . .không bị dính vào vì họ nhập nguyên liệu từ nguồn khác (chắc họ không tin tưởng vào nguyên liệu TQ nên đã có chiến lược riêng cho nguồn nguyên liệu).
Ở thị trường dân trí tiêu dùng thấp, quản lý nhà nước kém như mềnh thì chả cứ gì thương gia VN nhập hàng đểu vào bán mà ngay cả thương gia TQ hoặc NN cũng có xu hướng làm như vậy. Đơn giản là vì lợi nhuận và việc không kiểm soát được thị trường hàng thật giả kém chất lượng lẫn lộn của nhà nước. Ngay cả thương hiệu lớn trong nghành Gas tồn tại lâu năm ở VN như Shell cũng phải cuốn gói ra đi vì không trụ được trong tình trạng bất ổn như vậy.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/10/121014_shellgas_pullsout.shtml
Công nghệ lốp bây giờ cũng ko phải quá cao siêu, mà nó cũng là tiền nào của nấy, ngành công nghiệp Việt Nam mà ko nhập máy móc của Tàu mà đi nhập hết của Đức, Nhật, Mỹ thì dân Việt ko có đủ sắn mà ăn ý.
Nghành sản xuất nào nó cũng có bí quyết công nghệ riêng, do vậy công tác nghiên cứu phát triển luôn được coi trọng. Không phải ngẫu nhiên mà các thương hiệu lốp nổi tiếng như Brigestone, Michellin, goodyear, continental, yakomaha . . .hoặc hQ thì có kumho . . .vẫn được hiện diện ở các hãng xe thông dụng hoặc nổi tiếng.
Chính vì ngành CN VN lạm dụng thiết bị công nghệ TQ nên sản phẩm ra không cạnh tranh được kụ ahf. Cái này đúng là lợi bất cập hại, bài học nhãn tiền ở công nghệ lò đứng trong ngành xi măng, nhà máy đường, nhiệt điện, thủy điện, xe máy, ô tô lắp ráp mang nhãn hiệu TQ hoặc VN.
lốp Wanli nó xuất đi Mỹ, Châu Âu hết, chả nhẽ ko đạt tiêu chuẩn mà xuất được.
Ô tô TQ làm cuộc cách mạng mấy năm gần đây cũng xuất ầm ỹ đi EU, Mỹ ngay cả VN đấy kụ. Kụ thử xem kết quả thực tế hiện tại thế nào.
bác thay lốp nhỏ thì có thể chênh ko nhiều, nhưng bác cứ thử thay lốp tầm 17,18 xem có rẻ hơn ít nhất tầm 30-40% so với lốp hàng hiệu ko
steel-mate.vn đã sửa : 15-11-2012 lúc 17:40
Những sản phẩm an toàn thì ngay cả có rẻ hơn nhiều cũng nên nói không. Tham đồ rẻ nhiều khi lợi bất cập hại đấy kụ.