Nhà cháu, ng đã từng trải qua, bị bà hoả đến thăm 1 cơ sở vừa là kho tàng vừa là kd, vụ cháy đã xoá sổ hoàn toàn, thấy như sau:
- Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc pccc.
- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị dính dáng đến nguyên nhân gây cháy. Như vụ nhà cháu thì nguyên nhân từ công tắc quạt, loại volume điều chỉnh to nhỏ tốc độ. Do công tắc dùng lâu ngày xuống cấp, tiếp điểm tiếp xúc kém sinh ra move đánh tia lửa điện sinh nhiệt gây cháy. 1 phần cũng do nv cẩu thả, tan ca vội vàng ra về mà không tắt hẳn công tắc.
- Các vụ cháy hoả hoạn có đến 90% từ điện, nên các thiết bị này phải chấp nhận đầu tư loại tốt. Bố trí nguồn điện riêng cho các thiết bị phải dùng điện (như cửa cuốn, modem wifi mạng mẽo ...) phần thiết bị khác còn lại phải tắt triệt để. Những khu vực có chuột cắn phá phải có biện pháp phòng chống về điện đóm.
- Cần có những thiết bị báo cháy, báo khói và bình chữa cháy mini.
- Khi thiết kế nội thất phải tính toán đến trường hợp hoả hoạn để cửa thoát hiểm dễ dàng.
Công ty nhà em kinh doanh cho thuê kho xưởng. Về PCCC thì lúc nào cũng phải đặt cảnh giác lên hàng đầu, nhưng nhiều khi khách thuê họ nghĩ rất đơn giản.
Kinh nghiệm của em chia sẻ cho các cụ tham khảo như sau:
- 99% nguyên nhân cháy đến từ 2 yếu tố: hàn xì trong kho và chập điện.
- Các cụ tuyệt đối không hàn xì trong kho nếu như trong kho có hàng hóa. Nếu lắp giá kệ thì nên dùng bu lông, vít bắt vào tường, sàn thay vì hàn. Trường hợp bắt buộc phải hàn thì cần di dời hết hàng hóa khỏi vị trí hàn, che chắn cẩn thận và trang bị bình bọt chữa cháy, xô nước cùng tối thiểu 3 người giám sát tại 1 khu vực hàn, vì xỉ hàn bắn rất xa nếu mối hàn từ trên cao. Sau khi hàn xong bố trí 1 người trực qua đêm tại kho xưởng để đảm bảo an toàn.
- Đừng trông chờ vào ý thức của thợ hàn vì giờ ít ông thợ hàn nào được đào tạo bài bản về hàn xì hoặc có chứng chỉ an toàn lao động. Cụ nào phụ trách sữa chữa mà thuê thợ hàn xì không có bằng cấp, đến lúc cháy nổ thì dính líu đến pháp luật nhé.
- Về chập điện thì cực kỳ khó nói trước, em đánh giá càng ngày sẽ càng có nhiều vụ cháy nổ liên quan đến chập điện, đặc biệt là ở nhà dân, vì nhiều nhà đang dùng hệ thống điện cũ kỹ ngót nghét 20 năm rồi. Mà hồi xưa các cụ dùng toàn dây nhôm, tiết kiệm dây nên đấu nối rất nhiều, có khi còn thu gom dây ở nhiều nơi cho tiết kiệm chi phí.
- Bên em từng chứng kiến một số cục nóng điều hòa của khách bị cháy (may là ở bên ngoài kho). Nguyên nhân thứ nhất là khách lười bảo dưỡng điều hòa khiến cho cục nóng bị quá tải. Một nguyên nhân khác là do họ bị thợ lắp điều hòa sử dụng dây nhôm, dây chất lượng kém, đấu nối nhiều đoạn rồi nhét vào trong bảo ôn nên không phát hiện được. Tốt nhất các cụ nên thay dây nhôm bằng dây đồng và tuyệt đối không đấu nối để tránh move.
- Không nên đặt ổ cắm, công tắc ở cạnh vị trí xếp hàng hóa vì dễ bắt lửa. Không xếp hàng sát tường.
- Thi thoảng vào những ngày nắng nóng nhất các cụ dùng thiết bị đo xem dây điện cấp tổng có bị quá tải không. Dây nhỏ quá so với tổng công suất thiết bị điện hoặc đấu nối, cân pha sai cũng có thể gây chập nổ.
- Nhiều khách hàng sợ bụi, thoát nhiệt nên bít kín các ô thoáng khí, nhưng chính điều đấy lại sai lầm vì các lỗ thoáng khí sẽ tránh khói bị tích tụ lại trong kho nếu có cháy.
- Không để thiết bị điện hoạt động khi không có người trong kho. Tắt hết thiết bị điện, dập attomat tổng khi ra về. Đối với trường hợp cần để điện 24/7 vào mục đích an ninh hoặc bảo quản hàng thì nên đi đường dây điện riêng và có attomat riêng (không chung đường dây và attomat với các thiết bị điện khác).
- Đối với kho có thể tích trên 1000m3 mới phải có báo cháy và chữa cháy tự động, tất nhiên chi phí đầu tư sẽ vô cùng đắt đỏ nếu các cụ nhờ công an họ làm, còn nếu thuê đơn vị ngoài tự lắp thì cũng không được các anh công an nghiệm thu đâu. Nhưng ít nhất tại các khu vực để điện 24/7 (kho lạnh kho mát) nên lắp đặt báo cháy tự động và camera giám sát để yên tâm hơn.
- Nên cho nhân viên trong kho tham gia học tập huấn PCCC, vừa để đầy đủ hồ sơ, vừa để nâng cao nhận thức của họ.